Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 40 đến 55 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 40 đến 55 - Năm học 2021-2022

- GV: Làm thế nào có để di duyển một chiếc bàn sang vị trí khác?

- HS đưa ra được các phương án: kéo cái bàn, đẩy cái bàn, nâng cái bàn, .

- GV giới thiệu vào bài mới: Đẩy, kéo cái bàn đó chính là tác dụng lực lên cái bàn.

 

docx 74 trang Mạnh Quân 27/06/2023 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 40 đến 55 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/1/2022
Tiết 103+104+105 BÀI 40: LỰC LÀ GÌ?
Môn học: Khoa học tự nhiên - Lớp 6
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết được lực là sự đẩy hoặc sự kéo, lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo. 
- Nhận biết được lực có thế làm thay đổi chuyển động, biến dạng vật. Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi chuyển động, biến dạng vật. 
- Nêu được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc xuất hiện khi nào và lấy được ví dụ về các lực đó.
2. Về năng lực: 
2.1 Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa kết hợp quan sát tranh, xem video để nhận biết được lực là sự đẩy hoặc sự kéo và lấy được các ví dụ chứng tỏ lực là sự đẩy, sự kéo. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác để tham gia trò chơi. Thảo luận nhóm để nhận biết được lực có thế làm thay đổi: tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Bố trí được thí nghiệm để tìm hiểu về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Lấy được ví dụ khác sách giáo khoa chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.
- Nêu được lực có thế làm thay đổi: tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật trong tình huống cụ thể.
- Thực hiện được thí nghiệm để phát hiện ra lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
- Trung thực, cẩn thận trong quá trình thực hành.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Đoạn phim tìm hiểu tác dụng đẩy, kéo của vật.
- Phiếu học tập nhóm.
- Thẻ plicker cho học sinh.
- Hệ thống câu hỏi phần luyện tập trên tài khoản Plicker.com 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập của bài.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập muốn tìm hiểu kiến thức
b) Nội dung: Đặt tình huống có vấn đề 
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh trên bảng nhóm.
d) Tổ chức hoạt động: 
- GV: Làm thế nào có để di duyển một chiếc bàn sang vị trí khác?
- HS đưa ra được các phương án: kéo cái bàn, đẩy cái bàn, nâng cái bàn, .
- GV giới thiệu vào bài mới: Đẩy, kéo cái bàn đó chính là tác dụng lực lên cái bàn.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HĐ 2.1: Tìm hiểu lực là tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác.
a) Mục tiêu: Nhận biết được lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác
b) Nội dung: Trò chơi tiếp sức, chia nhóm HS tham gia trò chơi.
- Nhiệm vụ: Sau khi xem phim:
Nhóm 1,2: Ghi ra các hoạt động của cô gái.
Nhóm 3,4: Ghi ra các hoạt động của chàng trai.
- Thời gian: 2 phút
- Tiêu chí đánh giá: Đội nào ghi ra được nhiều câu trả lời đúng nhất, nhanh nhất sẽ chiến thắng.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời đúng ghi trên bảng nhóm.
d) Tổ chức hoạt động: 
- GV chia 4 nhóm cho HS tham gia trò chơi “Tiếp sức”
- HS đọc luật chơi (máy chiếu): Trong thời gian 2 phút, mỗi nhóm cử 1 học sinh lên viết 1 câu trả lời vào vị trí bảng của nhóm mình, sau khi viết xong quay về đập tay vào bạn tiếp theo để viết tiếp 1 câu trả lời, cứ như thế cho đến khi hết giờ. Đội nào viết được nhiều câu trả lời đúng nhất là đội giành chiến thắng.
- GV: chiếu video để HS xem, sau khi HS xem xong GV chiếu nhiệm vụ các nhóm.
- HS nhận nhiệm vụ, tham gia chơi. 
- Kết thức thời gian, GV mở lại video, mời 4 HS đại diện 4 nhóm tích đáp đúng. 
