Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 21, Bài 6: Đường tròn. Tam giác - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 21, Bài 6: Đường tròn. Tam giác - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

TIẾT 21. §6. ĐƯỜNG TRÒN. TAM GIÁC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nhận biết được các khái niệm: đường tròn, hình tròn, cung, dây cung; tam giác, đỉnh, cạnh, góc của tam giác, điểm nằm trong, ngoài, nằm trên một hình tròn hay tam giác.

2. Kĩ năng:

- Biết cách: Vẽ đtròn , cung tròn, dây cung; sử dụng compa để ss độ dài hay cộng hai đoạn thẳng; vẽ tam giác khi biết độ dài các cạnh của nó.

3. Thái độ: Rèn tính tự giác, tích cực, chủ động tham gia hoạt động học.

* Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy lôgic, NL kiến thức và kĩ năng toán học về đường tròn,tam giác, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán.

- P/c: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Phương tiện: KHBH, SHD, bảng phụ, đồ dùng & các phương tiện dạy học cần thiết.

- PP: Vấn đáp, DH hợp tác, nêu và gq vấn đề, thực hành - luyện tập.

- KTDH: KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v.

2. Học sinh: Sách hướng dẫn học, đồ dùng học tập như compa, thước thẳng, đọc trước nội dung bài học.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp: Sĩ số:

2. KTBC: ? Thế nào là hai góc đối đỉnh? Hai góc đđ có t/c gì?

 

