Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình học kì 1 (Bản hay)

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình học kì 1 (Bản hay)

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức

- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện của bản thân.

2. Kỹ năng

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác

- Biết đưa ra cách xử lý phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc rèn, luyện của bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.

- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

 3.Thái độ

 Có ý thức tự chăm, rèn luyện thân thể

II. Phương tiện daỵ học

 1. Giáo viên:

- Giấy khổ lớn và bút dạ.

- Tranh ảnh về thể dục thể thao.

- Tục ngữ ca dao về chăm sóc sức khoẻ.

- Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân.

 2. Học sinh:

 Đọc truyện, trả lời câu hỏi SGK

III. Tiến trình dạy học

 1/ Kiểm tra bài cũ: ( Thông qua)

 2/ Bài mới:

 a. Hoạt động: Mở đầu (2’)

 Gv: Trong học tập xây dựng và bảo vệ Tổ quốc điều kiện nào giúp ta hoàn thành nhiệm vụ? Sức khỏe do đâu mà có?

 Hs trả lời.

 GV: Ông cha ta thường nói: “Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe quý hơn vàng”. Nếu được ước muốn thì ước muốn đầu tiên của con người đó là sức khỏe. Để hiểu được sức khỏe là gì? Ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể như thế nào? Cách rèn luyện ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học.

 