- GV nhận xét, đánh giá phần tham gia trò chơi của các nhóm, công bố đội giành chiến thắng.
- GV giới thiệu: Tất cả các hoạt động xuất hiện trong đoạn phim là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.
- GV yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác về lực trong đời sống. 
HĐ 2.2: Tìm hiểu về các tác dụng của lực:
a) Mục tiêu: Nhận biết được lực có thể làm thay đổi: tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật.
b) Nội dung: Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép, học sinh hoạt động nhóm
- Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về lực và chuyển động của vật.
- Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về lực và hình dạng của vật
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của cả nhóm, trả lời của học sinh.
d) Tổ chức hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm 1, 3 hoàn thành PHT 1, nhóm 2, 4 hoàn thành PHT 2 trong thời gian 2 phút.
- HS nhận nhiệm vụ và tiến hành hoạt động, thảo luận, ghi chép và hoàn thiện phiếu học tập nhóm.
- Khi hết thời gian hoạt động, GV chọn ngẫu nhiên 2 nhóm lên thuyết trình vấn đề được giao tìm hiểu, các nhóm còn lại lắng nghe và bổ sung.
- GV chốt kiến thức HS ghi vở ý chính: Lực có thể làm thay đổi: Tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật.
- GV: yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ về lực làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật. 
- HS: Lấy thêm các ví dụ ngoài sách giáo khoa.
HĐ 2.3: Tìm hiểu về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
a) Mục tiêu: Nhận biết được có 2 loại lực là: Lực tiếp xúc (lực xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực) và lực không tiếp xúc (lực xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực).
b) Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm hình 1.5 và hình 1.6 
c) Sản phẩm: Các nhóm hoàn thành PHT 3.
d) Tổ chức hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- HS nhận nhiệm vụ và tiến hành hoạt động, thảo luận, tiến hành thí nghiệm và hoàn thiện phiếu học tập 3 trong thời gian 5 phút.
- Khi hết thời gian hoạt động, GV gọi đại diện 1 nhóm lên trình bình kết quả thí nghiệm hình 1.5 - PHT3, 1 nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm H1.6 - PHT3. Các nhóm khác tham gia nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức HS ghi vở ý chính: 
+ Lực tiếp xúc: Lực xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
+ Lực không tiếp xúc: Lực xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về lực để làm một số bài tập vận dụng
b) Nội dung: Sử dụng phần mềm Plickers để ôn luyện với 10 câu trắc nghiệm
Câu 1: Lực nào sau đây không phải là lực đẩy?
A. Lực của vận động viên đẩy tạ dùng để ném quả tạ. 
B. Lực của tay học sinh tác dụng làm bay tàu bay giấy. 
C. Lực của tay học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp đến trường 
D. Lực của lò xo bị ép tác dụng vào tay người. 
Câu 2: Lực nào sau đây không phải lực kéo?
A. Lực của vật treo trên sợi dây tác dụng vào sợi dây. 
B. Lực của không khí tác dụng vào quả bóng làm quả bóng bay lên.
C. Lực của tay người tác dụng vào lò xo làm lò xo dãn ra. 
D. Lực của lò xo tác dụng vào tay khi nó đang bị dãn. 
Câu 3: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Xách 1 xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đẩy 1 chiếc xe. D. Đọc một trang sách.
Câu 4: Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy?
A. Lực bất tòng tâm. B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch.
C. Học lực của bạn Xuân rất tốt.
D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học.
Câu 5: Xét hai toa tàu thứ ba và thứ tư trong một đoàn tàu đang lên dốc. Lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư gọi là lực số 3, lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba gọi là lực số 4. Chọn câu đúng.
A. Lực số 3 và lực số 4 đều là lực đẩy. B. Lực số 3 và lực số 4 đều là lực kéo.
C. Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy. D. Lực số 3 là lực đẩy, lực số 4 là lực kéo.
