Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 1-17 - Nguyễn Thị Nga

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 1-17 - Nguyễn Thị Nga

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Học sinh hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt. Lưu ý học sinh có vô số đường không thẳng đi qua 2 điểm. Hs biết được quan hệ giữa hai đường thẳng: trùng nhau, cắt nhau, song song.

2. Kỹ năng: Học sinh biết vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm, đường thẳng cắt nhau, song song. Nắm vững vị trí tương đối của đường thẳng trên mặt phẳng.

3. Thái độ: Vẽ cẩn thận, chính xác đường thẳng đi qua 2 điểm A và B.

4. Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- GV: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, phấn, bút dạ.

- HS: SGK, thước thẳng

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

Nêu và giải quyết vấn đề

 

docx 66 trang tuelam477 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 1-17 - Nguyễn Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 1: §1. ĐIỂM - ĐƯỜNG THẲNG
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu điểm là gì, đường thẳng là gì.
- HS phân biệt được các quan hệ giữa điểm và đường thẳng
2. Kỹ năng:
Học sinh đạt được kĩ năng cơ bản sau:
- Biết vẽ điểm, đường thẳng
- Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng
- Biết dùng các kí hiệu điểm, đường thẳng, kí hiệu .
3. Thái độ: 
- Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.
- Nghiêm túc và hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động ( 3 phút) 
Giới thiệu chương trình học 6: Chương I: Đoạn thẳng. Chương II: Góc.
Mỗi hình phẳng là một tập hợp điểm của mặt phẳng. Ở lớp 6 ta sẽ gặp một số hình phẳng như: Đoạn thẳng, tia, đường thẳng, góc, tam giác, đường tròn, .
Hình học phẳng nghiên cứu các tính chất của hình phẳng. (GV giới thiệu hình hình học trong bức tranh lụa nổi tiếng của Héc-Banh, hoạ sĩ ngưòi Pháp, vẽ năm 1951. SGK-T 102.). Tiết học này đi nghiên cứu một số hình đầu tiên của hình học phẳng đó là: Điểm - Đường thẳng.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Giới thiệu về điểm và cách biểu diễn (5 phút)
Mục tiêu: HS nhận biết được điểm, cách vẽ, cách gọi tên điểm.
Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
GV giới thiệu: Điểm là đơn vị hình học nhỏ nhất, mỗi chấm nhỏ trên trang giấy cho ta hình ảnh của một điểm.
 Giáo viên lấy ba điểm bất kì, gọi tên là điểm A, điểm B, điểm M.
? Vậy để đặt tên điểm, người ta làm thế nào?
? Lấy một điểm bất kì trên hình 1 và đặt tên cho điểm đó
 GV cho HS quan sát hình 2 trong SGK/103 và yêu cầu đọc tên các điểm có trong H2 ? Em có nhận xét gì về các điểm này?
- Giới thiệu khái niệm hai điểm trùng nhau, hai điểm phân biệt
?Hãy chỉ ra các cặp điểm phân biệt trong Hình 1
- Giới thiệu hình là một tập hợp điểm
HS: Dùng các chữ cái in hoa
HS: Một HS lên bảng vẽ, hs khác làm vào vở.
HS: Hình 2 có điểm A và điểm C
- Điểm A và C chỉ là một điểm
 HS tiếp thu kiến thức
HS: Cặp A và B, B và C, C và A 
 HS: tiếp thu kiến thức
1. Điểm
Hình 1: Ba điểm A, B, C là ba điểm phân biệt 
Hình 2: Hai điểm A và C là hai điểm trùng nhau.
- Hai điểm phân biệt là hai điểm không trùng nhau
- Bất cứ hình nào cũng là một tập hợp điểm. 
Hoạt động 2: Giới thiệu về đường thẳng và cách vẽ (7 phút)
Mục tiêu: HS nhận biết được đường thẳng, cách vẽ, cách gọi tên đường thẳng.
Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết: 
+ Hãy nêu hình ảnh của đường thẳng.
+ Biểu diễn đường thẳng bằng cách nào?
Quan sát H3 (SGK/103), cho biết :
 + Đọc tên các đường thẳng
+ Cách viết tên đường thẳng.
HS:
 Sợi chỉ căng thẳng, 
mép thước ...
 Dùng vạch thẳng để biểu diễn một đường thẳng.
HS:
- Đường thẳng a, p
- Dùng chữ in thường
2. Đường thẳng)
 (h3)
 Đường thẳng là một tập hợp điểm. Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía. Vẽ đường thẳng bằng một vạch thẳng.
