Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 9+10

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 9+10

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của Oxygen trong cuộc sống

 +Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo

 + Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

 

docx 12 trang Mạnh Quân 27/06/2023 980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 9+10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22-23
CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ
KHTN 6
BÀI 9. OXYGEN 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS:
Nêu được một số tính chất của oxygen
Nêu được tầm quan trong của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của Oxygen trong cuộc sống
 +Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
 + Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được một số tính chất của oxygen; Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu
Tìm hiểu tự nhiên: Làm thi nghiệm tìm hiểu vai trò oxygen đối với sự cháy 
Vận dụng kiến thức, ki năng đã học: Vận dụng tính chất của oxygen giải thích các hiện tượng liên quan đến thực tế.
3. Phẩm chất
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
Chăm chỉ trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với giáo viên: chuẩn bị tranh ảnh, máy chiếu, slide thuyết trình
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tò mò về bài học
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu hình ảnh và đặt vấn đề theo gợi ý SGK: Oxygen còn được gọi là dưỡng khí vì nó duy trì quá trình hô hấp cho mọi vật sống. Nếu không có oxygen thì chúng ta không thể đốt cháy được các nhiên liệu. Vậy khí oxygen có tính chất cơ bản gì và tầm quan trọng của oxygen như thế nào đổi với cuộc sống?
B2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghiên cứu SGK, hình ảnh 
B3.Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét
B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV cùng HS chia sẻ suy nghĩ, thảo luận dựa theo những kiến mà HS đã có.
B. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA OXYGEN
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số tính chất của oxygen
a. Mục tiêu:
 HS tìm hiểu một số tính chất của oxygen thông qua các hiện tượng ứng dụng trong thực tế
b. Nội dung: HS đọc SGK, thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giới thiệu hình 9.1 trong SGK, hướng dẫn HS quan sát thực tế. Sau đó, gợi ý và định hướng cho HS các nội dung trong câu 1,2,3 SGK:
1. Em hãy cho biết khí oxygen tồn tại ở đâu?
2. Thường xuyên hít thở khí oxygen trong không khí, em có cảm nhận được màu, mùi, vị của oxygen không?
3. Tại sao các đầm nuôi tôm thường lắp hệ thống quạt nước?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 
1: Oxygen tồn tại ở không khí, trong nước, .
2: Đặc điểm: không màu, không mùi, không vị
3: Trong các đầm nuôi tôm thường lắp hệ thống quạt nước để cung cấp thêm oxygen. Do oxygen ít tan trong nước và việc nuôi tôm, cá số lượng lớn làm cho lượng oxygen trong ao đầm nuôi rất ít. Chính vì vậy người ta phải dùng giải pháp quạt để sục khí liên tục vào nước giúp cho oxygen tan nhiều hơn trong nước, từ đó cá tôm có đủ oxygen để hô hấp.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Từ việc thảo luận các nội dung trên, GV gợi ý HS rút ra kết luận về thể, màu sắc, mùi vị, tỉ khối so với không khí và tính tan của oxygen:
*Tiểu kết:
 Oxygen là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí, tan ít trong nước (1l nước ở 20oC, atm hòa tna được 31 ml khí oxygen)
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA OXYGEN
Hoạt động 2: Tầm quan trọng của oxygen
a) Mục tiêu: HS hiểu được tầm quan trọng của khí oxygen với sự sống
b. Nội dung: HS đọc SGK hoạt động nhóm cặt đôi tìm hiểu internet để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:
GV yêu cầu HS tìm hiểu trên internet và quan sát hình 9.2 hướng HS thảo luận các câu hỏi trong sgk
4. Con người có thể ngừng hoạt động hô hấp không? Vì sao?
5, Em hãy tìm hiếu và cho biết những bệnh nhân nào phải sử dụng bình khí oxygen để thở.
6. Bình khí nén là bình tích trữ không khí được nén ở một áp suất nhất định. Tại sao thợ lặn cần sử dụng bình khí nén?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS quan sát hình vẽ, nghiên cứu thông tin
+ GV: quan sát và trợ giúp các em. 
 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + Một số HS đại diện phát biểu , các học sinh khác làm vào vở
4:Con người không thể ngừng hoạt động hô hấp vì cơ thể người cần có oxygen để duy trì mọi hoạt động của tế bào.
