Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Tiết kiệm - Đỗ Thị Lĩnh

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Tiết kiệm - Đỗ Thị Lĩnh

I – Mục tiêu

* Giúp học sinh sau bài học này, các em có thể:

1- Về kiến thức:

 - Nêu được tiết kiệm là gì và những biểu hiện của tiết kiệm( thời gian, tiền bạc, điện, nước, ). Giait hích được vi sao phải tiết kiệm.

 Cho các ví dụ cụ thể?

- Em có kế hoạch tiết kiệm như thế nào về thời gian, về tiền ăn vặt của riêng mình

2- Về năng lực: Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh. Phê phán những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống và học tập. Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống và học tập.

3- Về phẩm chất: Bản thân tôn trọng, biết ơn và thực hành tiết kiệm.

II – Thiết bị dạy học và học liệu:

1. GV: SGV, SGK, giáo án, tình huống, sách tham khảo, tranh ảnh, bảng phụ và đồ dùng dạy học.

2. HS: SGK, đọc và tìm hiểu bài và đồ dùng học tập.

III – Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp tổ chức dạy học chính: Tổ chức thảo luận nhóm, trò chơi, đuổi hình bắt chữ - Chiếc nón kì diệu,

- Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc theo 4 nhóm cố định.

 

doc 9 trang Hà Thu 28/05/2022 2730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Tiết kiệm - Đỗ Thị Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường : THCS1 Sông Đốc	 Họ và tên giáo viên: Đỗ Thị Lĩnh
Tổ: Văn - Sử - GDCD
BÀI 8. TIẾT KIỆM
I – Mục tiêu
* Giúp học sinh sau bài học này, các em có thể:
1- Về kiến thức: 
 - Nêu được tiết kiệm là gì và những biểu hiện của tiết kiệm( thời gian, tiền bạc, điện, nước, ). Giait hích được vi sao phải tiết kiệm.
 Cho các ví dụ cụ thể?
- Em có kế hoạch tiết kiệm như thế nào về thời gian, về tiền ăn vặt của riêng mình
2- Về năng lực: Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh. Phê phán những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống và học tập. Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống và học tập. 
3- Về phẩm chất: Bản thân tôn trọng, biết ơn và thực hành tiết kiệm.
II – Thiết bị dạy học và học liệu:
1. GV: SGV, SGK, giáo án, tình huống, sách tham khảo, tranh ảnh, bảng phụ và đồ dùng dạy học.
2. HS: SGK, đọc và tìm hiểu bài và đồ dùng học tập.
III – Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp tổ chức dạy học chính: Tổ chức thảo luận nhóm, trò chơi, đuổi hình bắt chữ - Chiếc nón kì diệu, 
- Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc theo 4 nhóm cố định.
IV- Tiến trình dạy học -Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1. Khởi động(5P)
- Mục đích: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs
- Nội dụng: Giới thiệu bài(3 phút)- GV cho HS chơi trò chơi tìm ô chữ:
- Sản phẩm: Hs trả lời được 3 từ khóa
- Cách thực hiện: GV trình chiếu và nêucâu hỏi hỏi, HS xung phong trả lời:
1. Hoạt động 1. Khởi động(5p)
- Mục đích:
- Nội dung:
- Sản phẩm:
- Cách thức tiến hành:
Gíao viên:
Học sinh:
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ NỘI DUNG BÀI HỌC- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Hoạt động 2. Khám phá câu chuyện sgk t12(5p), tìm hiểu các biểu hiện, ý nghĩa của 
- Mục đích: HS tìm ra các biểu hiện, nêu được khái niệm và rút ra ý nghĩa bài học
- Nội dung: Khai thác truyện đọc, tìm các biểu hiện trong truyện
- Sản phẩm: Hs phát hiện ra các biểu hiện, nêu được khái niệm và rút ra ý nghĩa bài học
