Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 14: Ôn tập chương I - Năm học 2020-2021

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 14: Ôn tập chương I - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HS được hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng.

2. Kỹ năng:

- Sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, com pa để đo vẽ đoạn thẳng.

3. Thái độ: Hình thành thói quen suy luận; cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, đo đạc và tính toán.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học; Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Phát triển năng lực tư duy và lập luận Toán ; năng lực sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu Toán.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, compa, bảng phụ.

2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, compa, bảng nhóm, bút viết bảng, làm các Câu hỏi ôn tập chương I.

 

docx 5 trang tuelam477 4440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 14: Ôn tập chương I - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: ../ / 2020
Tiết 14: ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- HS được hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng.
2. Kỹ năng: 
- Sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, com pa để đo vẽ đoạn thẳng.
3. Thái độ: Hình thành thói quen suy luận; cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, đo đạc và tính toán.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học; Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Phát triển năng lực tư duy và lập luận Toán ; năng lực sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu Toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, compa, bảng phụ. 
2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, compa, bảng nhóm, bút viết bảng, làm các Câu hỏi ôn tập chương I.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
* Ổn định tổ chức. (1’)
6A: / ; Vắng : ............................................
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
1. Hoạt động khởi động :(3’)
1.1 Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong giờ)
1.2 Hoạt động khởi động:
Gv: Trong chương I các e hãy kể tên những kiến thức đã học?
HS: Trả lời 
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: (14’)
Ôn tập lý thuyết
- Phương thức: Hoạt động cá nhân, đàm thoại.
- Phương tiện: SGK.
- Sản phẩm hs cần đạt: Nhớ lại các kiến thức đã học
GV: Hệ thống lại phần lý thuyết thông qua các hoạt động: Đọc hình, bài tập điền khuyết, đúng sai.
GV: Treo bảng phụ có vẽ sẵn các hình đã học và yêu cầu: Mỗi hình trong bảng sau cho biết những gì?
HS: Quan sát các hình vẽ và định nghĩa các hình đã học theo hình vẽ.
GV: Chốt lại kiến thức sau mỗi hình.
GV: Treo bảng phụ có nội dung câu 2.
HS: Lần lượt lên bảng điền vào dấu (...), các HS còn lại bổ sung (nếu có).
GV: Chính xác hoá kết quả và chốt lại kiến thức có liên quan.
GV: Treo tiếp bảng phụ có nội dung câu 3.
HS: Đứng tại chỗ trả lời và giải thích, với những trường hợp sai, yêu cầu HS vẽ hình minh hoạ.
GV: Chốt lại toàn bộ kiến thức lý thuyết của chương I.
Hoạt động 2: (25’)
Áp dụng làm bài tập
- Phương thức: Hoạt động cá nhân ,nhóm, đàm thoại.
- Phương tiện: SGK.
- Sản phẩm hs cần đạt: Giải được bài 1,2
* Bài 1:
GV: Treo bảng phụ có nội dung bài tập
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
HS: 1 HS lên bảng vẽ hình, các HS còn lại vẽ hình vào vở và nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Chính xác hoá hình vẽ.
GV: Gọi HS lần lượt trả lời ý a, b.
HS: Đứng tại chỗ trả lời.
GV: Chính xác hoá câu trả lời của HS và ghi bảng.
* Bài 2: 
GV: Treo bảng phụ có nội dung bài 2: “ Cho đoạn thẳng AB = 6cm. Lấy điểm M trên tia BA sao cho BM = 12cm.
Tính độ dài đoạn thẳng AM.
 Điểm A có phải là trung điểm
của đoạn thẳng BM không? Vì sao?”
GV: Yêu cầu HS tóm tắt bài toán dưới dạng cho, tìm.
HS: Đứng tại chỗ tóm tắt.
HS: Nhận xét bạn tóm tắt.
GV: NHận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình.
HS: 1 HS lên bảng vẽ hình, các HS còn lại vẽ hình vào vở và nhận xét, bổ sung ( nếu có).
GV: Các em hãy hoạt động nhóm làm bài tập trên.
HS:+Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ Các thành viên hoạt động độc lập.
+ Thảo luận chung theo nhiệm vụ đã được phân công.
+ Nhóm trưởng tổng hợp, thư kí ghi bảng nhóm.
+ Các nhóm dán kết quả lên bảng.
HS: Các nhóm nhận xét chéo nhau.
GV: Đưa đáp án đúng. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh và chốt lại kiến thức có liên quan.
3. Hoạt động củng cố, luyện tập:(4’)
GV: Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của chương I.
GV: Hệ thống lại các dạng toán đã chữa và phương pháp giải. 
GV: Giải đáp những thắc mắc của học sinh ( nếu có)
GV: Nhận xét giờ học.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng:(1’)
- Học kỹ nội dung bài và ôn tập toàn bộ chương I
- BTVN: 2;3;4;5;6;7;8(SGK – 127)
- Chuẩn bị tốt giờ sau “Kiểm tra 1 tiết.
I.Lý thuyết.
1. Đọc hình: Bảng phụ lục 1
2. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào dấu (...) để được khẳng định đúng.
a) Trong ba điểm thẳng hàng có 1điểm và chỉ 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
b) Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua hai điểm.
c) Mỗi điểm trên 1 đường thẳng là gốc chung của 2 tia đối nhau.
d) Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB .
e) Nếu thì M là trung điểm của AB.
3. Đúng hay sai ?
a) Đoạn thẳng AB là 1 hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm A và B ( Sai)
b) Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều 2 điểm A và B ( Đúng )
c) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều A và B ( Sai)
d) Hai tia phân biệt là hai tia không có điểm chung ( Sai)
e) Hai tia đối nhau cùng nằm trên 1 đường thẳng ( Đúng )
f) Hai tia cùng nằm trên 1 đường thẳng thì đối nhau ( Sai)
h) Hai đường thẳng phân biệt hoặc song song hoặc cắt nhau ( Đúng )
II. Bài tập.
* Bài 1: Cho hai tia phân biệt chung gốc Ox và Oy.( không đối nhau) 
- Vẽ đường thẳng aa’ cắt 2 tia đó tại A; B khác 0 
- Vẽ điểm M nằm giữa 2 điểm A; B. Vẽ tia OM.
- Vẽ tia ON là tia đối của tia OM. a) Chỉ ra những đoạn thẳng trên hình 
b)Chỉ ra ba điểm thẳng hàng trên hình?
Giải:
_
N
_
O
_
B
_
A
_
x
_
y
_
M
_
a
_
a
a) Các đoạn thẳng: 
OA; OM; OB; AM; MB; AB.
b) 3 điểm thẳng hảng: A, M, B.
* Bài 2: 
Cho AB = 6cm;
 a) AM = ?
Hỏi b) Điểm A có phải là trung điểm của đoạn thẳng BM không? Vì sao?
Giải:
a) Ta có điểm A nằm giữa M và B nên: AM + AB = MB
 hay AM + 6 = 12
 AM =12 – 6 = 6 (cm)
b) Ta có: 	 nên A là trung điểm của đoạn thẳng BM.
	Phụ lục 1
* Rút kinh nghiệm, điều chỉnh và nhận xét: 
...............................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_14_on_tap_chuong_i_nam_hoc_2020.docx