Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình học kì I - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình học kì I - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Giúp Hs nắm được một số quy định khi tham gia giao thông.

 2. Kĩ năng:

- HS biết được tác dụng của các loại tín hiệu giao thông.

3. Thái độ:

- HS có ý thức tôn trọng và thực hiện trật tự an toàn giao thông.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,.

- Năng lực chuyên biệt:

 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tư duy phê phán

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, SBT GDCD 6. Hệ thống biển báo.

2. Học sinh:

- Xem trước nội dung bài học.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

6A: 6B:

2. Kiểm tra bài cũ:

Hãy nêu các loại biển báo thông dụng?

3. Bài mới.

3.1. Hoạt động tạo tình huống học tập:

- GV: Đặt vấn đề: Hôm trước các em đã biết được các loại biển báo thông dụng, hôm nay các em sẽ đi tìm hiểu phần tiếp theo của bài học này.

 

doc 71 trang tuelam477 4170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình học kì I - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/09/2020
Ngày dạy: 08/09/2020
Tiết 1:
THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Giúp Hs nắm được một số quy định khi tham gia giao thông. Nắm được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của giao thông đối với đời sống của con người.
2. Kĩ năng: 
- HS biết được tác dụng của các loại tín hiệu giao thông.
3. Thái độ: 
- HS có ý thức tôn trọng và thực hiện trật tự an toàn giao thông.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
 II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng đặt mục tiêu, KN lập kế hoạch, KN tư duy phê phán 
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, SBT GDCD 6. Hệ thống biển báo.
2. Học sinh: 
- Xem trước nội dung bài học.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức: 
6A: 6B:
2. Kiểm tra bài cũ:
	1. Nêu mối quan hệ giữa nhà nước và công dân?.
	2. Nêu một số quyền và nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước mà em biết?.
3. Bài mới.
3.1. Hoạt động tạo tình huống học tập:
- GV: Đặt vấn đề: Một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: Sau chiến tranh và thiên tai thì ti nạn giao thông là thảm hoạ thứ 3 gây ra cái chết và thương vong cho loài người. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Thì cbhungs ta cùng vào tim hiểu nội dung bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay.
Gv: Treo lên bảng bảng thống kê về tình hình tai nạn giao thông cập nhật theo số liệu mới cho HS quan sát 
- Hs: Quan sát bảng thống kê
- Gv: Đặt câu hỏi:	
Gv: Em có nhận xét gì về tai nạn giao thông ở trong nước và ở địa phương?.
Gv: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông?.
- Hs: Suy nghĩ trả lời.
- Hs: Cả lớp bổ sung.
- Gv: Nhận xét chốt ý
- Hs: Tự tiếp thu kiến thức
* Hoạt động 2: Thảo luận giúp Hs hiểu một số quy định về đi đường.
Gv: Theo em chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?.(Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông)
Gv: Hãy nêu những hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại hiệu lệnh khi người cảnh sát giao thông đưa ra?.( Gv có thể giới thiệu cho hs).
Gv: Hãy kể tên các loại đèn tín hiệu và ý nghĩa của các loại đèn đó?.
Gv: Hãy kể tên một số loại biển báo mà em biết và nêu ý nghĩa của nó?.
Gv: Giới thiệu hệ thống vạch kẻ đường và tường bảo vệ.
1. Tình hình tai nạn giao thông hiện nay:
- Ở trong nước và tại địa phương số vụ tai nạn giao thông có người chết và bị thương ngày càng tăng.