doc 6 trang tuelam477 2840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 21, Bài 6: Đường tròn. Tam giác - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/5/2020. Ngày dạy: /5/2020
TUẦN 29, 30
TIẾT 21. §6. ĐƯỜNG TRÒN. TAM GIÁC 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS nhận biết được các khái niệm: đường tròn, hình tròn, cung, dây cung; tam giác, đỉnh, cạnh, góc của tam giác, điểm nằm trong, ngoài, nằm trên một hình tròn hay tam giác.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách: Vẽ đtròn , cung tròn, dây cung; sử dụng compa để ss độ dài hay cộng hai đoạn thẳng; vẽ tam giác khi biết độ dài các cạnh của nó.
3. Thái độ: Rèn tính tự giác, tích cực, chủ động tham gia hoạt động học.
* Năng lực, phẩm chất: 
- Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy lôgic, NL kiến thức và kĩ năng toán học về đường tròn,tam giác, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán.
- P/c: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Phương tiện: KHBH, SHD, bảng phụ, đồ dùng & các phương tiện dạy học cần thiết.
- PP: Vấn đáp, DH hợp tác, nêu và gq vấn đề, thực hành - luyện tập.
- KTDH: KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v.
2. Học sinh: Sách hướng dẫn học, đồ dùng học tập như compa, thước thẳng, đọc trước nội dung bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp: Sĩ số: 
2. KTBC: ? Thế nào là hai góc đối đỉnh? Hai góc đđ có t/c gì?
3. Bài mới:
Nội dung, PT tổ chức các hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến TH
A.B) HĐ khởi động và hình thành kiến thức
* MT:
- HS nhận biết được các khái niệm: đường tròn, hình tròn, cung, dây cung; tam giác, đỉnh, cạnh, góc của tam giác, điểm nằm trong, ngoài, nằm trên một hình tròn hay tam giác.
- Biết cách: Vẽ đtròn , cung tròn, dây cung; sử dụng compa để vẽ tam giác khi biết độ dài các cạnh của nó.
* Dự kiến PP, KTDH: 
- PP: Dạy học hợp tác, vấn đáp, luyện tập- thực hành, dh phát hiện và gq vấn đề,...
- KTDH: KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao nhiệm vụ.
* ND: Tìm hiểu mục A.B.1/SHD
* PT t/c hđ:
- Cho hs hđ chung toàn lớp tìm hiểu nd phần 1a.
- HS đọc nd SGK. 
- Sau đó gv cho hs thảo luận chung trước lớp. Yêu cầu nêu được:
+ Dùng compa vẽ đường tròn tâm O bán kính R. Y/c cho biết: Để vẽ được một đg tròn cần biết những yếu tố gì?
+ K/n đường tròn tâm O bán kính R?
+ Khái niệm hình tròn.
+ Điểm thuộc, không thuộc đường tròn?
GV: có bao nhiêu điểm thuộc đường tròn, không thuộc đường tròn?
HS: vô số
GV: Câu khẳng định: M thuộc (O; R) thì thuộc hình tròn (O; R), đúng hay sai? Điều ngược lại đúng hay sai?
HS: trả lời
GV nhấn mạnh sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn.
-Cho hs HĐ cặp đôi tìm hiểu nd phần 1b: vẽ hình vào vở và tập nói với bạn.
- Cho hđ chung toàn lớp phần 1c
- HS đọc nd 1c và thực hiện VD.
1. Đường tròn 
a) Ghi nhớ:
- Đ/n đường tròn tâm O b/k R: 
* Ký hiệu: đường tròn tâm O bán kính R là: (O,R)
+ M (O,R) OM= R.
+ M nằm trong đường trònOM<R.
+ M nằm ngoài đường trònOM> R.
- Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.
b) Luyện tập
c) Cung và dây cung của đg tròn.
- Cung tròn là một phần của đường tròn (VD: cung MN)
- Dây cung là đoạn thẳng nối hai mút của cung tròn (VD dây cung CD).
- Đường kính là dây cung đi qua tâm. Đường kính gấp đôi bán kính.
(VD đường kính AB)
- Cung tròn có dây cung là đường kính gọi là nửa đường tròn.
D
VD:
C
O
A
B
Một số cung và dây cung trên hình 67: Cung CD, AB, AC, BD, BC, AD
Dây cung: CD, AB, AC, BD.
* ND: Tìm hiểu mục A.B.2/SHD
* PT t/c hđ:
- Giao nhiệm vụ hs về nhà tự đọc tìm hiểu công dụng khác của com pa.
? Công dụng chính của compa là gì?
? Compa ngoài công dụng để vẽ đường tròn còn dùng để làm gì?
- Y/c hs về nhà thực hiện 2c.
2. Một vài công dụng khác của compa
a) Dùng compa ta có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng mà không cần phải đo độ dài mỗi đoạn thẳng đó.
