Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 5+6: Độ dài đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 5+6: Độ dài đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được: Độ dài của đoạn thẳng, so sánh độ dài hai đoạn thẳng (dựa vào số đo của chúng), điều kiện để có AM + MB = AB, trung điểm của đoạn thẳng.

2. Kĩ năng:

- Biết cách: Đo được độ dài một đoạn thẳng, so sánh được độ dài hai đoạn thẳng, sử dụng được hệ thức AM + MB = AB trong tính toán về độ dài, vẽ được trung điểm của đoạn thẳng.

3. Thái độ: Rèn tính tự giác, tích cực, chủ động tham gia hoạt động học.

=> Năng lực và phẩm chất:

- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và suy luận toán học, NL tính toán, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về độ dài của đoạn thẳng; So sánh độ dài hai đoạn thẳng (dựa vào số đo của chúng); điều kiện để có AM + MB = AB; trung điểm của đoạn thẳng, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán,

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Phương tiện: G/A, SHD, bảng phụ, đồ dùng & các phương tiện dạy học cần thiết.

- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, dh hợp tác, thực hành - luyện tập, dh phát hiện và gq vấn đề, trò chơi, sơ đồ tư duy, dh khám phá,.

- KTDH: KT khăn trải bàn, KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao nhiệm vụ.

2. Học sinh: Vở ghi, SHD, chuẩn bị trước bài, đồ dùng học tập.

 

