Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Ôn tập học kì 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Ôn tập học kì 1 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản trong chủ đề 1 và bài 40 + bài 41

- Vận dụng kiến thức đó để trả lời các câu hỏi và bài tập liên quan.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tự hệ thống kiến thức dưới dạng bản đồ tư duy.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm thống nhất, lựa chọn sơ đồ tư duy hay và đầy đủ nhất trong các bài của thành viên trong nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tạo các sơ đồ tư duy hay, độc, lạ.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ của vật trước khi đo.

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước, cân, nhiệt kế.

- Đọc được chiều dài, khối lượng, thể tích, nhiệt độ. của một số vật với kết quả tin cậy.

3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.

- Trung thực: Khách quan trong kết quả.

- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.

 

doc 8 trang huongdt93 04/06/2022 22122
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Ôn tập học kì 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: tiết 15 lớp 6A / /2021 ; tiết 16 / /2021
tiết 15 lớp 6B / /2021 ; tiết 16 / /2021 
ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
- Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản trong chủ đề 1 và bài 40 + bài 41 
- Vận dụng kiến thức đó để trả lời các câu hỏi và bài tập liên quan.
Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: tự hệ thống kiến thức dưới dạng bản đồ tư duy.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm thống nhất, lựa chọn sơ đồ tư duy hay và đầy đủ nhất trong các bài của thành viên trong nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tạo các sơ đồ tư duy hay, độc, lạ...
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ của vật trước khi đo.
Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước, cân, nhiệt kế...
Đọc được chiều dài, khối lượng, thể tích, nhiệt độ... của một số vật với kết quả tin cậy.
Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 – Giáo viên 
Giáo án, bài dạy Powerpoint
Hình ảnh hoặc 1 số loại thước đo chiều dài, cân, nhiệt kế, bình chia độ...
Phiếu học tập 
2 – Học sinh: vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1 :MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Ôn tập, hệ thống kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 1 và 2 dưới dạng bản đồ tư duy.
Nội dung: 
- Trả lời 1 số câu hỏi: 
- Hệ thống kiến thức chủ đề 1 và 2 dưới dạng bản đồ tư duy.
Trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: GHĐ, ĐCNN của thước là gì? Cách đo độ dài? 
 Trả lời: 
	 + Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước 
 + Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp ghi trên thước. 
* Cách đo độ dài: 
+ Ước lượng độ dài cần đo
 + Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp
 + Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. 
+ Đặt mắt nhìn hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. 
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật 
Câu 2: Các dụng cụ đo thể tích chất lỏng? Cách đo thể tích chất lỏng? 
Sản phẩm + Các dụng cụ đo thể tích chất lòng: ca đong, bình chia độ 
* Cách đo thể tích chất lỏng: 
+ Ước lượng thể tích cần đo 
+ Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp
 + Đặt bình chia độ thẳng đứng.
 + Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình
 + Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. 
Câu 3: nêu ứng dụng Cách đo độ dài vào việc đo thể tích vật rắn không thấm nước? 
Trả lời: Thể tích của vật rắn không thấm nước có thể đo được băng cách: 
+ Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
 + Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
 Câu 4: Khối lượng của 1 vật cho ta biết điều gì?
 Trả lời: Khối lượng của 1 vật chỉ lượng chất chứa trong vật. 
Câu 5: Lực là gì? Thế nào là 2 lực cân bằng?
 Trả lời: + Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. 
 Câu 6: Nêu kết quả tác dụng của lực?
 Trả lời: Lực tác dụng lên một vậ
Sản phẩm: 
- Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức cơ bản chủ đề 1 và 2.
- Trả lời được các câu hỏi của GV.
Tổ chức thực hiện: 
- Yêu cầu đại diện HS trình bày hệ thống kiến thức dưới dạng bản đồ tư duy và yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi. 
- Gọi HS khác nx, bổ sung.
- GV nhận xét phần chuẩn bị của các nhóm và bổ sung nếu cần.
2. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP 