5: Khí oxygen trong bình khí sẽ có tác dụng hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng như suy hô hấp, ngạt thở, bệnh tim, chứng rối loạn thở. Ngoài ra, trong y tế, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở oxygen khi ngộ độc carbon monoxide, đặc biệt khi cần gây mê bệnh nhân để thực hiện phẫu thuật.
6: Để cung cấp oxygen cho thợ lặn hô hấp trong môi trường thiếu không khí.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Để cơ thể khỏe mạnh, có năng sất cần phải đảm bảo đủ nhu cầu oxygen cho cơ thể bằng cách:
+ Tạo môi trường sống, làm việc nghỉ ngơi thông thoáng
+ Trồng nhiều cây xanh
+ ..
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của oxygen đối với sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu
a) Mục tiêu: HS hiểu được oxygen là chất khí duy trì sự cháy
b. Nội dung: HS đọc SGK , quan sát thí nghiệm để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuẩn bị ống nghiệm (bình tam giác) chứa khí oxygen, sau đó hướng dân HS làm thí nghiệm cho que đóm đang cháy dở vào ống nghiệm chứa oxygen. 
+Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và giải thích (minh hoạ hình 9.4). Ngoài ra, GV gợi ý HS quan sát thực tế, tổ chức cho HS trả lời các nội dụng câu hỏi 7,8 theo SGK:
7, Tiến hành thí nghiệm như hình 9.4 và giải thích hiện tượng quan sát được.
8. Gia đình em sử dụng loại nhiên liệu nào để đun nấu hằng ngày? Nhiên liệu đó có cần sử dụng đến oxygen để đốt cháy không?
Sau đó Gv đưa ra câu hỏi củng cố kiến thức:
? LT: Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS Hoạt động cá nhân, quan sát hình vẽ
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + GV gọi một HS phát biểu trước lớp, các học sinh khác làm vào vở
7: Tàn đóm cháy bùng lên do trong ống nghiệm giàu oxygen. Đến khi hết oxygen trong ống nghiệm, que đóm bị tắt.
8: Gia đình em sử dụng loại nhiên liệu nào để đun nấu hằng ngày như: Than tổ ong, củi, gas, ... những nhiên liệu này cần phải cung cấp oxygen (không khí) mới cháy được. Nếu dùng bếp điện hoặc bếp từ thì không cần cung cấp oxygen.
LT: Ví dụ chứng tỏ oxygen duy trì sự sống và sự cháy:
-Oxygen được dùng trong y tế làm chất duy trì sự sống giúp cứu chữa các bệnh nhân 
Công nhân làm việc trong các đường hầm phải đeo bình dưỡng khí (chứa oxygen)
Nến cháy được là do trong không khí có oxygen
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động. Sau đó GV tiếp tục hướng dẫn HS rút ra kết luận về vai trò của oxygen với sự cháy.
*Tiểu kết : Oxygen duy trì sự sống và sự cháy
C. HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
Câu 1 : Cho biết đồ vẽ một số hoạt động tiêu thụ khí oxygen như hình dưới đây :
a. Lĩnh vực nào tiêu thụ nhiều oxygen nhất, lĩnh vực nào tiêu thụ ít oxygen nhất ?
b. Hãy tìm hiểu và nêu vai trò của oxygen đối với lĩnh vực y khoa và hàn chất kim loại
Câu 2 : Trong quá trình chữa cháy, nếu đám cháy xăng dầu nhỏ, người ta có thể sử dụng tấm chăn dày, lớn và trùm nhanh lên đám cháy mà không dung nước để dật tắt đám cháy. Em hãy giải thích tại sao làm như vậy?
Câu 3: Khi nào chúng ta cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm cung cấp nguồn oxygen cho hoạt động hô hấp?
Câu 4: Tai sao trong bể nuôi cá cảnh thường lắp một máy bơm nước nhỏ để bơm nước liên tục đồng thời trồng thêm một số cây thủy sinh.