doc 6 trang tuelam477 3540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 5+6: Độ dài đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/9/2019. Ngày dạy: 21/9/2019 (Tiết 5)
TUẦN 5+6
TIẾT 5+6: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết được: Độ dài của đoạn thẳng, so sánh độ dài hai đoạn thẳng (dựa vào số đo của chúng), điều kiện để có AM + MB = AB, trung điểm của đoạn thẳng.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách: Đo được độ dài một đoạn thẳng, so sánh được độ dài hai đoạn thẳng, sử dụng được hệ thức AM + MB = AB trong tính toán về độ dài, vẽ được trung điểm của đoạn thẳng.
3. Thái độ: Rèn tính tự giác, tích cực, chủ động tham gia hoạt động học.
=> Năng lực và phẩm chất: 
- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và suy luận toán học, NL tính toán, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về độ dài của đoạn thẳng; So sánh độ dài hai đoạn thẳng (dựa vào số đo của chúng); điều kiện để có AM + MB = AB; trung điểm của đoạn thẳng, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, 
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Phương tiện: G/A, SHD, bảng phụ, đồ dùng & các phương tiện dạy học cần thiết.
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, dh hợp tác, thực hành - luyện tập, dh phát hiện và gq vấn đề, trò chơi, sơ đồ tư duy, dh khám phá,...
- KTDH: KT khăn trải bàn, KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao nhiệm vụ. 
2. Học sinh: Vở ghi, SHD, chuẩn bị trước bài, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ
2. KTBC: Đoạn thẳng XY là gì? Phân biệt đoạn thẳng và đường thẳng?
3. Bài mới:
Tiết 5. (HĐ khởi động và hình thành kiến thức)
A.B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
*Mục tiêu:
- Tạo hứng thú học tập.
- Biết được: Độ dài của đoạn thẳng, so sánh độ dài hai đoạn thẳng (dựa vào số đo của chúng), điều kiện để có AM + MB = AB, trung điểm của đoạn thẳng.
- Biết cách: Đo được độ dài một đoạn thẳng, so sánh được độ dài hai đoạn thẳng, sử dụng được hệ thức AM + MB = AB trong tính toán về độ dài, vẽ được trung điểm của đoạn thẳng.
*Dự kiến PP, KTDH: 
- PP: Dạy học hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp, luyện tập- thực hành, dh phát hiện và gq vấn đề, sơ đồ tơ duy,...
- KTDH: KT khăn trải bàn, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao nhiệm vụ. 
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến TH 
* ND: Tìm hiểu về độ dài đoạn thẳng.
- Y/c hs hđ cá nhân đọc phần 1a, sau đó trả lời câu hỏi
? Sử dụng dụng cụ nào để đo độ dài đoạn thẳng?
? Cách đo độ dài đoạn thẳng AB?
- Gv yêu cầu các nhóm (4-6hs) vẽ 1 đoạn thẳng và đặt tên đoạn thẳng đó. Sau đó từng thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân đo đoạn thẳng, đọc kết quả.
- HS thực hiện
? Một đoạn thẳng có mấy độ dài?
- HĐ chung cả lớp đọc ghi nhớ thứ nhất của phần 1b.
- GV cho VD về đoạn thẳng AB dài 5cm.
? Đoạn thẳng AB có mấy độ dài?
? Viết kết quả bằng ngôn ngữ thông thường và bằng ký hiệu?
+ Có nhận xét gì về số đo độ dài đoạn thẳng AB và khoảng cách giữa hai điểm A và B?
- Cho hs hđ chung toàn lớp đọc ghi nhớ 2 phần 1b.
? Cách so sánh 2 đoạn thẳng? 
- HSTL.
- Cho hs tự n/c vd SHD/Tr127 
- Y/c hs HĐ cá nhân hoàn thiện nội dung 1c
- GV lưu ý hướng dẫn hs đánh dấu các kí hiệu giống nhau trên các đoạn thẳng bằng nhau.
1. Độ dài đoạn thẳng
a) Đo độ dài đoạn thẳng:
- Dụng cụ đo: thước thẳng
- Cách đo: (SHD)
b) * Nhận xét: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
VD:
Khi đó ta nói: Độ dài đoạn thẳng AB là 5cm hoặc khoảng cách giữa hai điểm A, B là 5cm hoặc điểm A cách điểm B một khoảng bằng 5cm.
Kí hiệu: AB = 5 cm hoặc BA =5cm.
* So sánh 2 đoạn thẳng: SHD
Ví dụ: SHD
c) Luyện tập:
GH = LK, GH>HK, HK < GK, GL = HK, GK = LH
HS thực hiện được n/v.
*ND: Tìm hiểu nd phần A.B.2/shd
* PT t/c hđ:
- Cho hs hđ nhóm thực hiện 2a.
- HS các nhóm thực hiện.
- GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn.
- Gọi hs báo cáo và chia sẻ kq hđ nhóm trước lớp.
- Gv nx và chốt kt
- Y/c hs đọc nội dung 2b.
- HS đọc mục 2b.
- GV giải thích mối quan hệ 2 chiều của nhận xét. 
- HS hđ cặp đôi làm mục 2c.
Từ việc so sánh TU và UV ở phần 2c, GV dẫn dắt hs đi đến đn trung điểm của đoạn thẳng và cách vẽ
- Phân biệt điểm nằm giữa và điểm chính giữa.
- HĐ cặp đôi: làm nội dung 2e.
- GV kiểm tra một vài nhóm và cử cặp đôi làm nhanh, đúng đi hỗ trợ các cặp đôi khác
- GV chốt lại KT cơ bản của bài học.
Yêu cầu HS về nhà lập sơ đồ tư duy tóm tắt kt và tiếp tục hoàn thiện các mục còn lại C, D, E/SHD