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để học sinh luyện tập về cách đổi đơn vị đo, ước lượng, đọc kết quả đo tương ứng từng loại dụng cụ đo.
b) Nội dung:
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP 
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 1 :CÁC PHÉP ĐO
 Họ và tên: . Lớp: 
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Một cân đòn có đòn cân như hình vẽ. ĐCNN của cân này là:
 	A. 1g B. 0,1g C. 5g D. 0,2g
Câu 2. ĐCNN của thước hình bên là:
A. 0,1cm
B. 0,5cm
C. 0,25cm
D. 1cm
Câu 3. Dùng bình chia độ để đo thể tích một chất lỏng. Đổ chất lỏng vào bình thấy mực chất lỏng vượt quá vạch 30 của bình 4 vạch chia (hình bên). Thể tích chất lỏng đã được đổ vào bình chia độ là:
A. 34 cm3
B. 30,8ml
C. 38 cm3
D. B và C đúng.
Câu 4: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là 
A. tuần. 	B. ngày. 	C. giây. 	D. giờ. 
Câu 5: Trong thang nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là: 
A. 1000C. 	B. 00C. 	C. 50 0C. 	D. 780C. 
Câu 6: Nhiệt kế(thường dùng) hoạt động dựa trên 
A. sự nở vì nhiệt của chất rắn. 
B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 
C. sự nở vì nhiệt của chất khí
D. cả ba phương án trên
Câu 7. Các sản phẩm sau đây thường được đo theo đơn vị nào khi bán? 
Sản phẩm
Đơn vị
1.Vải may quần áo
2.nước uống đóng chai
3.xăng
4.gạo
Câu 8. Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) cho các câu sau:
Câu 9. . Đổi đơn vị:
3 kg = .......g	b. 300 cm3 =...... dm3
c. 154 cm = .... m	d)2 giờ 15 phút = ..giây
Câu 10: Dựa vào việc quan sát hình vẽ dưới đây để điền dấu “X” vào các ô trống của bảng xác định loại lực và tác dụng lực
Bảng xác định loại lực và tác dụng lực
Hiện tượng
Loại lực
Tác dụng
Đẩy
Kéo
Tiếp xúc
Không tiếp xúc
Biến đổi chuyển động
Biến dạng
Hình a
x
x
x
x
Hình b
X
x
x
Hình c
x
Hình d
x
Hình e
x
x
x
Câu 11: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:
A. Phương, chiều	B. Điểm đặt, phương, chiều.
C. Điểm đặt, phương, độ lớn.	D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn.
c) Sản phẩm:
Câu1. D	 Câu 2. C 	 Câu 3. C	
Câu 4.C	Câu 5.A	Câu 6.B	
Câu7. 
Sản phẩm
Đơn vị
1.Vải may quần áo
m
2.nước uống đóng chai
ml
3.xăng
Lít
4.gạo
Kg
Câu 8. 1-S, 	2-Đ, 	3 - S 
Câu 9. . Đổi đơn vị:
a. 3 kg = 3000.g	b. 300 cm3 =0,3dm3
c. 154 cm = 1,54m	d) 2 giờ 15 phút = 8100.giây
câu 11-D
d) Tổ chức thực hiện:
- Học sinh hoạt động nhóm đôi và cá nhân trả lời câu hỏi
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
3. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG 
a) Mục tiêu: 
Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế.
Vận dụng các kiến thức về các dụng cụ đo để lựa chọn các dụng cụ đo phù hợp với các phép đo thường dùng trong đời sống.
b) Nội dung:
Bài 1--. Cho các dụng cụ sau: đồng hồ bấm giây, thước dây, kính lúp,kéo, búa, nhiệt kế y tế, thước kẻ, cốc đong, cân khối lượng, ống hút nhỏ giọt.Bạn An thực hiện một số phép đo sau, em hãy giúp bạn bằng cách lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo sao cho thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất.
STT
Phép đo
Tên dụng cụ đo
1
Đo thân nhiệt(nhiệt cơ thể)
2
Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày
3
Đo khối lượng cơ thể
4
Đo diện tích lớp học
5
Đo thời gian đun sôi một lít nước
6
Đo chiều dài của quyển vở
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành bài 4, 5 SGK trang 29
c) Sản phẩm
- HS ước lượng được thời gian và thực hiện nhiệm vụ.
- HS hoạt động ca nhân và làm được bài 1
STT
Phép đo
Tên dụng cụ đo
1
Đo thân nhiệt(nhiệt cơ thể)
Nhiệt kế y tế
2
Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày
Cốc đong
3
Đo khối lượng cơ thể
Cân khối lượng
4
Đo diện tích lớp học
Thước dây
5
Đo thời gian đun sôi một lít nước
Đồng hồ bấm giây
6
Đo chiều dài của quyển vở
Thước kẻ
.- HS thảo luận nhóm và làm được bài 5.
a. 100 độ ứng với: 22 - 2 = 20 cm => 1cm ứng với 5 độ C nên
 8cm ứng với: (8 - 2) x 5 = 30 độ
 20 cm ứng với: ( 20 - 2) x 5 = 90 độ
b. 50 độ ứng với: 20 : 2 + 2 = 12 cm
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài 4,5 SGK trang 29.
- Đại diện nhóm HS trình bày, HS nhóm khác nx.
- GV thống nhất 
4.HOẠT ĐỘNG 4.HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ 
- GV :xem lại các dạng bài đã học và học bài theo vở ghi kết hợp SGK.
- Ôn tập chủ đề 1+bài 40 Lực là gì?+ bài 41: biểu diễn lực
- đọc phần có thể em chưa biết
-chuẩn bị kiểm tra HK I 
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
- Ứng dụng, vận dụng
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_on_tap_hoc_ki_1_nam_hoc_2021.doc