doc 101 trang Hà Thu 28/05/2022 2050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình học kì 1 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần: từ tuần 1 đến tuần 2
Ngày dạy: từ ngày đến ngày . Tiết: từ tiết 1 đến tiết 2
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
 Tên chủ đề: QUAN HỆ VỚI BẢN THÂN
Số tiết: 2
I. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực học sinh:
 1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 a. Kiến thức:
 - Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Nêu được cách tự chăm sóc , rèn luyện của bản thân.
- Nêu được thế nào là tiết kiệm 
- Hiểu ý nghĩa của sống tiết kiệm 
b. Rèn luyện kó naêng :
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác
- Biết đưa ra cách xử lý phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc rèn, luyện của bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Biết tự nhận xét, đánh giá việc sử sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và của người khác.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống.
- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
c. Thaùi ñoä : 
- Có ý thức tư chăm, rèn luyện thân thể
- Biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao. 
- Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí. 
 2. Mô tả các mức độ yêu cầu năng lực học sinh:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Biết được việc làm hằng hàng để tự chăm sóc rèn luyện thân thể, tiết kiệm.
Hiểu được ý nghĩa của việc chăm sóc rèn luyện thân thể, tiết kiệm.
Vận dụng các hiểu biết để thực hiện tốt việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể, tiết kiệm.
Phân biệt được các hành vi đúng và sai trong việc chăm sóc rèn luyện thân thể, tiết kiệm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Được thực hiện trong giáo án các bài: bài1, bài 3.
Bài 1
TỰ CHĂM SÓC RÈN LUYỆN THÂN THỂ
Ngày soạn: --------------------	
Ngày dạy :---------------------	
Tuần: 1
Tiết: 1
I. Mục tiêu bài học: 
	1. Kiến thức
- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện của bản thân.
2. Kỹ năng
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác
- Biết đưa ra cách xử lý phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc rèn, luyện của bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
	3.Thái độ
 Có ý thức tự chăm, rèn luyện thân thể
II. Phương tiện daỵ học
 1. Giáo viên:	
- Giấy khổ lớn và bút dạ.
- Tranh ảnh về thể dục thể thao.
- Tục ngữ ca dao về chăm sóc sức khoẻ.
- Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân.
 2. Học sinh: 
 Đọc truyện, trả lời câu hỏi SGK
III. Tiến trình dạy học
 1/ Kiểm tra bài cũ: ( Thông qua)
 2/ Bài mới:
 a. Hoạt động: Mở đầu (2’)
 Gv: Trong học tập xây dựng và bảo vệ Tổ quốc điều kiện nào giúp ta hoàn thành nhiệm vụ? Sức khỏe do đâu mà có?
 Hs trả lời.
 GV: Ông cha ta thường nói: “Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe quý hơn vàng”. Nếu được ước muốn thì ước muốn đầu tiên của con người đó là sức khỏe. Để hiểu được sức khỏe là gì? Ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể như thế nào? Cách rèn luyện ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học.
 b. Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
* Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc (Tích hợp PL) (8’)
 *Mục tiêu: HS hiểu được thân thể, sức khỏe là vốn quý của con người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để có sức khỏe tốt.
 * Cách tiến hành :
- Hs đọc truyện phân vai
? Điều kì diệu nào đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
? Vì sao Minh có điều kì diệu ấy?
 GV: Nhấn mạnh Minh có được thành công do Minh có sự quyết tâm kiên trì.
? Thân thể, sức khỏe có cần cho mọi người không? Vì Sao?