* Nguyên nhân:
- Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt.
- Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
- Dân số tăng nhanh.
- Sự quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế.
2. Một số quy định về đi đường: 
a. Các loại tín hiệu giao thông: 
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Tín hiệu đèn.
- Hệ thống biển báo.
+ Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ- thể hiện điều cấm.
+ Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ- Thể hiện điều nguy hiểm, cần đề phòng.
+ Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam- Báo điều phải thi hành.
+ Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật ( vuông) nền xanh lam- Báo những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác.
+ Biển báo phụ: Hình chữ nhật ( vuông)- thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ hơ các biển báo khác.
- Vạch kẻ đường.
- Hàng rào chắn, tường bảo vệ...
3.3. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
-GV cho hS lµm bµi tËp b SGK 
+HS ®äc yªu cÇu cña bµi
-GV gäi 1 HS lªn b¶ng lµm. HS d­íi líp cïng lµm vµ nhËn xÐt
-GV ch÷a bµi cho ®iÓm 
b. Trong c¸c lo¹i biÓn b¸o sau:
-BiÓn b¸o cho phÐp ng­êi ®i bé ®­îc ®i: 305, 423 b
-BiÓn b¸o cho phÐp ng­êi ®i xe ®¹p ®­îc ®i: 226, 304
3.4. Hoạt động vận dụng:
- Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. 
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Học bài, làm các bài tập còn lại.
- Xem trước nội dung tiết 2 của bài này. 
- Sưu tầm những tấm gương học tốt.
Ký duyệt của Tổ chuyên môn
Ngày 07 tháng 09 năm 2020
 Phạm Thị Hằng
Ngày soạn: 10/09/2020
Ngày dạy: 15/09/2020
Tiết 2:
THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Giúp Hs nắm được một số quy định khi tham gia giao thông.
 2. Kĩ năng: 
- HS biết được tác dụng của các loại tín hiệu giao thông.
3. Thái độ: 
- HS có ý thức tôn trọng và thực hiện trật tự an toàn giao thông.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tư duy phê phán 
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, SBT GDCD 6. Hệ thống biển báo.
2. Học sinh: 
- Xem trước nội dung bài học.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức: 
6A: 6B:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu các loại biển báo thông dụng?
3. Bài mới.
3.1. Hoạt động tạo tình huống học tập:
- GV: Đặt vấn đề: Hôm trước các em đã biết được các loại biển báo thông dụng, hôm nay các em sẽ đi tìm hiểu phần tiếp theo của bài học này.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các quy tắc về đi đường.
Gv: Để hạn chế tai nạn giao thông, người đi đường cần phải làm gì?.
Gv: Cho hs thảo luận xử lí tình huống sau:
Tan học Hưng lái xe đạp thả 2 tay và lạng lách, đánh võng và đã vướng phải quang gánh của bác bán rau đi giữa lòng đường.
Hãy nêu sai phạm của Hưng và bác bán rau?.
Gv: Khi đi bộ phải tuân theo những quy định nào?.
- Gv: Cho Hs thảo luận theo nhóm hai bàn một
- Hs: Các nhóm thảo luận
- Gv: Quan sát, hỗ trợ nếu cần.
- Hs: Các nhóm trình bày.
- Hs: Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau
- Gv: Chốt ý
- Hs: Tự tiếp thu kiến thức.
Gv: Cho hs quan sát tranh và nêu các vi phạm trong bức tranh ( gv chuẩn bị ở bảng phụ).
- Hs: Quan sát và trả lời
- Gv: Nhận xét
HS: Làm một số bài tập ở sách Bài tập tình huống.
Gv: Người đi xe đạp phải tuân theo những quy định nào?.
Gv: Muốn lái xe máy, xe mô tô phải có đủ những điều kiện nào?.
Gv: Để thực hiện TTATGT đường sắt mọi người phải tuân theo những quy định gì?.
- Hs: Suy nghĩ trả lời
- Hs: Nhận xét bổ sung lẫn nhau
