Giáo án Giáo dục thể chất - Chủ đề: Vận động cơ bản - Tuần 4 - Tô Vĩnh Khôn

Giáo án Giáo dục thể chất - Chủ đề: Vận động cơ bản - Tuần 4 - Tô Vĩnh Khôn

-Học mới: Từ nhịp 13 đến nhịp 20 và ôn tư nhịp 1 đến nhịp 12 bài thể dục liên hoàn.

- Học mới: Kĩ thuật chạy giữa quãng trong chạy ngắn.

- Trò chơi: Sóc qua thang dây.

 

docx 4 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3801
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục thể chất - Chủ đề: Vận động cơ bản - Tuần 4 - Tô Vĩnh Khôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
CHỦ ĐỀ: Vận Động Cơ Bản
Môn học : Giáo dục Thể chất; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 90 phút
Trường THCS Nguyễn huệ - Quận Tân Phú
T ổ - Văn - Thể - Mỹ
Tên giáo viên: Tô Vĩnh Khôn
Ngày: 	
NỘI DUNG BÀI DẠY: TUẦN 4
- Học: Từ nhịp 13 đến nhịp 20 và ôn từ nhịp 1 đến nhịp 12 bài thể dục liên hoàn.
- Học: Kĩ thuật chạy giữa quãng trong chạy ngắn.
- Trò chơi: Sóc qua thang dây.
KIẾN THỨC HOẶC NỘI DUNG TRỌNG ĐIỂM:
-Học mới: Từ nhịp 13 đến nhịp 20 và ôn tư nhịp 1 đến nhịp 12 bài thể dục liên hoàn.
- Học mới: Kĩ thuật chạy giữa quãng trong chạy ngắn.
- Trò chơi: Sóc qua thang dây.
I. Mục tiêu
1. Năng lực: 
- Năng lực đặc thù
+ Vận động cơ bản: Học sinh thực hiện được các động tác của bài thể dục liên hoàn. Học sinh thực hiện được kĩ thuật chạy giữa quãng trong chạy ngắn.
+ Năng lực tham gia hoạt động thể dục thể thao: Học sinh tham gia tích cực, hiệu quả trong hoạt động trò chơi
- Năng lực chung:
+Năng lực tự chủ tự học: Học sinh tự giác tích cực tập luyện; chủ động thực hiện nội dung ôn tập tại nhà; tự tham khảo kiến thức từ SGK và nguồn tư liệu khác.
+ Năng lực giao tiếp hợp tác: Tích cực, chủ động giao tiếp, phối hợp hiệu quả với giáo viên và bạn bè trong tập luyện.
+ Năng lực giải quyết vấn đề - sáng tạo: Nhận được lỗi sai khi thực hiện tập luyện, biết tự sửa sai 
2. Phẩm chất: 
Chăm chỉ, trung thực khi thực hiện nhiệm vụ được giao: có trách nhiệm với đồng đội khi tham gia trò chơi.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Giáo viên: Tranh, ảnh kỹ thuật của các động tác bổ trợ chạy cự li ngắn, Còi, dụng cụ trò chơi, dụng cụ bổ trợ chạy ngắn.
- Học sinh: Trang phục, vệ sinh sân tập
III. Tiến trình dạy học: 
Mục tiêu
Nội dung
Sản phẩm
Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Mở đầu (15 phút)
- Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
- Làm nóng cơ thể, tạo tâm thế săn sàng học tập.
- Nhận lớp; báo cáo sỉ số, tình trạng sức khỏe.
- Khởi động chung: Xoay các khớp, ép dọc, ép ngang.
 - Khởi động chuyên môn: chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi tại chỗ
- Tiếp nhận lớp, nắm được tình trạng sức khỏe của lớp.
- Hoàn thành lượng vận động khởi động.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập;
- Giáo viên nhận lớp; phổ biến nội dung và mục tiêu bài học.
- Lớp trưởng điều hành lớp khởi động:
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh quan sát. lắng nghe và nhận nhiệm vụ
- Học sinh, tự giác, tích cực thực hiện động tác khởi động (Xoay các khớp, ép dọc, ép ngang, chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi tại chỗ).
* Đánh giá kết quả thực hiện:
GV sử dụng phương pháp quan sát, công cụ là bảng kiểm để đánh giá 2 mức:
- Đáp ứng và chưa đáp ứng khả năng tiếp nhận các hoạt động vận động.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mời (30 phút)
- Học sinh ghi nhớ được các động tác của bài thể dục liên hoàn.
