Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương I: Đoạn thẳng - Tiết 11: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương I: Đoạn thẳng - Tiết 11: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức: Hs nắm vững trên tia Ox có 1 và chỉ 1 điểm M sao cho OM = m (đơn vị độ dài), (m > 0). Nắm trên tia Ox nếu OM < on="" thì="" m="" nằm="" giữa="" o="" và="">

b. Kỹ năng: Biết áp dụng các kiến thức trên để giải bài tập.

c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, đo, đặt điểm chính xác.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu.

b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài theo quy định.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ : (Không lấy điểm)(4')

*/ Câu hỏi:

Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng AB.

*/ Đáp án: Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm A và B sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước. Xem điểm B đi qua vạch nào của thước thì đó là độ dài đoạn thẳng AB.

*/ ĐVĐ: Cho trước một đoạn thẳng ta có thể xác định được độ dài đoạn thẳng đó. Ngược lại khi biết độ dài của 1 đoạn thẳng ta có thể vẽ được đoạn thẳng đó hay không và vẽ như thế nào? Ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.

 

doc 5 trang tuelam477 2610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương I: Đoạn thẳng - Tiết 11: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/10/2010
Ngày giảng: 
6A: 06/10/2010
6B: 06/10/2010
Tiết 11. § 9. VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI.
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Hs nắm vững trên tia Ox có 1 và chỉ 1 điểm M sao cho OM = m (đơn vị độ dài), (m > 0). Nắm trên tia Ox nếu OM < ON thì M nằm giữa O và N.
b. Kỹ năng: Biết áp dụng các kiến thức trên để giải bài tập.
c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, đo, đặt điểm chính xác.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu.
b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài theo quy định.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ : (Không lấy điểm)(4')
*/ Câu hỏi: 
Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng AB.
*/ Đáp án: Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm A và B sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước. Xem điểm B đi qua vạch nào của thước thì đó là độ dài đoạn thẳng AB.
*/ ĐVĐ: Cho trước một đoạn thẳng ta có thể xác định được độ dài đoạn thẳng đó. Ngược lại khi biết độ dài của 1 đoạn thẳng ta có thể vẽ được đoạn thẳng đó hay không và vẽ như thế nào? Ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới: 
Gv
Nghiên cứu VD 1 trong Sgk/122
1. Vẽ đoạn thẳng trên tia: (20')
?
VD 1 cho biết gì? Yêu cầu gì ?
* Ví dụ 1: Sgk/122
Hs
Biết: Tia Ox, Om = 2cm.
Y/c: Vẽ đoạn thẳng OM trên tia Ox
Trên tia Ox, hãy vẽ đoạn thẳng OM có độ dài bằng 2 cm.
Tb?
Để vẽ đoạn thẳng ta có thể dùng những dụng cụ nào?
Giải
- Dụng cụ: Dùng thước thẳng có chia khoảng hoặc dùng compa.
Hs
- Dùng thước thẳng có chia khoảng.
- Hoặc dùng compa và thước.
Tb?
Lên bảng vẽ tia Ox – Cả lớp vẽ vào vở.
Tb?
