Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 32 - Tiết 31: Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 32 - Tiết 31: Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trình bày được hưóng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.Nêu ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng.

2. kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ tự nhiên thế giới để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng.

3. Thái độ:

 - có ý thức bảo vệ các thành phần nhân văn của môi trường.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác; năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

 1. Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên thế giới. Hình 65 SGK phóng to.

 2. Học sinh:

 - SGK. Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới.

 

doc 4 trang tuelam477 3050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 32 - Tiết 31: Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/04/2019 Ngày dạy: 20/04/2019.Lớp 6
Tiết 31 - Bài 25. THỰC HÀNH
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC DÒNG BIỂN TRONG ĐẠI DƯƠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được hưóng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.Nêu ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng. 
2. kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ tự nhiên thế giới để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng..
3. Thái độ:
 - có ý thức bảo vệ các thành phần nhân văn của môi trường.
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác; năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
	1. Giáo viên: 
- Bản đồ tự nhiên thế giới. Hình 65 SGK phóng to.
 2. Học sinh: 
 	- SGK. Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới.
III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho Hs:
	1. Các hoạt động đầu giờ: (5’)
 a. Kiểm tra bài cũ: 5’
 Hỏi: Nước biển và đại dương có mấy vận động? Nêu đặc điểm của từng vận động đó? 
Đáp án - biểu điểm
- Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
- Nguyên nhân sinh ra sóng chủ yếu là gió.Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
* Thuỷ triều: 
- Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên lấn sâu vào đất liền ,có lúc lại rút xuống lùi tít ra xa .
- Do sức hút của mặt trăng và mặt trời.
- Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt,tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. 
- Nguyên nhân sinh ra các dòng biển chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên trái đất như: tín phong, gió tây ôn đới..
*Đặt vấn đề vào bài mới : 1’- Để củng cố khắc sâu, mở rộng những kiến thức về các dòng hải lửu trong biển và đại dương chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài thực hành hôm nay.
2. Nội dung bài học:
Hoạt động 1: Bài tập. 
	+ Mục tiêu: Giúp học sinh chuẩn bị các dụng cụ, đồ dùng cần thiết trong tiết học
	+ Nhiệm vụ: học sinh tìm hiểu nội dung bài tập. 
	+ Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu.
	+ Sản phẩm: Hoàn thành nội dung bài tập..
	+ Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của học sinh
 GV: Sử dụng bản đồ tự nhiên thế giới giới thiệu các dòng hải lưu ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, bổ xung tên các dòng biển trên H64 SGK.
? Dựa vào bản đồ cho biết vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh ở nửa cầu bắc trong Đại Tây Dương và Thái Bình Dương?
20'
1. Bài tập 1.
Hải lưu
Thái Bình Dương
Đại Tây Dương
- Nóng
- Cưrôsiô: Chảy từ xích đạo lên hướng đông bắc.
- Alaxca: Chảy từ xích đạo lên hướng tây bắc.
- Guyan: Chảy từ bắc xích đạo lên vĩ độ 30oB.
- Gơnxtrim: Chảy từ chí tuyến bắc lên bắc và đông Âu
- Lạnh
- Cabiperinia: Từ 40oB về xích đạo.
- Ôriasiô: Bắc Băng Dương về môi trường ôn đới.
- Labrađo: Ở phía bắc chảy về vĩ độ 40oB.
- Canari: 40oB – 30oB
? Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu nam trong Đại Tây Dương và Thái Bình Dương? 
Hải lưu
Thái Bình Dương
Đại Tây Dương
- Nóng
- Đông Úc: Chảy từ xích đạo về hướng đông nam.
- Braxin: Chảy từ xích đạo xuống phía nam.
- Lạnh
- Pêru: Chảy từ phía nam (60oN) lên xích đạo
- Benghila: Chảy từ phía nam lên xích đạo.
? Rút ra nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trong các đại dương thế giới?
GV: KL
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H65 SGK.
? So sánh nhiệt độ của các địa điểm A,B,C,D cùng nằm trên vĩ độ 60oB?
- Các địa điểm A,B có nhiệt độ thấp -19o và -8oC địa điểm C,D có nhiệt độ cao 2o và 3oC.
? Tại sao cùng nằm trên một vĩ độ lại có sự trênh lệch về nhiệt độ như vậy? (K)
- Địa điểm A,B nằm trên dòng biển lạnh.
- C,D nằn trên dòng biển nóng.
? Nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu của những vùng ven biển mà chúng đi qua?
GV: Bổ sung - kết luận.
15'
- các dòng biển nóng thường chảy từ vùng vĩ độ thấp (Khí hậu nhiệt đới) lên những vùng vĩ độ cao (Khí hậu ôn đới).
- Các dòng biển lạnh thường chảy từ vùng vĩ độ cao (Vùng cực) Chảy về vùng vĩ độ thấp (Khí hậu ôn đới và nhiệt đới)
2. bài tập 2
- Các địa điểm A,B có nhiệt độ thấp -19o và -8oC địa điểm C,D có nhiệt độ cao 2o và 3oC.
- Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ và lượng mưa các vùng ven biển cao hơn các vùng cùng vĩ độ.
- Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ và lượng mưa thấp hơn các vùng cùng vĩ độ.
Hoạt động 2: Thu hoạch.
	+ Mục tiêu: Tường thuật lại toàn bộ tiến trình thực hành, rút kinh nghiệm giờ thực hành.
	+ Nhiệm vụ: Hs làm đầy đủ các bài tập.
	+ Phương thức thực hiện: HS hoạt động cá nhân.
	+ Sản phẩm: hoàn thành bài tập.
+ Tiến trình thực hiện:
? Nắm vững các qui luật vận động của các dòng biển, các dòng biển có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế?
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: (1’)
	- Chuẩn bị trước bài 26 "Đất, các nhân tố hình thành đất".
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Nội dung ...
Phương pháp 
Thời gian ...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_32_tiet_31_thuc_hanh_su_chuyen_don.doc