Hoạt động 3: Điểm thuộc ( không thuộc ) đường thẳng ( 13 phút )
Mục đích: 
+ HS nhận biết được điểm thuộc ( không thuộc đường thẳng), biết diễn tả các quan hệ này theo các cách khác nhau.
+ Biết dùng các kí hiệu điểm, đường thẳng, kí hiệu .
Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
GV cho HS quan sát H4: Điểm A, B có vị trí như thê nào đối với đường thẳng d ?
- Có thể diễn đạt bằng những cách nào khác ?
- Treo bảng phụ tổng kết về điểm, đường thẳng.
HS:
- Điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B không nằm trên đường thẳng d.
- HS đọc thông tin trong SGK và phát biểu
3. Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng
 Hình 4
- ở hình 4: A d ; B d
Cáchviết
Hình vẽ
Kí hiệu
Điểm M
M
Đường thẳng a
a
C. Hoạt động luyện tập (3 phút) 
Mục đích: Áp dụng các kiến thức vừa học để giải bài tập.
Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, đàm thoại.
- GV cho HS làm bài 4 trong SGK/ 104 thảo luận theo nhóm đôi
HS thảo luận theo nhóm đôi, đại diện HS chữa bài theo hướng dẫn của GV
Bài 4 /SGK/104
a) Điểm A thuộc đường thẳng n và q.
Điểm B thuộc đường thẳng m, n,p.
b) Các thường thẳng m, p, n đi qua B.
Các đường thẳng m và q đi qua c.
c) Điểm D nằm trên đườngdườngd q không nằm chia đường thẳng m, n, p
D. Hoạt động vận dụng ( phút)
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học vào nhiều dạng bài tập
Phương pháp: Gợi mở vấn đáp
Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm
Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập 1; 2 SGK.
HS tiếp thu kiến thức.
HS lên bảng thức hiện.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( phút)
Mục tiêu: Học bài và làm bài tập về nhà
Học bài theo SGK + vở ghi.
Làm bài tập 3, 5, 6 (T 104-105). Bài tập 1, 2, 3 (95-96 - SBT).
Đọc trước bài: Ba điểm thẳng hàng.
Ngày soạn:......../........./...........
Ngày dạy: ......../........./...........
Tiết 2. §2. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được thế nào là ba điểm thẳng hàng.
- HS phân biệt được quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng.
2. Kỹ năng:
Biết vẽ ba điểm thẳng hàng
3. Thái độ:
HS cẩn thận trong vẽ hình, nghiêm túc và hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 4. Định hướng năng lực được hình thành
+ Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực chuyên biệt : Tư duy logic, năng lực tính toán.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỌNG TÂM
Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, vấn đáp-gợi mở, dạy học hợp tác nhóm nhỏ.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS CỦA GV VÀ HS
	Giáo viên: Giáo án, SGV, SGK, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ
	Học sinh: SGK, thước thẳng, phấn màu.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định 
A. – Khởi động (5 ph )
	 -HS1 : Vẽ hình thể hiện các ký hiệu sau: A a ; B a ; D a 
 ( A ≠ B ≠ D )
 - HS2: Vẽ hình thể hiện các ký hiệu sau: A b ; B b ; C b (A ≠ C )
	 Kiểm tra bài tập làm ở nhà của HS
 GV giới thiệu vào bài mới.
2. Dạy học bài mới (29ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Thế nào ba điểm thẳng hàng? (12 phút)
Mục tiêu: 
+ HS nhận biết được ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
+ HS biết vẽ ba điểm thẳng hàng.
+ HS biết cách kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
- GV trở lại hình vẽ trong phần kiểm tra bài cũ và giới thiệu: Ba điểm A, B, D cùng nằm trên đường thẳng a, ta nói ba điểm A, B, C là ba điểm thẳng hàng. Vậy khi nào ta nói ba điểm A, B, D thẳng hàng ?
 GV chính xác hóa và cho HS đọc thông tin trong SGK.
- GV trở lại hình của phần kiểm tra bài cũ và hỏi: Ba điểm A, B, C có cùng nằm trên một đường thẳng không? 
GV giới thiệu: Khi đó ta nói ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vậy, khi nào ta nói ba điểm A, B, C không thẳng hàng
- GV chính xác hóa rồi gọi HS đọc thông tin trong SGK.
- GV: 
? Để vẽ ba điểm thẳng hàng ta làm thế nào? Vẽ ba điểm D, E, F thẳng hàng.
? Để kiểm tra 3 kiểm có thẳng hàng hay không ta làm ntn ?
