Giáo án Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Tiếng Anh Lớp 7 Sách cũ - Chủ đề: Hướng dẫn chỉ đường - Phạm Chí Trung
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường trong việc thực hiện chuyên đề.
- Các phương tiện nghe, nhìn hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Anh được nhà trường đầu tư khá đầy đủ-
Quy mô trường THCS Ngô Gia Tự khang trang đạt chuẩn, trong đó ở các khối lớp đều có lớp chất lượng cao, Học sinh ở các lớp này được sự quan tâm đầu tư tốt từ phía gia đình và nhà trường, năng lực học tập tiếng Anh TB khá.
- Đa số giáo viên là những người có kinh nghiệm trên 18 năm, đạt chuẩn đại học và chuẩn năng lực nghề nghiệp.
2. Khó khăn:
1)Đối với giáo viên:
Dạy học trải nghiệm là vấn đề mới, chưa có khuôn mẫu, chưa có sự thống nhất chung về cách thực hiện. Bước đầu giáo viên phải tự nghiên cứu, tự thể nghiệm để rút ra phương pháp thực hiện.
Tư tưởng của một số giáo viên trong việc “dạy học trải nghiệm” chưa thông, cho là khó thực hiện trong thực tế giảng dạy.
2)Đối với học sinh:
Đa số học sinh chưa học tốt môn tiếng Anh, kỹ năng nghe và nói tiếng Anh còn yếu, vốn từ còn hạn chế.
Tư tưởng của học sinh còn ngại nói, phát biểu ý kiến nên chưa thể hiện hết ý tưởng của mình.
Lớp được chọn thực hiện chuyên đề là lớp không chuyên.
TIẾT HỌC TRẢI NGHIỆM MÔN ANH KHỐI 7 VỀ SỰ CHỈ DẪN ĐƯỜNG Người thực hiện: Phạm Chí Trung THỰC TRẠNG. 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường trong việc thực hiện chuyên đề. - Các phương tiện nghe, nhìn hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Anh được nhà trường đầu tư khá đầy đủ- Quy mô trường THCS Ngô Gia Tự khang trang đạt chuẩn, trong đó ở các khối lớp đều có lớp chất lượng cao, Học sinh ở các lớp này được sự quan tâm đầu tư tốt từ phía gia đình và nhà trường, năng lực học tập tiếng Anh TB khá. - Đa số giáo viên là những người có kinh nghiệm trên 18 năm, đạt chuẩn đại học và chuẩn năng lực nghề nghiệp. 2. Khó khăn: 1)Đối với giáo viên: Dạy học trải nghiệm là vấn đề mới, chưa có khuôn mẫu, chưa có sự thống nhất chung về cách thực hiện. Bước đầu giáo viên phải tự nghiên cứu, tự thể nghiệm để rút ra phương pháp thực hiện. Tư tưởng của một số giáo viên trong việc “dạy học trải nghiệm” chưa thông, cho là khó thực hiện trong thực tế giảng dạy. 2)Đối với học sinh: Đa số học sinh chưa học tốt môn tiếng Anh, kỹ năng nghe và nói tiếng Anh còn yếu, vốn từ còn hạn chế. Tư tưởng của học sinh còn ngại nói, phát biểu ý kiến nên chưa thể hiện hết ý tưởng của mình. Lớp được chọn thực hiện chuyên đề là lớp không chuyên. II. GIẢI PHÁP Với hình thức dạy theo dạng học sinh tiếp thu kiến thức mới rồi đến thực hành trải nghiệm, được thể hiện qua các bước sau: Bước 1. Xây dựng ý tưởng, dựa vào nội dung bài học giáo viên chọn những bài có nội dung trải nghiệm phù hợp với thực tế. Kinh nghiệm có sẵn ở đây có thể được hiểu đó là sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh thông qua những yêu cầu mà giáo viên đã hướng dẫn cho các em ở tiết trước. Bước 2. Xây dựng kế hoạch: Phải định hướng những công việc cần làm gì, tổ chức ở đâu, những ai thực hiện, cần sự trợ giúp của ai, cần thiết bị gì, cơ sở vật chất gì,... Ở bước này, giáo viên nên để học sinh tự chuẩn bị, thực hiện. các em chuẩn bị trình tự về nội dung, hình thức, công tác chuẩn bị, các em xây dựng bằng sơ đồ, hình vẽ, hay vật thật. Như vậy ngay từ hoạt động này, các em đang được bộc lộ nhiều khả năng: ngôn ngữ giao tiếp, cách trình bày, tổng hợp.... Bước 3. Chuẩn bị thực hiện: Trong quá trình HS thực hiện bước này, GV cần quan tâm, giúp đỡ HS để việc chuẩn bị thực sự chu đáo. - Trải nghiệm cụ thể: Thông qua kiến thức mới vừa tiếp thu. Học sinh sẽ là người tự định hướng cho chặng đường học tập của mình, bằng cách nhóm HS thông qua, thảo luận thực tế của mình để hoàn thành nhiệm vụ mà GV đặt ra. Bước 4. Tổ chức thực hiện: HS tiến hành thực hiện công việc. Trong quá trình các em thực hiện, GV cần giúp đỡ và theo dõi. GV cần quan tâm những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện: Đây là bước cuối cùng của hoạt động, HS tự đánh giá lại quá trình hoạt động. Nội dung đánh giá phải được tổng hợp quá trình các em trải nghiệm về vẽ con đường để chỉ dẫn mọi người về đường đi Cụ thể chúng tôi dựa vào cấu trúc nội dung: “Unit8: A 1,2,3 English 7” đưa ra tiết thực hành trải nghiệm chỉ đường với cấu trúc “Excuse me! Could you show me the way to the .? -> Thank you/Thanks a lot. Bước 1. Học sinh tự chuẩn bị bài ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước dụng cụ bảng phụ, phấn vẽ bản đồ, xem lại nội dung bài vừa mới học, ôn lại một số từ vựng liên quan đến nơi chốn, địa