Giáo án Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm

Giáo án Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được đặc điểm dân số của nước ta.

- Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta.

- Phân tích được sự chuyển biến trong cơ cấu dân số nước ta.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê để tìm ra đặc điểm nổi bật của dân số.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đánh giá được tác động của đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Chấp hành tốt các chính sách về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách của nhà nước về dân số, môi trường và lợi ích của cộng đồng.

- Chăm chỉ: Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta

 

docx 224 trang Hà Thu 28/05/2022 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc 
- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng Atlat để trình bày sự phân bố các dân tộc Việt Nam
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thu thập thông tin về một dân tộc.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm các dân tộc Việt Nam
- Nhân ái: Có thái độ chung sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ sự phân bố các dân tộc Việt Nam.
- Tranh ảnh, clip về các dân tộc
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về các dân tộc Việt Nam
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS quan sát video kết hợp kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Các dân tộc ở VN đa dạng, có đến 54 dân tộc.
- Các dân tộc có sự đoàn kết, gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc như cùng chung tay ủng hộ đồng bào miền trung gặp lũ lụt, góp sức người sức của, 
- Các dân tộc có điểm khác nhau về trang phục, phong tục, tập quán, ẩm thực, tiếng nói, 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS quan sát video về các dân tộc ở VN và trả lời câu hỏi
- Em có nhận xét gì về các dân tộc ở VN?
- Em hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ các dân tộc có sự đoàn kết, gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Các dân tộc có điểm nào khác nhau?
Bước 2: HS quan sát video và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS trình bày kết quả, bổ sung
Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống. Các dân tộc tuy khác nhau về một số đặc điểm nhưng với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cộng đồng các dân tộc ở VN: các dân tộc VN có đặc điểm gì? Sự phân bố của các dân tộc .
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Các dân tộc ở Việt Nam ( 20 phút)
a) Mục đích:
- HS biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tuc, tập quán 
- HS biết được các dân tộc có số dân khác nhau và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và các hình ảnh về trang phục, phong tục, hoạt động kinh tế của các dân tộc để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Các dân tộc ở Việt Nam
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 85,3 % dân số cả nước - có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học kĩ thuật. 
- Các dân tộc ít người chiếm 14,7 % ds cả nước – có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống
c) Sản phẩm:
 Học sinh trả lời các câu hỏi: 
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm khác nhau: khác nhau giữa các dân tộc về văn hoá, ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục tập quán 
- Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Chiếm 85,3%
- Đặc điểm của dân tộc Việt (Kinh): Dân tộc Việt có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật, 
- Dân tộc ít người có kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công, 
- Một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người:
+ Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao, (Tây Bắc).
+ Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang).
+ Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận).
+ Cồng, chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên)
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Cho HS xem tranh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam 
 Học sinh trả lời các câu hỏi: 
- Dựa vào những hiểu biết của cá nhân cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm nào khác nhau?
- Cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Thử nêu đặc điểm của dân tộc Việt (Kinh)?
- Các dân tộc ít người có phong tục, tập quán canh tác ntn?
- Hãy kể tên 1số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong 4 phút 
Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài:
Mở rộng: 
- GV nhấn mạnh về vai trò của 1 bộ phận người Việt sống ở nước ngoài họ cũng thuộc cộng đồng các dân tộc VN
- Quan sát Hình 1.2 SGK và các hình ảnh sau em có nhận xét gì về lớp học ở vùng cao này? Từ đó GV giáo dục HS lòng yêu mến, chia sẻ những khó khăn hiện nay của các dân tộc ít người.
2.2. Hoạt động 2: Phân bố các dân tộc ( 12 phút)
a) Mục đích:
- HS trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta: Sự phân bố của dân tộc Việt, các dân tộc ít người. 
- Trình bày được sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa: Trung du và miền núi phía Bắc với khu vực Trường Sơn -Tây Nguyên, duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để hoạt động nhóm.
