Giáo án Hình học Lớp 6 - Ôn tập chương 1: Đoạn thẳng

Giáo án Hình học Lớp 6 - Ôn tập chương 1: Đoạn thẳng

I. Các vấn đề chung:

1. Kiến thức cần nhớ:

- Điểm, cách đặt tên điểm, các hình là tập hợp các điểm

- Đờng thẳng, cách đặt tên, cách vẽ đờng thẳng

- Quan hệ thuộc và không thuộc của điểm và đờng thẳng, các điểm thẳng hàng, đờng thẳng đi qua hai điểm

- Tia, tia đối , hai tia trùng nhau

- Đoạn thẳng:

 + Đoạn thẳng cắt tia, cắt đờng thẳng, đoạn thẳng

 + Độ dài đoạn thẳng, so sánh hai đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài

 + Cộng đoạn thẳng , khi nào thì AM +MB = AB và ngợc lại

 + Trung điểm của đoạn thẳng

2. Kĩ năng cần đạt đợc:

Qua chơng này học sinh cần đạt đợc các kĩ năng sau:

- Biết vẽ , đặt tên , đọc tên đợc các điểm , đờng thẳng , vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài

- Nhận ra , chứng tỏ các điểm thuộc hay không thuộc một đờng thẳng , ba điểm có thẳng hàng hay không

- Nhận ra , các đoạn thẳng, đờng thẳng có cắt nhau hay không

- Giải các bài toán về cộng trừ đoạn thẳng , tính độ dài của đoạn thẳng , chứng tỏ một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng

3,. T duy.

- Bớc đầu biết các bớc lập luận để chứng tỏ một vấn đề hình học là đúng

- Làm quen với các thao tác khái quát hoá , tổng quát hoá, đặc biệt hoá, tơng tự trong việc giải các bài toán hình học

- Làm quen và thành thục thao tác tóm tắt bài toán, chuyển dần sang viết ký hiệu để phục vụ cho việc viết GT- KL ở lớp 7

 

