Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên;

- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ, tự học: Chủ động tìm hiểu khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau;

- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên bên trong nhóm đều tích cực tham gia;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

 

docx 118 trang Mạnh Quân 27/06/2023 1691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1
Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên;
- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ, tự học: Chủ động tìm hiểu khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau;
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên bên trong nhóm đều tích cực tham gia;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực chuyên biệt
Hình thành cho học sinh năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm về khoa học tự nhiên;
- Tìm hiểu tự nhiên: Nhận ra các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên, đối tượng nghiên cứu;
- Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học: Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống.
3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa;
- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm;
- Máy chiếu, bảng nhóm;
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Các em hãy quan sát hình từ 1.1 đến 1.6 SGK. À điền hoạt động thích hợp và cột tương ứng
Hoạt động trong cuộc sống
Hoạt động nghiên cứu khoa học
Kể tên thêm một vài hoạt động mà em biết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Quan sát video về hoạt động khoa học cơ bản, đặt câu hỏi gợi mở, gây tò mò cho học sinh.
a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về khoa học tự nhiên và vai trò của khoa học tự nhiên.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát video, học sinh xem video và hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thông báo luật chơi: Quan sát clip để trả lời câu hỏi, hết thúc clip sẽ kết thúc trả lời câu hỏi
Ghi nhớ luật chơi
Giao nhiệm vụ: Theo dõi clip để nhận định khoa học tự nhiên là gì.
Sử dụng phương pháp đàm thoại – vấn đáp.
Đặt câu hỏi: 
- Ở cấp 1 em đã tiếp xúc với khoa học qua bộ môn nào?
- Ở bộ môn đó em đã học được những bài học gì?
- Theo em, hiện tượng tự nhiên là gì? Thử cho một vài ví dụ.
- Khoa học tự nhiên có vai trò như thê nào?
- Nhận nhiệm vụ
- Nghe câu hỏi và trả lời
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Chiếu clip để học sinh quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập số 1.
Thu phiếu học tập của các nhóm.
Nạp phiếp học tập.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định của mình về khoa học tự nhiên, vai trò của khoa học tự nhiên. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ vấn đề trên.
Chuẩn bị sach vở học bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm về khoa học tự nhiên.
b) Nội dung: GV cho học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình từ 1.1 đến 1.6 SGK. Hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm 2 bạn, thảo luận nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập số 2.
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày, sẽ có điểm cộng.
Thảo luận nhóm, hoàn thành phếu học tấp số 2.
Báo cáo kết quả: 
- Chọn nhóm xung phong đầu tiên lên trình bày;
- Mời nhóm khác nhận xét;
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ xung.
Hoạt động trong cuộc sống
Hoạt động nghiên cứu khoa học
Thả diều
Lấy mẫu nước nghiên cứu
Rửa bát, dĩa
Làm thí nghiệm
Gặt lúa
Hoạt động tập thể
- Nhóm xung phong trình bày kết quả ở phiếu học tập;
- Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Tổng kết: 
- Tổng hợp để đi đến kết luận về khái niệm khoa học tự nhiên.
- Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về khái niệm khoa học tự nhiên.
- Kết luận về khái niệm khoa học tự nhiên.
- Ghi vào vở.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống của con người.
b) Nội dung: Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép, tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh, mỗi nhóm 5-6 bạn, thảo luận nhóm để ghép các vai trò của khoa học tự nhiên phù hợp với hình trong SGK.
c) Sản phẩm: Mảnh ghép tổng thể.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 
- Chia bảng nhóm thành 4 góc, mỗi góc ghi hình từ 1.7 đến 1.10. Các thành viên ở các góc quan sát hình của mình và nhận định hình tương ứng với vai trò nào?
- Thời gian thực hiện sau 3 phút khi nhận nhiệm vụ. Sau khi làm xong, 1 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại đổi chéo và chấm điểm.
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
Phân công nhiệm vụ và tiến hành thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả: 
- Mời một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại đổi chéo cho nhau và chấm điểm (sau khi giáo viên đã công bố đáp án);
- GV phân tích và đưa ra nhận xét, đáp án.
