Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 13, Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng - Năm học 2020-2021

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 13, Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

 - Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.

 - Biết vẽ trung điểm của một đoạn thẳng.

 - Cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.

 2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

 - Có năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, hợp tác

 - Nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. Tính chính xác, kiên trì.

 II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu; sợi dây, thanh gỗ, giá đỡ cây gỗ.

2. Học sinh: Ôn tập bài cũ, SGK, thước thẳng có chia khoảng, giấy trong, bút lông.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động khởi động (3 phút)

Mục tiêu: Nhắc, nhớ lại kiến thức cũ nhằm dẫn dắt vào bài mới.

Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống(.)

a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì .

b)Trên tia Ox, OM= a, ON = b, mà 0 < a="">< b="" thì="" điểm="" .="" nằm="" giữa="" hai="" điểm="" .="" và="">

Đáp án:

Điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB

Trên tia Ox, OM = a, ON = b, mà 0 < a="">< b="" thì="" điểm="" m="" nằm="" giữa="" hai="" điểm="" o="" và="">

* Đặt vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh

Và hỏi: Điểm M nằm ở vị nào trên đoạn thẳng AB? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 

docx 6 trang tuelam477 3860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 13, Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS 2 SÔNG ĐỐC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	 TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
	 Sông Đốc, ngày 29 tháng 11 năm 2020
 “Thầy mẫu mực, sáng tạo; trò chăm ngoan, học giỏi”
Với phương châm “Chủ động - linh hoạt – trách nhiệm – hiệu quả”
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Năm học 2020 – 2021
Tuần 13
 Tiết 13
§10. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ 
 - Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
 - Biết vẽ trung điểm của một đoạn thẳng.
 - Cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.
 2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
 - Có năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, hợp tác
 - Nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. Tính chính xác, kiên trì. 
 II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu; sợi dây, thanh gỗ, giá đỡ cây gỗ.
2. Học sinh: Ôn tập bài cũ, SGK, thước thẳng có chia khoảng, giấy trong, bút lông.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động (3 phút)
Mục tiêu: Nhắc, nhớ lại kiến thức cũ nhằm dẫn dắt vào bài mới. 
Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống(....)
a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ........................
b)Trên tia Ox, OM= a, ON = b, mà 0 < a < b thì điểm ...... nằm giữa hai điểm ........ và .......
Đáp án:
Điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB
Trên tia Ox, OM = a, ON = b, mà 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
* Đặt vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh 
Và hỏi: Điểm M nằm ở vị nào trên đoạn thẳng AB? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 2. Hình thành kiến thức trung điểm của đoạn thẳng và cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Trung điểm của đoạn thẳng (10 phút)
Mục tiêu : Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng
GV: Quan sát hình vẽ và cho biết điểm M ở vị trí nào trên đoạn thẳng AB ?
HS: Điểm M nằm giữa hai điểm A, B và cách đều A, B
GV: Điểm M như vậy gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB 
 Vậy trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì ?
HS:
GV: Trở lại câu hỏi đặt vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh và cho biết điểm M ở vị nào trên đoạn thẳng AB? 
HS: Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB (hoặc điểm M là điểm chính giữa của đọan thẳng AB)
* Đặt vấn đề: Để củng cố kiến thức trung điểm của đoạn thẳng chúng ta cùng làm bài tập sau.
Bài tập 1 : Trong các hình vẽ sau, hình nào có I là trung điểm của đoạn thẳng MN ?
Cả lớp quan sát hình vẽ và trả lời.
GV chốt lại bài tập: Hình 3 điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN.
