Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2021-2022
Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; có ý thức bảo vệ các giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1+2+3 Ngày soạn: Tiết 1+ 2+ 3 Ngày dạy: BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ. - Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ. - Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp. 2. Năng lực Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó; có kiến thức cơ bản để học tập, phát huy và việc làm để không ngừng phát huy và nâng cao các trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch để không ngừng phát huy và nâng cao các trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ để phát triển bản thân sau trung học cơ sở Năng lực tự chủ và tự học: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng sống cơ bản đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong cuộc sống Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Phát hiện và giải quyết được những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. 3. Phẩm chất Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; có ý thức bảo vệ các giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. Nhân ái: Trân trọng những giá trị tốt đẹp mà ông bà, bố mẹ, và các thế hệ đi trước đã xây dựng; tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác; tôn trọng sự đa dạng về truyền thống của gia đình, dòng họ. Trách nhiệm: Có có ý thức tìm hiểu, tham gia các hoạt động của gia đình dòng họ, quan tâm đến các công việc của gia đình; dòng họ, quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, đấu tranh với những hành vi làm tổn hại đến truyền thống gia đình, dòng họ II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh 2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6 ( bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) tư liệu báo chí, thông tin, clip. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) a. Mục tiêu: - Tạo được hứng thú với bài học. - Học sinh bước đầu nhận biết được một cách đơn giản thế nào là tình yêu thương con người. - Phát hiện được vấn đề cần tìm hiểu: + Thấy được những giá trị và truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ + Biết được một số việc làm để phát huy truyền thống gia đình và dòng họ. b.Tổ chức thực hiện : Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV cho học sinh nghe vi deo bài hát: Lá Cờ Bài hát: Lá cờ - Tạ Quang Thắng Câu hỏi a) Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam? b) Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra ở trên Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lắng nghe bài hát, - Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra + Học sinh 1: + Học sinh 2: Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học + Bài hát nói về truyền thống yêu nước của gia đình Việt Nam. + Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó: Từ xa xưa đất nước Việt Nam luôn tự hào về truyền thồng yêu nước, chính bởi tấm lòng yêu nước đó đã đưa đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn. Để hiểu được truyền thống gia đình là gì, cần làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ. 2. Hoạt động 2: Khám phá Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Khái niệm truyền thống gia đình và dòng họ. a. Mục tiêu: - HS nếu được các truyền thống gia đình, dòng họ d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin bằng cách mời một HS đọc to, rõ ràng thông tin, cả lớp lắng nghe. - Sau khi HS đọc thông tin, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy? b) Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng lắng nghe một học sinh đọc truyện, theo dõi câu truyện trong sách giáo khoa - Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình + Học sinh 1: + Học sinh 2: Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của học sinh kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp..... - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật truyền thống tốt đẹp của gia đình họ Đặng Gv nhấn mạnh: Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học. Mỗi học sinh chúng ta phải cảm thấy ngưỡng mộ, đáng học tập và có ý thức giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình I. Khám phá 1. Truyền thống gia đình, dòng họ. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được lưu truyền từ đời này sang đời khác. + Gia đình, dòng họ ở Việt Nam có một số truyền thống tiêu biểu như: yêu nước, yêu thương con người, hiếu học, cần cù lao động, các nghề truyền thống ... được lưu giữ, tiếp nối và phát huy qua nhiều thế hệ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ. a. Mục tiêu: - HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập với 2 nội dung như sau ( Mỗi nhóm từ 4- 5 HS) Nhóm 1,2,3: Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung? Nhóm 4,5,6: Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam? Các nhóm cùng trả lời câu hỏi: truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các thành viên trong nhóm cùng nhau trao đổi, suy nghĩ tìm hiểu để trả lời 2 nội dung trên - Mỗi nhóm liệt kê những biểu hiện của tình yêu thương con người vào phiếu học tập do giáo viên đưa ra ứng với từng nội dung trên Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả của nhóm mình. Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến nếu nhóm bạn liệt kê còn thiếu. GV cùng HS tổng hợp ý kiến : - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của mỗi nhóm, điều chỉnh, bổ sung các nội dung mà các nhóm trình bày còn thiếu, kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp..... - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật những ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời: truyền thống đó câu nói có ý nghĩa sâu sắc với mỗi chúng ta, khi chúng ta sống trong một gia đình có nhiều truyền thống tốt đẹp thì sẽ phần nào giúp chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phẩm chất, là hành trang cho chúng ta trong suốt cuộc đời. 2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ. Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa: giúp ta có thêm kinh ngiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ a. Mục tiêu: Biết thực hiện những việc làm đơn giản nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tiếp tục sử dụng các nhóm đã thực hiện nội dung 2 để thực hiện nhiệm vụ 3, mỗi nhóm sẽ thực hiện một nhiệm vụ sau Nhóm 1,2,3: Đọc tình huống 1 và trả lời câu hỏi Nhóm 4,5,6: Đọc tình huống 2 và trả lời câu hỏi Các nhóm cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi Hãy kể tên những việc làm nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các thành viên trong nhóm cùng nhau trao đổi, suy nghĩ tìm hiểu để trả lời nội dung nhóm mình Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả của nhóm mình. Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến nếu nhóm bạn liệt kê còn thiếu. GV cùng HS tổng hợp ý kiến : - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của mỗi nhóm, điều chỉnh, bổ sung các nội dung mà các nhóm trình bày còn thiếu, kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp..... - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề Truyền thống gia đình, dòng họ mang lại cho mỗi chúng ta thêm những kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là thời đại ngày nay. Vì vậy mỗi cá nhân cần phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình dòng họ bằng những việc làm cụ thể 3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ Mỗi người cần cố gắng học tập, nổ lực nhiều hơn để hoàn thiện bản thân cả học tập lẫn đạo đức để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ 3. Hoạt động 3: Luyện tập. a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lý tình huống cụ thể b. Tổ chức thực hiện: Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a) Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ. b) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. c) Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Mỗi học sinh sẽ trình bày một ý kiến Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên nhận xét kết của các nhóm và khái quát nội dung: Động tình với ý kiến a và b vì: a. Lao động cần củi, chăm chỉ là một trong những nét đẹp truyền thống điện hình của các gia đình, dòng họ Việt Nam từ thời công nghiệp lúa nước cho đến thời hiện đại ngày nay. b.Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ là thể hiện lòng trán trọng và biết ơn đối với bố mẹ, ông bà, tổ tiên, là việc làm cụ thể, thiết thực để thể hiện ông trên trọng biết ơn với những thế hệ đi trước đã xây dựng nên truyền thống tốt đạo họ và để lại di sản cho con cháu đời sau . - Không đồng tình với ý kiến c vì: Truyền thống gia đình , dòng họ không chỉ là vật chất mà còn là những giá trị phi vật chất như: yêu nước , sự cần cù lao động. Trải qua thời kỳ chiến tranh , lao động xây dựng đất nước, các gia đình , đồng họ Việt Nam có các truyền thống như : yêu nước , hiếu học, cần cù lao động ... Đó là những truyền thống đáng tự hào Bài tập 2: Xử lý tình huống. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Các nhóm tiếp tục làm việc theo nhóm, mỗi nhóm giải quyết một tình huống trong sách giáo khoa vào phiếu học tập do giáo viên chuẩn bị Nhóm Nhiệm vụ Câu trả lời của nhóm Nhóm 1,2 Dòng họ Nguyễn Huy của Bình có truyền thống hiếu học. Hằng năm, cứ vào đầu năm học, dòng họ lại tổ chức trao phần thưởng cho con cháu đạt thành tích cao trong học tập và thi đỗ đại học. Năm nay, Bình không đượG nhận phần thưởng vị kết quả học tập của bạn chưa cao. Câu hỏi: Theo em, Bình cần làm để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ: Dự kiến trả lời: Bạn Bình cần cố gắng nỗ lực trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt. Nhóm 3,4 Gia đình Hải có nghề truyền thống làm đồ chơi Trung thu. Ông nội của Hải được vinh danh là nghệ nhân nổi tiếng. Bố mẹ của Hải vẫn luôn say mê làm ra những chiếc mặt nạ, đèn ông sao, đèn lồng và mong muốn bạn tiếp nối nghề truyền thống của gia đình. Có người khuyên Hải không nên theo nghề truyền thống của gia đình vì vất vả và không còn phù hợp với xu thế hiện nay nữa. Câu hỏi: Nếu là Hà, em sẽ nói với người khuyên em như thế nào? Dự kiến trả lời: Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em: "mặc dù truyền thống làm đồ chơi Trung thu của gia đình là vất cả nhưng đổi lại được đó là niềm vui của các bạn nhỏ được trọn vẹn, và đây cũng là truyền thống của gia đình nên em cũng sẽ tiếp tục theo ông bà cha mẹ để giữ truyền thống đó mãi về sau." Nhóm 5,6 Gia đình Tuấn có truyền thống yêu nước. Ông của Tuấn là lão thành cách mạng, bố của Tuấn đang làm việc trong quân đội. Tuấn rất tự hào về truyền thống gia đình mình nhưng lại muốn trở thành một doanh nhân, bởi theo Tuấn làm công việc gì mà có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Tùng, bạn của Tuấn , thi lại phản đối và cho rằng Tuấn phải tiếp nối công việc, nghề nghiệp được truyền từ đời ông, cha đến nay mới là tiếp nối truyền thống của gia đình. Câu hỏi: Em đồng tình với ý kiến của bạn nào Vì sao ? Dự kiến trả lời: Em đồng tình với ý kiến bạn Tuấn. Vì truyền thống là những gì được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác thì mới được gọi là truyền thống. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm tiến hành đọc và giải quyết tình huống Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên nhận xét kết luận với từng nội dung cụ thể để giúp học sinh có định hướng xử lý các tình huống diễn ra trong thực tế cuộc sống. 4. Hoạt động 4: Vận dụng. a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. b. Tổ chức thực hiện: Bài tập 1: Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào của em về truyền thống gia đình, dòng họ và chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Bài tập 2: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu sau: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân tại nhà Yêu cầu từng bài tập như sau: Bài tập 1: Nội dung bức thư đảm bảo các yêu cầu sau - Nêu được nhưng truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình - Biết được nguồn gốc và quá trình hình thành các truyền thống đó - Kể ra được những viêc đã làm, sẽ làm để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Bài tập 2: Học sinh làm kế hoạch theo mẫu sau TT Tên truyền thống Cách giữ gìn và phát huy 1 2 3 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hoc sinh về nhà tìm hiểu, chia sẻ với bố mẹ, ông bà... để hoàn thành bài tập được giao Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Các học sinh nộp sản phẩm của mình theo yêu cầu của giáo viên Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên bố trí thời gian để các nhóm thuyết trình sản phẩm kết hợp đánh giá lấy điểm thường xuyên cho học sinh các nhóm Tuần 4+5 Ngày soạn: Tiết 4+5 Ngày dạy: BÀI 2: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người. - Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người. - Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người. - Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác. - Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người. 