Hình 1.7
ƯD công nghệ vào sx, kinh doanh
Hình 1.8
ƯD công nghệ vào sx, kinh doanh; Chăm sóc sức khỏe; Nghiên cứu khoa học.
Hình 1.9
ƯD công nghệ vào đời sống, sx, kinh doanh; Bảo vệ môi trường; Phát triển bền vững.
Hình 1.10
Nâng cao ý thức của con người về vai trò của khoa học tự nhiên.
- Nhóm xung phong trình bày kết quả ở phiếu học tập;
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn;
Đánh giá
- Mỗi hình ảnh ghép đúng sẽ cho 2,5 điểm;
- Yêu cầu các nhóm chấm điểm;
- GV thu phiếu học tập xem các nhóm chấm đúng hay không.
- Các nhóm chấm điểm và báo điểm cho nhóm bạn;
- Các nhóm nạp sản phẩm.
Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về vai trò của khoa học tự nhiên.
- Kết luận về vai trò của khoa học tự nhiên.
- Ghi vào vở.
Hoạt động 4: Luyện tập
a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK.
b) Nội dung: HS làm poster để trả lời câu hỏi: Em hãy kể một số hoạt động thực tế có đóng góp vai trò của khoa học tự nhiên.
c) Sản phẩm: Bảng poster.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm vẽ 1 poster trả lời câu hỏi: Em hãy kể một số hoạt động thực tế có đóng góp vai trò của khoa học tự nhiên.
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
Làm Poster.
Báo cáo kết quả: Các nhóm treo poster lên bảng. GV sẽ đánh giá một số nhóm.
Theo dõi đánh giá của GV.
Tổng kết: Đánh giá nhóm làm được nhiều hoạt động, khen ngợi học sinh.
Hoạt động 5: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: Dùng phiếu học tập để trả lời câu hỏi hệ thống tưới nước trong SGK.
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ
Trả lời câu hỏi: Hệ thống tưới nước tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu quy mô lớn. Hãy cho biết vai trò nào của khoa học tự nhiên trong hoạt động đó? Vào phiếu học tập, tiết sau nạp lại cho GV.
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết.
Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Báo cáo kết quả: Tiết học sau nạp lại cho GV.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Kết thức bài học, Gv cho học sinh đánh bàn ngồi kế bên theo bảng sau:
Họ và tên HS:.........................................................lớp 6/............
Các tiêu chí
Tốt
Khá
Đạt 
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên
Bài 2: CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu;
- Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
2. Năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau;
- Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và trình bày được kết quả của nhóm trước lớp;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
b) Năng lực chuyên biệt
Hình thành cho học sinh năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm về khoa học tự nhiên;
- Tìm hiểu tự nhiên: Nhận ra các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên, đối tượng nghiên cứu;
- Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học: Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa;
- Máy chiếu, bảng nhóm;
- Dụng cụ và hóa chất thực hiện thí nghiệm 2,3;
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập 1
Nhiệm vụ : Hãy kể tên lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên mà em biết? Em hãy dự đoán các thí nghiệm 1,2,3,4 thuộc lĩnh vực khoa học nào? Ứng dụng trong các hình 2.3-2.8 liên quan đến những lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
Phiếu học tập 2
Nhiệm vụ : Ứng dụng trong các hình 2.3-2.8 liên quan đến những lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
Phiếu học tập 3
Nhiệm vụ : Quan sát các hình 2.9.-2.12 em hãy cho biết các vật trong hình có đặc điểm gì khác nhau? (sự trao đổi chât, sinh trưởng, vận động, cảm ứng, sinh sản).
Phiếu học tập 4
Nhiệm vụ : Em hãy cho biết một số dấu hiệu đặc trưng cho vật sống
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho HS.
b) Nội dung: GV cho HS xem video để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Sự hứng thú vào bài học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV cho HS xem video về các lĩnh vực khoa học tự nhiên
Sau khi xem xong, hỏi HS các lĩnh vực khoa học tự nhiên có giống nhau không? 
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS suy nghĩ trả lời.
