Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình cả năm (Bản hay)

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình cả năm (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nêu được khái niệm và một số biểu hiện về yêu thương con người.

- Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người.

- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác.

- Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người.

2. Kĩ năng và năng lực

a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm

b. Năng lực:

Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;

- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế gắn với bài “Yêu thương con người”;

 - Đồ dùng đơn giản để sắm vai;

 - Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ

Tiết 3: Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thé nào đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?

Tiết 4: Yêu thương con người là gì? Nêu một số việc làm thể hiện yêu thương con người mà em biết?

 

docx 46 trang Hà Thu 2750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình cả năm (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
Tiết 1 + 2 
Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6; 
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế gắn với bài “Tự lập”;
 - Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
 - Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint, 
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ
Tiết 2: Truyền thống là gì? Truyền thống về gia đình, dòng họ là gì?
 3. Bài mói:
Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. 
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
Tổ chức thực hiện:
GV cho học sinh nghe bài hát “Lá cờ” Sáng tác Tạ Quang Thắng
HS thảo luận câu hỏi:
a, Bài hát nói về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
b, Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó?
-Bài hát thể hiện niềm tin, sự tự hào của cả một thế hệ đã lao động và chiến đấu gian khổ vì Tổ quốc.
 -Dù có gặp bao khó khăn trên đường đời thì bản thân luôn thấy những điều đó chẳng thấm vào đâu so với bố mẹ ngày xưa và vững bước theo đuổi con đường mình đang đi
Hoạt động khám phá
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ. 
1.Truyền thống gia đình, dòng họ
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện 
Mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe. 
Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi 
a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy?
b) Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
+ GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV khen ngợi các bạn có câu trả lời đúng và hay; chỉnh sửa, bổ sung đối với câu trả lời còn thiếu và kết luận
+ GV tiếp tục cho HS thảo luận về một vài tấm gương về việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có liên quan tới thực tế cuộc sống để HS suy ngẫm và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là truyền thống của gia đình, của dòng họ?
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học. Em suy nghĩ gì về truyền thống ấy là một truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy.
b) Tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết: truyền thống hiếu học, truyền thống làm gốm, truyền thống yêu nước, truyền thống giúp đỡ người khác...
Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện.
Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa.
 Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của truyền thống của gia đình, của dòng họ. 
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
 � GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS tìm hiểu về biểu hiện của truyền thống gia đình, dòng họ và trái với truyền thống gia đình, dòng họ trong học tập và sinh hoạt: 
a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung?
a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: giúp Dung có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà.
b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam?
b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều cho gia đình Nam: biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm.
c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
� GV mời đại diện các nhóm lên trình bày câu trả lời của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. 
� GV nhận xét, kết luận.
 � GV tiếp tục cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ: giúp ta có thêm kinh ngiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. 
3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
� GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS 
a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân?
a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và gần gũi nhau hơn cho người thân.
b) Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An?
b) Em có suy nghĩ về mong muốn của bạn An: là 1 suy nghĩa tích cực, rất đáng được phát huy.
c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần cố gắng học tập, nổ lực nhiều hơn để hoàn thiện bản thân cả học tập lẫn đạo đức để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.
Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ: Chúng ta cần phải thấy biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể. 
Nội dung – Tổ chức thực hiện: 
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ.
b) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
c) Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào.
Em đồng tình với (a) (b ) 
- không đồng tình với ý kiến ( c). 
Vì đã gọi là truyền thống thì dù gia đình nghèo hay giàu gì thì vẫn được gọi là truyền thống.
Xử lý tình huống
Nội dung 
– Tổ chức thực hiện:
� GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS 
Theo em, Bình phải lamg gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ? Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