GV: Giới thiệu ảnh 
 ? Thân thể, sức khỏe là gì?
 ? Nêu ví dụ về người biết giữ gìn, rèn luyện sức khỏe?
GV: Giới thiệu Điều 1, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (tài liệu pháp luật)
GV kết luận: Thân thể, sức khỏe là vốn quý nhất đối với mỗi con người, không gì có thể thay thế được, vì vậy phải biết giữ gìn, tự chăm sóc, rèn luyện để có thân thể, sức khỏe tốt.
* Hoạt động 2: Thảo luận về sự cần thiết của sức khỏe. (Tích hợp MT) 
 *Mục tiêu: HS thấy được sự cần thiết của sức khỏe đối với con người (12’)
 *Cách tiến hành :
GV:chia lớp thành 3 nhóm. (3’)
-Nêu vấn đề thảo luận : sự cần thiết của sức khỏe với con người.
+Nhóm 1: Trong học tập
+Nhóm 2: Trong lao động
+Nhóm 3: Trong vui chơi giải trí
GV: nhận xét, kết luận 
? Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, sức khỏe có ý nghĩa như thế nào?
GV: Cho HS làm bài tập c SGK trang 4
GV:nhận xét, giáo dục HS, cho điểm
 Ngày thế giới chống thuốc lá là ngày 31/5
? Em có thể nêu một số khẩu hiệu nào để kêu gọi mọi người bảo vệ sức khỏe? 
GV: Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người phải biết chăm sóc, rèn luyện thân thể sức khỏe.
* Hoạt dộng 3: HS nêu cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, sức khỏe của bản thân.(10’)
 .*Mục tiêu: Hs nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân
 * Cách tiến hành :
GV: Cho HS làm bài tập b SKG trang 4
? Nếu có người dụ dỗ hít, chích heroin, em phải làm gì?
GV: chốt lại giáo dục HS
 ? Những việc làm có hại và ảnh hưởng đến thân thể, sức khỏe?
GV: Cần khắc phục những thiếu sót, những thói quen hành vi có hại cho sức khỏe mà có thể dẫn đến ốm đau, bệnh tật...
 Ngày Sức khỏe thế giới hay ngày Y tế thế giới là ngày 7/4 hàng năm.
? Để có được sức khỏe tốt bản thân các em cần làm những việc làm gì?
GV: Chốt lại rút ra nội dung bài học 
? Ở địa phương em có những hoạt động cụ thể gì về phong trào rèn luyện sức khỏe? 
 ? Gia đình em thường có những việc làm hay hoạt động nào đễ chăm sóc, rèn luyện thân thể?
? Để tăng chiều cao cần có chế độ ăn uống như thế nào?
GV: Thân thể, sức khỏe là quý nhất đối với mỗi con người, đòi hỏi chúng ta phải biết thường xuyên quan tâm đến việc giữ gìn, chăm sóc thân thể, sức khỏe và thực hiện đều đặn kế hoạch rèn luyện thân thể.
- 1 Hs dẫn chuyện
- 3 Hs đọc 
-HS trả lời: Minh đã tập bơi thành công cao lên hẳn tay chân rắn chắc dáng đi nhanh nhẹn.
-HS trả lời: Minh được thầy hướng dẫn tập luyện do quyết tâm của Minh
-HS trả lời: Rất cần, có sức khỏe mới tham gia tốt mọi hoạt động, học tập, lao động, vui chơi, 
Hs trả lời
HS: tự liên hệ nêu ví dụ
-Chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 vấn đề.
-Cử đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
N1: Nếu sức khỏe không tốt ngồi học mệt mỏi , không tiếp thu được bài giảng , về nhà không học bài dẫn đến kết quả kém
N2: Trong công việc mà sức khỏe không đảm bảo thì công việc khó hoàn thành, có thể phải nghỉ làm việc, ảnh hưởng nhiều đến tập thể, thu nhập giảm
N3: Tinh thần buồn bực, khó chịu, chán nản không hứng thú tham gia các hoạt động tập thể.
 HS: Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau.
HS: trả lời
HS: đọc và làm bài tập
 Nghiện thuốc lá, rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
+ Hút thuốc lá sẽ đưa đến bệnh ung thư và các loại bệnh khác về đường hô hấp, làm ô mhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác.
+Nghiện rượu, bia sẽ ảnh hưỡng đến sức khỏe, khi điều khiển giao thông sẽ dễ gây tai nạn 
HS: nhận xét, bổ sung
 HS: trả lời
- Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín uống sôi.
- Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,