HS thực hiện nhiệm vụ.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Làm sao để phân biệt được các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu?chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Chuẩn bị sách vở vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu: HS nêu được một số lĩnh vực khoa học tự nhiên.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV cho học sinh tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên thông qua thực hiện và quan các thí nghiệm trong SGK
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh thực hiện thi nghiêm 1,2,4 và quan sát hình ảnh (video) thí nghiệm 3.
HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập 1, 2.
Báo cáo kết quả
- Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả.
- Mời nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả ở phiếu học tập.
- Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Tổng kết 
Chốt lại kiến thức :
- Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính như:
- Vật lý học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động lực, năng lương và sự biến đổi năng lượng.
- Hóa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.
- Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mqh giữ chúng với nhau và với môi trường.
- Khoa học Trái đất nghiên cứu về Trái đất và bầu khí quyển của nó.
- Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.
Ghi bài vào vở
Hoạt động 3: Tìm hiểu về vật sống và vật không sống
a) Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo bàn ngồi để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 3,4
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát các hình 2.9- 2.12.
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS quan sát các hình từ 2.9-2.12 và gợi ý cho HS thảo luận nội dung 2
HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành phiếu học tập 3,4.
Báo cáo kết quả: 
- Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả.
- Mời nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả ở phiếu học tập.
- Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Tổng kết: Chốt lại kiến thức :
Vật sống: là vật có các biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.
Vật không sống: là vật không có biểu hiện sống.
Chú ý: đến độ tuổi nhất định hoặc do thiên tai, bênh tật vật sống sẽ bị chết và khi đó trở thành vật không sống.
Ghi bài vào vở.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: Dùng phiếu học tập để trả lời câu hỏi liên quan đến các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên trong SGK.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Làm bài tập sau 
Một chú robot có thể cười, nói và hành dodongjo như một con người. Vật robot là vật sống hay không sống? Vì sao?
Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên:
Vật lý học b. Hóa học c. Sinh học
d. Khoa học trái đất e. Thiên văn học
3. Vật nào sau đây gọi là vật không sống
A. Con ong B. Vi khuẩn
C. Than củi D. Cây cam
4. Em có thể phân biệt khoa học về vật chất (vật lí, hóa hoc, ) và khoa học về sự sống (sinh học) dựa vào sư khác biệt nào?
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại nhà.
Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Báo cáo kết quả:Tiết học sau nộp lại cho GV.
HS nộp lại phiếu trả lời cho GV.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài, làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Yêu cầu HS về nhà tiến hành thí nghiệm quan sát và so sánh thời gian nẩy mầm ít nhất 3 loại đậu. 
 Họ và tên:.............................................................................lớp:.............................
Thực hành quan sát và so sánh thời gian nẩy mầm ít nhất nhất 3 loại đậu
TIẾN HÀNH
STT
Loại đâu
Thời gian nẩy mầm
Chiều dài mầm
Bài 3: QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO – SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ
KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.
- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên.
- Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.
2. Năng lực
a) Năng lực chung 
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học trong phòng thực hành;
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong phòng thực hành, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực chuyên biệt
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành; Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành;
+ Tìm hiểu tự nhiên: Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành; Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học khi học tập môn Khoa học tự nhiên.
3. Về phẩm chất
- Ý thức cao trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn trong phòng thực hành;
- Trung thực và cẩn thận trong quá trình làm thực hành;
- Học tập tác phong làm việc nghiêm túc trong phòng thực hành;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Dụng cụ: Áo choàng, găng tay cách nhiệt, kính bảo vệ mắt, khẩu trang , tranh ảnh, kí hiệu an toàn về thí nghiệm. Bảng nội quy phòng thực hành
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, cốc chia độ, hòn đá có treo sẵn sợi dây, cân điện tử, cành hoa, kính lúp, kính hiển vi, nước, tiêu bản, PHT.
- Học liệu: SGK, SGV, giáo án, hình ảnh.
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.
Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đẩu tóc gọn gàng; không đi giày, dép cao gót.
Có đẩy đủ các dụng cụ bảo hộ như kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm,... khi làm thí nghiệm, thực hành.
Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi làm thí nghiệm.
Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành. Quan sát kĩ lối thoát hiểm của phòng thực hành. Thông báo ngay với giáo viên khi gặp các sự cố mất an toàn như bị đứt tay, hoá chất bắn vào mắt, bỏng hoá chất, bỏng nhiệt, làm vỡ dụng cụ thuỷ tinh, gầy đổ hoá chất, cháy nổ, chập điện, ...
Thu gom hoá chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.
Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng khi tiếp xúc với hoá chất và sau khi kết thúc buổi thực hành.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Kể tên các kí hiệu trong hình vẽ?
2. Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong PTH?
3. Hãy cho biết mỗi biển báo trong hình vẽ có ý nghĩa gì?
4. Đặc điểm chung của các biển báo trong hình vẽ?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết. 
2. Em hãy cho biết các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để làm gì. 
3. Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1. Quan sát hình 3.8, chỉ rõ bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi quang học.
2. Kính hiển vi quang học có vai trò gì trong nghiên cứu khoa học?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Tiến hành theo nhóm: Sắp xếp các tình huống vào đúng cột
1. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Có đẩy đủ các dụng cụ bảo hộ như kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm, áo quán bảo hộ thích hợp, ... khi làm thí nghiệm, thực hành
2. Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của GV
3. Ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành
4. Tóc thả dài, đi giày dép cao gót
Phải làm
Không được làm
Hoàn thiện quy trình đo bằng cách điền số thứ tự các bước theo mẫu bảng sau
Quy trình đo
Nội dung
Bước 
Bước 
Bước 
Bước 
Bước 
Chọn dụng cụ đo phù hợp.
Ước lượng đại lượng cần đo.
Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo
Hiệu chỉnh DCĐ với những DCĐ cần thiết.
Thực hiện phép đo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC 
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Bước đầu giúp học sinh phân biệt được các hành động “ An toàn và không an toàn” trong phòng thực hành. Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thông báo luật chơi: GV chiếu hình ảnh 3.1 trong sgk, yêu cầu HS quan sát hình ảnh. Chia lớp thành 4 nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh tay hơn” .
Luật chơi: Lần lượt cho đội 1 thi với đội 2 chơi tiếp sức viết những hành động đúng trong PTN ở hình 3.1.
Đội 3 thi với đội 4 chơi tiếp sức viết những hành động không đúng trong PTN ở hình 3.1
Ghi nhớ luật chơi
Giao nhiệm vụ: Cả lớp đứng dậy theo nhóm đã phân, nghe hiệu lệnh của GV tiến hành tiếp sức trò chơi. 
Nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện theo mệnh lệnh của GV
Thực hiện nhiệm vụ.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: GV tổng kết trò chơi, hoan nghênh tinh thần các em, dẫn dắt chuyển vào bài mới: Vậy tại sao phải thực hiện an toàn trong PTN, làm sao để phòng tránh những nguy hiểm và rủi ro có thể xảy ra trong PTN”, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
Lắng nghe, chuẩn bị sách vở học bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy định an toàn phòng thực hành
a) Mục tiêu: HS nắm được các quy định an toàn phòng thực hành qua nội quy phòng thực hành của trường cũng như giới thiệu trong SGK. Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành. 
b) Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi.
c) Sản phẩm học tập: Phiếu học tập số 1.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV quay lại câu trả lời mà HS trả lời trong trò chơi “Ai nhanh tay hơn”, yêu cầu HS thảo luận theo bàn (4HS) trả lời các câu hỏi ở PHT số1.
HS nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận, cử đại diện trả lời câu hỏi
GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần
Thảo luận nhóm, hoàn thành các câu hỏi 
Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 GV chọn nhóm xung phong đầu tiên lên trình bày.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận;
 Đánh giá/ nhận xét: 
- Mời nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung và nhận xét đánh giá câu trả lời của nhóm HS/HS.
HS nhận xét câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung nếu có.
Tổng kết:
GV lưu ý cho HS:
+ Khi chuẩn bị làm việc trong PTH, chúng ta cần kiểm tra mọi thứ trước khi bắt đầu.