2. Về năng lực: Học sinh được phát triển các năng lực: Năng lực điều chỉnh hành: Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, những giá trị truyền thống của tình yêu thương con người. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống nhằm phát huy giá trị to lớn của gia đình dòng họ mình Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị về tình yêu thương con người theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Xác định được lí tưởng sống của bản thân lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân để phù hợp với các giá trị đạo đức về yêu thương con người. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần vào việc lan tỏa các giá trị về tình yêu thương con người.. Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa vi phạm đạo đức, trà đạp lên các giá trị nhân văn của con người với con người. Hợp tác, giải quyết vấn đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động nhằm góp phần lan tỏa giá trị của tình yêu thương con người. 3. Về phẩm chất: Yêu nước: có ý thức tìm hiểu các giá trị, phẩm chất của yêu thương con người của người Việt Nam Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động để góp phần vun đắp giá trị của tình yêu thương con người. Trách nhiệm: có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động để phát huy truyền thống yêu thương con người. Đấu tranh bảo vệ những truyền thống tốt đẹp, phê phán, bài trừ những quan niệm sai lầm, lệch lạc trong mối quan hệ giữa con người với con người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh 2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6 ( bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) tư liệu báo chí, thông tin, clip. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) a. Mục tiêu: - Tạo được hứng thú với bài học. - Học sinh bước đầu nhận biết được một cách đơn giản thế nào là tình yêu thương con người. - Phát hiện được vấn đề cần tìm hiểu: + Thấy được giá trị của tình yêu thương con người được thể hiện trong cuộc sống + Biết được một số việc làm thể hiện tình yêu thương con người. + Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác. b.. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh + Giáo viên mở vi deo bài hát hình ảnh chia sẻ miền Trung và trả lời câu hỏi + Giáo viên nêu câu hỏi: Câu 1: Hình ảnh gợi em nhớ tới sự việc nào xảy ra ở nước ta? Câu 2: Trước sự việc đó, Nhà nước và Nhân dân ta đã có những hành động gì? Câu 3: Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình trước những hành động đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh quan sát hình ảnh và wuy nghĩ, - Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra + Học sinh 1 + Học sinh 2 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Vì vậy, các em cần có hiểu biết về tình yêu thương và thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người . 2. Hoạt động 2: Khám phá Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Thế nào là tình yêu thương con người a. Mục tiêu: - Học sinh nêu được khái niệm yêu thương con người là gì? b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin bằng cách mời một HS đọc to, rõ ràng thông tin, cả lớp lắng nghe. - Sau khi HS đọc thông tin, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Câu 1: Em hãy chia sẻ những suy nghĩ của mình về ước nguyện của bé Hải An và gia đình bé đã hiến tặng giác mạc để trao ánh sáng cho người khác với mục đích cứu người, làm việc thiện Câu 2: Em hiểu thế nào là Yêu thương con người? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh cùng lắng nghe một học sinh đọc truyện, theo dõi câu truyện trong sách giáo khoa - Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình + Học sinh 1 + Học sinh 2 ( Dự kiến câu trả lời: Học sinh thấy được hành động của bé Hải An thật đáng trân trọng, thể hiện lòng nhân ái, yêu thương con người) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của học sinh kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp..... - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật giá trị nhân văn từ câu chuyện bé Hải An và rút ra được nội dung cơ bản của khái niệm yêu thương con người Gv nhấn mạnh: + Ước nguyện của bé Hải An là được hiến tặng giác mạc của mình để đem lại ánh sáng cho người khác. Ước nguyện đó thật cao cả, lớn lao và việc làm đó viết nên câu chuyện đẹp về lòng nhân ái, biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác để sự sống mãi tiếp nối, trường tồn. Việc làm đó đã làm lay động, thức tỉnh hàng triệu trái tim con người Việt Nam. Câu chuyện là minh chứng cao đẹp về tình yêu thương con người + Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn I. Khám phá 1. Yêu thương con người và biểu hiện của yêu thương con người. * Thế nào là yêu thương con người Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ , làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Biểu hiện của tình yêu thương con người. a. Mục tiêu: - Học sinh nêu được những biểu hiện của tình yêu thương con người - Lấy được những ví dụ biểu hiện của yêu thương con người ở gia đình, nhà trường và xã hội. b.Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập với 2 nội dung như sau Nội dung 1: Biểu hiện của tình yêu thương con người được thể hiện qua lời nói, việc là, thái độ như thế nào?. Nội dung 2: Tình yêu thương con người biểu hiện cụ thể như thế nào trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, nêu ví dụ cụ thể? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các thành viên trong nhóm cùng nhau trao đổi, suy nghĩ tìm hiểu để trả lời 2 nội dung trên - Mỗi nhóm liệt kê những biểu hiện của tình yêu thương con người vào phiếu học tập do giáo viên đưa ra ứng với từng nội dung trên Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả của nhóm mình. Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến nếu nhóm bạn liệt kê còn thiếu. GV cùng HS tổng hợp ý kiến : - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của mỗi nhóm, điều chỉnh, bổ sung các nội dung mà các nhóm trình bày còn thiếu, kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp..... - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật những biểu hiện của yêu thương con người - GV tiếp tục cho HS làm việc cá nhân kể về những biểu hiện trái với lòng yêu thương con người trong cuộc sống và phân tích thêm để giúp HS hiểu được lòng yêu thương con người khác với lòng thương hại; trái với yêu thương là gì và hậu quả của nó : + Lòng yêu thương con người xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng và giúp nâng cao giá trị con người . Ví dụ: khi bạn gặp khó khăn, ta sẵn sàng giúp đỡ và không mong chờ bạn trả ơn cho mình. Nếu sự giúp đỡ xuất phát từ động cơ vụ lợi cá nhân, không chân thành thì sẽ làm tổn thương người khác và hạ thấp giá trị con người. + Trái với yêu thương là thù hận, mâu thuẫn, căm ghét nhau. Hậu quả sẽ đưa đến kết cục không tốt đẹp, con người không thể sống thanh thản được. * Biểu hiện của yêu thương con người Yêu thương con người được thể hiện ngay ở những lời nói, việc làm và thái độ của mỗi con người trong cuộc sống hàng ngày. Yêu thương con người được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Giá trị của tình yêu thương con người. a. Mục tiêu: - Học sinh trình bày được giá trị của tình yêu thương con người b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tiếp tục sử dụng các nhóm đã thực hiện nội dung 2 để thực hiện nhiệm vụ 3, mỗi nhóm sẽ thực hiện một nhiệm vụ sau Nhóm 1,2: Đọc thông tin sách giáo khoa và cho biết tình yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân em Nhóm 3,4: Đọc thông tin sách giáo khoa và cho biết tình yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với người khác? Nhóm 3,4: Đọc thông tin sách giáo khoa và cho biết tình yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các thành viên trong nhóm cùng nhau trao đổi, suy nghĩ tìm hiểu để trả lời nội dung nhóm mình Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả của nhóm mình. Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến nếu nhóm bạn liệt kê còn thiếu. GV cùng HS tổng hợp ý kiến : - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của mỗi nhóm, điều chỉnh, bổ sung các nội dung mà các nhóm trình bày còn thiếu, kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp..... - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật những giá trị của yêu thương con người Tình yêu thương con người là một phần chất tốt đẹp. Những việc làm thể hiện tình yêu thương con người sẽ góp phần gìn giữ và phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 2. Ý nghĩa của tình yêu thương con người Tình yêu thương có ý nghĩa : + Người được nhận tình yêu thương sẽ cảm thấy ấm áp hạnh phúc + Người thể hiện tình yêu thương với người khác cảm thấy vui vẻ cùng chung + Đối với xã