- Vì sức khỏe cộng đồng chúng ta hãy phòng chống bệnh tiêu chảy cấp tính 
HS: Đọc và làm bài tập
- Trước khi ăn rửa tay sạch và khi ăn em không ăn vội vàng mà từ tốn nhai kĩ.
-Hàng ngày tắm rửa, thay quần áo. 
-Không để móng tay, móng chân dài. - Mỗi buổi sáng em dậy tập thể dục, đánh răng rửa mặt, vệ sinh cá nhân .
HS: Em kiên quyết từ chối và tránh xa người đó, đồng thời báo cho thầy cô, cha mẹ biết để báo cho các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn
HS: nhận xét, bổ sung
HS: - Ngủ dậy muộn
- Ăn nhiều chất kích thích
- Ăn đồ tái sống
- Để sách quá gần khi đọc.
- Thức quá khuya.
- Ăn uống không điều độ 
 HS: trả lời
 HS:trả lời
 Sáng sớm, các ông, bà tập thể dục, các cô chú chạy bộ, đi bộ, đánh cầu lông, bóng chuyền, thể dục nhịp điệu 
 HS:trả lời
+ Đi bộ, đánh cầu lông, ăn thức ăn chín, đủ chất dinh dưỡng 
+ Khi trời rét thì mặc đủ ấm.
 HS: suy nghĩ trả lời
+ Phải chú ý chế độ dinh dưỡng, ăn thức ăn có chứa: Đạm (thịt, trứng, sữa ), Sắt, kẽm (gan, lòng đỏ trứng gà ), canxi (tép, cá, tôm cua )
+ Thể thao: bóng rỗ, bóng chuyền, đu xà, bật cao, bơi 
 HS: nhận xét bổ sung
I.Tìm hiểu truyện đọc
II.Nội dung bài học
 1. Thân thể, sức khỏe:
 Thân thể, sức khỏe là quý nhất đối với mỗi con người, không gì có thể thay thế được, vì vậy phải biết giữ gìn, tự chăm sóc, rèn luyện để có thân thể, sức khỏe tốt.
2. Ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể:
 - Mặt thể chất: Giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được với mọi sự biến đổi của môi trường và do đó làm việc, học tập có hiệu quả.
- Mặt tinh thần: thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời.
3. Cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Ăn uống, sinh hoạt điều độ, đảm bảo vệ sinh, đúng giờ giấc.
- Kết hợp học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí.
-Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.
 - Phòng bệnh và tích cực chữa bệnh triệt để khi mắc bệnh.
 Cần khắc phục những thiếu sót, những thói quen có hại.
 c. Hoạt động luyện tập (5’)
 * Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc sức khỏe.
	1. Mỗi buổi sáng Đông đều tập thể dục	 o
	2. Khi ăn cơm Hà không ăn vội vàng mà từ tốn nhai kĩ o
	3. Hằng ngày Bắc đều súc miệng nước muối	 o
	4. Đã bốn ngày Nam không hay quần áo vì trời lạnh o
	5. Trời nóng nhưng Tuấn cứ trong người lành lạnh. Sờ lên tráng thấy nóng, Tuấn vội nói với mẹ cho ra trạm y tế để khám bệnh
	-Mỗi việc làm trong bài tập yêu cầu HS giải thích và nói rõ nhận xét của mình.
 d. Hoạt động vận dụng (5’)
 *Vì sao sức khỏe là vốn quý của con người? Hằng ngày em đã chăm sóc và bảo vệ sức khỏe như thế nào?
 3. Hoạt động tổng kết: (3’)
	-Về nhà làm bài d SGK trang 4.
	- Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về sức khỏe.
	- Nắm vững nội dung kiến thức đã học
	- Chuẩn bị bài 3: “ Tiết Kiệm”
	 + Truyện đọc trả lời câu gợi ý. 
 + Thế nào là tiết kiệm, ý nghĩa của tiết kiệm.
 + Sưu tầm mẫu chuyện, ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm 
 4. Nhận xét, rút kinh nghiệm
Bài 3 
TIẾT KIỆM
Ngày soạn: --------------------	
Ngày dạy :---------------------	
Tuần: 2
Tiết: 2
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức:
 	 -Nêu được thế nào là tiết kiệm 
	- Hiểu ý nghĩa của sống tiết kiệm 
 2 . Kỹ năng:
 -Biết tự nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và của người khác.
 - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống.
 - Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.
 - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
3. Thái độ: Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.
II. Phương tiện dạy học
 - GV: SGV, SGK GDCD 6
	+ Ca dao tục ngữ nói về đức tính tiết kiệm.