*Củng cố:BT8+9(sgk/106)
GV gọi HS đứng tại chỗ lần lượt đọc đáp án. 
HS phát biểu theo ý hiểu.
- Đọc thông tin trong SGK.
- HS: Ba điểm A, B, C không cùng thuộc bất cứ đường thẳng nào.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS đọc thông tin trong sách giáo khoa
- Để vẽ ba điểm thẳng hàng ta có thể vẽ một đường thẳng rồi lấy ba điểm nằm trên đường thẳng đó.
Một HS lên bảng vẽ hình
- HS: Ta có thể lấy 
thước thẳng để kiểm tra. Đặt mép thước đi qua hai trong ba điểm, nếu điểm còn lại cũng thuộc mép thước thì ba điểm là thẳng hàng.
- HS đọc đáp án theo chỉ định của GV
1.Thế nào là ba điểm thẳng hàng?
 H8a
Ba điểm A, B, D là ba điểm thẳng hàng
 H8b 
Ba A, B, C ng không thẳng hàng
? Vẽ ba điểm D, E, F thẳng hàng.
Bài 8/SGK/ 104
Ở hình 10, ba điểm A, B, C là ba điểm thẳng hàng
Bài 9/SGK/104
Ở hình 11:
a) Tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng là: BDC, BEA, DEG.
b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng: AEG, EDE,
Hoạt động 2: Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng (17 phút)
Mục tiêu: + HS diễn đạt được quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng theo các cách khác nhau.
+ Biết sử dụng các thuật ngữ: điểm . nằm giữa hai điểm và ., hai điểm nằm cùng phía đối với điểm .., hai điểm nằm khác phía đối với điểm .
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
- GV vẽ hình và cho HS nhận xét về quan hệ giữa ba điểm M,N,O ?
- Trong ba điểm thẳng hàng có thể có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại ?
GV giới thiệu: Ta có thể nói:
- Điểm N nằm giữa điểm M và O
- Hai điểm M và O nằm khác phía đối với điểm N
- Hai điểm M và N nằm cùng phía đối với điểm O
- GV cho HS phát biểu các cách khác nhau về vị trí ba điểm M, N, O rồi trở về hình vẽ phần kiểm tra bài cũ yêu cầu: Chỉ ra trong ba điểm A, B, D điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại, nêu các các phát biểu khác nhau về vị trí của ba điểm đó.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và làm bài tập 11 (SGK/107)
- HS: Ba điểm M, N, O là ba điểm thẳng hàng.
- Có một điểm duy nhất.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động ngôn ngữ.
- HS thảo luận theo nhóm đôi rồi đại diện nhóm điền đáp án theo chỉ định của GV. Các nhóm khác nhận xét.
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
Ta có:
- Điểm N nằm giữa điểm M và O
- Điểm M và O nằm khác phía đối với điểm N
- Điểm M và N nằm cùng phía đối với điểm O ....
* Nhận xét: SGK/106
Bài tập 11.(SGK-tr.107)
- Điểm R nằm giữa điểm M và N
- Điểm M và N nằm khác phía đối với điểm R
- Điểm R và N nằm cùng phía đối với điểm M ....
C: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: 
+ HS hệ thống được các kiến thức trọng tâm của bài học, vận dụng trong bài tập vẽ hình.
+ GV hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà cho HS
- GV gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm của bài học.
- GV cho HS làm bài 10/SGK/ 106
- GV hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài
- HS phát biểu
- HS làm bài 10 SGK/106 vào vở rồi ba HS lên bảng thực hiện ba ý.
- HS lắng nghe, ghi chú.
 Bài 10/ SGK/106
* Hướng dẫn học và chuẩn bị bài:
- Học bài theo SGK
- Làm bài tập 12 ; 13 ; 14 SGK/106,107.
- Chuẩn bị trước bài " Đường thẳng đi qua 2 điểm"
Ngày soạn: ../ ../ ..
Ngày dạy: ../ ../ 
Tuần 3 – Tiết 3: ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt. Lưu ý học sinh có vô số đường không thẳng đi qua 2 điểm. Hs biết được quan hệ giữa hai đường thẳng: trùng nhau, cắt nhau, song song.
2. Kỹ năng: Học sinh biết vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm, đường thẳng cắt nhau, song song. Nắm vững vị trí tương đối của đường thẳng trên mặt phẳng.
3. Thái độ: Vẽ cẩn thận, chính xác đường thẳng đi qua 2 điểm A và B.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, phấn, bút dạ.