Nội dung chính:
II. Phân bố các dân tộc
- Dân tộc Việt: phân bố tập trung ở các đồng bằng , trung du và duyên hải.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên.
c) Sản phẩm: Hoàn thành các hoạt động nhóm
▪N1-N2: Sự phân bố của người Việt: Dân tộc Việt chủ yếu ở các đồng bằng, trung du và vùng duyên hải.
▪N3-N4: Vùng núi & trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú: của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700-1000m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
▪N5-N6: Các dân tộc cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên: có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành vùng khá rõ rệt, người Ê- đê ở Đắk- lắk, người Gia-rai ở Kon-tum và Gia lai, người Co-ho ở Lâm Đồng.
▪N7-N8: Các dân tộc cư trú ở vùng Cực Nam Trung Bộ & Nam Bộ: có các dân tộc Chăm, khơ me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở thành phố HCM.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV phân lớp thành 8 nhóm - HS dựa vào nội dung mục 2 SGK và lược đồ Dân tộc trang 16 Atlat Địa Lí VN và thực hiện nhiệm vụ
▪N1-N2: Tìm hiểu sự phân bố của người Việt.
▪N3-N4: Tìm hiểu xem vùng núi & trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào?
▪N5-N6: Tìm hiểu các dân tộc nào cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên ?
▪N7-N8: Tìm hiểu xem các dân tộc nào cư trú ở vùng Cực Nam Trung Bộ & Nam Bộ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận theo sự phân công của GV
Bước 3: HS đại diện các nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét bổ sung
Bước 4: GV chốt ý và ghi bảng.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được đặc điểm dân số của nước ta. 
- Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta.
- Phân tích được sự chuyển biến trong cơ cấu dân số nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê để tìm ra đặc điểm nổi bật của dân số.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đánh giá được tác động của đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Chấp hành tốt các chính sách về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách của nhà nước về dân số, môi trường và lợi ích của cộng đồng.
- Chăm chỉ: Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số hậu quả của gia tăng dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Gợi mở học sinh đến nội dung về dân số nước ta từ chính chính sách của Đảng và nhà nước
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
Dựa vào kiến thức hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Các khẩu hiệu tuyên truyền
1. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc.
3. Nam giới có trách nhiệm chia sẽ với nữ giới trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và nuôi dạy con cái.
4. Hãy chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn.
5. Kế hoạch hóa gia đình là trách nhiệm của mỗi cặp vợ chồng.
6. Không kết hôn sớm, đẻ ít, đẻ thưa để nuôi dạy con tốt.
7. Tuổi trẻ xung kích thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
8. Thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
9. Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản vì chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
10. Thực hiện gia đình ít con để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
11. Vì hạnh phúc tương lai của chính mình, hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản.
12. Đầu tư cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là đầu tư cho sự phát triển đất nước bền vững.
* Giải thích tại sao ở nước ta mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt” hay Tại sao lại có khẩu hiệu “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ” Học sinh giải thích theo cách hiểu của mình.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS:
+ Cho biết số thành viên trong gia đình nhà mình (Ông bà sinh được bao nhiêu con? Ba mẹ, cô dì, chú bác sinh phổ biến là bao nhiêu con?)
+ Cho biết một số khẩu hiệu về dân số mà em đã quan sát được trong cuộc sống.
>>> GV trình chiếu hình ảnh về poster tuyên truyền dân số của Nhà nước
Bước 2: GV đặt câu hỏi “Tại sao ở nước ta mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt” hay Tại sao lại có khẩu hiệu “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ”
Bước 3: GV gọi một số hs trả lời và dẫn dắt vào bài học
Dân số, tình hình gia tăng dân số và những hậu quả của gia tăng dân số đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia mà của cả cộng đồng quốc tế. Tại mỗi quốc gia chính sách dân số được xem là một trong những quốc sách hàng đầu. Sớm nhận thức rõ vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã đề ra hàng loạt các chính sách dân số như chúng ta vừa đề cập đến để thực hiện mục dân số. Vậy dân số nước ta có đặc điểm như thế nào? Những đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đối với phát triển kinh tế - xã hội, tại sao cần đưa ra chính sách dân số như trên cô mời các em tìm hiểu sang bài học hôm nay.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: ( 5 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm số dân ở nước ta (dân số đông, nhớ được số dân của nước ta ở thời điểm gần nhất)
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và kết hợp thông tin trên Internet để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Số dân
- Dân số nước ta vào cuối năm 2017 là 93,7 triệu người.