- Gv: Nhận xét chốt ý
- Hs: tự tiếp thu kiến thức và lưu lại.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm của HS.
Gv: Theo em chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?.
- Hs: Suy nghĩ trả lời
- Hs: Nhận xét bổ sung lẫn nhau
- Gv: Nhận xét chốt ý
- Hs: tự tiếp thu kiến thức và lưu lại.
2. Một số quy định về đi đường: 
a. Các loại tín hiệu giao thông: 
b. Quy định về đi đường:
- Người đi bộ:
+ đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường.
+ đi đứng phần đường và đi theo tín hiệu giao thông.
Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không mang vấc đồ cồng kềnh đi ngang trên đường.
- Người đi xe đạp:
+ Cấm lạng lách, đánh võng, buông cả hai tay hoặc đi xe bằng 1 bánh.
+ Không được dang hàng ngang quá 2 xe.
+ Không được sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác.
+ Không mang vác, chở vật cồng kềnh.
+ Chỉ được chở 1 người và một trẻ em dưới 7 tuổi.
- Người đi xe máy, xe mô tô:
- Quy định về an toàn đường sắt:
3. Trách nhiệm của HS: 
- Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và cá quy đinh về an toàn giao thông.
- Đi về bên phải theo chiều đi của mình.
- Tuân thủ nguyên tắc về nhường đường, tránh và vượt nhau.
3.3. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung bài học
- GV cho HS ®äc yªu cÇu bµi tËp c
+HS lµm viÖc c¸ nh©n
- GV gäi HS lªn b¶ng lµm 
+HS d­íi líp cïng lµm vµ nhËn xÐt
- GV ch÷a bµi cho ®iÓm
Bµi tËp d cho HS th¶o luËn nhãm
+HS tr×nh bµy trªn b¶ng nhãm
c. NhËn xÐt hµnh vi:
-Bøc tranh 1: Vi ph¹m quy ®Þnh vÒ ATGT ®­êng s¾t
-Bøc tranh 2: Vi ph¹m vÒ quy ®Þnh dµnh cho ng­êi ®i xe ®¹p
d. NhËn xÐt vÒ t×nh h×nh thùc hiÖn trËt tù ATGT n¬i em ë
3.4. Hoạt động vận dụng:
- Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. 
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Học bài, làm các bài tập còn lại.
- Xem trước nội dung bài 15. Sưu tầm những tấm gương học tốt.
Ký duyệt của Tổ chuyên môn
Ngày 14 tháng 9 năm 2020
 Phạm Thị Hằng
 Ngày soạn: 20/09/2020 
Ngày dạy: 22/09/2020
Tiết 3
 TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1.Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
 2. Thái độ:
- Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.
 3. Kĩ năng
- Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao .
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tư duy phê phán 
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh ảnh , giấy khổ lớn, bút dạ , tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. Giáo án, SGK, SGV 
- HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
6A: 6B:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới:
3.1. Hoạt động tạo tình huống học tập:
- Gv: Giới thiệu khái quát qua về chương trình môn GDCD 6 sau đó dẫn dắt vào bài mới.
 Cha ông ta thường nói : “có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe quý hơn vàng”. Để hiểu được ý nghĩa của sức khỏe nói chung và tự chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân nói riêng, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện đọc 
 GV: Cho học sinh đọc truyện :Mùa hè kì diệu
 HS: Trả lời các câu hỏi sau:
 GV: Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
 HS: Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi.
 GV: Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
 HS: Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện thể thao.
 GV: Sức khỏe có cần cho mỗi người không? Vì sao?
 HS: Sức khỏe rất cần thiết cho mỗi con người, con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động vui chơi, giải trí... 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học:.