Gợi ý :
Câu 1. 
a) Nhiều nhất: Luyện thép (55%). Ít nhất: Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa và hàn cắt kim loại (5%).
b) Trong lĩnh vực y khoa, oxygen dùng để hỗ trợ bệnh nhân thở. Oxygen là chất duy trì sự cháy với các khí đốt hoá lỏng để sử dụng nhiệt toả ra dùng cho hàn, cắt kim loại.
Câu 2. Trùm chăn kín, dày lên đám cháy nhằm cắt nguồn oxygen do không khí cung cấp, ngăn cho xăng dầu không tiếp tục cháy được thêm. 
Câu 3. Khi cơ quan hô hấp làm việc kém hiệu quả (suy hô hấp), khi bơi lặn dưới nước, leo trèo trên núi cao.
Câu 4. Người ta lắp máy bơm sục nước, tăng khả năng hoà tan oxygen trong không khí vào nước, đảm bảo cung cấp đủ oxygen cho cá. Trồng cây thuỷ sinh cũng nhằm mục đích tăng oxygen cho cây khi quang hợp tạo ra oxygen. Ngoài ra, cây thuỷ sinh cũng làm bề cá đẹp hơn và gần gũi với thiên nhiên.
D. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu HS vận dụng hiểu biết giải thích hiện tượng phổ biến:
+ Một số hộ gia đình sử dụng bếp củi để đun nấu hằng ngày. Khi lửa sắp tàn, người ta thêm củi và thổi hoặc quạt vào bếp thì ngon lửa cháy bùng lên. Em hãy giải thích cách làm đó
- GV nghe HS lí giải, bổ sung và chữa ( nếu cần):
+ Thêm củi tức là thêm nhiên liệu, thối hoặc quạt là tăng hàm lượng khí oxygen để duy trì sự cháy.
Tiết 24
CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ
KHTN 6
BÀI 10. KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS:
+ Nêu được thành phán của không khí.
+ Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của Oxygen trang không khí.
+ Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.
+ Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ở nhiễm.
+ Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về thành phần và vai trò của không khí trong tự nhiên, ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí
+ Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh, trật tự và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ bài học.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được thành phần của không khí; Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên; Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm
+Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí
+Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Áp dụng được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khi.
3. Phẩm chất
+Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
+Chăm chỉ, trung thực trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với giáo viên: tranh ảnh trình chiếu, slide trình chiếu
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú, thu hút học sinh quan tâm tới bài học
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
B1.GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh và đặt vấn đề theo gợi ý SGK: Không khí ở xung quanh chúng ta, em có biết không khí chứa chất gì không? Không khí cũng rất dễ bị ô nhiễm do tác động của thiên nhiên và con người. Bức ảnh bên đã phản ánh con người xả khí thải chưa qua xử lí thẳng ra môi trường gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường. Vậy tính chất và sự ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống? 
B2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghiên cứu thông tin , liên hệ thực tế 
B3. Báo các kết quả hạt động, thảo luận
HS trình bày báo cáo, HS khác nêu nhận xét
B 4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét và gợi ý vào bài mới Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về không khí và những biện pháp bảo vệ môi trường không khí này.
B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ
Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần của không khí
a. Mục tiêu: HS thảo luận tìm hiểu thành phần của không khí và xác định được không khí là hỗn hợp gồm oxygen, nitrogen, carbon dioxide, argon, hơi nước và một số chất khí khác.
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn cho HS phân tích các hình 10.1 và 10.2 trong SGK,gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
1. Trong bản tin dự báo thời tiết thường có dự báo về độ ẩm của không khí (hình 10.1). Điều đó chứng tỏ trong không khí chứa chất gì? Chất đó được tạo ra từ đâu?
2. Quan sát biểu đồ hình 10.2, em hãy cho biết không khí là một chất hay hỗn hợp nhiều chất.
GV yêu cầu HS tìm hiểu mục chú ý trong SGK để phân biệt sự khác nhau giữa % độ ẩm và % thể tích hơi nước trong không khí qua việc.
3. Không khí có duy trì sự cháy và sự sống không? Vì sao?
4. Tỉ lệ thể tích khí oxygen và nitrogen trong không khí là bao nhiêu?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ HS Hoạt động cá nhân, quan sát hình ảnh
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, phát biểu lại 
1: Không khí có chứa hơi nước do nước bay hơi từ các ao, hổ, sông, suối, biển.