- HS: SGK, thước thẳng
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Nêu và giải quyết vấn đề 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định (1 ph)
2 . Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động và đặt vấn đề vào bài mới (7’)
Hoạt động 1: Kiểm tra
? Khi nào 3 điểm A, B, C thẳng hàng, không thẳng hàng? Cho điểm A vẽ đường thẳng đi qua A. Vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua A?
? Hỏi thêm: Cho B (B A) vẽ đường thẳng đi qua A và B? Có bao nhiêu đường thẳng đi qua A và B? 
- Đường thẳng vẽ thêm chính là đường thẳng đi qua hai điểm. Để vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm ta phải làm thế nào và vẽ được mấy đường thẳng đi qua 2 điểm đó, còn có cách khác để gọi tên đường thẳng hay không chúng ta cùng nghiên cứu tiết học hôm nay.
- HS Trả lời
- HS vẽ đường thẳng đi qua A.
- Có vô số các đường thẳng đi qua A.
- Có 1 đ/ thẳng đi qua A và B.
HOẠT ĐỘNG 2: Vẽ đường thẳng (10 ‘)
Mục tiêu: 
+ HS vẽ được một đường thẳng bất kì, hai điểm cho trước.
+ HS công nhận có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. Lưu ý HS có vô số đường không thẳng đi qua hai điểm.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
* - Giáo viên gọi 1 HS đọc cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B?
- GV vừa nêu các bước vừa thao tác vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
- GV ?: Vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A và B?
=> Nhận xét (SGK/108)
- GV gọi HS đọc nhận xét.
* Củng cố: BT15 (SGK/109)
- HS đọc bài
- HS quan sát GV và thực hành vẽ theo sự hướng dẫn của GV.
- Vẽ được duy nhất một đường thẳng
- HS đọc nhận xét
- Làm bài tập 15 
( Sgk): Làm miệng
1.Vẽ đường thẳng
Muốn vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A, B ta làm như sau:
- Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A, B
- Dùng dấu chì vạch theo cạnh thước.
* Nhận xét: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B 
- Bài 15 (SGK/109)
a) Có nhiều đường không thẳng đi qua hai điểm A và B => Đúng
b) Chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm A và B=> Đúng
HOẠT ĐỘNG 3: Tên đường thẳng (8’)
Mục tiêu: HS biết ba cách để đặt tên đường thẳng.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
khái quát hóa, năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
?Đọc thông tin trong SGK: Có những cách nào để đặt tên cho đường thẳng ?
- GV chốt kiến thức, vẽ hình minh họa.
- GV cho HS làm ? /SGK/108
- C1: Dùng một chữ cái in thường.
- C2:Dùng hai chữ cái in thường.
- C3: Dùng hai chữ cái in hoa
- HS vẽ ba đường thẳng phân biệt và đặt tên 3 đường thẳng theo ba cách khác nhau.
- Làm miệng ? Sgk
- Một HS lên bảng vẽ hình, HS dưới lớp nêu đáp án.
2. Tên đường thẳng
C1: Dùng hai chữ cái in hoa AB (BA)
C2: Dùng 1 chữ cái in thường.
C3: Dùng hai chữ cái in thường.
? /SGK/108
Nếu đường thẳng đi qua ba điểm A, B, C thì có thể gọi tên là đường thẳng AB hoặc BA hoặc AC hoặc CA hoặc BC hoặc CB.
HOẠT ĐỘNG 4: Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song( 9’)
Mục tiêu: HS biết ba cách để đặt tên đường thẳng.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
- Đọc tên những đường thẳng ở hình H1. 
? Tìm số điểm chung của chúng?
- GV giới thiệu: Hai đường thẳng trùng nhau
- Đọc tên các đường thẳng ở hình H2 
? Tìm số điểm chung của chúng?
? Các đường thẳng ở H3 có bao nhiêu điểm chung ?
GV giới thiệu:Hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng trùng nhau, hai đường thẳng song song.
GV giới thiệu: Hình ảnh hai dòng kẻ trang vở chính là hình ảnh của hai đường thẳng song song. 
- GV gọi HS nêu lại ba vị trí của hai đường thẳng dựa vào số điểm chung của hai đường thẳng.
- GV giới thiệu: Hai đường thẳng không trùng nhau gọi là 2 đt phân biệt
=> HS đọc chú ý.
? Tìm trong thực tế hình ảnh 2 đt song song, cắt nhau.
-HS trả lời
- HS tiếp thu kiến thức
- HS đọc nội dung phần chú ý trong SGK/109.