GV: Theo em, thế nào là tự chăm sóc sức khoẻ? 
 HS: Tự chăm sóc sức khỏe là biết giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, không sử dụng các chất gây nghiện, phòng và chữa bệnh.
 GV: Vì sao sức khỏe là vốn quý của con người?
 HS: Vì sức khỏe là tài sản vụ giá, có sức khỏe thì có tất cả 
 GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe, tự rèn luyện thân thể?
 HS: Sức khỏe tốt giúp chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái yêu đời.
 GV: Sức khỏe không tốt dẫn đến hậu quả như thế nào đối với học tập?
 HS: Nếu sức khoẻ không tốt: Học tập uể oải, tiếp thu kiến thức chậm, không học bài, kết quả học tập kém. 
 GV: Sức khỏe không tốt dẫn đến hậu quả như thế nào đối với công việc lao động?
 HS: Không hoàn thành công việc, ảnh hưởng đến thu nhập.
 GV: Sức khỏe không tốt dẫn đến hậu quả như thế nào đối với vui chơi giải trí?
 HS: Không hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi giải trí do buồn bực, khú chịu...
 GV: Rèn luyện sức khỏe như thế nào?
 HS: Trình bày
Tìm hiểu cách thức rèn luyện sức khoẻ:
Cho học sinh làm bài tập sau:
Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng.
 Ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng.
 Ăn uống kiên khem để giảm cân.
 Ăn thức ăn có chứa các loại khoáng chất... thì chiều cao phát triển.
 Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều.
 Hằng ngày luyện tập TDTT.
 Phòng bệnh hơn chữa bệnh
 Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ.
 Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
 Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để
GV: Sau khi học sinh làm bài tập xong, Giáo viên chốt lại nội dung kiến thức lên bảng.
I.Tìm hiểu truyện đọc
Mùa hè kì diệu
 Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí... 
II. Bài học
 1. Ý nghĩa:
- Sức khoẻ là vốn quý của con người.
- Sức khoẻ tốt giúp cho chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái yêu đời. 
2. Rèn luyện sức khoẻ như thế nào:
- Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm).
- Hằng ngày tích cực luyện tập thể dục thể thao.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Khi mắc bệnh tích cực chữa chạy triệt để.
3.3. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung bài học
Cho HS làm bài tập
a ( SGK-4) Chọn nh÷ng biÓu hiÖn biÕt tù ch¨m sãc søc kháe ?
c. ( SGK-4) Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, uống rượu bia?. 
* Chơi trò chơi sắm vai.
- Tình huống: Mai bị chó cắn.
? Nếu là Mai, em cần phải làm gì trong tình huống này?
- HS sắm vai , lên diễn 
 HS khác Nhận xét.
- GV Nhận xét, tuyên dương nhóm tốt.
* Bài tập a.
- §¸p ¸n: a, b, c, e.
* Bài tập c.
- Gây ung thư phổi, các bệnh lí khác
- Ô nhiễm không khí
- Gây mất trật tự an ninh xã hội...
* Bài tập tình huống.
- Tiêm phòng.
- Theo dõi và chữa trị.
3.4. Hoạt động vận dụng:
GV đưa ra các tình huống
HS lựa chọn ý kiến đúng.
-Bố mẹ sáng nào cũng tập thể dục. 
-Vì sợ muộn học nên Hà ăn cơm vội vàng.
-Tuấn thích mùa Đông vì ít phải tắm.
GV: Nhận xét kết luận toàn bài:
 Cổ xưa có câu: “Thà vô sự mà ăn cơm hẩm còn hơn đeo bệnh mà uống sâm nhung”
Một người có sức khỏe thì sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Hạnh phúc của họ là họ có tất cả. Một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ - nếu họ có cái quý giá nhất đó là sức khỏe. Vì vậy ở tuổi còn nhỏ chúng ta phải biết quý trọng, giữ gìn sức khỏe của mình. Đó là việc làm tốt để giúp đỡ bố mẹ và người thân.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Bài tập về nhà: b. d (sgk trang 5).
 - Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ.
Ký duyệt của Tổ chuyên môn
Ngày 21 tháng 9 năm 2020
 Phạm Thị Hằng
Ngày soạn: 25/9/2020
Ngày dạy:29/09/2020
Tiết 4 
BÀI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- GiúpHọc sinh hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì, những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết rèn luyện đức tính siêng năng kiên trì cả trong học tập và lao động.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích lao động và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, công việc có ích đã đề ra.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tư duy phê phán 
III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
- SGK, SGV GDCD 6...
2. Chuẩn bị của HS : 
- Xem trước nội dung bài học.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức: 
6A: 6B:
2. Kiểm tra bài cũ : 
	1. Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì?.
	2. Hãy kể một vài việc làm chứng tỏ em biết chăm sóc sức khoẻ cho bản thân?.
3. Bài mới.
3.1. Hoạt động tạo tình huống học tập:
* Vào bài mới: ? Em hãy đọc bài thơ, kể câu chuyện nói về „Siêng năng, kiên trì“.
Ví dụ: Câu chuyện „ Rùa và thỏ“ ....GV dẫn vào bài
 „ Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên“. Đúng vậy, có chí, kiên trì sẽ giúp ta thành công trong cuộc sống. Hiểu về siêng năng, kiên trì - Cô và các em vào bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Truyện đọc.
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp gợi mở, Dạy học nhóm.
- Cách thức: Đặt câu hỏi, trả lời nhóm .
- GV gọi HS đọc truyện SGK.
* Thảo luận cặp đôi (3 phút)
1. Bác hồ nói được những thứ tiếng nước ngoài nào? 
2. Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình học tập? Cách khắc phục ?
- Đại diện HS trả lời 
- HS khác Nhận xét bổ sung.
- GV Nhận xét chốt kiến thức.
? Qua tấm gương Bác Hồ, em học tập được những đức tính nào?
* Hoạt động 2: Nội dung bài học.
- Gv: Đặt câu hỏi: Từ truyện đọc, em hiểu thế nào là siêng năng? Cho ví dụ?
? Thế nào là kiên trì?
- Hs: Suy nghĩ trả lời.
- Hs: Cả lớp nhận xét bổ sung
- GV: nhận xét chốt
- Hs: Tiếp thu kiến thức và lưu lại.
? Hành vi nào thể hiện tính siêng năng, kiên trì? Vì sao?
1. Thành hay nghỉ học vì sợ cô giáo kiểm tra bài cũ.
2. Để học tốt tiếng Anh, Lan luôn tự học qua In-tơ-nét, làm thêm bài tập.
3. Chưa học bài mà Nam đã đi chơi.
4. Nhà nghèo, An vừa học vừa đi làm thêm lấy tiền nộp học phí.
? Kể những danh nhân nhờ siêng năng, kiên trì đã thành công trong sự nghiệp? trong học tập mà em biết?
* Thảo luận nhóm: 6 nhóm (5phút)
? Tìm biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập?
? Tìm biểu hiện siêng năng trong lao động, trong cuộc sống?
- Đại diện HS trả lời 
- HS khác Nhận xét bổ sung.
- GV Nhận xét chốt kiến thức.
? Siêng năng kiên trì biểu hiện trong những lĩnh vực nào?
 ? Nêu mối quan hệ giữa siêng năng và kiên trì?
? Trái với siêng năng là gì? Cho ví dụ?
? Trái với kiên trì là gì? Cho ví dụ?
? Thái độ của em như thế nào trước những việc làm siêng năng, kiên trì và không siêng năng, kiên trì? 
1. Truyện đọc:
 BÁC HỒ TỰ HỌC NGOẠI NGỮ
- Bác Hồ biết các thứ tiếng Pháp Anh, nga Trung Quốc, Nhật, Ý, 
- Khó khăn: Bác không được học ở trường, vừa làm việc vừa học, tuổi cao 
- Khắc phục: + Bác học thêm vào giờ nghỉ ban đêm.
+ Nhờ các thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ vào tay, sáng, chiều tự học 
=> Siêng năng, kiên trì.
- Tự học, siêng năng, kiên trì 
2. Nội dung bài học:
a. Khái niệm. 
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