Để vẽ đoạn thẳng ta cần biết những gì?
Hs
Biết 2 mút của đoạn thẳng.
- Cách vẽ:
K?
Theo yêu cầu của bài toán vẽ đoạn thẳng OM trên tia Ox. Ta đã biết được những mút nào? Còn phải xác định mút nào nữa?
 + Đặt cạnh thước nằm trên tia Ox sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc O của tia.
Hs
Đã biết mút O, cần xác định mút M
Gv
Ta vẽ mút M theo các bước như (Sgk – 122)
+ Vạch số 2 (cm) của thước sẽ cho ta điểm M.
Hs
Nghiên cứu cách vẽ mút M trong Sgk
Tb?
Qua nghiên cứu để vẽ mút M ta thực hiện qua mấy bước? Nêu nội dung từng bước?
Đoạn thẳng OM là đoạn thẳng phải vẽ.
Hs
Thực hiện qua 2 bước:
+ Đặt cạnh thước nằm trên tia Ox sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc O của tia.
+ Vạch số 2 (cm) của thước sẽ cho ta điểm M. Đoạn thẳng OM là đoạn thẳng phải vẽ.
K?
Một em lên bảng xác định điểm M. Cả lớp xác định điểm M vào vở.
Gv
Nhấn mạnh: Muốn vẽ 1 đoạn thẳng thì phải biết 2 mút của đoạn thẳng. Mút O đã biết, ta chỉ vẽ tiếp mút M.
Hướng dẫn cách vẽ bằng compa (GV vừa hướng dẫn vừa thực hành)
Gv
Qua thực hiện ta thấy vị trí điểm M trong 2 trường hợp là trùng nhau.
G?
Qua 2 cách xác định điểm M trên tia Ox. Cho biết ta xác định được mấy điểm M?
Hs
Qua 2 cách xác định điểm M trên tia Ox ta chỉ xác định được một điểm M trên tia Ox sao cho OM = 2cm.
Gv
Chốt lại: Cho trước một đoạn thẳng OM có độ dài a (bất kì) bao giờ ta cũng vẽ được 1 và chỉ 1 điểm M sao cho OM = a (đơn vị độ dài), bằng cách:
+ Đặt cạnh thước nằm trên tia Ox sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc O của tia.
+ Vạch số a (cm) của thước sẽ cho ta điểm M. Đoạn thẳng OM là đoạn thẳng phải vẽ.
* Nhận xét: Sgk/122
Gv
Đó là nội dung nhận xét có trong Sgk? Hãy đọc?
Gv
Ta đã biết cách vẽ 1 đoạn thẳng trên tia trong đó có 1 đầu mút của đoạn thẳng trùng với gốc tia. Muốn vẽ 1 đoạn thẳng bằng đoạn thẳng cho trước ta làm như thế nào? Ta xét ví dụ 2.
* Ví dụ 2: Sgk/122
Giải
?
Ví dụ 2 cho gì? Yêu cầu gì ? 
Hs
Cho đoạn thẳng AB bất kỳ, bài y/c vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB.
Gv
Vẽ đoạn thẳng AB bất kì.
?
Để vẽ đoạn thẳng CD ta cần xác định những mút nào?
Hs
Cần xác định mút C và mút D.
K?
Nêu cách vẽ mút C của đoạn thẳng?
Hs
Vẽ tia Cy bất kì được mút C
K?
Mút C còn phải t/m điều kiện gì?
?
Lên bảng vẽ tia Cy – Dưới lớp vẽ vào vở.
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu cách xác định mút D trong (Sgk – 123)
Tb?
Qua nghiên cứu hãy cho biết người ta đã vẽ mút D như thế nào?
- Cách vẽ (Sgk – 123)
Hs
+ Đặt compa sao cho mũi nhọn trùng với mút A, mũi kia trùng với mút B của đoạn thẳng AB cho trước.
+ Giữ độ mở của compa không đổi, đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với gốc C của tia Cy, mũi kia nằm trên tia sẽ cho ta mút D và CD là đoạn thẳng phải vẽ.
K?
Lên bảng thực hành vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB. Ở dưới lớp vẽ vào vở.
?
Sau khi vẽ xong tia Cy thì yêu cầu của VD 2 trở nên như thế nào? Có giống yêu cầu của VD 1 không ?
Gv
Ta đã biết cách vẽ 1 đoạn thẳng trên tia, vẽ 1 đoạn thẳng bằng 1 đoạn thẳng cho trước. Vậy vẽ 2 đoạn thẳng trên tia như thế nào? Ta sang phần 2.