điểm nằm trong huyện. Bước 2. Bắt đầu vào tiết dạy, GV thực hiện tiết dạy thực hành theo các bước: + Warm up: cho học sinh xem đoạn video clip giới thiệu vào bài mới giới thiệu về trường, về con đường để đưa vào nội dung trải nghiệm chỉ dẫn đường đi từ trường đến các nơi có trong địa bàn huyện hoặc đến nhà các em. Giáo viên nên tìm, sưu tầm và chọn những địa điểm mà học sinh đã biết để các em dễ dàng vẽ bản đồ chỉ đường và nói trong phần tiếp theo. Giáo viên đưa ra một số câu hỏi có liên quan đến trường học, con đường có trong clip rồi đưa ra yêu cầu trải nghiệm và giới thiệu bài mới. + Activity 1: Cho học sinh chơi trò chơi đoán tên các bức tranh nằm trong địa bàn huyện những nơi quen thuộc mà các em từng đi qua mỗi ngày từ nhà đến trường và ngược lại. Phần này các em sẽ được chơi trong 2 đội. +Activity 2: GV sử dụng tên của những địa điểm có trong tranh mà các em vừa chơi, gợi ý học sinh vẽ bản đồ chỉ đường từ cổng trường đến chợ, từ cổng trường đến bệnh viện, từ cổng trường đến chùa Ngọc Sơn Quang và từ cổng trường đến tiệm bánh mì Hà Nội . Học sinh thực hành vẽ trong 4 nhóm trong 10 phút trên bảng phụ. Thực hành vẽ trao đổi thông tin trong nhóm. +Activity 3: Thực hành nói đặt câu hỏi và trả lời dựa vào bản đồ mà nhóm vừa hoàn thành (mỗi nhóm chọn 1 hoặc 2 học sinh lên làm người hướng dẫn chỉ đường trả lời các câu hỏi của học sinh các nhóm) +Activity 3: GV nhận xét chung đưa ra tính giáo dục lòng ghép. Bước 3: Dặn dò học sinh học thuộc và lưu ý những nơi mình đang sống và thực hành nói chỉ đường ở nhà với bạn dựa vào cấu trúc đã học Tiết dạy minh họa chuyên đề lớp 7A: Thầy Phạm Chí Trung Content Teacher’s activities. Students’ activities I- Warm up: 5’ Video clip II.Activity 1: 7’ III.Activity 2: 14’ - Asking SS to watch video clip - Giving instructions: You look at the screen and try to remember the informationin in the video clip. After that answering the questions -Monitoring -Give some questions from the video clip -Correcting, remarking Introduce the new lesson Asking Ss to play a game in 2 groups Asking ss to look at the pictures and give the names of the pictures Giving some questions to Ss answer + What is it? / What is this? Which name is it? / Which place is it?................ - Correcting, remarking -Setting up the scene by -Looking at the video clip -Trying to remember the information to answer the questions Answering the questions - Working in 2 groups Key: Hanoi Bakery, The Luc sudio, Cai Nhum Petrol, Cai Nhum Agribank, Bridge number 9, Bridge number 8, Ngoc Son Quang Big Bridge, an intersection, Tan An Hoi Primary school, Ngoc Son Quang Pagoda Listening and doing the Group 1: Draw from the school gate to Ha Noi Bakery Group2: Draw from the school gate to Cai Nhum market Group3: Draw from the school gate to Mang Thit Hospital Group 4: Draw from the school gate to Ngoc So Quang Pagoda IV. Activity 3:18’ Give some ideals to educate students: protecting the environtmment, collecting garbage. Every month, taking part in cleaning the streets, places that students know in Mang Thit V/ HOMEWORK: 1’ - Learn by heart the places in Mang Thit, practice speaking at home by structure“Excuse me! Could you show me the way to the ..?-> Thank you/Thanks a lot asking SS to draw the places that Ss need to draw to show the way Asking SS to practice drawing on the posters in 4 groups Monitoring, assisting Asking Ss to stick the posters on the board. After that practicing showing the way by structure: “Excuse me! Could you show me the way to the ..? -> Thank you/Thanks a lot. Asking every group choose 1 or 2 Ss to show the way. Other groups give some questions Corecting, remarking Giving instructions Asking SS to copy the notes in notebooks following the directions of teacher _Practicing to draw in 4 groups in 10’ - Speaking in front of class about the directions to the ways Copying the tasks in noteooks IV. KẾT QUẢ Qua hoạt động trải nghiệm học sinh biết vận dụng kiến thức hiểu biết vào thực tiễn. Đồng thời hướng cho học sinh có được kỹ năng sống, biết phát huy tính tích cực của mình. Thông qua tiết học này học sinh sẽ có khả năng tư duy sâu hơn, dạn hơn, tự tin hơn khi giao tiếp. V. KIẾN NGHỊ - Đây là hình thức dạy học khá mới, trong lúc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý nhà trường, anh em đồng nghiệp chân tình góp ý để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn. Tổ Tiếng Anh kiến nghị PGD nên tổ chức nhiều buổi tập huấn về hoạt động dạy học trải nghiệm để GV trong tổ thực hiện và học hỏi. Người viết Phạm Chí Trung
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_tieng_anh_lop_7_sach.docx