 + Gương tiết kiệm, những việc làm lãng phí làm thất thoát của cải vật tư nhà nước.
 + Bài tập (bảng phụ)
- HS: SGK, chuẩn bị nội dung giáo viên hướng dẫn về nhà.
III.Tiến trình dạy học
 1/ Kiểm tra bài cũ:( 5’)
a/ Hãy điền chữ Đ vào câu trả lời đúng, S vào câu trả lời sai:
	 1/ Vì sợ đi học trể An ăn cơm vội vàng	o
	 2/ Ăn cơm sáng sau 15’ sau Nam súc miệng	o
	 3/ Lan hay đau bụng nhưng ngại khám bệnh	o
	 4/ Mẹ thường đưa Hoa đi khám răng định kì	o
	 5/ Lười tập thể dục	o
b/ Thân thể sức khỏe là gì? Bản thân tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, sức khỏe như thế nào?
 2/ Bài mới:
 a. Hoạt động mở đầu (2’) 
 Gv: Bác Hồ nói: “Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm thì như gió vào nhà trống”. Ngoài việc siêng năng, kiên trì trong sản xuất ta phải tiết kiệm trong tiêu dùng, trong sản xuất nếu không tiết kiệm cuộc sống vẫn nghèo khổ à Tiết kiệm có tác dụng gì? Tiết kiệm như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
 b. Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc. (8’)
 *Mục tiêu: Hiểu và noi gương những việc làm tiết kiệm.
* Cách tiến hành :
 GV: Cho Hs đọc truyện
 ? Qua truyện trên em thấy Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền.?
 ? Việc làm của Thảo thể hiện điều gì?
 ? Diễn biến trong suy nghĩ và hành động của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo. Từ đó em cho biết ý kiến của mình về 2 nhân vật trong truyện?
GV: Các em phải noi gương Thảo tiết kiệm để cha mẹ đỡ vất vả, tiết kiệm thời gian chi tiêu hợp lí.
 ? Theo em, ngoài tiết kiệm tiền bạc trong cuộc sống, chúng ta cần tiết kiệm gì nữa không?
 ? Thế nào là tiết kiệm?
GV: Tiết kiệm không phải là keo kiệt, hà tiện.
 Hà tiện, keo kiệt là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết.
Hoạt động 2: Phân tích biểu hiện tiết kiệm và lãng phí.(10’)
*Mục tiêu: Hs phân biệt được những biểu hiện tiết kiệm, không tiết kiệm và ý nghĩa của tiết kiệm.
 * Cách tiến hành :
GV: Đặt câu hỏi:
 ? Nêu những biểu hiện của tiết kiệm?
 ? Những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm? 
GV: Giới thiệu Điều 62, 63, 64 “ Luật thực hành tiết kiệm, chống lng phí” ( tư liệu pháp luật)
 GV: Giáo dục HS: sống hoang phí dễ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa ngã vào các tệ nạn xã hội. 
 ? Sống tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào về mặt đạo đức, kinh tế, văn hóa?
GV: Cho HS làm bài tập
 Lan sắp xếp thời gian học tập rất khoa học, không lãng phí thời gian vô ích để kết quả học tập tốt.
 Việc làm của Lan thể hiện đức tính gì? Vì sao?
 GV: Chốt lại, giáo dục HS
- Tiết kiệm là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quí trọng kết quả lao động của mình và của xã hội trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của con người. Sống hoang phí dễ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa ngã.
*Hoạt động 3: Rèn luyện đức tính tiết kiệm (11’) (Tích hợp MT)
 *Mục tiêu: Hs hiểu và biết sử dụng tiết kiệm trong gia đình , nhà trường và ngoài xã hội
 * Cách tiến hành :
 GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận (theo tổ) (3’)
Tổ 1: Tiết kiệm trong gia đình.
Tổ 2: Tiết kiệm trong trường, lớp
Tổ3: Tiết kiệm ở ngoài xã hội
 GV: Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên là góp phần giữ gìn cải thiện môi trường (Hạn chế sử dụng đồ dùng làm bằng các chất khó phân huỷ như ni lông, đồ nhựa, tận dụng và tái chế đồ dùng bằng vật liệu cũ, thừa, hỏng..., làm giảm lượng rác thải ra môi trường...) 
Tổ4: Việc lãng phí.
 Gọi Hs các tổ nhận xét, bổ sung.
 GV kết luận: cần tiết kiệm không được lãng phí. Nhất là gia đình gặp khó khăn à tiết kiệm ở mọi nơi, mọi lúc phê phán lãng phí
 GV: Đảng, Nhà nước ta đã có lời kêu gọi “tiết kiệm là quốc sách”. 