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gíao viên:
- Em hãy đọc diễn cảm truyện đọc?
- Tìm và nêu các biểu hiện, nêu được khái niệm và rút ra ý nghĩa bài học
1. Tìm hiểu truyện đọc và nội dung bài học sgk -Hoạt động 1 ( 10 phút )
1. 1. Tìm hiểu truyện đọc và cho biết những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ?
- Bác Hồ là tấm gương lớn của dân tộc và cả nhân loại , Người tiết kiệm mọi thứ cho dân, cho nước ( thời gian, công sức, của cải, vật chất ). 
2. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Từ câu chuyện Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ, em hiểu Tiết kiệm là gì?Vì sao chúng ta phải Tiết kiệm?
- Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?
a- Khái niệm: Tiết kiệm là gì?
b. Quan sát các hình ảnh sgk t32 và cho biết - Biểu hiện tiết kiệm và lãng phí:
- Hành vi nào thể hiện tiết kiệm?
- Hành vi nào thể hiện sự lãng phí?
 - Hành vi nào thể hiện tiết kiệm?
 - Hành vi nào thể hiện sự lãng phí?
* Tìm từ trái với tiết kiệm, nêu những biểu hiện cụ thể và hậu quả của hành vi đó?
 c- Sống biết tiết kiệm thể hiện điều gì?
- HS trả lời: 
+ Thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của mọi người.
+ Góp phần làm cho cuộc sống cân bằng, tiến bộ.
 - GV giảng giải.
 Em hãy thảo luận và chia sẻ với các bạn trong lớp về ý nghĩa của câu ca dao sau:
 Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.(Ca dao)
? Em hãy thuyết trình trước lớp về một trong các chủ đề sau:
- tiết kiệm thời gian trong ngày(T1)
- tiết kiệm tiền bạc(T2)
- tiết kiệm điện, nước, (T3)
* Để rèn luyện tính tiết kiệm, chúng ta cần phải làm những gì
- GV gợi dẫn hs làm bt c: Sắp xếp thời gian 
cần cân đối giữa các nhiệm vụ
2. Tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động 2 ( 20 phút )
a- Tiết kiệm là gì?Kể một tấm gương sống tiết kiệm mà em biết?
- HS: Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, đúng mức của cải,thời gian, sức lực của mình và của xã hội.
3. Hướng dẫn làm bài tập a,c 
Hoạt động 3 ( 5 phút )
- Gọi hs lên đánh dấu,các biểu hiện khác là lãng phí, xa hoa.
- HS đánh dấu x vào ô 1,3,4:
+ Năng nhặt chặt bị
+ Góp gió thành bão
+ Của bền tại người.
Học sinh:
- Đọc diễn cảm truyện đọc;
- Xung phong nêu các biểu hiện, nêu được khái niệm và rút ra ý nghĩa bài học
1. Tìm hiểu truyện đọc: Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ
2. NỘI DUNG BÀI HỌC
a- Khái niệm: Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, đúng mức của cải,thời gian, sức lực của mình và của người khác (xã hội).
b- Biểu hiện tiết kiệm và lãng phí:
- Hành vi nào thể hiện tiết kiệm: 2.4
- Hành vi nào thể hiện sự lãng phí: 1,3
b- Nêu ví dụ cụ thể trong gia đình em, ở trường,lớp và của chung xã hội?( khóa vòi nước, ga và tắt quạt, điện khi ngưng sử dụng )
- Không lãng phí thời gian vào việc vô bổ, cân đối thời gian trong ngày
- Sử dụng điện, nước, ga, tiền bạc của mình, của gia đình, cuả trường, của nhà nước hợp lí.
- Có kế hoạch tiết kiệm cụ thể, ghi chép theo dõi.
* Tìm từ trái với tiết kiệm, nêu những biểu hiện cụ thể và hậu quả của hành vi đó?(bài tập b)
-Ăn hoang phá hoại; làm 1 ăn 10; 
- Lãng phí điện, nước, ga của nhà, của trường ->gây tốn kém, khó khăn, nghèo khổ, túng thiếu 
- Không lãng phí thời gian vào việc vô bổ,cân đối thời gian trong ngày
- Sử dụng điện, nước, ga, tiền bạc của mình, của gia đình, cuả trường, của nhà nước hợp lí.
- Có kế hoạch tiết kiệm cụ thể , ghi chép theo dõi.