Câu 6: Dùng tay kéo dây chun, khi đó
A. chỉ có lực tác dụng vào tay. B. chỉ có lực tác dụng vào dây chun.
C. có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun. D. không có lực nào.
Câu 7: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra tác dụng gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 8: Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất
A. chỉ làm gò đất bị biến dạng.
B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất.
C. Làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất.
D. Không gây ra tác dụng gì cả.
Câu 9: Dùng búa đóng một chiếc đinh vào tường, lực nào đã làm cho đinh chuyển động vào tường? 
A. Lực của búa tác dụng vào đinh. B. Lực của tường tác dụng vào đinh.
C. Lực của đinh tác dụng vào búa. D. Lực của búa tác dụng vào tường.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
B. Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
C. Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực. D. Lực tiếp xúc không thể làm biến dạng vật.
c) Sản phẩm: Đáp án câu trả lời của học sinh: 
1- C ; 2 – B; 3 – D; 4 -D; 5 – B; 6 – C; 7 – D; 8 – A; 9 – C; 10 – C.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV sử dụng phần mềm Plicker, phát thẻ Plicker cho từng học sinh tương ứng với số thứ tự đã quy ước trong phần mềm.
- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng thẻ.
- HS tham gia trả lời câu hỏi.
- GV tổng kết, nhận xét, công bố điểm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu kiến thức gắn liền với thực tế đời sống.
b) Nội dung: Sử dụng phương pháp dạy học dự án. 
Mỗi nhóm 2-3 HS chế tạo xe hút đinh chạy bằng năng lượng mặt trời với các dụng cụ: chai la vi, nắp chai, que xiên, tấm pin năng lượng mặt trời, nam châm ..
c) Sản phẩm: 
Mỗi nhóm hoàn thành 01 sản phẩm là xe lăn chạy bằng năng lượng mặt trời có khả năng hút đinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho nhóm học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp. 
- Báo cáo, trình bày sản phẩm sau 2 tuần.
- Giáo viên nhận xét cho điểm nhóm. 
Ngày 13 tháng 2 năm 2022
Tiết 106+107 - Bài 41: BIỂU DIỄN LỰC
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về phương, chiều, độ lớn của lực.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để thống nhất được đơn vị đo, dụng cụ đo lực, các bước sử dụng lực kế lò xo để đo lực, hợp tác trong việc thực hành đo lực kéo, giải quyết bài tập vận dụng.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo độ lớn của một lực kéo bất kì và biểu diễn lực trong các trường hợp cụ thể. 
- Nhận ra được các đặc trưng của lực: phương, chiều, độ lớn.
- Nêu được đơn vị đo lực là Niutơn (N), dụng cụ đo lực là lực kế. 
- Chỉ ra được các bộ phận của lực kế, xác định được GHĐ và ĐCNN ghi trên lực kế.
- Ước lượng được các lực cần đo.
- Trình bày được các bước sử dụng lực kế lò xo và thực hiện được phép đo lực kéo bằng lực kế.
- Trình bầy được cách biểu diễn các yếu tố của lực bằng một mũi tên.
- Vận dụng kiến thức của bài để chỉ ra được phương, chiều, độ lớn của lực trong các trường hợp, biểu diễn được các lực đó.
2. Phẩm chất: 
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu phương, chiều, độ lớn của lực.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận về đơn vị, dụng cụ đo lực, các bài tập vận dụng.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo lực bằng lực kế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- Hình ảnh trong sách giáo khoa.
- Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập của bài. 
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập muốn tìm hiểu kiến thức
b) Tổ chức hoạt động:
- GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh, cho HS dự đoán hiện tượng dưới tác dụng của lực đẩy lực kéo.
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi và đưa ra câu trả lời. 
- GV đặt vấn đề theo mở bài sách giáo khoa.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Tìm hiểu đặc trưng của lực
a) Mục tiêu: 
- Nhận ra được các đặc trưng của lực: phương, chiều , độ lớn.
- Nêu được đơn vị đo lực và dụng cụ đo lực.
- Xác định được ĐCNN và GHĐ của lực kế, sử dụng được lực kế để đo lực.
b) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân sau đó thảo luận theo cặp đôi trong 3 phút hoàn thành phiều học tập số 1.
