Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 9

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 9

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện việc ôn tập và hệ thống hóa kiến thức của chủ đề.

+ Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, chia sẻ với bạn cùng nhóm để thực hiện nội dung ôn tập.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập.

 

docx 5 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9
(Thời gian thực hiện: 1/2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh được củng cố các đơn vị kiến thức về:
- Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật và thực vật.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật; ứng dụng các kiến thức sinh trưởng và phát triển vào thực tiễn
- Các thao tác và giải thích thí nghiệm chứng minh sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện việc ôn tập và hệ thống hóa kiến thức của chủ đề.
+ Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, chia sẻ với bạn cùng nhóm để thực hiện nội dung ôn tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá các kiến thức về tế bào.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất
- Trung thực, nghiêm túc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Clip về quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Máy chiếu, laptop.
- Giấy A3, bút dạ.
Phiếu học tập số 1: Hoàn thành các giai đoạn trong vòng đời cây cam
GĐ
a. Cây con
GĐ 2: ..
b. Hạt nảy mầm
GĐ 3: ..
c. Cây trưởng thành tạo quả và hạt
GĐ 4: ..
d. Hạt
GĐ 5: ..
e. Cây mầm
GĐ 6: ..
f. Cây trưởng thành ra hoa
Phiếu học tập số 2: Hoàn thành các giai đoạn trong vòng đời của ếch
GĐ
a. Ếch trưởng thành
GĐ 2: ..
b. Ếch con
GĐ 3: ..
c. Nòng nọc
GĐ 4: ..
d. Phôi
GĐ 5: ..
e. Trứng
- Tranh ảnh về hạt đậu - cây đậu mới nảy mầm - cây đậu trưởng thành.
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm sinh trưởng phát triển
a. Mục tiêu: Học sinh sắp xếp đúng thứ tự các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu; từ đó hình dung lại về sự sinh trưởng và phát triển
b. Nội dung: 
+ GV chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh hạt đậu - cây đậu mới nảy mầm - cây đậu trưởng thành. Yêu cầu sắp xếp.
(?) 3 bức tranh có liên quan gì đến nhau? (đều liên quan đến đậu).
(?) Tại sao cùng là đậu mà hình thái, cấu tạo khác nhau? (các giai đoạn khác nhau)
c. Sản phẩm: Thứ tự các giai đoạn cơ bản sinh trưởng phát triển của cây đậu.
B. Củng cố các kiến thức chương 8
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: Hệ thống hóa được các kiến thức về các giai đoạn sinh trưởng phát triển ở động vật và thực vật
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh ôn tập theo phiếu học tập số 1 và số 2
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 2
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Hướng dẫn: Hoàn thành phiếu học tập dựa trên nội dung đã học 
- Chú ý yêu cầu
- Phân công: Không quan sát, hãy sắp sếp các giai đoạn của vòng đời cây cam và con ếch bằng cách hoàn thành PHT số 1 và số 2 (6 phút)
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Chiếu nội dung phiếu học tập số 1, 2 trên máy, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 1
- Thu phiếu học tập của các nhóm
- Nộp phiếu học tập
- Chốt lại: Vậy, quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật hay thực vật cũng đều trải qua các giai đoạn tuần tự khác nhau.
- Chuẩn bị sách vở học bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu các ứng dụng thực tiễn của sinh trưởng và phát triển
 a. Mục tiêu: HS có thể vận dụng các kiến thức về sinh trưởng và phát triển vào cuộc sống; hình thành niềm tin với khoa học
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các ứng dụng thực tiễn của sinh trưởng và phát triển của sinh vật (Dặn dò từ tiết trước); báo cáo trước lớp.
c. Sản phẩm: Hình ảnh minh hoạ ứng dụng của ST và PT ở SV.
d. Tổ chức thực hiện: giao nhiệm vụ ở nhà và báo cáo trên lớp.
Hoạt động 4: Hướng dẫn giải bài tập
a. Mục tiêu: học sinh giải được một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề
b. Nội dung: GV gợi ý định hướng tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập vận dụng của chủ đề đồng thời phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Bài tập 4: Sgk/tr 158
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Vẽ vòng đời của mối
+ Giai đoạn nào gây hại nhất?
- Báo cáo 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu bài
+ Hoàn thành nội dung bài tập trong 2 phút
+ Quan sát quá trình cả lớp làm bài tập, hướng dẫn học sinh nếu học sinh cần
- Đọc
- Hoàn thành nội dung bài tập 1
- Báo cáo kết quả: 
- Mời 1 học sinh lên bảng trình bày kết quả. Các bạn khác đổi chéo trong bàn cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Mời học sinh khác nhận xét
- GV phân tích, cho điểm: 
+ Vòng đời của mối: 
+ Giai đoạn gây hại nhất: ấu trùng và mối trưởng thành
- Học sinh được chọn trình bày kết quả
- Học sinh khác nhận xét
- Học sinh theo dõi, chữa bài
- Đánh giá
+ Gv gọi 1 số bạn bất kì lên trình bày bài của mình được giao kiểm tra đúng hay sai. Cần sửa sai ở nội dung nào
- Học sinh trình bày
- Tổng kết: Yêu cầu học sinh cho biết nội dung bài tập trên ứng với nội dung nào trong bài nào đã học ở chương 8.
- Học sinh trình bày
Bài tập 1: Sgk/tr 163
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Chia lớp làm 4 nhóm
+ Nghiên cứu bài tập số 1 - trang 163, làm theo nhóm 
- Thảo luận nhóm 4 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu bài
+ Hoàn thành nội dung bài tập trong 4 phút
+ Quan sát quá trình cả lớp làm bài tập, hướng dẫn học sinh nếu học sinh cần
- Đọc
- Hoàn thành.
- Báo cáo kết quả: 
- Mời 1 nhóm nhanh nhất lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Mời học sinh khác nhận xét
-Gv nhận xét, cho điểm các nhóm
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Học sinh khác nhận xét
- Học sinh theo dõi, chữa bài
- Đánh giá
+ Gv nhận xét, đánh giá:
+ GV chữa lại bài:
a. Sinh trưởng của tằm phụ thuộc vào nhiệt độ. Tằm sống được trong khoảng từ 15 - 350C, sinh trưởng tốt nhất ở 24 - 360C, dưới 15 hoặc trên 35 độ à tằm dừng ST, thậm chí chết
b. Giới hạn trên: 35, giới hạn dưới 15
c. Nuôi tằm ở chỗ tối vì tằm thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu.
- Học sinh theo dõi, lắng nghe
- Tổng kết: Yêu cầu học sinh cho biết nội dung bài tập trên ứng với nội dung nào trong bài nào đã học ở chương 8
- Học sinh trình bày
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
- Giáo viên nhận xét thái độ chung của cả lớp qua tiết ôn tập
- Tuyên dương các bạn tích cực trong giờ, động viên các bạn khác tích cực hơn trong các giờ học sau
- Rút kinh nghiệm trong quá trình thảo luận, quá trình làm bài của học sinh
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_on_tap_chu_de_9.docx