- HS phát biểu.
3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song 
- Hai đường thẳng AB, AC cắt nhau tại giao điểm A (có 1 điểm chung). 
-Hai đường thẳng a và b trùng nhau (có vô số điểm chung) 
- Hai đường thẳng song song (không có điểm chung)
* Nhận xét: Hai đường thẳng phân biệt thì cắt nhau hoặc song song
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố - Hướng dẫn học và chuẩn bị bài (10 ’)
* Củng cố:
 - Cho ba điểm và một thước thẳng. Làm thế nào để biết ba điểm đó có thẳng hàng không? 
 - Làm bài tập 19Sgk/109	
 - GV: Với 2 đt có những vị trí nào ? Chỉ ra số giao điểm trong từng trường hợp?
* GV hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà cho HS
- HS phát biểu.
- HS trả lời.
- Một HS lên bảng thực hiện,
 - HS: Cắt nhau (1 giao điểm) ; Song song (0 có giao điểm); Trùng nhau (vô số giao điểm)
- Học bài theo SGK. Làm bài tập 18 ; 20 ; 21 SGK/109-110
- Đọc trước nội dung bài tập thực hành:
- Mỗi tổ chuẩn bị 6 cọc tiêu theo quy định sgk, 1 dây dọi, 1 búa.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
 .. 
 .. 
Ngày soạn:.............................
Ngày dạy:...........................
TIẾT 4. §4. THỰC HÀNH: TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh được củng cố khái niệm ba điểm thẳng hàng. Vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Kỹ năng: Dựng ba điểm thẳng hàng để dựng các cọc thẳng hàng. Đo đạc thực tế
3. Thái độ: Hăng hái tham gia các hoạt động nhóm.
4. Định hướng năng lực được hình thành
+ Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực chuyên biệt : Tư duy logic, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
	- GV: 3 cọc tiêu, 1 dây dọi, 1 búa đóng cọc.
- HS: Mỗi tổ chuẩn bị : 6 cọc tiêu, 1 dây dọi, 1 búa đóng cọc .
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỌNG TÂM
Thuyết trình giảng giải và thực hành
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định (1ph)
2. Khởi động( 4ph)
 Khi nào ta nói ba điểm thẳng hàng ? Nói cách vẽ ba điểm thẳng hàng.
3. Tổ chức thực hành (33ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Thông báo nhiệm vụ ( 5ph)
Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, hs biết được nhiệm vụ để thực hiện và ghi kết quả.
Phướng pháp: Thuyết trình, vấn đáp..
Định hướng phát triển kĩ năng: Làm việc nhóm, thực hành, sáng tạo
a) Chôn các cọc hàng rào thẳng hàng giữa hai cột mốc A và B
b) Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây đã có bên đường
c) Khi đã có những dụng cụ trong tay chúng ta cần tiến hành làm ntn?
HS nhắc lại nhiệm vụ phải làm ( hoặc phải biết cách làm) trong tiết học này.
1.Nhiệm vụ:
a) Chôn các cọc hàng rào nằm giữa hai cọt mốc A và B
b) Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây A và B bên lề đường.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách làm ( 8ph)
Mục tiêu: Hs tìm hiểu cách làm, biết cách để thực hiện nhiệm vụ.
Phương pháp: Thực hành, quan sát, thuyết trình 
Định hướng phát triển năng lực: Đo đạc, quan sát, tư duy, sáng tạo
- GV làm mẫu trước lớp.
Cách làm:
B1: Cắm ( hoặc đặt ) cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất ở hai 
điểm A và B ( dùng dây dọi kiểm tra).
B2: HS1 đứng ở A, HS2 đứng ở điểm C – là vị trí nằm giữa A và B.
B3: HS1 ra hiệu cho HS2 điều chỉnh cọc tiêu sao cho che lấp hoàn toàn cọc tiêu B.
Khi đó ba điểm A, B, C thẳng hàng.
-
 GV thao tác trôn cọc C thẳng hàng với 2 cọc A, B ở cả 2 vị trí của C (C nằm giữa A, B ; B nằm giữa A, C)
Đại diện 2 HS nêu cách làm
Lần lượt 2 HS thao tác đặt cọc C thẳng hàng với 2 cọc A, B trước toàn lớp. 
(Mỗi HS thực hiện 1 trường hợp về vị trí của C đối với A, B)
Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên:
- Chôn 2 cọc A, B ( cọc ở giữa 2 mốc A, B; cọc nằm ngoài A, B )
- Mỗi nhóm cử 1 HS ghi lại biên bản.