- Việt Nam là nước đông dân xếp thứ 3 khu vực Đông Nam Á, thứ 8 châu Á và thứ 13 thế giới.
c) Sản phẩm:
HS nêu được nước ta có dân số đông.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giới thiệu thông tin về số dân nước ta qua tư liệu sưu tầm từ báo Đời Sống Và Pháp Luật – số ra ngày 31 tháng 1 năm 2018. Theo thông tin trên báo Đời Sống Và Pháp Luật số ra ngày 31/1/2018 thì số dân của nước ta hiện nay là khoảng 93,7 triệu người. 
Bước 2: Kết hợp nội dung SGK cùng với số liệu sưu tầm, các em có nhận xét gì về số dân của nước ta?
Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ trong 2 phút 
Bước 4: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung
Bước 5: GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài:
2.2. Hoạt động 2: ( 20 phút)
a) Mục đích:
Trình bày được quá trình gia tăng dân số nước ta.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát tranh để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
II. Gia tăng dân số
- Gia tăng dân số nhanh.
- Từ cuối những năm 50 đến những những năm cuối thế kỉ XX, nước ta có hiện tượng "bùng nổ dân số".
- Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng:
- Tỉ lệ gia tăng ở nông thôn cao hơn thành thị.
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm
Nhóm chẵn: 
+ Phân tích biểu đồ H2.1: Dân số nước ta tăng nhanh và tăng liên tục qua các năm.
 + Hiện tượng “bùng nổ dân số” xảy ra trong giai đoạn này là vì dân số nước ta tăng nhanh và đột ngột vượt bậc về số lượng.
Nhóm lẻ: 
- Phân tích biểu đồ H2.1, Tốc độ gia tăng tự nhiên thay đổi từng giai đoạn: 
+ Tăng cao nhất là từ năm 1954 đến 1965 ( từ 1% đến 4%)
+ Từ năm 1976 đến 2003 có xu hướng giảm dần thấp nhất là 1,81% vào năm 2017).
- Giải thích nguyên nhân: Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm.
- Nhóm lẻ: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả
+ Đối với kinh tế: Tích luỹ được ít, hạn chế việc đầu tư, tốc độ phát triển kinh tế chậm. 
+ Đối với xã hội: Gây khó khăn cho giải quyết việc làm, y tế, giáo dục, cải thiện nhà ở, giao thông... khiến đời sống người dân chậm được nâng cao.
+ Đối với môi trường : Tăng cường khai thác tài nguyên, làm cho tài nguyên chóng cạn kiệt, đồng thời gây ô nhiễm môi trường...
- Nhóm chẵn: Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta:
+ Đối với kinh tế : Tăng cường tích lũy, đẩy nhanh tốc độ phát triển kt, tăng thu nhập bình quân đầu người
+ Đối với xã hội: Chất lượng cuộc sống được nâng cao, tạo ra nhiều phúc lợi xã hội.
+ Đối với môi trường : Giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống
d) Cách thực hiện:
Hoạt động 2.2.1.
Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thuật ngữ “bùng nổ dân số” trang 152/SGK.
Bước 2: GV Giới thiệu H.2.1. Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta và giao nhiệm vụ
Chia lớp ra làm 4 nhóm.
Nhóm chẵn: 
+ Phân tích biểu đồ H2.1, rút ra nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta từ năm 1954 đến năm 2017 ? 
 + Vì sao hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta lại diễn ra từ cuối những năm 50 đến những năm cuối TK XX ?
Nhóm lẻ: 
- Phân tích biểu đồ H2.1, rút ra nhận xét tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số nước ta từ năm 1954 đến năm 2017 ? 
- Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong 4 phút 
Bước 3: Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. Hướng dẫn các nhóm trình bày sản phẩm. Tổ chức các nhóm khác bổ sung, góp ý.