b) Dùng compa ta có thể biết được tổng độ dài hai đoạn thẳng mà không cần phải đo riêng độ dài mỗi đoạn thẳng đó.
* ND: Tìm hiểu mục A.B.3/SHD
* PT t/c hđ:
- Cho hs hđ chung toàn lớp mục 3a
- HS đọc kĩ ND 3a.
? Tam giác ABC là gì? 
? Ở đ/n này cần chú ý điều gì?
(hình gồm ba đoạn thẳng và A, B, C không thẳng hàng)
Gọi 1 HS lên bảng vẽ tam giác ABC, chỉ ra đỉnh, cạnh, góc của tam giác, cạnh đối diện với đỉnh của tam giác, lấy điểm nằm trong, ngoài tam giác.
GV chốt kt và giới thiệu thêm các cách đọc tên tam giác và cách kí hiệu tam giác.
- Cho HS hđ nhóm thực hiện các hoạt động 3b và chia sẻ kiến thức cách vẽ tam giác khi biết số đo các cạnh.
* GV lưu ý: 2 cung cùng Î nửa mặt phẳng bờ chứa tia BC.
*GV chốt: các bước vẽ tam giác bằng thước và compa.
-Vẽ 1 cạnh
-Xác định đỉnh thứ 3 của D (dùng compa vẽ hai cung tròn có bán kính lần lượt bằng độ dài hai cạnh còn lại)
3. Tam giác
a) Định nghĩa: 
- Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC và CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng. 
 - Với tam giác ABC
 A
 . E
.D
C
B
- Ba đỉnh của tam giác là A, B, C
- Ba cạnh của tam giác là AB, BC, CA.
- Ba góc của tam giác là , , (hoặc góc A, góc B, góc C)
D là điểm nằm bên trong tam giác ABC
E là điểm nằm bên ngoài tam giác ABC
Ký hiệu: 
Tam giác ABC là D ABC hoặc
 D BAC; DBCA ; D CAB
b) Vẽ một tam giác biết độ dài ba cạnh
* VD: Vẽ tam giác ABC biết BC = 4cm, AB = 3cm, AC = 2cm.
Cách vẽ:
- Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm
- Vẽ cung tròn tâm B bán kính 3cm
- Vẽ cung tròn tâm C bán kính 2cm
- Lấy một giao điểm của hai cung tròn trên gọi giao điểm đó là A.
- Vẽ đoạn thẳng AB, AC ta có tam giác ABC. 
* Vẽ tam giác MNP: MN = 10cm; NP = 7cm; PM = 6cm.
Cách vẽ: Vẽ MN = 10cm, vẽ (M, 6cm) và (N,7cm) và lấy một giao điểm gọi là P. Vẽ PM, PN ta được tam giác MNP.
C. Hoạt động luyện tập
*MT: HS vận dụng được kiến thức đã học để làm một số các bài tập.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: luyện tập- thực hành.
- KTDH: KT động não, đặt câu hỏi, KT giao n/v.
ND: Làm bài tập phần C/SHD
* PT t/c hđ: 
Cho hs hđ cá nhân làm bài 1
GV vẽ hình 73 lên bảng, gọi hs lần lượt trả lời các ý của câu a. Câu b, c giao hs về nhà sau khi đọc phần 2 thì vận dụng làm bài 1b,c vào vở.
- GV nx. 
- Cho hs hđ cá nhân làm bài 2 và gọi 1 hs lên bảng trình bày.
- HS dưới lớp cùng làm và nx.
Bài 3 giao hs về nhà hoàn thành
Bài 1
a)
+) Các cung: cung BC lớn, cung BC nhỏ, 
+) Các dây cung: DB, DA, CB, CA, AB, CD.
+) Các nửa đường tròn đường kính CD: CBD, CAD.
+) Các bán kính: FC, FD, FA, FB
+) Các đường kính: CD
b) AE < AC < AF < AB < AD
c) AB + AC + AD = 67 (mm)
Bài 2 (HS vẽ hình)
Vẽ đoạn HK = 6 (cm)
Vẽ (H; 5cm) ∩ (K; 4cm) = {I; Q}
Nối I với H, I với K ta có ∆HIK cần vẽ.
Bài 3
AB<AC<BC
Có thể không đo độ dài cả ba cạnh ta vẫn biết được chu vi tam giác ABC.
AB+ BC > AC, AC + AB > BC
D.E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
* MT: Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống và tìm tòi, mở rộng kt liên quan. 
* Dự kiến PP, KTDH:	
- PP: Nêu và gq vấn đề, dh khám phá.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, KT động não.
* ND: Thực hiện các n/v mục D và E/SHD
* PT t/c hđ:
1) GV yêu cầu HS quan sát và tìm ra những mô hình liên quan đến đường tròn, tam giác
HS: mặt trống, biển báo giao thông; 
1. QS và tìm hiểu
2. Đọc thêm
HS tự thực hiện được n/v.
4. Củng cố: 
- GV cho hs HĐ chung cả lớp nêu các kiến thức cần nhớ trong bài.
5. HDVN: 
- GV giao hs về nhà học lí thuyết, thực hiện tìm hiểu phần D, E và báo cáo vào đầu giờ sau. 
- Ôn tập kiến thức chương II, trả lời mục C.1bài Ôn tập chương II vào vở, vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức của chương II.
Tổ phó chuyên môn
Ký duyệt, ngày 18 tháng 5 năm 2020
Nguyễn Thị Nhâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_21_bai_6_duong_tron_tam_giac_nam.doc