2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia: (9')
?
Ví dụ có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu nào?
Gv
Nhấn mạnh: Bài yêu cầu trên cùng 1 tia 2 đoạn thẳng đó đều đã biết 1 đầu mút O.
* Ví dụ: Sgk/123
Giải:
?
Một em lên thực hiện yêu cầu 1: Vẽ hình
. Trên tia Ox vẽ OM = 2cm; ON = 3cm.
?
Quan sát hình vẽ và cho biết điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại?
Gv
Trên tia Ox nếu có OM = 2cm;
ON = 3cm (tức OM < ON) thì M nằm giữa 2 điểm O và N
. Điểm M nằm giữa 2 điểm O và N. 
(vì 2cm < 3 cm)
G?
Trên tia Ox có OM = a; ON = b (đơn vị độ dài) và 0 < a < b thì điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại ?
Gv
Đó là Nd nhận xét trong (Sgk/123). Một em đọc lại nội dung nhận xét.
* Nhận xét (Sgk – 123)
?
Nhìn hình vẽ dưới đề bài, trả lời câu hỏi?
Gv
Treo bảng phụ có vẽ săn hình.
Hs
Khi a < b
Gv
Như vậy ngoài cách nhận biết điểm nằm giữa 2 điểm dựa vào hệ thức cộng đoạn thẳng bài học hôm nay cho ta biết 1 cách nhận biết khác về điểm nằm giữa 2 điểm đó là: Nếu A, B cùng thuộc Ox và OA < OB thì điểm A nằm giữa 2 điểm O và B.
K?
Nhắc lại 2 dấu hiệu nhận biết 1 điểm nằm giữa 2 điểm khác?
Hs
C1: AM + MB = AB M nằm giữa 2 điểm A và B.
C2: A và B cùng thuộc tia Ox mà OA < OB A nằm giữa 2 điểm O và B.
Gv
c. Củng cố - Luyện tập (10’)
Xác định y/c của bài 58 (Sgk – 124)?
Hs
Lên vẽ và nêu cách vẽ.
Bài 58 (Sgk – 124)
Cả lớp vẽ vào vở và nhận xét.
Giải
Gv
Nhận xét, chữa
- Vẽ tia Ax bất kì.
- Đặt cạnh thước trên tia Ax sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc A của tia.
- Vạch 3, 5cm trên thước cho ta điểm B trên tia.
 AB là đoạn thẳng cần vẽ.
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu làm bài tập 53 (Sgk – 124)
Bài 53 (Sgk – 124)
?
Bài 53 có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu nào?
Hs
Có 3 yêu cầu.
Giải
?
Lên thực hiện yêu cầu 1
Tb?
Để tính MN ta sử dụng kiến thức nào?
Vì 2 điểm M và N cùng thuộc tia Ox và ON > OM (vì 6cm > 3cm) nên điểm M nằm giữa 2 điểm O và N.
 OM + MN = ON
Hay 3 + MN = 6
 MN = 6 - 3 = 3 (cm)
Theo đề bài có OM = 3 cm. 
Vậy OM = MN.
Hs
Để tính MN ta sử dụng hệ thức khi nào AM + MB = AB
Gv
Để sử dụng được hệ thức đó phải xác định điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại, vì sao?
K?
Hãy lập luận chứng tỏ điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại.
?
Khi đó có hệ thức nào?
?
Tiếp tục lập luận để tính MN ?
?
So sánh MN với OM ?
Gv
Dạng bài này đã chữa ở bài khi nào thì AM + MB = AB, chỉ khác phần lập luận điểm nằm giữa. Khi đưa ra khẳng định phải giải thích lí do.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2')
- Ôn lại cách vẽ và thực hành vẽ đoạn thẳng biết độ dài (dùng thước và compa).
- Nắm chắc dấu hiệu nhận biết điểm nằm giữa 2 điểm.
- BTVN: 54, 55, 56, 57, 59 (Sgk – 124)
- Hướng dẫn bài 55 (Sgk – 124): Bài này ta xét 2 trường hợp:
TH 1: Điểm B nằm giữa O và A.
TH 2: Điểm A nằm giữa O và B.
- Đọc trước bài: “Trung điểm của đoạn thẳng”	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_6_chuong_i_doan_thang_tiet_11_ve_doan_t.doc