2. Khi nào thì MN + NP = MP và trung điểm của đoạn thẳng.
a) Ví dụ:
MN = 2cm, NP = 3cm, MP = 5cm
MN + NP= 5cm, MP = 5cm nên MN + NP = MP.
=> nx: ....
- Ta có: AC + CB = AB
b) Nhận xét: 
N nằm giữa M và P ÛMN + NP = MP
c) Luyện tập:
TU = UV (= 3cm)
d) Trung điểm của đoạn thẳng.
I là tr/điểm IA+IB = AB của AB IA = IB
- Chú ý: Trung điểm của đoạn thẳng AB còn gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB.
e) Luyện tập:
- W là trung điểm của đoạn thẳng SJ. Vì W nằm giữa hai điểm S, J và WS = WJ.
- F không là trung điểm của SJ. Vì F không nằm giữa S và J.
Tiết 6. (Hoạt động luyện tập+ Vận dụng+ Tìm tòi, mở rộng)
Ngày dạy: 27/9/2019
Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ
C. Hoạt động luyện tập
*MT: Hs vận dụng được kiến thức đã học làm một số các bài tập.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Dh phát hiện và gq vấn đề, luyện tập - thực hành, dh hợp tác nhóm nhỏ,...
- KTDH: KT học tập hợp tác, KT động não, đặt câu hỏi, KT giao n/v.
*ND: Làm bài tập 1,2,3 /SHD
* PT t/c hđ: 
- Y/c HS hoạt động nhóm làm bài 1.
- HS thực hiện sau đó chia sẻ, giải thích 1 số câu, bổ sung nội dung còn thiếu để được các phát biểu đúng.
- GV: đánh giá, chốt kiến thức
- HĐ cá nhân làm bài 2: 
Yêu cầu 1 hs lên bảng
+ So sánh BE và CD
+ chia sẻ, giải thích 
GV: đánh giá, yêu cầu tiếp tục làm ý 2
GV chốt lại câu trả lời đúng.
- GV cho HS hđ nhóm làm bài 3.
- HS hđ nhóm sau đó cử đại diện báo cáo kq, chia sẻ trước lớp, các nhóm nx chéo nhau.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV nx và chính xác hóa kq.
Bài 1
- Sai
- Sai
- Sai
- Đúng
- Đúng
- Đúng
- Sai
- Sai
Bài 2
 B C A E D
+ Vì C nằm giữa B và E nên:
 BC + CE = BE (1)
+ Vì E nằm giữa C và D nên:
 CE + ED = CD (2)
Mà BC = DE (3)
Từ (1), (2) và (3) 
suy ra BE = CD
+ Vì A là trung điểm của đoạn thẳng CE nên AC = AE.
 Có: BE+ED=BD 
 BC+CD=BD =>BC=ED
 mà BE=CD 
Vì AC=AE, BC=DE 
nên BC + CA = AE + ED 
hay AB = AD
Mà điểm A nằm giữa 2 điểm B và D nên A là trung điểm của BD.
Bài 3
 a)- Đúng. Vì: độ dài bằng nhau thì đoạn thẳng bằng nhau.
- Sai. Vì: có thể A hoặc B nằm giữa.
- Sai. Vì: có thể M không nằm giữa A và B
b) BD = 14 cm, BC=ED=3cm 
B C A E D
A là trung điểm của BD nên
 BA = AD = BD:2=14:2 = 7(cm)
C nằm giữa A và B nên
 BC + CA = BA
=>CA = BA–BC = 7–3 = 4(cm)
E nằm giữa B và D nên: 
BE + ED = BD
=>BE=BD–ED=14–3 = 11(cm)
D - Hoạt động vận dụng
* MT: Liên hệ được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Nêu và gq vấn đề, thực hành- luyện tập, dh khám phá.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, KT động não.
*ND: Thực hiện các n/v mục D/SHD
* PT t/c hđ:
- HS HĐ nhóm y/c 1 tiến hành đo độ dài các cạnh của bàn học theo đơn vị nhóm, so sánh dộ dài hai đồ vật của nhóm, ước lượng chiều dài lớp học.
Gv lưu ý cho hs: Tùy vào các vật dụng cần đo, chúng ta sử dụng các thước có GHĐ phù hợp.
- HĐ nhóm thực hiện tiếp y/c 2.
- HS thảo luận tìm đáp án cho y/c 2 
1. Thực hành.
- Đo độ dài các cạnh của bàn học: 1,2mx0,5m
- So sánh độ dài hai đồ vật bút chì, thước kẻ.
- Ước lượng chiều dài của phòng học: 9m
2. QS và nx
a) Các mép cửa, cạnh bàn học, mép bảng, đường chỉ gạch nền, mép tường,...
b) 
c) Đặt 1 đầu dây trùng với 1 đầu thanh gỗ, kéo căng sợi dây đến đầu kia và đánh dấu. Gập đôi đoạn dây vừa đánh dấu lại và đặt 1 đầu dây đã gập vào 1 đầu thanh gỗ, đầu kia cho ta vị trí trung điểm thanh gỗ.
d) Đường chéo màn hình tivi 50 in-sơ là 50 . 25,4 = 1270 mm = 127 cm
HS thực hiện được n/v
E - Hoạt động tìm tòi, mở rộng
* MT: HS tìm tòi, mở rộng được các kiến thức đã học.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Dạy học nêu và gq vấn đề, dạy học khám phá.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, động não.
*ND: Thực hiện mục E/SHD
* PT t/c hđ: 
- GV giao n/v cho hs về nhà qs, tìm hiểu qua người lớn, sách báo, internet để trả lời nd mục E/SHD và báo cáo kq vào đầu giờ sau.
- HS nhận n/v.
4. Củng cố: 
- GV cho hs HĐ chung cả lớp nêu các kiến thức cần nhớ trong bài.
- Gv chốt lại các kiến thức trọng tâm, nhấn mạnh về độ dài đoạn thẳng, cách so sánh hai đoạn thẳng, t/c cộng đoạn thẳng, 2 đk để một điểm là trung điểm của đoạn thẳng, t/c trung điểm. Đồng thời GV nhắc nhở những sai lầm hs hay mắc phải về trung điểm của đoạn thẳng.
5. HDVN: GV giao hs về nhà học lí thuyết và thực hiện các n/v gv đã giao; tìm hiểu trước bài 4: Tia. Vẽ đoạn thẳng biết độ dài.
Tổ phó chuyên môn
Ký duyệt, ngày 16 tháng 9 năm 2019
Nguyễn Thị Nhâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_56_do_dai_doan_thang_trung_diem.doc