*Đặt vấn đề: Các em đã được tìm hiểu trung điểm của đoạn thẳng, vậy cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2. 
1. Trung điểm của đoạn thẳng
* Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA=MB) hay M là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB. 
Hoạt động 2: Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng (20 phút)
Mục tiêu: Biết cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng
- GV: Để điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M phải thoả mãn những điều kiện gì?
- HS trả lời.
- GV chốt lại:
 M là trung điểm của đoạn thẳng AB 
*Từ cách xác định trên ta có các cách vẽ nào chúng ta sẽ tìm hiểu. 
GV: Để vẽ trung điểm của đoạn thẳng ta phải vẽ đoạn thẳng vậy các em dùng dụng cụ gì để vẽ đoạn thẳng?
 HS: Thước thẳng có chia khoảng
* GV cho HS quan sát cách vẽ
-Yêu cầu một HS lên bảng thực hiện vẽ, cả lớp vẽ vào tập.
- GV cho đoạn thẳng:
 - GV hướng dẫn:
+ Để xác định được trung điểm của đoạn thẳng EF khi chưa biết độ dài, ta làm thế nào?
- HS trả lời: 
- Một HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp cùng thực hiện vẽ trên tập.
-GV nhận xét và chốt lại.
Đặt vấn đề: Ngoài cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng bằng thước có chia khoảng, ta cùng tìm hiểu thêm một cách khác là gấp giấy.
- GV cho HS quan sát cách gấp.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện nhóm đôi 
- GV thu sản phẩm rồi nhận xét.
Đặt vấn đề: Trong thực tế cuộc sống, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng 2 cách trên để xác định trung điểm của đoạn thẳng mà còn áp dụng cách khác ví dụ như dùng sợi dây, ta cùng tìm hiểu ? 
- GV sử dụng dụng cụ đã chuẩn bị trước để trước lớp và mời 01 HS lên bảng thực hiện: Cách dùng một sợi dây để “chia” một thanh gỗ thẳng thành hai phần dài bằng nhau.
- HS dưới lớp quan sát cách làm của bạn trên bảng và nhận xét.
* GV chốt: Ngoài 3 cách xác định trung điểm của đoạn thẳng mà ta vừa tìm hiểu. Trong thực tế còn một số cách khác nữa, các em về nhà tìm hiểu thêm.
- HS cả lớp quan sát hình ảnh 
+ Có vô số điểm nằm giữa hai điểm A, B
+ Có vô số điểm nằm cách đều hai điểm A,B
+ Nhưng chỉ có duy nhất một điểm M nằm giữa và cách đều hai điểm A, B
- GV: Vậy một đoạn thẳng có mấy trung điểm?
HS: Mỗi đoạn thẳng chỉ có một trung điểm
2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng
 Ví dụ (SGK)
M là trung điểm của đoạn thẳng AB 
* Cách 1: Dùng thước thẳng có chia khoảng
 - Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm
 - Trên tia AB, vẽ điểm M sao cho AM = 2,5cm
* Cách 2: Gấp giấy (SGK)
? (SGK)
3. Hoạt động củng cố (3 phút)
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng và cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
GV trình chiếu: 
* Trung điểm của đoạn thẳng: 
 M là trung điểm của đoạn thẳng AB 
* Các cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng:
- Dùng thước có chia khoảng.
- Gấp giấy.
4. Hoạt động vận dụng (4 phút)
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Cho HS làm bài tập 63 (SGK)
HS quan sát, đọc bài tập.
GV gọi hs trả lời. 
- GV nhận xét và chốt lại.
Bài 63 (SGK – Trang 126)
- Câu c đúng
- Câu d đúng
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (5 phút)
- GV giới thiệu một số ứng dụng trung điểm của đoạn thẳng trong thực tế.
- HS quan sát.
- GV nêu: Khi ứng dụng trung điểm của đoạn thẳng vào thực tế ta cần đảm bảo yêu cầu thực tiễn của công việc, tính chính xác, tính thẩm mỹ,... 
 *Chúng ta đã biết xác định trung điểm của một đoạn thẳng, vậy một đường thẳng có xác định được trung điểm hay không? Các em về nhà tìm hiểu thêm
* Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc khái niệm trung điểm đoạn thẳng. Luyện kỹ năng vẽ trung điểm đoạn thẳng.
- Làm các bài tập 60, 61 (SGK)
- Chuẩn bị tốt cho tiết sau “Luyện tập”
- Hướng dẫn:Bài 60 - sgk trang 125
HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi. GV: Bài toán cho biết gì? Hỏi điều gì?
HS: HS dựa vào sgk trả lời. 
GV: Để trả lời câu hỏi trên trước tiên các em vẽ hình. Dựa vào hình vẽ và đề bài để trả lời câu a.
- Để so sánh OA với OB khi đã biết OA ta cần tính được OB.
- Để xem điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không ta cần xét A có thỏa mãn hai điều kiện: A nằm giữa O, B và cách đều O, B không?
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 Duyệt của Hiệu trưởng Người thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_13_bai_10_trung_diem_cua_doan_th.docx