1.Chuẩn bị thực hành
(kiểm tra từng cá nhân)
2.Thái độ ý thức thực hành 
(cụ thể từng cá nhân)
3.Kết qủa thực hành
 (nhóm tự đánh giá : Tốt- Khá- Trung bình)
2.Tìm hiểu cách làm:
Bước 1: Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B.
Bước 2: 1 hs đứng ở A, hs 2 cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở điểm C.
Bước 3: hs 1 ra hiệu cho hs 2 điều chỉnh vị trí cọc tiêu cho đến khi hs 1 thấy cọc tiêu mình che lấp cọc tiêu ở C và B
HOẠT ĐỘNG 3: HS thực hành theo nhóm (20ph)
Mục tiêu: Hsđược củng cố khái niệm ba điểm thẳng hàng. Vận dụng kiến thức vào thực tế.
Phương pháp: Thực hành, quan sát, giao nhiệm vụ.
Định hướng phát triển năng lực: Tư duy, sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tế.
GV phân công nhóm trưởng (Tổ trưởng)
GV: quan sát các nhóm thực hành, nhắc nhở điều chỉnh khi cần thiết.
Thực hành theo nhóm
3.Thực hành:
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.
Mục tiêu: Học sinh được hướng dẫn cụ thể phần chuẩn bị bài ở nhà.
* Củng cố 
 +GV nhận xét đánh giá giờ thực hành:
 + Ý thức chuẩn bị dụng cụ, thái độ, ý thức trong thực hành.
* Hướng dẫn học và chuẩn bị bài.
Đọc trước nội dung bài mới "Tia"
- HS chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi chú
Nhiệm vụ cá nhân:
	- Học bài theo SGK - Làm các bài tập 47, 48 SGK
	- Đọc trước bài “Tia”
 .
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
 .. .. .. 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 5: TIA
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được định nghĩa về tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
 2. Kỹ năng: 
- HS có kỹ năng phân biệt tia và đường thẳng, hai tia đối nhau, trùng nhau, cách gọi và đặt tên các tia.
 3. Thái độ: 
- HS hứng thú với tiết học, thêm yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề vào bài mới (4 phút)
Mục tiêu: kiểm tra chuẩn bị bài mới của học sinh. Ôn lại kiến thức bài học trước.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
* Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 1HS lên bảng vẽ:
+ Vẽ đường thẳng xy. 
+ Vẽ điểm O trên đường thẳng xy
+ Điểm O chia đường thẳng xy thành mấy phần riêng biệt?
* Đặt vấn đề: Trên hình vẽ phần kiểm tra bài cũ, chúng ta thấy điểm O chia đường thẳng xy thành hai phần riêng biệt. Vậy hình gồm điểm O và một phần đường thẳng được chia bởi O gọi là hình gì? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng đi tìm hiểu bài ngày hôm nay
-HS lên bảng vẽ:
+ hai phần
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Giới thiệu về tia gốc O (12 phút)
Mục tiêu: HS phát biểu được định nghĩa về tia, nhận biết được gốc, cách đọc tên tia, cách vẽ tia
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp- gợi mở, nêu vấn đề. 
-GV lấy hình vẽ HS1 vừa vẽ
GV dùng phấn đỏ tô phần đường thẳng Ox, giới thiệu hình gồm điểm O và phần đường thẳng này là một tia gốc O
? Thế nào là một tia gốc O?
GV giới thiệu tên 2 tia là Ox và Oy( còn gọi là nửa đường thẳng Ox, Oy)
Nhấn mạnh: Tia Ox bị giới hạn bởi điểm O, không bị giới hạn về phía x.
GV chốt: đưa ra định nghĩa tia gốc O.
-Củng cố: + BT22a(sgk/112)
-GV đưa hình vẽ vào bảng phụ => Yêu cầu HS đọc tên các tia trên hình vẽ
? Hai tia Ox, Oy có đặc điểm 
gì?
GV nhấn mạnh và chuyển tiếp: Hai tia đối nhau
-HS vẽ vào vở theo GV làm trên bảng
-HS dùng bút khác màu tô đậm phần đường thẳng Ox
-
1HS lên bảng dùng phấn màu vàng tô đậm phần đường thẳng Oy. Rồi nói tương tự theo ý trên
HS đọc ĐN (sgk)
-HS trả lời miệng BT 22a(sgk/112)
-HS trả lời:
+ có 3 tia là Ox, Oy, Oz 
+Cùng nằm trên một đường thẳng chung gốc O
1.Tia gốc O:
-Định nghĩa: Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O gọi là một tia gốc O ( còn được gọi là một nửa đường thẳng gốc O).