doc 3 trang tuelam477 3300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Ôn tập chương 1: Đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II : Hình học
Chương I: Đoạn thằng
I. Các vấn đề chung:
1. Kiến thức cần nhớ:
Điểm, cách đặt tên điểm, các hình là tập hợp các điểm
Đường thẳng, cách đặt tên, cách vẽ đường thẳng
Quan hệ thuộc và không thuộc của điểm và đường thẳng, các điểm thẳng hàng, đường thẳng đi qua hai điểm
Tia, tia đối , hai tia trùng nhau
Đoạn thẳng:
 + Đoạn thẳng cắt tia, cắt đường thẳng, đoạn thẳng
 + Độ dài đoạn thẳng, so sánh hai đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài
 + Cộng đoạn thẳng , khi nào thì AM +MB = AB và ngược lại
 + Trung điểm của đoạn thẳng
2. Kĩ năng cần đạt được:
Qua chương này học sinh cần đạt được các kĩ năng sau:
Biết vẽ , đặt tên , đọc tên được các điểm , đường thẳng , vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài 
Nhận ra , chứng tỏ các điểm thuộc hay không thuộc một đường thẳng , ba điểm có thẳng hàng hay không 
Nhận ra , các đoạn thẳng, đường thẳng có cắt nhau hay không 
Giải các bài toán về cộng trừ đoạn thẳng , tính độ dài của đoạn thẳng , chứng tỏ một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng
3,. Tư duy.
- Bước đầu biết các bước lập luận để chứng tỏ một vấn đề hình học là đúng 
- Làm quen với các thao tác khái quát hoá , tổng quát hoá, đặc biệt hoá, tương tự trong việc giải các bài toán hình học 
- Làm quen và thành thục thao tác tóm tắt bài toán, chuyển dần sang viết ký hiệu để phục vụ cho việc viết GT- KL ở lớp 7
II. Bài tập
Câu hỏi lý thuyết:
Câu1: Thế nào là điểm , đường thẳng , cách vẽ điểm , đường thẳng ? Vẽ hình minh hoạ
Câu 2: Thế nào là ba điểm thẳng hàng ? Phát biểu nhận xét về ba điểm thẳng hàng
Câu 3: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm ? Thế nào là hai đường thẳng cắt nhau , trùng nhau , song song ? Vẽ hình minh hoạ
Câu 4: Thế nào là tia ? Thế nào là hai tia trùng nhau , đối nhau , chung gốc ? Vẽ hình minh hoạ ?
Câu 5: Đoạn thẳng là gì ? So sánh hai đoạn thẳng bằng cách nào ? Lấy ví dụ minh hoạ ?
Câu 6 : Phát biểu nhận xét về cộng đoạn thẳng ? Khi nào AM +MB = AB ? ứng dụng thực tế của hệ thức đó ? Vẽ hình và lấy ví dụ minh hoạ 
Câu 7: Nêu định nghĩa và tính chất của trung điểm của đoạn thẳng ? Khi nào thì điểm M là trùn điểm của đoạn thẳng AB ? Vẽ hình minh hoạ ?
Bài tập :
Bài 1: Các khẳng định sau đúng hay sai:
1. Có vô số điểm thuộc một đường thẳng
2. Có vô số đường thẳng đi qua một điểm
3. Có vô số đường thẳng đi qua hai điểm
4. Hai đường thẳng phân biệt thì cắt nhau
5. Hai đường thẳng cắt nhau thì là hai đường thẳng phân biệt
6. Hai tia chung gốc thì hoặc là hai tia đối nhau hoặc là hai tia trùng nhau
7. Hai tia đối nhau thì chung gốc 
8. Nếu điểm M thuộc đoạn thẳng AB thhì điểm M nằm giữa hai điểm A và B
9. Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì M là trung điểm của AB
10. Nếu M là trung điểm của AB thì M nằm giữa hai điểm A và B
11. Nếu M là trung điểm của AB thì MA = MB
12. Nếu MA = MB thì M là trung điểm của AB
Bài 2: Vẽ hình theo các mô tả sau:
1. Đoạn thẳng MN cắt đường thẳng AB nhưng không cắt đoạn thẳng AB và:
a) Không cắt tia AB
b) Không cắt tia BA
2. Đoạn thẳng MN không song song với AB nhưng không cắt AB
3. Bốn đường thẳng cắt nhau tai đúng bốn điểm 
4. Qua bốn điểm phân biệt vẽ được đúng bốn đường thẳng 
Bài 3: a) Qua 6 điểm phân biệt trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng 
 b ) Kết quả có thay đổi không khi bỏ đi điều kiện không có ba điểm nào thằng hàng ?
c) Kết quả trên có thay đổi không khi hỏi về số đoạn thẳng ?
d) Kết quả trên có thay đổi không khi hỏi về số đoạn thẳng và bỏ đi điều kiện không có ba điểm nào thẳng hàng ?
Bài4: Cho đoạn thẳng AB = 12 cm . Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 2, 5 cm . Trên tia BA lấy điểm C sao cho BC = 7cm . 
a) Trong ba điểm M ,C , B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Tại sao ?
b ) Điểm M có phải là trung điểm của AC không ? Tại sao ?
Bài 5: Cho AB = a Trên đoạn thẳng AB lấy điểm M bất kỳ . Gọi C và D lần lượt là trung điểm của AM và BM . 
 a) Tính CD 
 b ) Điểm M phải ở vị trí nào trên AB để M là trung điểm của CD
Bài 6: Trên đường thẳng xy lấy điểm O bất kỳ . Trên các tia Ox và Oy lần lượt lấy các điểm A và B sao cho OA = OB = 5 cm . Trên đường thẳng xy lấy các điểm C và D phân biệt sao cho OC = OD = 7cm. 
Tính AC và AD
Chứng tỏ rằng AC = BD 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_6_on_tap_chuong_1_doan_thang.doc