- HS trình bày đáp án, HS sau nhận xét, bổ sung, trình bày không trùng với HS trước. 
- GV chiếu đáp án trên màn hình. 
- GV chốt lại giới thiệu lực có các đặc trưng: phương, chiều, độ lớn. GV giới thiệu các phương cơ bản: phương nằm ngang, phương thẳng đứng và các chiều tương ứng với các phương đó.
2.2. Tìm hiểu đơn vị đo lực, dụng cụ đo lực, cách sử dụng dụng cụ đó
a) Mục tiêu: 
- Trình bày được đơn vị đo lực và dụng cụ đo lực, sử dụng được lực kế để đo lực kéo.
b) Tổ chức thực hiện: 
- GV phát PHT nhóm, dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành PHT trong vòng 5 phút. 
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về đơn vị đo lực, dụng cụ đo lực, các bước dùng lực kế đo lực.
+ HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
- GV liệt kê các đáp án ghi lên bảng. 
- GV chốt lại giới thiệu: đơn vị đo lực, dụng cụ đo lực ghi bảng và lưu ý cách sử dụng lực kế để đo lực.
2.3. Tìm hiểu cách biểu diễn lực
a) Mục tiêu: 
- Học sinh mô tả được cách biểu diễn lực, học sinh biểu diễn được lực khi biết phương, chiều, độ lớn của lực.
b) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để tìm hiểu cách biểu diễn lực. 
- HS trình bày cách biểu lực, HS nhận xét, bổ sung không trùng với HS trước. 
- GV chốt đáp án trên màn hình. 
- GV minh họa trường hợp sách giáo khoa: người mẹ đẩy xe nôi chuyển động.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập: mô tả được các yếu tố của lực và biểu diễn lực.
b) Tổ chức thực hiện: 
- Phát PHT số 3 cho các nhóm. Thời gian thực hiện: 4 phút.
- HS dán PHT nhóm lên các vị trí được phân công.
- Thảo luận chung cả lớp để chọn đáp án đúng.
- GV chốt lại.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực vận dụng sáng tạo.
b) Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh làm (có thể tham khảo video hướng dẫn trên mạng)
- Học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
 GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
Soạn: 20/2/2022
TIẾT 108+109+110 - BÀI 42: BIẾN DẠNG LÒ XO 
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực chung
-Năng lực tự chủ và tự học: biết vận dụng kiến thức thực tế về biến dạng lò xo, tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về biến dạng lò xo. 
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tiến hành thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
-Lấy được ví dụ những vật có thể biến dạng giống như biến dạng lò xo.
-Lắp ráp được thí nghiệm qua kênh hình.
-Tiến hành thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
-Nhận biết được lực đàn hồi và nêu được đặc điểm của lực đàn hồi.
-Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào đồ biến dạng đàn hồi.
2. Phẩm chất: 
-Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
+ Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về thời gian.
+ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, tiến hành thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
+ Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
-Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng tính chất biến dạng của lò xo trong thực tế đời sống và kỹ thuật.
-Phiếu học tập KWL và phiếu học tập Bài 42: BIẾN DẠNG LÒ XO (đính kèm).
-Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Một giá treo, một chiếc lò xo, một thước chia độ đến mm, một hộp 4 quả nặng giống nhau, mỗi quả 50g.
-Đoạn video chế tạo cân lò xo: 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là thực hiện được thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là thực hiện được thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
b) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về biến dạng lò xo.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: dây cao su, quả bóng cao su, cung tên được giương lên ; biến dạng này được sử dụng trong bút bi, giảm xóc xe máy, thú nhún trong công viên ;
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Hiện tượng biến dạng của lò xo. 
a) Mục tiêu: 
- Nêu được khi có lực tác dụng vào lò xo thì lò xo bị biến dạng. Khi lực thôi tác dụng thì lò tự trở lại hình dạng như cũ.