2: Không khí là hỗn hợp nhiều chất.
3: Không khí chứa oxygen nên duy trì sự cháy và sự sống.
4: Tỉ lệ thể tích oxygen: nitrogen trong không khí khoảng 1 : 4.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ GV nhận xét, sửa chữa và bổ sung
Hoạt động 2: Xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí
a) Mục tiêu: HS tiến hành thí nghiệm xác định thành phần phần trăm về thể tích khí oxygen trong không khí
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV trực tiếp làm hoặc hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo hình 10.3 và gợi ý HS các nội dung trong SGK
5. Quan sát thí nghiệm (hình 10.3), nếu úp ống thủy tinh vào ngon nến đang cháy thì ngọn nến có tiếp tục cháy không? Giải thích.
6. Sau khi ngọn nến tắt, mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào? Giải thích
7. Từ kết quả thí nghiệm, xác định phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. So sánh với kết quả trong biểu đồ hình 10.2.
- GV có thể hướng dẫn HS tỉnh toán phần trăm thể tích bằng cách đánh dấu mực nước dâng, sau đó dùng thước đo chiếu dài ống và chiếu dài mực nước dâng. Tỉ lệ giữa chiếu dài mực nước và chiều dài ống thể hiện phần trăm thể tích oxygen trong không khí
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS Hoạt động, quan sát hình vẽ
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + GV gọi HS trả lời câu hỏi, HS còn lại nghe và nhận xét
5: Sau khi úp ống thuỷ tinh vào, ngọn nến tiếp tục cháy, sau đó ngọn nến tắt do Oxygen trong ống thuỷ tỉnh đã bị đốt cháy hết.
6: Mực nước trong ống dâng lên. Ngọn nến cháy tiêu thụ hết oxygen trong ống làm áp suất trong ống giảm so với bên ngoài, nước dâng lên để cân bằng áp suất.
7: Oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích ống thuỷ tỉnh (thể tích không khi). Kết quả này gần đúng với kết quả trong biểu đồ 10.2.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
*Tiểu kết: 
 Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích : 21% oxygen , 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, argon, hơi nước và một số chất khí khác.
2. VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ TRONG TỰ NHIÊN
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của không khí trong tự nhiên
a. Mục tiêu: HS trình bày được vai trò của không khí trong tự nhiên
b. Nội dung: HS đọc, quan sát tranh và hoạt động nhóm và hoàn thành nhiệm vụ GV được giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu qua internet hoặc sách báo về vai trò của không khí trong tự nhiên. Có thể yêu cầu các nhóm trình bày dưới dạng poster hoặc dạng sơ đồ tư duy khi thảo luận nội dung theo SGK.
8. Từ hiểu biết của mình, em hãy cho biết không khí có vai trò gì trong cuộc sống.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 8
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
-Không khí duy trì sự sống cho con người, thực vật và động vật;
- Không khí tạo ra các hiện tượng thời tiết, khí hậu trên Trái Đất;
- Không khí cung cấp oxygen để đốt cháy nhiên liệu tạo ra năng lượng nhằm phục vụ các yêu cầu của đời sống như sưởi ấm, đun nấu, giúp động cơ hoạt động, phục vụ nhiều ngành sản xuất như sản xuất điện, sản xuất phân bón, sản xuất sắt thép, 
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nghe và nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của HS
3. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Hoạt động 4: Tìm hiểu ô nhiễm không khí
a. Mục tiêu: HS trình bày được sự ô nhiễm của không khí và biểu hiện của không khí bị ô nhiễm
b. Nội dung: HS đọc, quan sát tranh và hoạt động nhóm và hoàn thành nhiệm vụ GV được giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV có thể chuẩn bị một video ngắn (khoảng 2 - 3 phút) nói về tình trạng không khí bị ô nhiễm ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng nông thôn hoặc cho HS quan sát hình 10.4 và 10.5 trong SGK.