- Bài thể dục liên hoàn
- Hình thành kĩ năng thực hiện động tác của bài thể dục liên hoàn.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Giáo viên thị phạm các động tác nhịp 13 đến nhịp 20 của bài thể dục liên hoàn và kĩ thuật chạy giữa quãng cho học sinh quan sát tiếp nhận.
- Giáo viên cho học sinh tập luyện mô phỏng động tác từ nhịp 13 đến nhịp 20 cùa bài thể dục liên hoàn và kĩ thuật chạy giữa quãng.
- Giáo viên nhờ 1 hoặc 2 học sinh thực hiện lại động tác từ nhịp 13 đến nhịp 20 bài thể dục liên hoàn kết hợp sửa sai, thị phạm động tác đúng.
- Giáo viên nhờ 1 hoặc 2 học sinh thực hiện lại kĩ thuật chạy giữa quãng kết hợp sửa sai, thị phạm động tác đúng.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Đại diện các nhóm lên thực hiện từ nhịp 1 đến nhịp 20 của bài thể dục liên hoàn và kĩ thuật chạy giữa quãng; các nhóm còn lại chú ý quan sát, nhận xét.
- Quan sát GV thị phạm và thực hiện bài tập.
* Đánh giá kết quả thực hiện:
GV đánh giá bằng phương pháp quan sát, đặt câu hỏi theo mức độ sau:
- Mức đạt: HS thực hiện đúng / đủ các bước KT
- Mức chưa đạt: HS thực hiện chưa đúng / đủ các bước KT.
- Học sinh ghi nhớ được kĩ thuật chạy giữa quãng trong chạy ngắn.
- Hình thành kĩ năng thực hiện kĩ thuật chạy giữa quãng
Hoạt động 3: Tập Luyện (30 phút)
- Thực hiện được các động tác trong bài thể dục liên hoàn.
- Tổ chức tập luyện theo yêu cầu của giáo viên.
- Hình thành kĩ năng thực hiện động tác từ nhịp 1 đến nhịp 20 của bài thể dục liên hoàn.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập;
- Giáo viên nêu nội dung, yêu cầu, cách thực hiện bài tập, lưu ý những sai sót thường gặp và cách sử sai.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Chia nhóm tập luyện lớp, nhóm, cá nhân.
* Đánh giá kết quả thực hiện:
GV đánh giá thông qua quan sát:
- Thực hiện cơ bản được KT/ Hoàn thành đủ số lần chạy
- Thực hiện chưa đúng KT/ Chưa hoàn thành đủ số lần chạy
- Thực hiện cơ bản được kĩ thuật chạy giữa quãng trong chạy ngắn.
- Tổ chức tập luyện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiên được kĩ thuật chạy giữa quãng trong ngắn.
Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
- Vận dụng được tốc độ trong vận động
- Trò chơi “Sóc qua thang dây”
- Vận dụng được khả năng tốc độ trong vận động
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập;
- Giáo viên phổ biến cách chơi, luật chơi.
* Thực hiện nhiệm vụ học: Học sinh quan sát và thực hiện.
* Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV đánh giá tuyên dương và nghe phản hồi từ học sinh
Hoạt động 5: Kết Thúc (5 phút)
Hồi phục sau tập luyện
HS thả lỏng sau buổi tập
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập;
- Hướng dẫn HS thực hiện thả lỏng, nhận xét giờ học
- Hướng dẫn HS sử dụng SGK và tự tập luyện ở nhà 
* Thực hiện nhiệm vụ học: 
- HS chú ý lắng nghe, tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.
- HS tiếp nhận bài tập về nhà, tự tập luyện, các tình huống vận dụng.
IV. Hồ sơ dạy học:
4.1 Nội dung dạy học:
- Học mới: từ nhịp 13 đến nhịp 20 Bài thể duc liên hoàn
- Học kỹ thuật chạy giữa quãng trong chạy ngắn.
- Trò chơi phát triển phản xạ và khéo léo đã được thống nhất trong kế hoạch tổ chuyên môn.
4.2 Các hồ sơ khác: (nếu có)
V. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
5.1. Kết quả đạt được: 	
5.2. Hạn chế, tồn tại: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_the_chat_to_vinh_khon_chu_de_van_dong_co_ba.docx