Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 12: Bài tập - Năm học 2020-2021

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 12: Bài tập - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức: - HS được củng cố và khắc sâu kiến thức : Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì MA + MB = AB qua một số bài tập.

 2. Kỹ năng: - HS được rèn kỹ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

 - Bước đầu tập suy luận và rèn kỹ năng tính toán.

 3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, đo đạc.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học; Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Phát triển năng lực tư duy và lập luận Toán ; năng lực sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu Toán.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, bài soạn.

 2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, bảng nhóm, bút viết bảng.

 

docx 4 trang tuelam477 3110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 12: Bài tập - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: / / 2020
Tiết 12: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 	1. Kiến thức: - HS được củng cố và khắc sâu kiến thức : Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì MA + MB = AB qua một số bài tập.
 	2. Kỹ năng: - HS được rèn kỹ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
 - Bước đầu tập suy luận và rèn kỹ năng tính toán.
 	3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, đo đạc.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học; Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Phát triển năng lực tư duy và lập luận Toán ; năng lực sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu Toán.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, bài soạn.
 2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, bảng nhóm, bút viết bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
* Ổn định tổ chức. (1’)
6A: / ; Vắng : ............................................
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
1. Hoạt động khởi động :(9’)
1.1 Kiểm tra bài cũ: (không)
1.2 Hoạt động khởi động:
GV: Gọi 1 hs lên bảng vẽ đoạn AB, M nằm giữa 
GV: Nhìn hình vẽ và cho biết khi nào độ dài đoạn AM + MB = AB.
HS: Trả lời.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét -> KL
GV: Nếu M nằm giữa AB hãy cho biết cách tính độ dài đoạn MA; MB.
HS: Nêu cách tính.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: (20’)
Hướng dẫn làm bài tập số 47,48
(SGK – 121)
- Phương thức: Hoạt động cá nhân, đàm thoại, quan sát.
- Phương tiện: SGK, thước kẻ.
- Sản phẩm hs cần đạt: giải được bài tập 47,48 SGK/121
HS: 1 HS đọc đề bài.
GV: Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?
HS: Trả lời.
GV: Từ dữ kiện bài toán cho ta có điều gì?
HS: Trả lời.
GV: Từ đó nêu cách so sánh EM và MF?
HS: Trả lời.
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải.
HS: 1 HS lên bảng, các HS còn lại làm ra nháp và nhận xét bài bạn.
GV: Chính xác hóa kết quả và chốt lại phương pháp giải.
Bài số 48 (SGK-121) 
HS: 1 HS đọc đề bài.
GV: Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?
GV : Nếu A và B là hai điểm mút của bề rộng lớp học thì đoạn thẳng AB được chia làm mấy phần ? Hãy vẽ hình mô tả?
HS: 1 HS lên bảng vẽ hình, các HS còn lại vẽ ra nháp và nhận xét bài của bạn.
GV: Chính xác hóa kết quả.
GV: Muốn tính chiều rộng của lớp học ta cần tính độ dài đoạn thẳng nào?
HS: Cần tính độ dài đoạn thẳng AB.
GV: Nêu cách tính độ dài đoạn thẳng AB?
HS: Nêu cách tính và 1 HS lên bảng tính.
GV: Chính xác hóa kết quả, uốn nắn và chỉnh sửa cách trình bày cho học sinh. 
Hoạt động 2: (10’)
Hướng dẫn làm bài tập
- Phương thức: Hoạt động nhóm, đàm thoại, quan sát.
- Phương tiện: SGK, thước kẻ.
- Sản phẩm hs cần đạt: giải được bài tập giáo viên yêu cầu.
GV: Cho bài tập sau: 
 Trong mỗi trường hợp sau, cho biết ba điểm A ; B ; M có thẳng hàng không ?
a) AM = 3,1cm; MB = 2,9cm;AB= 6cm.
b) AM =3,1cm ;MB =2,9cm ; AB = 5cm
HS: Đọc đề bài.
GV: Nêu mối quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng?
HS: Trả lời.
GV: Từ đó muốn biết xem ba điểm A ; B ;M có thẳng hàng không ta làm thế nào?
HS: Ta chỉ cần chỉ ra một điểm trong 3 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
GV: Muốn chỉ ra một điểm nằm giữa 2 điểm ta làm thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Các em hãy hoạt động nhóm trong 5’ làm bài tập trên.
HS:+Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ Các thành viên hoạt động độc lập.
+ Thảo luận chung theo nhiệm vụ đã được phân công.
+ Nhóm trưởng tổng hợp, thư kí ghi bảng nhóm.
+ Các nhóm dán kết quả lên bảng.
HS: Các nhóm nhận xét chéo nhau.
GV: Đưa đáp án đúng. 
GV: Đánh giá, nhận xét các nhóm.
3. Hoạt động củng cố, luyện tập:(3’)
- Nhắc lại điều kiện để 1 điểm nằm giữa hai điểm, tính chất cộng liên tiếp nhiều đoạn thẳng, phương pháp giải các dạng toán đã chữa.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng:(2’)
- Xem lại các bài đã chữa.
- BTVN: 45, 51, 52 (SGK – 121, 122)
- Xem trước nội dung bài 9.
_
A
_
B
_
M
1) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B 
MA + MB = AB Tức là:
+ Nếu điểm M nằnm giữa hai điểm A và B MA + MB = AB.
+ Nếu MA + MB = AB điểm M nằnm giữa hai điểm A và B.
 * 
 Bài tập.
Bài số 47 (SGK – 121)
+ Vì M là một điểm của đoạn thẳng EF nên: EM + MF = EF
Hay 4 + MF = 8
 MF = 8- 4 
 MF = 4 (cm)
Vậy: EM = MF
Bài số 48 (SGK-121) 
+ Gọi A, B là hai điểm mút của bề rộng lớp học. M, N, P, Q là các điểm trên cạnh mép bề rộng lớp học lần lượt trùng với đầu sợi dây khi liên tiếp căng sợi dây để đo bề rộng lớp học.. Theo bài ra ta có sơ đồ: 
Ta có :
AM + MN + NP + PQ + QB = AB
mà: AM = MN =NP = PQ = 1,25m
 QB = . 1,25 = 0,25m.
Vậy bề rộng lớp học là : 
. 1,25 + 0,25
= 5 + 0,25 = 5,25 (m)
Bài tập *
a) Vì 3,1 + 2,9 = 6
Nên AM + MB = AB
Þ A ; B ; M thẳng hàng
b) Vì AM + MB ¹ AB
	 AM + AB ¹ MB
	 MB + AB ¹ MA
Þ A ; B ; C không thẳng hàng.
*Rút kinh nghiệm, điều chỉnh và nhận xét: 
...................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_12_bai_tap_nam_hoc_2020_2021.docx