Sau đó, gợi ý các nhóm HS thảo luận các nội dung sau:
9. Em đã bao giờ ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm chưa? Không khí lúc đó có đặc điểm gì?
10. Em hãy tìm hiểu và cho biết những tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 8
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
9- Không khí bị ô nhiễm có đặc điểm:
+ Có mùi khó chịu
+ Bụi mờ, tầm nhìn bị giảm
+ Cay mắt, khó thở, gây ho
+ Da bị kích ứng
10- Những tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra:
+ Ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tầm nhìn bị cản trở
+ Gây biến đổi khí hậu
+ Gây bệnh cho con người, động vật và thực vật
+ Làm hỏng cảnh quan tự nhiên hoặc các công trình xây dựng.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.
*Tiểu kết:
- Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần của không khí do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ. Ô nhiễm không khí là ảnh hưởng đến an toàn giao thông , gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người, động vật và thực vật, làm hỏng cảnh quan thiên nhiên hoặc các công trình xây dựng.
- Biểu hiện của không khí bị ô nhiễm: 
+Có mùi khó chịu
+ Gỉam tầm nhìn
+ Da,mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp.
+ Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa axit....
4. NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Hoạt động 5: Tìm hiểu các nguồn gây ra ô nhiễm không khí
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu các nguồn gây ra ô nhiễm không khí
b. Nội dung: HS đọc, quan sát tranh và hoạt động nhóm và hoàn thành nhiệm vụ GV được giao.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát các hình 10.6 đến 10.11 trong SGK và trả lời các câu hỏi 11 đến 13
11. Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí
12. Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí
13. Quan sát các hình 10.6 đến 10.11, em hãy điền thông tin theo mẫu ở bảng 10.1
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 11,12,13
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
11: Các nguồn gây ô nhiễm không khí: 
+ Cháy rừng, đốt rác,rơm rạ ...
+ Tham gia giao thông bằng các phương tiện chạy xăng dầu: ô tô, xe máy, ...
+ Hoạt động sản xuất công nghiệp
12: Những chất nào gây ô nhiễm không khí:
Tro bay, khói bụi, khí thải như carbon monoxide (CO), carbon dioxide (CO,) (khí gây hiệu ứng nhà kính), sulfur dioxide (SO,) và các nitrogen oxide (NO ) (các khí gây ra mưa acid, sương mù quang hoá, suy giảm tầng ozone),...
13:
Nguyên gây ô nhiễm không khí
Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm
Chât chủ yếu gây ô nhiễm không khí
Cháy rừng
Con người/ tự nhiên
Tro, khói, bụi, .
Núi lửa
Con người
Khí, khói, bụi, .
Nhà máy nhiệt điện
Con người
Khí CO, CO2
Phương tiện giao thông chạy xăng, dầu
Con người
Khí CO, CO2
Đốt rơm rạ
Con người
Tro, khói, bụi
Vận chuyển vật liệu xây dựng
Con người
Bụi
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK:
*Tiểu kết: 
+ Chất gây ô nhiễm không khí là các chất ở dạng hạt nhỏ lơ lửng trong không khi gây hại cho con người và môi trường.
+ Nguồn gây ô nhiễm không khí: Con người hoặc tự nhiên
5. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Hoạt động 6: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí
b. Nội dung: HS hoạt động nhóm và hoàn thành nhiệm vụ GV được giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS quan sát hình 10.12 và 10.13 trong SGK, gợi ý HS thảo luận câu hỏi 14:
Có thể giảm thiếu tình trạng ô nhiễm không khí được không? Để làm được điều đó chúng ta cần phải làm gì?
Sau đó GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Em hãy nêu một số nguồn gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 8
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
Có thể giảm tình trạng ô nhiễm không khí. Để làm được điều đó chúng ta cẩn hiểu nguyên nhân làm ô nhiễm không khí từ đó có các hành động cụ thể phù hợp và trong phạm vi khả nãng của bản thân.
+ Một số nguồn gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục:
Nguồn gây ô nhiễm không khí
Biện pháp khắc phục
Đốt rơm rạ
Ngừng đốt rơm rạ
Phương tiện giao thông chạy xăng dầu
Sử dụng giao thông công cộng
Vận chuyển vật liệu xây dựng
Không chở vật liệu sai quy định, xe chở vật liệu được phủ bạt, che chắn
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.
*Tiểu kết : Để bảo vệ môi trường không khí cần thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chất gây ô nhiễm như :
- Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp , thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư ; thay thế máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất bằng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn.