 ? Tiết kiệm đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội?
? Trường em đã có những phong trào gì thể hiện sự tiết kiệm?
-Cho Hs đọc tục ngữ
-Câu Hồ Chí Minh
 * Giải thích
- Tục ngữ: từ cái nhỏ nếu ta tích lũy thành cái to.
- Câu “Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm thì như gió vào nhà trống”: nếu ta làm không tiết kiệm thì không đem lại điều gì.
GV: Chúng ta phải biết thực hiện tiết kiệm ở mọi lúc mọi nơi, tranh thủ thời gian tập trung vào việc học bài, làm bài, đồng thời phê phán, góp ý đối với những biểu hiện, việc làm xa hoa, lãng phí.
- Hs đọc phân vai
- Mỗi tổ 1 bạn
 + Tổ1: Hà ,Tổ2: Thảo, Tổ3: Mẹ Hà, Tổ4: Mẹ Thảo
 -HS trả lời
- Nhớ hũ gạo đã hết để tiền mua gạo.
 -HS trả lời
- Tiết kiệm tiền để mua gạo.
 -HS trả lời
 + Đua đòi với chúng bạn xin tiền mẹ để đi chơi
 + Hối hận vì không biết thương mẹ sử dụng đồng tiền không hợp lí.
 + Thảo biết tận dụng thời gian sử dụng đúng mức và hợp lí tiền của sức lao động của mẹ
 + Hà ngược lại
 HS: trả lời
 Cần tiết kiệm thời gian, công sức, tiết kiệm trong tiêu dùng (điện, nước )
 HS : trả lời
HS: trả lời
 - Không lãng phí tiền của nhà nước, gia đình và của bản thân.
- Biết quý trọng thời gian.
-Biết quý trọng sức lực của mình.
- Biết quý trọng kết quả lao động của mình và của người khác.
 HS: trả lời
-Xa hoa lãng phí về của cải, tiền bạc, sức lực, thời gian, quá mức cần thiết.
- Làm thất thoát tài sản, tiền của Nhà nước.
- Tham ô, tham nhũng.
- Hoang phí sức khỏe vào những cuộc chơi vô bổ 
 HS: trả lời
HS: làm bài tập
 - Việc làm của Lan thể hiện tính tiết kiệm
- Vì: Lan biết sắp xếp thời gian học tập rất khoa học, hợp lí 
 HS: nhận xét, bổ sung
-Hs chia nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
* Đại diện tổ 1:
 + Ăn mặc giản dị
 + Tiêu dùng đúng mức
 + Không lãng phí phô trương
 + Không lãng phí thời gian để chơi. 
 +Không làm hư đồ dùng do cẩu thả
 + Tận dụng đồ cũ, giấy vụn 
 + Không lãng phí điện ,nước
 *Đại diện tổ 2:
 + Giữ gìn bàn ghế
 + Tắt điện quạt khi ra về
 + Dùng nước xong khóa lại
 + Không vẽ lên bàn ghế, bôi bẩn lên tường
 + Không làm hỏng tài sản chung
 + Ra vào lớp đúng giờ
 + Không ăn quà vặt
 *Đại diện tổ 3:
+ Giữ gìn tài nguyên thiên nhiên
+ Tiết kiệm điện nước
 + Không hái hoa trong công viên
+ Không làm thất thoát tài sản
+ Không la cà, nghiện ngập.
+Tiết kiệm của công
 *Đại diện tổ 4
+ Để nước chảy không ai khóa lại
+ Để điện suốt ngày đêm
+ Tiêu sài quá mức
+ Tổ chức sinh nhật linh đình.
+ Lãng phí thời gian vào việc chơi 
- Các tổ nhận xét, bổ sung cho nhau
 Hs phát biểu
- Tích lũy vốn xây dựng gia đình, đất nước
- Tiết kiệm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội
- Tiết kiệm thì dân giàu nước mạnh.
 HS nhận xét
 -HS trả lời
- Phong trào thu gom giấy vụn, sách báo cũ ủng hộ Hội người mù
- Tiết kiệm tiền quà sáng giúp đỡ bạn nghèo vượt khó trong học tập.
- Quyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn học sinh nghèo, khó khăn 
-Đọc Tục ngữ: “Tích tiểu thành đại”
-“Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm thì như gió vào nhà trống”
I/ Tìm hiểu truyện đọc
II. Nội dung bài học
 1.Thế nào là tiết kiệm?
 Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
*Tiết kiệm khác với hà tiện, keo kiệt, xa hoa, lãng phí:
- Hà tiện, keo kiệt là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết.
- Xa hoa lãng phí là tiêu phí của cải, tiền bạc, sức lực, thời gian quá mức cần thiết.
2. Ý nghĩa của sống tiết kiệm 
 - Về đạo đức: là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của con người.
 Sống hoang phí dễ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa ngã.