Theo em, Bình cần làm để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ: cố gắng nổ lực trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt.
Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em: "mặc dù truyền thống làm đồ chơi Trung thu của gia đình là vất cả nhưng đổi lại được đó là niềm vui của các bạn nhỏ được trọn vẹn, và đây cũng là truyền thống của gia đình nên em cũng sẽ tiếp tục theo chân ông bà cha mẹ để giữ truyền thống đó mãi về sau." 
Em đồng tình với ý kiến bạn Tùng. Vì truyền thống là những gì được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác thì mới được gọi là truyền thống.
Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức 
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. 
Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào của em về truyền thống gia đình, dòng họ và chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
Gửi mẹ! Thời gian qua con cảm thấy rất tự hào về truyền thống làm đèn trung thu của mình. Bởi nhờ có những chiếc đèn của gia đình mình làm ra mà các bạn nhỏ đã có 1 cái tết trung thu trọn vẹn. Con sẽ cố gắng học tập tốt hơn để sau này sẽ đưa truyền thống của gia đình mình ngày càng vươn xa.
 Con của mẹ
Em hãy lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu sau:
Tên truyền thống
Cách giữ gìn và phát huy
Truyền thống hiếu học
Cố gắng học tập tốt, rèn luyện đạo đức.
Truyền thống làm gốm
Học hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ và mọi người xung quanh
Truyền thống giúp đỡ người nghèo
Nổ lực trong học tập, rèn luyện tốt đạo đức, giúp các bạn trong lớp từ những việc nhỏ nhặt nhất.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
-Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
-Hệ thống câu hỏi và bài tập
-Trao đổi, thảo luận
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
Tiết 3 + 4 
Bài 2: Yêu thương con người
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được khái niệm và một số biểu hiện về yêu thương con người.
- Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người.
- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác.
- Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6; 
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế gắn với bài “Yêu thương con người”;
 - Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
 - Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint, 
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ
Tiết 3: Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thé nào đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?
Tiết 4: Yêu thương con người là gì? Nêu một số việc làm thể hiện yêu thương con người mà em biết?
 3. Bài mói:
Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
Tổ chức thực hiện:
HS thảo luận câu hỏi theo cặp.
a, Hình ảnh bên gợi cho em nhớ tới sự việc nào xảy ra ở nước ta?
b, Trước sự việc đó, Nhà nước và nhân dân ta có những hành động gì?
c, Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình trước những hành động đó?
Lớp nhận xét, góp ý, bổ xung ý kiến.
GV vào nội dung bài mới.
a) Hình ảnh gợi cho em nhớ tới sự kiện: lũ lụt miền trung 
b) Trước sự việc đó, Nhà nước và Nhân dân ta đã có những hành động: hỗ trợ tiền và đồ ăn cho nhân dân, thực hiện di dân cho những hộ ở vùng thấp.
c) Cảm xúc của em là cảm thấy rất tự hào vì mình là người Việt Nam, và biết ơn nhà nước, những nhà tài trợ, các nhà hảo tâm cũng như cá nhân mỗi tổ chức...
Hoạt động khám phá
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là yêu thương con người, biểu hiện của tình yêu thương con người. 
1. Yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
– Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện “Ước nguyện bé Hải An” ở SGK bằng cách mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe. Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi 
a) Ước nguyện bé Hải An là gì? Em có suy nghĩ như thế nào về ước nguyện đó?
a) Ước nguyện bé Hải An là hiến tạng, một phần là muốn cống hiến cho xã hội, giúp người; một phần là muốn mẹ tiếp tục cuộc sống tiếp vì con còn trên thế gian. Em có suy nghĩ về ước nguyện đó là một ước nguyện cao đẹp, đáng được tưởng nhớ và tôn trọng.
b) Theo em, yêu thương con người là gì?
b) Theo em, yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Biểu hiện của tình yêu thương con người
Qua thông tin về bé Hải An và bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy chỉ ra những biểu hiện của tình yêu thương con người theo bảng mẫu sau:
Hình thức
Biểu hiện
Lời nói
chân thật
Việc làm
gần gũi, ân cần
Thái độ
hòa đồng, nhiệt tình
Quan sát hình ảnh và cho biết: Tình yêu thương con người được biểu hiện như thế nào trong các mối quan hệ: gia đình, nhà trường, xã hội. Em cần làm gì để thể hiện tình yêu thương con người?
Tình yêu thương với gia đình
Ông bà thương yêu con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ, ông bà.
Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả nuôi dạy con nên người.
Con cái nghe lời, yêu thương cha mẹ.
Mọi người trong gia đình tâm sự, chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau, đồng hành cùng nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn, 
Tình yêu thương mọi người trong xã hội
Sự thương cảm dành cho những số phận đau khổ, bất hạnh
Sự quan tâm, chia sẻ vật chất, tinh thần cho những người khó khăn, thiếu thốn
Theo em, tình yêu thương con người thường được biểu hiện qua những hành động nào trong cuộc sống?
Tình yêu thương con người được biểu hiện trong các mối quan hệ: gia đình, nhà trường, xã hội là sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm nhau trong lúc khó khăn, đau ốm.
Quan sát hình ảnh và cho biết: 
- Em cần làm để thể hiện tình yêu thương con người: đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người trong lúc khó khăn.
+ Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau, nhường nhịn em nhỏ.