- VD: Buổi lao động nhiều việc tưởng không làm hết, nhưng các Bạn HS lớp 6 chăm chỉ làm và đã hoàn thành công việc.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
- VD: Gặp bài văn khó, Hoa suy nghĩ và làm xong mới thôi.
* Bài tập nhanh.
- Đáp án: 2, 4 –> Sự chăm chỉ, tự giác.
2. Biểu hiện 
- Trong học tập: cần cù, tự giác, chăm chỉ học tập.
- Trong lao động: Tự giác, chịu khó, miệt mài làm việc thường xuyên, không ngại khó, ngại khổ.
- Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Giữa chúng có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ cho nhau để dẫn đến thành công .
+ Trái với siêng năng là lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại, ăn bám...
- Ví dụ: Nam thường xuyên không thuộc bài.
+ Trái với kiên trì là: nản lòng, chóng chán, bỏ bê công việc...
- Ví dụ: Gặp bài toán khó, Chung không làm.
-> Ủng hộ, rèn luyện để trở thành người siêng năng, kiên trì. 
- Nhắc nhở người thiếu siêng năng, kiên trì.
- Nhắc nhở, khuyên để bạn hiểu ý nghĩa của lao động cần tích cực, chăm chỉ trong mọi công việc để rèn luyện mình.
3.3. Hoạt động luyện tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
? Tìm hành vi biểu hiện tính siêng năng, kiên trì ?
? Kể việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì của em?
* Chơi trò chơi tiếp sức: 
? Tìm việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì? 
- GV Hướng dẫn luật chơi: 2 đội, mỗi đội 3 em, trong thời gian 3 phút, đội nào tìm được nhiều việc làm sẽ thắng.
- HS tham gia, nhận xét.
- GV tổng kết trò chơi.
* Bài tập a.
- Hành vi 1,2.
* Bài tập b.
- Thường xuyên giúp bố, mẹ việc nhà.
- Hoàn thành bài tập cô giáo giao và làm thêm bài tập khác...
* Bài tập bổ sung.
4. Hoạt động vận dụng.
- Tổ chức cho HS xuống nhổ cỏ ở bồn hoa 5 phút.
? Khi có nhiều bài tập về nhà, em sẽ làm gì?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
* Tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn... nói về siêng năng, kiên trì.
* Học nội dung bài học/sgk-6 và làm bài tập b,c,d (sgk/6)
* Chuẩn bị bài: Tiết kiệm.
+ Tìm hiểu truyện đọc “ Thảo và Hà”, trả lời câu hỏi/sgk
+ Tìm hiểu tiết kiệm là gì? Ý nghĩa của tiết kiệm.
+ Tìm ca dao, tục ngữ, câu chuyện về tiết kiệm.
Ký duyệt của Tổ chuyên môn:
Ngày 28 tháng 9 năm 2020
Phạm Thị Hằng
Ngày soạn: 2/10/2020
Ngày dạy:06/10/2020
Tiết 5
BÀI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giúp Học sinh hiểu ý nghĩa và cách rèn luyện của siêng năng kiên trì.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết rèn luyện đức tính siêng năng kiên trì cả trong học tập và lao động.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích lao động và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, công việc có ích đã đề ra.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tư duy phê phán 
III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
- SGK, SGV GDCD 6...
2. Chuẩn bị của HS : 
- Xem trước nội dung bài học.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức: 
6A: 6B:
2. Kiểm tra bài cũ : 
?Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì?Hãy kể một vài việc làm chứng tỏ em biết chăm sóc sức khoẻ cho bản thân?.
3. Bài mới.
3.1. Hoạt động tạo tình huống học tập:
- Gv : Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã biết được thế nào là siêng năng kiên trì và biểu hiện của nó, hôm nay chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa và cách rèn luyện của nó.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của siêng năng kiên trì
* Chơi trò chơi sắm vai:
- Tình huống: Thấy việc khó là Nam tránh không làm.