- Về kinh tế: Tiết kiệm giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước.
- Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa.
 c. Hoạt động luyện tập (4’)
 Làm bài tập a SGK: Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm.
- Năng nhặt chặt bị o
- Cơm thừa gạo thiếu o
- Góp gió thành bão o
- Của bền tại người o
- Vun tay quá tráng o
- Kiếm củi ba năm thiêu 1giờ o 
 d. Hoạt động vận dụng: (2’) 
 ? Bản thân em đã thực hiện tiết kiệm như thế nào?
 - Ăn mặc giản dị
 - Nhặt giấy vụn bán
 - Giữ gìn quần áo, sách vở
 - Sắp xếp thời gian để vừa học tốt, vừa giúp đỡ bố mẹ. 
 3. Hoạt động tổng kết (3’)
 - Nắm vững nội dung kiến thức đã học
 - Làm bài tập b, c SGK trang 11
 - Chuẩn bị bài thực hành ngoại khóa: “Thực hiện trật tự an toàn giao thông”
+ Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về giao thông.
+ Tìm hiểu luật giao thông đường bộ.
+ Các loại biển báo giao thông.
 4. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
III. XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:
Vì sao sức khỏe là vốn quý của con người? Hằng ngày em đã chăm sóc và bảo vệ sức khỏe như thế nào? 
Ý nghĩa của việc sống tiết kiệm như thế nào? Bản thân em đã thực hiện tiết kiệm như thế nào?
 3. Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm.
- Năng nhặt chặt bị o
- Cơm thừa gạo thiếu o
- Góp gió thành bão o
- Của bền tại người o
- Vun tay quá tráng o
- Kiếm củi ba năm thiêu 1giờ o 
 4. Đánh dấu x vào ô trống tương ứng với việc làm không siêng năng kiên trì?	
	a/ Hà thường giải bài tập	 o
	b/ Nam thường quay cóp	o
	c/ Minh mãi mê đi chơi	o
	d/ An giúp đỡ cha mẹ làm việc	o
	đ/ Nhờ người khác làm hộ công việc của mình.	o
IV. NHẬN XÉT CHUNG:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA
THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG	t
Ngày soạn: --------------------	
Ngày dạy :---------------------	
Tuần: 3
Tiết: 3
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 Giúp học sinh nắm được một số nội dung cơ bản về thực hiện trật tự an toàn giao thông.
 2. Kỹ năng:
 Học sinh rèn được những kỹ năng nhận biết và thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông.
 3. Thái độ:
- Thực hiện đúng trật tự an toàn giao thông 
- Đồng tình, ủng hộ những việc làm đúng, phê phán lên án những việc làm sai về trật tự an toàn giao thông.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo dục trật tự an toàn giao thông, các loại biển báo giao thông, tình huống, luật giao thông đường bộ
- Học sinh: Chuẩn bị tư liệu về Luật giao thông đường bộ, vở ghi.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Kiểm tra bài cũ: (4’)
	 * Hãy đánh dấu x vào ô trống thể hiện tính tiết kiệm :
	- Đòi mẹ mua đồ trang sức 	 o
	- Nuôi heo đất	 o
	- Chạy nhảy trên bàn 	o
- Ôn tập trong giờ trống	o
 * Thế nào là tiết kiệm? Hãy kể những việc làm của em thể hiện sự tiết kiệm?	
2/ Dạy bài mới:
a. Hoạt động mở đầu(2’)
Có một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: “ Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm họa thứ 3 gây ra cái chết và thương vong cho loài người”. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Và chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Hôm nay chúng cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 b. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay (8’)
 a/Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân và quy tắc chung về giao thông đường bộ
b/ Cách tiến hành
- GV cho hs xem tranh ảnh về tai nạn giao thông
- Gv giới thiệu bảng số liệu thống kê con số tai nạn và số người chết, bị thương
GV : Qua những số liệu thống kê, em có nhận xét gì về chiều hướng tăng, giảm các vụ tai nạn giao thông và thiệt hại về người do tai nạn giao thông gây ra ?