-Tên: 
+ Tia Ox ( còn gọi là nửa đường thẳng Ox) có gốc là O.
 + Tia Oy (còn gọi là nửa đường thẳng Oy) có gốc là O.
Bài 22a sgk – 112
a) Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O gọi là một tia gốc O.
Hoạt động 2: Hai tia đối nhau (10 phút)
Mục tiêu: HS phát biểu được định nghĩa hai tia đối nhau, cách vẽ. Hs nhận dạng được hai tia đối nhau.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, gợi mở vấn đề. 
? Quan sát và nói đặc điểm của hai tia Ox, Oy trên?
- GV giới thiệu hai tia Ox, Oy có đặc điểm chung như vậy gọi là hai tia đối nhau.
Gv ghi nhận xét (sgk)
? Yêu cầu HS làm ?1
 ( Bảng phụ)
Có thể HS trả lời hai tia AB, Ay đối nhau => GV nhấn mạnh điểm sai của HS và dùng ý này chuyển sang : Hai tia trùng nhau.
HS: - 2 tia chung gốc
 - 2 tia tạo thành một đường thẳng
-HS lắng nghe và tiếp thu
-HS đọc nhận xét 
-HS làm yêu cầu ?1
 a) Hai tia Ax, By không đối nhau vì không thoả mãn yêu cầu 1 (2 tia không chung gốc).
 b) Các tia đối nhau: Ax, Ay hoặc Bx , By
2. Hai tia đối nhau:
Hai tia Ox, Oy đối nhau thì:
- 2 tia chung gốc
- 2 tia tạo thành một đường thẳng
*Nhận xét:(sgk-112)
?1. sgk-112
(treo bảng phụ).
Hoạt động 3. Hai tia trùng nhau (8ph)
Mục tiêu: HS phát biểu được định nghĩa hai tia trùng nhau, cách vẽ. Hs nhận dạng được hai tia đối nhau.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, gợi mở vấn đề 
GV vẽ hình 28 với tia AB và tia Ax bằng phấn mầu khác nhau.
Các nét phấn trùng nhau => Hai tia trùng nhau.
? Tìm hai tia trùng nhau trong hình vẽ 29(sgk) ?
GV giới thiệu hai tia phân biệt. Cho HS đọc chú ý sgk- 112
? GV treo bảng phụ yêu cầu HS làm ?2/ sgk-112
-HS quan sát và lắng nghe
HS quan sát H.30 và trả lời ?2:
a)Tia OB trùng với tia Oy
b) Hai tia Ox và Ax không trùng nhau vì không chung gốc.
c) Hai tia Ox, Oy không đối nhau vì không thoả mãn yêu cầu 2 ( không tạo thành một đường thẳng)
3. Hai tia trùng nhau
Hai tia Ax, AB trùng nhau thì:
- 2 tia chung gốc
- 2 tia tạo thành nửa đường thẳng
*Chú ý: sgk- 112
?2. sgk- 112
( treo bảng phụ)
C. Hoạt động luyện tập ( 8 phút)
Mục tiêu: củng cố kỹ năng nhận dạng các tia đối nhau,trùng nhau và củng cố kiến thức bài học.
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp,hoạt động nhóm
GV: Cho HS thảo luận nhóm làm bài 23 SGK-113.
 -Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày và nêu các bước thực hiện.
- GV: Cho HS nhận xét.
-GV cho HS làm bài 25sgk -113.
+ gọi 3HS làm nhanh nhất lên bảng trình bày
+ nhận xét và sửa chữa
- HS hoạt động theo nhóm bài 23.
-Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và sửa chữa
 - 3HS làm nhanh nhất lên bảng trình bày, dưới lớp làm bài vào vở, nhận xét và sửa chữa
Bài 23 sgk -113.
a) Tia MN, NP, MQ là các tia trùng nhau.
b) Trong ba tia MN, NM, MP không có cặp tia nào đối nhau
c) Hai tia gốc P đôi nhau là PN và PQ hoặc PM và PQ.
Bài 25 sgk -113.
a)
b) 
c)
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút)
Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học, hướng dẫn cụ thể phần chuẩn bị bài ở nhà
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, luyện tập
? Thế nào là tia ?
? Thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau?
- BTVN : bài tập 22b,c ; bài tập24 (sgk/112-113)
-HS trả lời câu hỏi
HS lắng nghe và ghi chép
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Ngày soạn: ................ Ngày dạy: ................ Tuần: ............. Tiết: ...........