+ Bao dung, tha thứ cho người khác;
+ Biết quan tâm, giúp đỡ, hợp tác với người khác để giải quyết khó khăn;
+ Quyên góp quần áo, sách vở cho các bạn hs nghèo vùng lũ lụt.
+ Giúp đỡ mọi người, đặc biệt là nh ng có hoàn cảnh khó khăn.
+ Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện là thể hiện lòng yêu thương con người.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Theo em, yêu thương con người là gì?
Em hãy nêu biểu hiện trái với yêu thương con người?
- Yêu thương con người là bắt nguồn từ sự cảm thông, đau xót trước bất hạnh của người khác, là quan tâm, giúp đỡ người khác, làm nhiều tốt đẹp cho người khác nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.
- Biểu hiện trái với yêu thương con người: sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, tham gia các hoạt động từ thiện, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ sửa chữa, khi cần thiết có thể hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác.
Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của yêu thương con người.
2. Giá trị của tình yêu thương con người
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
– Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Tổ chức thực hiện: 
� GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi. 
Theo em, Thông tin trên cho biết các chương trình thể hiện tình yêu thương con người như thế nào; Nêu vai trò của từng chương trình nhân đạo này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Theo em, tình yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và xã hội?
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Thông tin cho biết có các chương tình yêu thương con người:
- Cặp lá yêu thương.
- Xin chào cuộc sống.
- Cùng xây mơ ước
Mục đích: Hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống; chữa lành vết thương bằng tình yêu thương dành cho trẻ em khuyết tật; Giảm bớt những căn nhà siêu vẹo, dột nát bằng những viên gạch tình nghĩa, từ bàn tay khối óc và tấm lòng từ cộng đồng.
Ý nghĩa đối với mỗi người và xã hội: 
Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn; hoạn nạn; làm cho mỗi quan hệ giữa người với người thêm gần gũi, gắn bó; góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh, tốt đẹp hơn.
Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Tìm câu ca dao, tục ngữ về yêu thương con người và thảo luận về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đó.
Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ => Đoàn kết, yêu thương nhau Lá lành đùm lá rách. => Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nha Thương người như thể thương thân. => Yêu thương người khác
Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao?
Em đồng tình: 2 ; 3; => Mai và phúc ở cả 2 tình huống đều biết yêu thương, giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn, hoạn nạn
 - Không đồng tình: 1 => hà là người không biết chia sẻ khó khăn và công việc với bố mẹ.
Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Em hãy vẽ bức tranh mang thông điệp yêu thương con người để giới thiệu với bạn bè và thầy cô?
Em hãy lập kế hoạch và thực hiện việc giúp đỡ 1 bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp trường hoặc ở địa phương?
Kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trường em.
Đầu tiên, khảo sát, tìm hiểu và lên danh sách 20 bạn có hoàn cảnh khó khăn nhất trường để giúp đỡ.
Sau khi lên danh sách xong, viết đơn xin nhà trường xem xét để giảm học phí cho các bạn.
Nhờ sự can thiệp của một số thầy cô để kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài của các mạnh tường quân.
Giờ sinh hoạt cuối tuần kêu gọi các bạn học sinh trong trường quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo còn sử dụng được để giúp đỡ các bạn.
Thời gian ủng hộ kéo dài trong hai tuần, cử các bạn đại diện từng lớp nhận sự đóng góp của các bạn. Sau khi nhận được sự hỗ trợ và nhận được sự giúp đỡ từ mọi người, chúng em sẽ tổng kết lại tất cả những gì nhận được và có kế hoạch phân chia cụ thể cho các bạn.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
-Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
-Hệ thống câu hỏi và bài tập
-Trao đổi, thảo luận
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D: 
Tiết 5 + 6 
Bài 3: Siêng năng, kiên trì
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được khái niệm và một số biểu hiện về siêng năng, kiên trì.
- Nhận được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
- Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày.
- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và của người khác trong học tập, lao động.
- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì; Góp ý kiến cho những bạn có biểu hiện lười biếng hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6; 
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế gắn với bài “Siêng năng, kiên trì”;
 - Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
 - Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint, 
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ
Tiết 5: Nêu ý ngĩa và cách rèn luyện lòng yêu thương con người trong cuộc sống?
Tiết 6: Siêng năng là gì? Siêng năng được biểu hiện qua hành động nào?
 3. Bài mói:
Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”
 - Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì. Ai tìm được nhanh và nhiều câu đúng hơn sẽ chiến thắng. 
 - Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đã tìm được.
1. Cần cù bù thông minh 
2. Có chí thì nên. 
3. Hữu chí cánh thành. 
4. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. 
5. Mưu cao chẳng bằng chí dày. 
6. Thua keo này bày keo khác.
7. Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
8. Ai đội đá mà sống ở đời. 
9. Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già.
10. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Hoạt động khám phá 