? Là bạn của Nam, em sẽ làm gì?
- Đại diện HS trả lời 
- HS khác Nhận xét bổ sung.
- GV Nhận xét chốt kiến thức.
? Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào?
? Tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về siêng năng, kiên trì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rèn luyện:
- Cho HS thảo luận
- Gv: Chia nhóm thảo luận
- Hs: Chia nhóm theo yêu cầu của GV
- GV: Giao câu hỏi cho nhóm thảo luyện trong 3 phút.
Nhóm 1: Cách rèn luyện siêng năng kiên trì trong học tập?
Nhóm 2: Cách rèn luyện siêng năng kiên trì trong lao động?
Nhóm 3: Cách rèn luyện siêng năng kiên trì trong các hoạt động khác?
- Hs: Các nhóm thảo luận
- Gv: Quan sát hỗ trợ khi cần thiết
- Hs: Các nhóm trả lời
- Hs: Các nhóm khác nhasHs
ận xét bổ sung
- Gv: Chốt
- Hs: Tiếp thu và lưu lại kiến thức
1. Truyện đọc:
 2. Nội dung bài học:
a. Khái niệm. 
b. Biểu hiện 
c. Ý nghĩa. 
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
- Ví dụ: “ Sắt không dùng sẽ bị gỉ”
 “ Mưa dầm thấm lâu”
 “ Khổ luyện thành tài, miệt mài tất giỏi”
 “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
4. Cách rèn luyện:
- Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể:
+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..
+ Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.
+ Trong các hoạt động khác: kiên trì luyện tập Thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường...
3.3. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Cho học sinh làm bài tập sau:
Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng.
 1. Ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng.
 2. Ăn uống kiên khem để giảm cân.
 3. Ăn thức ăn có chứa các loại khoáng chất... thì chiều cao phát triển.
 4. Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều.
 5. Hằng ngày luyện tập Thể dục thể thao.
 6. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
 7. Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ.
 8. Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
 9. Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để
Đáp án đúng: 1,3,5,6,8,9.
3.4. Hoạt động vận dụng: 
- GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì, ý nghĩa và những biểu hiện trái với tính siêng năng, kiên trì. 
 - GV: Em tự đánh giá mình đã siêng năng kiên trì hay chưa qua những biểu hiện sau: Học bài cũ làm bài mới, chuyên cần, rèn luyện thân thể
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rông: 
- Học bài, làm các bài tập b,c,d SGK/7.Xem nội dung còn lại của bài.	
Ký duyệt của Tổ chuyên môn:
Ngày 5 tháng 10 năm 2020
Phạm Thị Hằng
Ngày soạn: 10/ 10/ 2020
Ngày dạy: 13/10/2020
Tiết 6
BÀI 3: TIẾT KIỆM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
-Giúp hs hiểu thế nào là tiết kiệm, cách tiết kiệm và ý nghĩa của nó.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí.
3. Thái độ:
- Học sinh thường xuyên có ý thức tiết kiệm về mọi mặt ( thời gian, tiền của, đồ dùng, dụng cụ học tập, lao động..).
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tư duy phê phán 
III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của Giáo viên : 
- SGK, SGV GDCD 6, những gương tiết kiệm...
2. Chuẩn bị của Học sinh:
- SGK GDCD 6, học bài cũ.
- Xem trước nội dung bài học.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
- Sĩ số 6A: 6B
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Câu 1: Vì sao phải siêng năng, kiên trì? 
- Câu 2: Hãy tìm 5 câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng kiên trì và giải thích một câu trong năm câu đó?
3. Bài mới:
3.1. Hoạt động tạo tình huống học tập:
- GV: Giới thiệu bài: Mỗi ngày đi học bạn Lan được mẹ cho 5000 tiền ăn sáng, nhưng bạn chỉ mua hết 3000. Số tiền còn lại bạn danh lại để mua sách vở.
GV: Em nhận xét gì về việc làm của bạn Lan? Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
HS: Trả lời cá nhân.
Qua tình huống trên GV chuyển ý vào bài mới.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc SGK 
- GV: Gọi HS đọc truyện SGK.
- HS: Đọc truyện.
-GV: Lần lượt đặt câu hỏi:
- Thảo và Hà có xứng đáng để được mẹ thưởng tiền không? Vì sao?.
- Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?.
- Hà có những suy nghĩ gì trước và sau khi đến nhà Thảo?.
- Qua câu truyện trên đôi lúc em thấy mình giống Hà hay Thảo?.
Gv: Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?.
-HS: Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên.
- GV: Kết luận chuyển ý.
 Trong cuộc sống chung quanh mỗi chúng ta sẽ có những bạn như Hà, Thảo. Hình ảnh của Thảo đại diện cho các bạn nhỏ lao động chăm chỉ kiếm tiền phụ giúp gia đình và có tiền để ăn học. Nhưng cũng có bạn như Hà, có những đòi hỏi vượt quá khả năng của gia đình, thậm trí những yêu cầu như: xe máy, điện thoại di động .Vì vậychúng ta cần hiểu rõ thế nào là tiết kiệm. Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta vào phần tiếp theo.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
Gv: Đặt câu hỏi:
-Thế nào là tiết kiệm?
- Chúng ta cần phải tiết kiệm những gì? Cho ví dụ?.
- Trái với tiết kiệm là gì? Cho ví dụ?
- Hãy phân tích tác hại của sự keo kiệt, hà tiện?.
- HS: Suy nghĩ trả lời.
- GV: Đặt câu hỏi:
Vì sao cần phải tiết kiệm?
-HS: Suy nghĩ trả lời
-GV: Cách rèn luyện như thế nào?
- HS: Suy nghĩ trả lời.
- Cách thực hành tiết kiệm
Gv: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo 4 nội dung sau:
- Nhóm1: Tiết kiệm trong gia đình.
- Nhóm 2: Tiết kiệm ở lớp.
- Nhóm 3: Tiết kiệm ở trường.
- Nhóm 4: Tiết kiệm ở ngoài xã hội 
HS thảo luận, trình bày, bổ sung.
 GV: nhận xét, chốt lại.
Gv: Mỗi HS cần thực hành tiết kiệm như thế nào?
Gv: Vì sao phải xa lánh lối sống đua đòi?
* GV: Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực thực hành tiết kiệm trong đời sống cá nhân
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn tiết kiệm tiền của, thời gian của cán bộ, nhân dân
Cả cụôc đời Bác sống giản dị, tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Đã có biết bao câu chuyện cảm động về tấm gương mẫu mực đó, từ những việc nhỏ như sử dụng chiếc phong bì vài lần, đi đôi dép lốp đã cũ, mặc chiếc áo đã sờn cổ , đến chiếc ôtô, ngôi nhà sàn 
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên, nhân dân thực hành tiết kiệm
Người đặc biệt yêu cầu phải triệt để tiết kiệm của công, của dân, của nước vì đó là mồ hôi của dân, xương máu của bộ đội, chiến sĩ 
Người yêu cầu phải tiết kiệm thời gian, giảm họp hành, tổ chức họp phải đúng giờ. Những câu chuyện kể về lời nhắc nhở của Bác đối với một vị tướng chủ trì hội nghị đến chậm 5 phút, phải “nhân 5 phút đến chậm đó đối với 500 người chờ đợi”.
Hồ Chí Minh kêu gọi mọi người tiết kiệm để xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người nói tiết kiệm là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Về phần mình, Người tiết kiệm để giành cho nhân dân. Người gương mẫu mỗi tuần nhịn ăn 1 bữa để giành gạo cho dân đang đói; dùng tiền tiết kiệm được của riêng mình để giành tặng bộ đội.
Tấm gương đạo đức sống trong sạch, tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được báo chí nước ngoài nhiều 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_ho.doc