Tiết 6: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh được củng cố khái niệm tia, có thể phát biểu định nghĩa tia bằng các cách khác nhau, khái niệm hai tia đối nhau
2. Kỹ năng:
- Biết vẽ hình theo cách diễn tả bằng lời.
- Biết vẽ tia đối nhau, nhận dạng sự khác nhau giữa tia và đường thẳng
3. Thái độ: HS hứng thú với tiết học, thêm yêu thích môn học.
4. Nội dung trọng tâm: Bài 26, 27, 28
5. Định hướng năng lực được hình thành
+ Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực chuyên biệt : Tư duy logic, năng lực tính toán
II.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỌNG TÂM
Nêu và giải quyết vấn đề,vấn đáp – gợi mở, thực hành cá nhân
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV: SGV, SGK, phấn màu, thước thẳng
HS: Thước thẳng, SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định
A. Khởi động ( 7ph)
Yêu cầu HS trả lời miệng những câu hỏi sau:
Vẽ đường thẳng xy. Trên đó lấy điểm M. Tia Mx là gì? Đọc tên các tia đối nhau trong hình vẽ.
Cho HS làm bài tập 23: Phân biệt sự khác nhau giữa tia và đường thẳng 
2. Luyện tập (33ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
B. Hoạt động: Luyện tập
Mục tiêu: Học sinh được củng cố khái niệm tia, có thể phát biểu định nghĩa tia bằng các cách khác nhau, khái niệm hai tia đối nhau
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề,vấn đáp – gợi mở, thực hành cá nhân
Định hướng phát triển kĩ năng: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, vẽ hình
Bài tập 26. SGK
- Vẽ hình minh hoạ
- Khắc sâu : hai điều kiện để hai tia đối nhau
- Yêu cầu HS làm vào vở
GV cho HS làm:
Bài tập 27. SGK
* Bài tập 28. SGK
* Bài tập 30. SGK
Bài 31: Gọi 3 hs lên bảng, hs cả lớp làm ra vở.
- Trước khi vẽ tiaAx, ta phải vẽ hình gì ?
GV gọi hs nhận xét.
- HS vẽ hình và làm bài tập vào nháp
- Một HS lên bảng làm bài tập
- Vẽ hình và trả lời câu hỏi theo yêu cầu SGK
- Trả lời miệng điền vào chỗ trống các câu hỏi
- Nhận xét và hoàn thiện vào vở
- Hoàn thiện câu trả lời
- Trả lời miệng bài tập 32
- Một HS lên bảng vẽ hình
- Trả lời miệng ( không yêu cầu nêu lí do)
- Một HS lên bảng vẽ hình
- Trả lời miệng ( không yêu cầu nêu lí do)
- HS 1 lấy 3 điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ hai tia AB, AC
- HS 2 làm câu a
- HS 3 làm câu b
- HS thứ nhất vẽ đường thẳng BC
- HS khác nhận xét và đối chiếu với hình của mình, sửa lại nếu cần.
* Bài tập 26. SGK
a. Điểm M và B nằm cùng phía đối với A
b. M có thể nằm giữa A và B (H1).
 Hoặc B nằm giữa A và M (H2)
* Bài tập 27. SGK
a. A
b. A
* Bài tập 32. SGK
a.Sai
b.Sai
* Bài tập 28. SGK
a. Ox và Oy hoặc ON và OM đối nhau
b. Điểm O nằm giữa M và N
* Bài tập 30. SGK
Câu c đúng
* Bài tập 31. SGK
C: Tìm tòi, mở rộng. 
Mục tiêu: Học sinh được hướng dẫn cụ thể phần chuẩn bị bài ở nhà.
* Củng cố 
? Thế nào là tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau .
* Hướng dẫn học và chuẩn bị bài.
- Nắm vững định nghĩa hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
- Xem lại các bài đã chữa.
- Làm bài tập từ 23 đến 29 SBT 
 - Đọc trước bài đoạn thẳng
Nhiệm vụ cá nhân:
- Nắm vững định nghĩa hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
- Xem lại các bài đã chữa.
- Làm bài tập từ 23 đến 29 SBT 
 - Đọc trước bài đoạn thẳng
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
 .. .. .. 
Ngày soạn: ................ Ngày dạy: ................ Tuần: ............. Tiết: ...........
Tiết 7 - §6. Đoạn thẳng
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
1. Kiến thức:
a/ Nhận biết: Học sinh ghi n

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_1_17_nguyen_thi_nga.docx