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là siêng năng kiên trì, biểu hiện của siêng năng kiên trì. 
1. Siêng năng, kiêng trì và biểu hiện của siêng năng, kiên trì
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện “Mạc Đĩnh Chi” ở SGK bằng cách mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe. Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi 
a) Mạc Đĩnh Chi đã nổ lực như thế nào để thi đỗ trạng nguyên?
* Thế nào là siêng năng kiên trì?
a) Mạc Đĩnh Chi đã nổ lực để thi đỗ trạng nguyên: tranh thủ ghé qua lớp học ở gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng, ngày nhặt củi, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học, dùng lá để tập viết.
b) Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?
b) Em hiểu siêng năng, kiên trì là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều dặn, không tiếc công sức.
Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại.
*Biểu hiện của siêng năng, kiên trì:
+ Biểu hiện của siêng năng: sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên
Biểu hiện trái với siêng năng: lười biếng, không muốn làm việc, trốn tránh, ỷ lại hoặc đùn đẩy việc cho người khác
+ Biểu hiện của kiên trì: chăm chỉ, cần cù, chịu khó, miệt mài 
Biểu hiện trái với kiên trì: Hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm 
Em hãy quan sát tranh để trả lời câu hỏi:
a) Xác định các hành vi, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì và chưa thể hiện siêng năng, kiên trì trong mỗi bức tranh?
a) Việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì: 1, 2, 3
Chưa thể hiện siêng năng, kiên trì: 4
b) Kể thêm các biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc sống mà em biết?
b) Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc sống mà em biết: đi học, đi làm đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, không nản lòng khi gặp bài toán khó...
Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
� GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi. 
Em hãy đọc trường hợp dưới đây và cho biết siêng năng, kiên trì của Hoa và Vân đã đem lại kết quả như thế nào?
Em hãy đọc trường hợp dưới đây và cho biết siêng năng, kiên trì của Hoa và Vân đã đem lại kết quả: hoa đã tiến bộ môn tiếng Anh rõ rệt, còn Vân đa giảm được cân nặng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì:
Siêng năng, kiên trì giúp con người tự tin hơn, mạnh dạn dơn, dám nghĩ, dám làm, đạt được mục tiêu đề ra.
Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Em hãy quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Theo em, bạn trong tranh cần làm gì để có kết quả học tập tốt hơn?
Theo em, bạn trong tranh cần kiên trì và chăm chỉ hơn trong học tập để có kết quả học tập tốt hơn.
Bạn Nam đã siêng năng, kiên trì tập luyện bóng đá hằng ngày để thực hiện được ước mơ của mình.
TH1:
a) Theo em, Hân nên tham gia. Tại vì đó là cơ hội để bạn học hỏi và trau dồi thêm những gì mà bạn đang thiếu. 
b) Hân cần cố gắng, kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.
TH2:
a)Việc làm của Hòa trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính chăm chỉ và kiên trì.
b) Nếu là bạn của Hoa em sẽ khuyên bạn nên cố gắng chăm chỉ tham gia, vì qua các phong trào này bạn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là trau dồi cho bạn 1 lượng kiến thức khác lớn.
Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Em hãy sưu tầm 1 tấm gương về siêng năng, kiên trì và viết bài học rút ra từ tấm gương đó?
Em hãy sưu tầm 1 tấm gương về siêng năng, kiên trì: Nguyễn Ngọc Kí. Bài học rút ra từ tấm gương đó là dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cùng cần phải lạc quan, chăm chỉ, cố gắng thích nghi và chăm chỉ, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội
Em hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì của bản thân, sau đó chia sẻ kết quả thực hiện với thấy cô và các bạn?
Em Hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì của bản thân, sau đó chia sẻ kết quả thực hiện với thấy cô và các bạn. (Gợi ý: dậy sớm, làm bài tập thường xuyên, kiên trì tập thể dục...)
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
-Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
-Hệ thống câu hỏi và bài tập
-Trao đổi, thảo luận
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D: 
Tiết 7 
Ôn tập giữa học kỳ I
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
-Ôn tập kiến thức đã học qua các bài: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; Siêng năng, kiên trì; Yêu thương con người.
-Giải quyết các tình huống giả định và liên hệ kiến thức đã học vào thực tế.
- Liên hệ với bản thân và mọi người xung quanh và có biện pháp rèn luyện cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đó.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6; 
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế gắn với bài đã học: Từ bài 1 đến bài 3.
 - Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
 - Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint, 
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ
Tiết 7: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, nhà trường và xã hội?
Bài mới:
A. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
B. Hoạt động khám phá
GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi ôn tập theo nhóm
Các nhóm làm việc: Các cá nhân nghiên cứu các câu hỏi ôn tập; Đưa vấn đề nhận thức cá nhân cho nhóm thảo luận; Cả nhóm thảo luận các đáp án; Nhóm thống nhất ý kiến.
Các nhóm lắng nghe ý kiến; nhận xét, bổ xung đáp án.
Thống nhất đáp án cho phần ôn tập của từng câu hỏi
Em hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện.
Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa.
Em hãy kể một số biểu hiện về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong cuộc sống mà em biết?
Tích cực 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_ban_hay.docx