 ? Theo em , những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều như hôm nay ?
- Gv ghi bảng phụ 
 ? Trong đó , nguyên nhân nào là nguyên nhân chính ?
? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn khi đi đường ?
- Trong trường hợp chứng kiến một vụ tai nạn giao thông, em sẽ làm như thế nào?
GV chốt lại nội dung
- Hs xem tranh, phát biểu suy nghĩ và bày tỏ cảm xúc 
- Hs trình bày cá nhân : Con số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng tăng
Hs thảo luận nhóm – trả lời 
- Tham gia giao thông ngày càng nhiều
- Quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế
- Ý thức tham gia giao thông còn chưa tốt 
* Nguyên nhân chủ yếu 
- Sự hiểu biết của người tham gia giao thông
- Ý thức tham gia giao thông còn chưa tốt
=> Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông 
- Hs nêu:
+Báo cho người lớn biết
+Gọi cho cảnh sát giao thông hoặc xe cấp cứu nếu biết.
+Báo cho gia đình nạn nhân biết (nếu biết)
+Giữ gìn đồ đạc cho người bị tai nạn, 
I. Quy tắc chung về giao thông đường bộ 
 Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các tín hiệu giao thông đường bộ (7’)
a/ Mục tiêu: HS nắm được một số quy định về đi đường 
b/ Cch tiến hành :
 ? Khi tham gia giao thông đường bộ, em thấy có những đèn tín hiệu nào ?
 ? Mỗi đèn tín hiệu có ý nghĩa gì ?
 Gv đưa 1 bức tranh 1 người vi phạm giao thông, đến ngã tư, đèn đỏ nhưng ngừơi ấy vẫn đi hoặc bi tập 1( GDTTANGT)
GV phát cho mỗi nhóm một bộ biển báo gồm 4 loại cơ bản nhưng để lẫn lộn
 ? Dựa vào màu sắc và hình khối, hãy phân loại, chỉ ra từng đặc điểm? 
 ? Vậy mỗi loại biển báo này có ý nghĩa gì ?
- Giới thiệu: Điều 10 luật giao thông đường bộ (ý nghĩa các loại biển báo )
-GV: cho hs quan sát 1 bức tranh người đi vào đường 1 chiều sai biển báo.
? Người tham gia giao thông có hành vi nào sai phạm ? vì sao ?
 (Xem sách giáo dục trật tự an toàn giao thông, tài liệu dùng trong nhà trường THCS) tr .30.37
- Hs trả lời cá nân
Đèn đỏ, xanh, vàng
Đèn đỏ -> cấm
Đèn xanh -> được đi
Đèn vàng -> chậm lại
-Mỗi nhóm có 1 bộ biển báo gồm 4 loại
-Quan sát phân loại biển báo 
+ Biển báo cấm : Hình tròn , viền đỏ .
+ Biển báo hiệu lệnh : Hình tròn nền xanh .
+ Nguy hiểm : Hình tam giác , viền đỏ . 
+ Chỉ dẫn : Hình chữ nhật, hình vuông, nền xanh lam.
II. Một số quy định về đi đường
a. Các tín hiệu giao thông
Đèn đỏ -> cấm
Đèn xanh -> được đi
Đèn vàng -> chậm lại
b. Các loại biển báo :
+ Có 4 loại .
+ Biển báo cấm 
+ Biển báo hiệu lệnh 
+ Biển báo nguy hiểm 
+ Biển báo chỉ dẫn 
*Hoạt động 3 : Xử lý tình huống (7’)
a/ Mục tiêu: HS hiểu để đảm bảo trật tự an toàn giao thông ntn?
b/ Cách tiến hành:
GV: Đưa tình huống (bảng phụ)
Tan học về giữa trưa đường vắng, muốn thể hiện với các bạn mình, Hưng đi xe đạp thả hai tay và đánh võng, lạng lách. Không may, xe Hưng vướng phải quang gánh của một bác bán rau đi bộ cùng chiều dưới lòng đường .
 Theo em, ai là người có lỗi trong việc này. Vì sao?
 - Giới thiệu điều 30. luật giao thông đường bộ .
- Đưa một ảnh đi bộ sai tín hiệu đèn báo giao thông . Hãy nhận xét hành vi của người tham gia giao thông ?
- Từ tình huống 1 và tranh vẽ chúng ta rút ra bài học gì khi đi bộ trên đường ?
- Hs tự giải quyết .
- Hưng thả tay đánh võng , lượn lách va phải người đi bộ 
- Người bán rau vi phạm đi bộ dưới lòng đường .
-Hs trả lời.
=> rút ra bài học .
c. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông :
Hoạt động 4 : Liên hệ thực tế (6’)
 a/ Mục tiêu: HS hiểu và biết liên hệ bản thân 
b/ Cách tiến hành:
- GV : Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu những quy định cơ bản của luật giao thông. Để giúp các em hiểu v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1_ban_ha.doc