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài.
Mở rộng: Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?
Hoạt động 2.2.2.
Bước 1: GV chia lớp ra làm 4 nhóm. Thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm lẻ: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì đối với ktế, XH, môi trường ?
- Nhóm chẵn: Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta về kinh tế, xã hội và môi trường ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút 
Bước 3: Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài.
2.3. Hoạt động 3: Cơ cấu dân số ( 10 phút)
a) Mục đích:
Trình bày được cơ cấu dân số: Theo độ tuổi (Cơ cấu dân số trẻ), giới tính, cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và phân tích bảng số liệu để trả lời các câu hỏi.
III. Cơ cấu dân số
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: 
+ Nước ta đang có sự thay đổi: Tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên. Theo chiều hướng già đi.
- Cơ cấu dân số theo giới tính.
+ Tỷ số giới tính thấp, đang có sự thay đổi.
+ Tỉ số giới tính khác nhau giữa các địa phương.
- Cơ cấu giới tính nam tiến tới cân bằng với nữ
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét tỉ lệ 2 nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 2019:
+ Tỉ lệ nữ > nam, thay đổi theo thời gian.
+ Sự thay đổi giữa tỉ lệ tổng số nam và nữ giảm dần từ 3% 2,6% 0,4%.
- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 2019:
+ Nhóm tuổi 0- 14 tuổi giảm dần.
+ Nhóm từ 15- 59 tuổi tăng dần. 
+ Nhóm từ 60 tuổi trở lên tăng dần.
- Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời ḱì 1979 – 2019: Tỉ lệ nữ còn cao hơn tỉ lệ nam, tỉ số giới tính thấp
- Tỉ lệ nam nữ có sự khác nhau giữa các vùng:
+ Tỉ số giới tính không cân bằng thay đổi theo không gian, thời gian, có nhiều nguyên nhân.
+ Do chiến tranh
+ Do chuyển cư: tỉ số giới tính thấp ở nơi xuất cư (ĐBSH), cao ở nơi nhập cư (Tây Nguyên, ĐNB).
* Hiện nay cơ cấu giới tính Nam > Nữ
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS quan sát Bảng 2.2. Giao nhiệm vụ:
- Nhận xét tỉ lệ 2 nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 - 2019?
- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 2019?
- Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời ḱì 1979 – 2019
- Tỉ lệ nam nữ có sự khác nhau giữa các vùng như thế nào ? Giải thích .
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút 
Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài:
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án.
1 – c; 2 – c; 3 – b 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau:
1. Đến cuối năm 2017 số dân của nước ta là
a. 79,7triệu người. b. 80 triệu người.
c. 93,7 triệu người. d. 94 triệu người. 
2. Hiện nay dân số Việt Nam có tỉ lệ sinh tương đối thấp là do
a. số người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.
b. đời sống kinh tế quá khó khăn.
c. thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình .
d. đời sống người dân được cải thiện, tỉ lệ sinh giảm. 
3. Cơ cấu nhóm tuổi của nước ta từ 1979- 1999 thay đổi theo hướng:
a. Nhóm tuổi (0- 14) tăng- nhóm tuổi (15- 59) và trên 60 giảm.
b. Nhóm tuổi (0- 14) giảm- nhóm tuổi (15- 59) và trên 60 tăng.
c. Nhóm tuổi (0- 14) và (15- 59) tăng và trên 60 giảm.
d. Nhóm tuổi (0- 14) giảm (15- 59) và trên 60 tăng.
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về dân số Việt Nam 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Đưa ra các ý kiến
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Thảo luận theo bàn và chỉ ra 3 sức ép của dân số đông tới sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương em.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta.
- Phân biệt được sự khác nhau của các loại hình quần cư và giải thích sự khác nhau đó.
- Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta và giải thích được sự phân bố các đô thị nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về MDDS của các vùng, số dân thành thị, tỉ lệ dân thành thị nước ta.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị VN để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Hiểu được ý nghĩa trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư.