c- Ý nghĩa
- Thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của mọi người.
- Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
-> Góp phần làm cho cuộc sống cân bằng, tiến bộ.
 * Để rèn luyện tính tiết kiệm, chúng ta cần:
+ Tắt thiết bị điện khi không cần thiết.
 + Sử dụng hợp lí nước sạch, tiền bạc, 
 + Sắp xếp thời gian làm việc khoa học, hiệu quả.
 + Bảo quản đồ dùng học tập, lao động, 
3. BÀI TẬP
a- Đánh dấu x vào ô 1,3,4:
- Năng nhặt chặt bị
- Góp gió thành bão
- Của bền tại người.
c- Dự định sắp xếp thời gian trong ngày cho hợp lí để dành cho việc ôn thi học kì
 Sản phẩm đạt được: HS nắm được nội dungchính của bài học
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- XỬ LÍ CÁC TÌNH HUỐNG:
- Mục đích:
- Nội dung:
- Sản phẩm:
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1. Đọc, sắm vai, thảo luận nhóm(5p)
- Mục đích:
- Nội dung:
- Sản phẩm:
- Cách thức tiến hành:
Gíao viên:
1. Em hãy nhận xét về hành vi của các bạn và đưa ra lời khuyên cho các bạn ấy trong những tình huống sau:
tình huống 1: Hôm nay, Lan có nhièu bài tập về nhà cần làm xong nhưng tối có chương trình tivi Lan yêu thích. Lan định sáng mai sẽ dậy sớm làm bài. Nhưng do thức khuya, Lan ngủ dậy muộn, nên không đi học đúng giờ và không hoàn thành bài tập.
tình huống 2: Một nhóm bạn trong lớp 6a thường để nước tràn lênh láng khi rửa chân tay ở vòi nước phía sau khu nhà đang xây trong sân trường. Các bạn ấy còn hay quên tắt điện, quạt trong lớp mối khi ra về.
tình huống 3: Bạn An là học sinh lớp 6 nhưng luôn đòi bố mẹ mua cho những đồ đắt tiền như quần áo hàng hiệu, máy nghe nhạc, điện thoại thông minh, để tỏ vẻ sành điệu trước mặt mọi người.
Học sinh:
2. Nhận xét về hành vi của các bạn và đưa ra lời khuyên cho các bạn ấy trong những tình huống sau:
tình huống 1. hành vi của các bạn Lan là không tiết kiệm thời gian và thiếu kỉ luật bản thân.
Lời khuyên cho các bạn ấy trong những tình huống 1: Lan đừng buồn, nên viết bản tự kiểm, lập kế hoạch mỗi ngày và cam kết thực hiện theo nhé.
tình huống 2: nhóm bạn trong lớp 6a lãng phí nước của nhà trường. Em sẽ ra trực tiếp nhắc nhở và phê bình( báo với nhà trường, )
tình huống 3: Bạn An là học sinh đua đòi, ăn chơi, làm khổ ba mẹ, gây tác động xấu đến bạn bè, Em sẽ khuyên An nên chan hòa và giản dị, 
V. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
 - Mục đích:
- Nội dung:
- Sản phẩm:
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1. Làm sản phẩm mang thông điệp; kể tên những hoạt động, phong trào có ý nghĩa lan tỏa, (5p)
- Mục đích:
- Nội dung:
- Sản phẩm:
- Cách thức tiến hành:
Gíao viên:
1. Em hãy lập kế hoạch tiết kiệm tiền để có đủ chi phí mua giày dép, sách vở cho năm học mới mà không phải xin bố mẹ.
2. Em hãy tự nhận xét việc rèn luyện tính tiết kiệm của mình, bạn bè và người thân. Nêu 5 điều góp ý cho chính em, bạn bè và người thân để cùng nhau thay đổi tích cực hơn.
4.Củng cố: ( 3 phút )
 - Tiết kiệm là gì? Cho các ví dụ cụ thể?
 - Em có kế hoạch tiết kiệm như thế nào về thời gian, về tiền ăn vặt của riêng mình?
Học sinh:
1. HS lập kế hoạch tiết kiệm tiền để có đủ chi phí mua giày dép, sách vở cho năm học mới mà không phải xin bố mẹ.
2. HS tự nhận xét việc rèn luyện tính tiết kiệm của mình, bạn bè và người thân. Nêu 5 điều góp ý cho chính em, bạn bè và người thân để cùng nhau thay đổi tích cực hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_b.doc