+ Mỗi nguy hiểm trong PTH có thể liên quan đến việc sử dụng nước, hóa chất, đun nóng, các dụng cụ thủy tinh dễ vỡ...
+ Mối nguy hiểm có thể xảy ra do không tuân thủ các quy định an toàn hoặc do cách ứng xử không phù hợp ( đùa nghịch, ăn uống trong lúc làm TN ).
 Do vậy cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định an toàn trong PTN.
HS chốt kiến thức vào vở:
Kết thúc buổi thực hành.
Hoạt động 3: Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
a) Mục tiêu: Phân biệt các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
b) Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi.
c) Sản phẩm học tập: Phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chiếu hình 3.2 trong SGK yêu cầu HS: thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong PHTsố 2
GV giới thiệu cho HS biết các biển báo khác thường gặp trong PTN.
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận, cử đại diện trả lời câu hỏi
GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
+ GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần
HS thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi, thảo luận, hoàn thành các câu hỏi trong PHTsố 2.
Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Đại diện cá nhân đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ Các HS khác nhận xét, đánh giá
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận;
+ Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Đánh giá/ nhận xét: 
- Mời Hs khác nhận xét, đánh giá 
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung GV nhận xét đánh giá câu trả lời của nhóm HS/HS 
HS nhận xét câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung nếu có.
Bước 4: Tổng kết:
GV chốt kiến thức.
- Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết.
- Kí hiệu cảnh báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
- Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.
- Kí hiệu cảnh báo nguy hại do hoá chất gầy ra: hình vuông, viền đen, nền đỏ.
- Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ
HS ghi kiến thức vào vở:
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số dụng cụ đo
 a) Mục tiêu: Biết được một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên. Trình bày được cách sử dụng của bình chia độ để đo thể tích chất lỏng.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, cặp đôi để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 3.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ: Phát PHTsố 3
+ Yêu cầu HS quan sát hình 3.3 trong SGK, thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn trong thời gian 3 phút trả lời câu hỏi 1,2 trong PHT số 3
+ Thành lập cặp đôi trong thời gian 2 phút trả lời câu hỏi 3 trong PHT số 
Nhận nhiệm vụ 
Thành lập nhóm theo yêu cầu của GV
Thành lập cặp đôi theo yêu cầu của GV
- Thực hiện nhiệm vụ: GV có thể hướng dẫn cách quan sát hình 3.3 trong SGK. Theo dõi, hỗ trợ khi HS thảo luận.
Thảo luận nhóm để hoàn thành câu 1,2. Thảo luận cặp đôi hoàn thành câu 3
- Báo cáo kết quả: 
1. Một số dụng cụ đo: nhiệt kế, cân đồng hồ, thước dây, thước cuộn, cân đòn, ...
 2. Thước cuộn: Đo chiều dài;
- Đồng hồ bấm giây: Đo thời gian;
- Lực kế: Đo lực;
- Nhiệt kế: Đo nhiệt độ;
- Bình chia độ (ống đong) và cốc chia độ: Đo thể tích chất lỏng;
- Cân đồng hồ và cân điện tử: Đo khối lượng;
- Pipette: Chuyển chất lỏng với thể tích xác định từ vật chứa này sang vật chứa khác.
3. Khi cần đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ hoặc cốc chia độ, cần thực hiện các bước:
+ Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo.
+ Chọn cốc chia độ thích hợp với thể tích cần đo.
+ Đặt cốc chia độ thẳng đứng, cho chất lỏng vào cốc.
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc chia độ.
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả.
- Đánh giá/ nhận xét: 
GV nhận xét nhóm trả lời tốt, chỉnh sửa kiến thức nếu HS trả lời sai sót.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tổng kết: GV chốt lại kiến thức ghi bảng
+ Mở rộng thêm cho HS cách sử dụng pipette đơn giản để lấy lượng nhỏ thể tích chất lỏng khi làm thí nghiệm.
+ Chú ý cho HS về GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo điện tử thường được nhà sản xuất ghi trên dụng cụ.