- Xây dựng các hệ thống xử lý khí thải gây ô nhiễm môi trường.
- Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải, ..do xây dựng.
- Sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ, để giảm thiểu khí cacbon monoxide và cacbon dioxide khi đốt cháy.
- Gỉam phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
- Trồng nhiều cây xanh.
- Lắp đặt các trạm theo dõi tự động môi trường không khí, kiểm soát khí thải ô nhiễm.
- Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường không khí.
C. HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS hoàn thiện bàu tập luyện tập 1,2,3,4:
Câu 1. Các nguồn gây ô nhiệm không khí chủ yếu là gì? Nêu các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Câu 2. Ô nhiệm không khí ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người? Em hãy đề xuất mội số biện pháp nhằm bảo vệ báu không khí ở trưởng học hoặc nơi ở của em.
Câu 3. Em hãy giải thích vì sao lượng oxygen trong không khí háu như không đỏi, mắc dù hàng ngày con người dùng rất nhiều oxygen cho nhủ cầu hô hấp và sản xuất trong công nghiệp.
Câu 4. Thiết kế một áp phích ở dạng tranh cổ động để tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường không khi nơi ở của mình.
GV cho HS trình bày câu trả lời trước lớp và nhận xét:
Câu 1:
Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu
Một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí
+ Khí thải ô tô, xe máy
+ Bụi do vận chuyển vật liệu xây dựng, phá dỡ, thi công công trình
+ Cháy rừng; 
+ Đun bếp than tổ ong
+ Đốt rơm rạ, rác thải
+ Mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lí;
+ Mùi và khí thải từ các chuồng, trại chăn nuôi gia súc và gia cầm; 
+ Thu gom và xử lí rác thải không theo quy địn
+ Khói bụi từ các cơ sở sản xuất công nghiệp
+ Ô nhiễm ao hồ lâu năm
+ Tác động của khí hậu, thời tiết chuyển mùa; ...
+ Quy hoạch, di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phổ và khu dân cư, thay thế máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm bằng công nghệ hiện đại, Ít gây ô nhiễm hơn.
+ Xây dựng, lắp đặt, vận hành các hệ thống xử lí khí thải như hệ thống xử lí khí thải lò hơi, hệ thống xử lí bụi, hoá chất bay hơi, xử lí triệt để các loại khí gây ô nhiễm môi trường.
+ Quản lí chặt chẽ hoạt động xây dựng, có biện pháp bảo vệ thích hợp nhằm hạn
chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải, 
+ Khuyến khích sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch, giảm thiểu khai thác và sử dụng nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ, ...
+ Khuyến khích giảm sử dụng phương tiện cá nhân, nên tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
+ Trồng nhiều cây xanh.
+ Lắp đặt các trạm quan trắc, xây dựng mạng lưới giám sát chất lượng môi trường và kiểm soát nguồn thải.
Câu 2:
Một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí:
+ Thu gom rác thải đúng quy định, không đốt rác; 
+Trồng nhiều cây hoa, cây cảnh; 
+Vệ sinh phòng học, nhà ở sạch sẽ, đảm bảo thông khí thường xuyên; 
+Hạn chế sử dụng các hoá mĩ phẩm; 
+Sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại; 
+ Sử đụng nhiên liệu hợp lí, tiết kiệm.
Câu 3: Nhờ sự quang hợp của cây xanh dưới điều kiện ánh sáng mặt trời mà lượng khí oxygen hầu như không đổi.
Câu 4: Áp phích do HS tự làm.
D. HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- Gv yêu cầu HS hoàn thiện bài tập vận dụng:
Khi đang ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình?
- HS thảo luận và đưa ra ý kiến của mình trước lớp:
Đeo khấu trang, đeo kính chắn bụi mỗi khi ra đường
Sử dụng nước muối sinh lí để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi đi ra ngoài
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi đi ngủ và khi tiếp xúc với bộ phận khác trên cơ thể
Khi về nhà, cần thay quần áo và tắm gội ngay;
Không ăn uống lề đường, chọn thực phẩm sạch, không bị nhiễm bẩn;
Hạn chế đi ra ngoài
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đóng kín các cửa khi cần thiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bai_910.docx