hội, tình yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh và tốt đẹp hơn. 3. Hoạt động 3: Luyện tập. a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lý tình huống cụ thể b. Tổ chức thực hiện: Bài tập 1: Tìm các câu ca dao, tục ngữ về yêu thương con người và thảo luận về ý nghĩa của những câu ca dao tục ngữ đó Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Mỗi nhóm cử ra 2 học sinh tham gia, trò chơi “ Đối mặt”, tất cả 12 học sinh của 6 nhóm đứng thành 1 vòng tròn, tới lượt bạn nào thì các bạn có trách nhiệm kể một câu ca dao, tục ngữ....thể hiện tình yêu thương con người. Nhiệm vụ của của các thành viên trong nhóm còn lại là nêu ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ mà thành viên nhóm mình nêu ra vào phiếu học tập sau Nhóm: ....... Tên câu ca dao tục ngữ Ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ 1. ......... 2........... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm cử đại diện lên chơi và phân công thành viên ghi chép vào phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên nhận xét kết quả của các nhóm và khái quát nội dung: Những câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người là những lời khuyên, lời dạy của cha ông ta để lại cho con cháu. Đó là lòng thương người, sống trong một đất người với người cùng tồn tại trên một quả địa cầu thì phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn Bài tập 2 + 3: Xử lý tình huống. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Các nhóm tiếp tục làm việc theo nhóm, mỗi nhóm giải quyết một tình huống trong sách giáo khoa vào phiếu học tập do giáo viên chuẩn bị PHIẾU HỌC TẬP Nhóm Nhiệm vụ Câu hỏi Câu trả lời của nhóm Nhóm 1 Gia đình Hà có bốn người: bố, mẹ, em trai và Hà. Để hai chị em Hà có nhiều thời gian học tập và vui chơi, mọi việc trong gia đình bố mẹ thường làm hết. Mấy hôm nay, mẹ bị ốm nên mọi việc đều do một mình bố xoay xở nhưng Hà vẫn mải chơi, không giúp đỡ bố cũng không hỏi han, động viên mẹ. Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của Hà, vì sao? Nhóm 2 Lan là học sinh khuyết tật mới chuyển về lớp. Em thường ngồi một chỗ xem các bạn vui đùa, chạy nhảy. Thấy vậy, Mai đến trò chuyện và cùng chơi với Lan. Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của Mai, vì sao? Nhóm 3 Cạnh nhà Phúc có một bà cụ neo đơn. Phúc thường sang chơi với cụ mỗi khi rảnh rỗi. Cuối tuần được nghỉ, Phúc rủ các bạn hàng xóm sang quét dọn nhà cửa, nhổ cỏ vườn và nói chuyện để cụ đỡ buồn. Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của Phúc, vì sao? Nhóm 4 Bố mẹ cho em tiền ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn nhưng bạn rủ em dùng số tiền đó để chơi điện tử. Em sẽ làm gì nếu ở trong các tình huống sau Nhóm 5 Gia đình bạn Hoa rất khó khăn, mẹ bạn bị bệnh hiểm nghèo. Lớp em tổ chức đi thăm, tặng quà, động viên Hoa nhưng một số bạn trong lớp không muốn tham gia. Em sẽ làm gì nếu ở trong các tình huống sau Nhóm 6 Một số bạn học sinh trong lớp vận động em tham gia phòng trào dùng tiền nuôi heo đất để tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid 19 Em sẽ làm gì nếu ở trong các tình huống sau Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm tiến hành đọc và giải quyết tình huống của nhóm mình. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên nhận xét kết luận với từng nội dung cụ thể để giúp học sinh có định hướng xử lý các tình huống diễn ra trong thực tế cuộc sống. 4. Hoạt động 4: Vận dụng. a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. b.Tổ chức thực hiện: Bài tập 1: Em hãy vẽ một bức tranh mang thông điệp yêu thương con người để giới thiệu với bạn bè và thầy cô. Bài tập 1: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn trong long trường hoặc ở địa phương Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm của mình, các nhóm cùng nhau lên ý tưởng và vẽ một bức tranh thể hiện thông điệp về yêu thương con người Yêu cầu về bức tranh phải thể hiện các nội dung sau + Có chủ đề cụ thể + Nội dung phù hợp với học sinh + Chỉ rõ thông điệp mà các em muốn đề cập + Hoàn thành đúng thời gian quy định. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để lên ý tưởng, phân công nhiệm vụ các thành viên, dự kiến thời gian hoàn thành công việc tại nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm trình bày
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_hoc_2021_2022.docx