- Chăm chỉ: Tự tìm kiếm thêm thông tin về các đô thị Việt Nam
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
- Một số tranh ảnh về các loại hình quần cư nước ta.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Giúp cho HS đọc được bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam để hiểu được tình hình phân bố dân cư và đô thị nước ta.
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
Thảo luận câu hỏi qua bản đồ phân bố dân cư Việt Nam, thế giới 
c) Sản phẩm:
HS nhận xét sự phân bố dân cư dựa vào bảng chú giải.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam ( SGK H3.1) Nhận xét sự phân bố dân cư nước ta? Nêu cách nhận biết?
Bước 2: HS sử dụng bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam để thảo luận.
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét). 
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về mật độ dân số và phân bố dân cư nước ta ( 12 phút)
a) Mục đích:
- Nhận xét được mật độ dân số nước ta cao và tăng nhanh
- Trình bày và lí giải được đặc điểm phân bố dân cư nước ta
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ phân bố dân cư Việt Nam để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư:
1/ Mật độ dân số:
Nước ta có MĐDS tăng và thuộc loại cao trên thế giới:) 290 người/km2 ( 1/4/2019)
2/ Phân bố dân cư:
+ Phân bố không đồng đều:
- Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.
- Thưa thớt ở miền núi, cao nguyên. 
+ Chủ yếu ở nông thôn ( 65% ở nông thôn năm 2017 ).
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi
1/ Mật độ dân số
 + MĐDS nước ta ngày càng tăng. Năm 1989 là 195ng/km2. Năm 2000 là 234ng/km2. Năm 2010 là 262 ng/km2. Năm 2017 là 283ng/km2. Do đất chật người đông.
 + MĐDS Việt Nam cao hơn MĐDS trung bình thế giới( 58ng/km2 năm 2017) 
2/ Phân bố dân cư:
+ Quan sát H 3.1/11SGK cho biết dân cư nước ta tập trung đông ở vùng ĐBSH và ĐNB. Thưa thớt ở vùng TD&MNBB, Tây Nguyên.
+ Tình hình phân bố dân cư nước ta: Không đều.
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố dân cư nước ta có sự chênh lệch giữa các miền: Nơi có Đk thuận lợi phát trển kinh tế, giao thông 
d) Cách thực hiện:
1/ Mật độ dân số
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Tìm hiểu phần I/ trang 10 SGK cho biết:
 + MĐDS nước ta ngày càng thay đổi như thế nào? Chứng minh và giải thích.
 + So sánh MĐDS Việt Nam với MĐDS trung bình thế giới, rút ra nhận xét.
Bước 2: Cặp đôi HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ 
Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2/ Phân bố dân cư:
Bước 1: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi
+ Quan sát H 3.1/11SGK cho biết dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Thưa thớt ở vùng nào?
+ Qua đó, có nhận xét gì về tình hình phân bố dân cư nước ta?
+ Cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố dân cư nước ta có sự chênh lệch giữa các miền ?
Liên hệ: Chính sách phân bố lại dân cư của Nhà nước ta
Bước 2: Cặp đôi HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ 
Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Các loại hình quần cư nước ta ( 10 phút)
a) Mục đích:
- Phân biệt được hai loại hình quần cư là thành thị và nông thôn
- Biết được sự thay đổi trong quần cư nông thôn và đô thị trong những năm gần đây
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát tranh, lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
II. Các loại hình quần cư:
1/ Quần cư nông thôn:
+ Dân cư tập trung thành các điểm dân cư có tên gọi khác nhau giữa các vùng, miền, dân tộc.
+ Hiện đang có nhiều thay đổi cùng với quá trình CNH, HĐH.
2/ Quần cư thành thị:
+ Nhà cửa san sát, kiểu nhà hình ống khá phổ biến.
+ Là các trung tâm KT, CT, KH- KT ...
+ Phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển.
c) Sản phẩm 
1/ Quần cư nông thôn:
- Nêu đặc điểm của quần cư nông thôn: 
+ Quần cư nông thôn đồng bằng,MN, trung du.
+ Hình thức: Làng ấp bản (Tày, Mường), Buôn plây(dtộc ở tây TSơn), phum sóc (Khơ me).