HS rút kết luận và ghi bài vào vở
Lắng nghe và ghi nhớ
Nội dung: Một số dụng cụ đo
Dụng cụ dùng để đo các đại lượng như kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt độ, ... gọi là dụng cụ đo. Khi sử dụng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ - Giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN - Hiệu giá trị đo của hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo) phù hợp với vật cần đo, đồng thời phải tuân thủ quy tắc đo của dụng cụ đó.
Hoạt động 5: Tìm hiểu cách sử dụng kính lúp
a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng kính lúp.
b) Nội dung: HS quan sát, thực hiện thí nghiệm, trả lời câu hỏi 7 và tự rút ra kết luận.
c) Sản phẩm: Kết quả của thí nghiệm, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ: Phát cho mỗi nhóm HS: kính lúp, cành hoa. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm quan sát kính lúp, quan sát kích thước cành hoa khi không dùng kính lúp và khi dùng kính lúp. Trả lời câu hỏi:
Câu 7: Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thê nào so với khi không sử dụng?
+ Cho biết cấu tạo và cách sử dụng kính lúp.
- Sau đó yêu cầu HS dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong sách giáo khoa.
Nhận nhiệm vụ 
Nhận dụng cụ kính lúp và mẫu vật: cành hoa
- Thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn, giúp đỡ HS khi thực hành quan sát cành hoa và quan sát dòng chữ trong sgk. 
Thực hiện nhiệm vụ có thể kết hợp quan sát hình 3.6 và hình 3.7 trong sgk
- Báo cáo kết quả: 
Câu 7 SGK: Kích thước của vật tăng lên so với khi không dùng kính lúp.
+ Cấu tạo kính lúp: gồm 3 bộ phận: mặt kính, khung kính, tay cầm (giá đỡ).
+ Cách sử dụng kính lúp: Cầm kính lúp và điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật.
Đại diện các nhóm HS trả lời
- Đánh giá/ nhận xét: 
GV nhận xét nhóm trả lời tốt. Hướng dẫn lại cách cầm và cách sử dụng kính lúp.
HS nhận xét câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung nếu có.
- Tổng kết: GV nhận xét chung 
HS tự rút ra kết luận ghi bài.
Nội dung: Cách sử dụng kính lúp
- Kính lúp được sử dụng để quan sát rõ hơn các vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát.
- Cách sử dụng: Cầm kính lúp và điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật.
Hoạt động 6: Tìm hiểu cách sử dụng kính hiển vi quang học
a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng kính hiển vi quang học.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trong sgk rồi thảo luận để trả lời câu hỏi 8,9 và thực hành cách sử dụng kính hiển vi quang học.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 4.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ: 
+ Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để quan sát hình 3.8 và trả lời câu hỏi ở PHT số 4.
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu cụ thể các bước khi sử dụng kính hiển vi. Sau đó thực hành các bước sử dụng kính hiển vi quang học theo hình 3.9.
Nhận nhiệm vụ 
Quan sát hình ảnh suy nghĩ trả lời
Nhận nhiệm vụ, nhận kính hiển vi quang học.
Hướng dẫn HS 
+ Quan sát HS hoạt động cá nhân, giúp đỡ khi cần thiết.
+ Phát kính hiển vi cho các nhóm; theo dõi, hướng dẫn khi học sinh thực hành các bước sử dụng kính hiển vi quang học.
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi PHT số 4
+ Thảo luận nhóm tìm ra các bước sử dụng kính hiển vi và thực hành sử dụng kính hiển vi quang học.
- Báo cáo kết quả: 
+ 1. Bộ phận cơ học: chân kính, thân kính, ống kính, mâm kính, đĩa mang vật kính, ốc sơ cấp, ốc vi cấp, kẹp tiêu bản.
Bộ phận quang học: thị kính, vật kính.
+ 2. Kính hiển vi quang học giúp ta quan sát các chi tiết cấu tạo rất nhỏ mà mắt thường hoặc dùng kính lúp không thấy rõ.
HS trả lời hỏi ở PHT số 4
Đại diện nhóm báo cáo 3 bước sử dụng kính hiển vi quang học
 Đánh giá/

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.docx