- Lấy được ví dụ những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo và ứng dụng thực tế.
b) Nội dung: 
- Học sinh hoạt động nhóm đôi trong 3 phút tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 42 và trả lời các câu hỏi sau:
H1. Thế nào là biến dạng lò xo?
H2. Em hãy kể tên những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo mà em biết? 
H3. Trong thực tế lò xo thường được làm từ vật liệu gì? Nó được sử dụng trong dụng cụ, thiết bị , máy móc nào?
c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- Học sinh hoạt động nhóm đôi tìm kiếm tài liệu, thông tin. Đáp án có thể là:
H1. Khi có lực tác dụng vào lò xo thì lò xo bị biến dạng. Khi lực thôi tác dụng thì lò tự trở lại hình dạng như cũ.
H2. Những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo: dây cao su, quả bóng cao su, cung tên được giương lên ; 
H3. Trong thực tế lò xo thường được làm từ thép hoặc đồng thau. Nó được sử dụng trong bút bi, giảm xóc xe máy, thú nhún trong công viên 	 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời các câu hỏi H1, H2, H3. 
+HS hoạt động nhóm đôi, ghi chép hoạt động ra giấy.
+GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu có).
+GV nhận xét và chốt nội dung về biến dạng lò xo, những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo và ứng dụng thực tế.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về đặc điểm của biến dạng lò xo.
a) Mục tiêu: 
- Lắp ráp được thí nghiệm qua kênh hình.
- Làm thí nghiệm để xác định độ dãn của lò xo.
- Trình bày được dự đoán mối liên hệ giữa độ dãn của lò xo treo thẳng đứng với khối lượng của vật nặng treo vào lò xo.
- Thực hiện được thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
b)Nội dung: 
- HS tìm hiểu thông tin trong SGK kết hợp hoạt động nhóm 4 để trả lời câu hỏi H4:
H4. Nêu dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm xác định độ dãn của lò xo.
- HS lắp ráp thí nghiệm theo kênh hình.
- HS tiến hành thí nghiệm để xác định độ dãn của lò xo.
- HS đọc SGK kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thành Phiếu học tập Bài 42: BIẾN DẠNG LÒ XO theo các bước hướng dẫn của GV.
H5. Nêu dự đoán mối liên hệ giữa độ dãn của lò xo treo thẳng đứng với khối lượng của vật nặng treo vào lò xo.
H6. Nêu cách tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán trên.
- HS tiến hành thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
H4. - Dụng cụ thí nghiệm: Một giá TN, 1 lò xo xoắn dài, 1 thước thẳng, 3 quả nặng giống nhau, mỗi quả có khối lượng 50g.
- Các bước tiến hành thí nghiệm xác định độ dãn của lò xo:
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như hình 42.2 SGK.
Bước 2: Đo chiều dài tự nhiên (l0) của lò xo (khi chưa bị biến dạng).
Bước 3: Móc 1 quả nặng 50g vào đầu dưới của lò xo, đo chiều dài (l1) của lò xo khi bị biến dạng rồi ghi kết quả vào bảng trong phiếu học tập, xác định độ dãn của lò xo = l1 – l0
H5. Dự đoán: Độ dãn của lò xo xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
H6. Các bước tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán:
Bước 1: Đo chiều dài tự nhiên (l0) của lò xo (khi chưa bị biến dạng).
Bước 2: Móc 1 quả nặng 50g vào đầu dưới của lò xo, đo chiều dài (l1) của lò xo khi bị biến dạng rồi ghi kết quả vào bảng trong phiếu học tập, xác định độ dãn của lò xo.
Bước 3: Xác định khối lượng m1 của quả nặng và viết vào ô tương ứng trong bảng. 
Bước 4: Bỏ quả nặng ra, đo chiều dài của lò xo, so sánh với chiều dài tự nhiên của nó và viết vào ô tương ứng trong bảng.
Bước 5: 
- Làm tương tự bước 2, 3, 4 nhưng thay 1 quả nặng bằng 2, 3 quả nặng giống nhau loại 50g.
- Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, lắp ghép, tiến hành thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo, ghi chép các số liệu thu được.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi H4.
+ GV hướng dẫn HS chốt lại các bước tiến hành thí nghiệm xác định độ dãn của lò xo.
+ GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 2 bàn để xác định độ dãn của lò xo .
+ GV yêu cầu HS hoàn thiện theo nhóm 4 HS phần bước 1 trong nội dung Phiếu học tập.
+ GV hướng dẫn HS chốt lại các bước tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
+ GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 2 bàn để tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán. 
+ GV lưu ý: 
1. Không được treo tới 5 quả nặng vào lò xo.
2. Chỉ thực hiện phép đo khi lò xo đã đứng yên.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất câu trả lời cho H4.
+ HS thực hiện thí nghiệm xác định độ dãn của lò xo xo, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.
+ HS hoạt động nhóm theo bàn nêu dự đoán mối liên hệ giữa độ dãn của lò xo treo thẳng đứng với khối lượng của vật nặng treo vào lò xo.
+ HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 2 bàn để tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa độ dãn của lò xo treo thẳng đứng với khối lượng của vật treo, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm trong quá trình làm thí nghiệm.
- GV nhận xét và chốt nội dung kiến thức: độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
- GV chốt lại nội dung bài học.
Hoạt động 2.3: Nhận biết lực đàn hồi.
a) Mục tiêu: - Nhận biết được lực đàn hồi.
b) Nội dung: 
- HS hoạt động nhóm theo bàn tìm hiểu thông tin trong SGK, dùng 2 tay kéo dãn lò xo bút bi để nhận biết lực đàn hồi, nêu được đặc điểm của lực đàn hồi.
c) Sản phẩm: 
- HS trình bày quan điểm cá nhân về lực đàn hồi và đặc điểm của lực đàn hồi.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm theo bàn tìm hiểu để nhận biết lực đàn hồi và đặc điểm của lực đàn hồi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 2 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết luận: GV nhấn mạnh kiến thức về lực đàn hồi và đặc điểm của lực đàn hồi.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a)Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b)Nội dung: 
- HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL.
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c)Sản phẩm: 
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
d)Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a)Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b)Nội dung: 
- Áp dụng kiến thức đã học trả lời C1, C2 trong SGK.
- Chế tạo cân lò xo từ vật liệu tái chế ngoài giờ lên lớp.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: 
+C1. Các độ lớn cần ghi vào các ô trống:
m (g)
10
20
30
40
50
60
l (cm)
25,5
26
26,5
27
27,5
28
+C2. Cân lò xo có: - Mặt trước là mặt đồng hồ có vạch số.
	 - Bên trong có lò xo.
	 - Cân hoạt động dựa trên tính chất biến dạng của lò xo.
+ HS chế tạo cân lò xo từ vật liệu tái chế.
d)Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi C1, C2 trong SGK.
+ Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và báo cáo kết quả, nộp sản phẩm vào tiết sau.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS tìm tòi tài liệu, áp dụng kiến thức đã học trong bài, thảo luận và đi đến thống nhất câu trả lời cho C1, C2.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 2 HS trả lời câu C1, C2, các HS khác bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét về kết quả hoạt động của HS và chốt lại kiến thức.
+ HS thực hiện chế tạo cân lò xo ngoài giờ học trên lớp và báo cáo kết quả, nộp sản phẩm vào tiết sau.
+ Các em có thể tham khảo cách chế tạo cân lò xo theo đường link sau: 
Ngày soạn 27 / 02 / 2022
TIẾT 111+112+113- BÀI 43.
TRỌNG LƯỢNG – LỰC HẤP DẪN
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu
Năng lực: 
1.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về lực hút của Trái Đất, trọng lượng, lực hấp dẫn, cách xác định trọng lượng của vật.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra phương, chiều của lực hút của Trái Đất.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong tìm hiểu sự tồn tại lực hút của Trái Đất, cách xác định trọng lượng của một vật dựa vào khối lượng của vật đó.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Lấy được ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực hút của Trái Đất trong thực tế.
Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo trọng lượng.
Trình bày được cách xác định phương, chiều của trọng lực.
Xác định được tầm quan trọng của lực hấp dẫn.
Thực hiện được đo trọng lượng của một số vật bằng lực kế.
 Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về nhiệt độ.
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về trọng lượng, lực hấp dẫn.
Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo án, bài dạy Powerpoint
Hình ảnh về lực hấp dẫn, dây dọi.
Phiếu học tập Bài 4: Trọng lượng, lực hấp dẫn (đính kèm).
Hình ảnh minh hoạ có liên quan đến bài học.
Chuẩn bị của mỗi nhóm học sinh: giá thí nghiệm, hộp quả nặng có các quả cân có khối lượng khác nhau, lò xo, viên phấn.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập: Khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống do chịu tác dụng của lực hút của Trái Đất
a) Mục tiêu: Học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là tìm hiểu về trọng lượng và lực hấp dẫn.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ thả rơi một đồ vật bất kì.
Hỏi: Vật vừa được thả rơi chịu tác dụng của lực nào?
c) Sản phẩm:
- Vật bị thả sẽ rơi xuống do chịu tác dụng của lực hút của Trái Đất.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV điều hành hoạt động và yêu cầu học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh lên thực hiện yêu cầu. 
- HS thực hiện và đưa ra nhận xét.
- GV nhận xét và đặt câu hỏi.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về lực hút của Trái Đất (Tiết 1)
a) Mục tiêu: Học sinh biết được 
- Lấy được ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực hút của Trái Đất.
- Thực hành treo quả nặng vào lò xo và thả rơi viên phấn để tìm hiểu sự tồn tại của lực hút Trái Đất và đặc điểm phương chiều của lực hút Trái Đất.
- Mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của lực hút Trái Đất.
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc nhóm 4-6 bạn tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 43 chương 8 để hoàn thiện Phiếu học tập số 1 hoặc nếu HS lúng túng GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý sau để giúp các nhóm HS hoàn thiện Phiếu học tập số 1.
H1. Sau khi treo quả nặng vào lò xo thì có hiện tượng gì xảy ra?
H2. Có những lực nào tác dụng vào quả nặng khi đó.
H3. Các lực nào có phương và chiều như thế nào?
H4. Sau khi thả rơi viên phấn thì có hiện tượng gì xảy ra với viên phấn?
H5. Có lực nào đã tác dụng vào viên phấn khi thả?
H6. Lực đó có phương và chiều như thế nào?
c) Sản phẩm:
- Học sinh tìm kiếm tài liệu, thông tin và thảo luận nhóm để hoàn thiện PHT số 2. Đáp án các câu hỏi gợi ý có thể là
H1. Sau khi treo quả nặng vào lò xo thì lò xo bị biến dạng và quả nặng đứng yên.
H2. Có 2 lực tác dụng vào lò xo là lực kéo của lò xo và lực hút của Trái Đất.
H3. Lực kéo của lò xo có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên; lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
H4. Sau khi thả rơi viên phấn thì viên phấn vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng.
H5. Viên phấn đã chịu tác dụng của lực hút của Trái Đất.
H6. Lực hút của TĐ có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
d) Tổ chức thực hiện
- Giáo viên giao nhiệm vụ nhóm
- Học sinh hoạt động nhóm để làm thí nghiệm để tìm hiểu sự tồn tại của lực hút của TĐ và hoàn thiện PHT số 1.
- Chia nhóm học sinh.
- Học sinh hoạt động thống nhất đáp án, ghi nội dung thống nhất ra giấy.
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên một học sinh trình bày kết quả của nhóm, các nhóm khác bổ sung (nếu có). 
- Giáo viên đưa ra nhận xét và chốt nội dung chính của phần I.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về trọng lượng và lực hút của Trái Đất.
a) Mục tiêu: 
- Biết

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bai_40_den_55_nam_hoc_2021_2.docx