+ Họat động kinh tế: Nông nghiệp phụ thuộc vào đất đai .
- Các thay đổi của quần cư nông thôn trong quá trình CNH đất nước. Nhận xét tuỳ theo tình hình ở địa phương.
2/ Quần cư thành thị:
- Trình bày đặc điểm của quần cư thành thị:
+ Dân cư sống thành phố phường, họat động kinh tế là công nghiệp, dịch vụ. 
+ Phân bố ở đồng băng ven biển, quy mô vừa và nhỏ.
- Sự phân bố các đô thị ở VN: Phân bố ở đồng băng ven biển. Vì vị trí địa lý thuận lợi giáp sông biển, dễ dàng phát triển KT, 
d) Cách thực hiện:
1/ Quần cư nông thôn:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận. GV Hướng dẫn: HS dựa phần II/trang12 và tranh ảnh:
- Nêu đặc điểm của quần cư nông thôn (tên gọi các điểm dân cư, ngành KT chính, nhà ở...)
- Trình bày các thay đổi của quần cư nông thôn trong quá trình CNH đất nước. Nhận xét ở địa phương em.
Bước 2: HS thảo luận nhóm
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày nội dung. Nhóm khác nhận xét và bổ sung đáp án.
Bước 4: GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức
2/ Quần cư thành thị:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận. GV Hướng dẫn: HS dựa phần II/trang12 và tranh ảnh:
- Trình bày đặc điểm của quần cư thành thị (MDDS, nhà ở, giao thông, kinh tế...)
- Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị ở VN?
Bước 2: HS thảo luận nhóm
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày nội dung. Nhóm khác nhận xét và bổ sung đáp án.
Bước 4: GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về Đô thị hoá nước ta ( 10 phút)
a) Mục đích:
- Nêu và giải thích được đặc điểm đô thị hóa nước ta.
b) Nội dung:
HS dựa vào bảng 3.1 trả lời và giải thích các câu hỏi.
Nội dung chính:
III. Đô thị hoá:
+ Quá trình đô thị hóa gắn liền với CNH.
+ Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, lối sống thành thị ngày càng phổ biến.
+Trình độ đô thị hoá còn thấp. Phần lớn đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
- HS dựa vào bảng 3.1/13 
 + Sự thay đổi về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta: Không ngừng gia tăng.
 + Sự thay đổi số dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa nước ta: Tốc độ ngày càng cao. Tuy nhiên so với TG thì ở nước ta đô thị vẫn còn thấp. Kinh tế nông nghiệp còn có vị trí khá cao.
 + Nguyên nhân của quá trình đô thị hoá: do quá trình CNH, HĐH đất nước.
- HS dựa vào Hình 3.1/11, nhận xét:
 + Quy mô dân số đô thị: ngày càng lớn.
 + Tốc độ và trình độ đô thị hoá. Tốc độ đô thị hoá nhanh nhưng trình độ đô thị hoá còn thấp.
 + Hậu quả của việc phát triển đô thị không đi đôi với việc phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường: Quá tải về CS hạ tầng, khó khăn GT, nhà ở, việc làm, môi trường và ANXH( tệ nạn ..)
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo cặp
- HS dựa vào bảng 3.1/13 
 + Nhận xét sự thay đổi về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta.
 + Sự thay đổi số dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa nước ta như thế nào?
 + Nguyên nhân của quá trình đô thị hoá.
- HS dựa vào Hình 3.1/11, nhận xét:
 + Quy mô dân số đô thị.
 + Tốc độ và trình độ đô thị hoá.
 + Nêu hậu quả của việc phát triển đô thị không đi đôi với việc phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường?
Bước 2: HS hoạt động cá nhân, thảo luận cặp đôi 
Bước 3: GV chỉ định 1 số cặp đôi trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung đáp án.
Bước 4: GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án dựa vào nội dung đã học.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau:
Câu 1: Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.
Câu 2: Nêu đặc điểm các loại hình quần cư nước ta.
Câu 3: Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa.
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về đô thị 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_9_chuong_trinh_ca_nam.docx