Giáo án Khoa học xã hội Lớp 6 - Chương trình học kì 1

Giáo án Khoa học xã hội Lớp 6 - Chương trình học kì 1

I. Mục tiêu: HS biết được cấu trúc của môn KHXH lớp 6; xây dựng được sơ đồ các nội dung học tập môn KHXH lớp 6.

Nêu được vai trò cơ bản của môn KHXH

Biết và lựa chọn được phương thức học tập môn KHXH phù hợp với cá nhân; trao đổi với gia đình để xây dựng kế hoạch tự học ở nhà

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bảng phụ.

- Một số hình ảnh, tài liệu liên quan đến các di tích lịch sử, thắng cảnh ở địa phương.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 Sưu tầm những hình ảnh liên quan đến các lễ hội ở địa phương.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Cho học sinh chơi trò chơi từ đó vào bài mới.

Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung bài học

 

doc 67 trang Hà Thu 30/05/2022 6520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học xã hội Lớp 6 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 1
TÌM HIỂU MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI
I. Mục tiêu:
 HS biết được cấu trúc của môn KHXH lớp 6; xây dựng được sơ đồ các nội dung học tập môn KHXH lớp 6.
Nêu được vai trò cơ bản của môn KHXH
Biết và lựa chọn được phương thức học tập môn KHXH phù hợp với cá nhân; trao đổi với gia đình để xây dựng kế hoạch tự học ở nhà
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ.
- Một số hình ảnh, tài liệu liên quan đến các di tích lịch sử, thắng cảnh ở địa phương.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 Xem trước nội dung bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV: tổ chức các hoạt động làm quen trong nhóm. Chú ý
Địa chỉ nơi sinh sống; phong cảnh thiên nhiên; di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu
HS: lần lượt giới thiệu cho các bạn trong nhóm nội dung chuẩn bị được
GV: định hướng: Ao Bà Om, đền thờ Bác, biển Ba Động...
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HS: hoạt động nhóm theo nội dung câu hỏi
? Cấu trúc môn KHXH lớp 6 được chia ntn?
GV. Giải thích thế nào là các bài liên môn
? Vai trò cơ bản của môn KHXH
HS: trao đổi, báo cáo kết quả hoạt động nhóm
GV: nhận xét, chốt
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu về cấu trúc và vai trò cơ bản của môn KHXH
 * Gồm ba phần:
- Các bài liên môn
- Các bài Lịch sử
- Các bài Địa lí
giúp ta hiểu về Trái đất môi trường, kiến thức về lịch sử thế giới, dân tộc; giáo dục lòng yêu hương đất nước, bảo vệ môi trường
C-D.HOẠT ĐỘNG ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV: tổ chức các hoạt động làm quen trong nhóm. Chú ý
HS: hoạt động nhóm theo nội dung câu hỏi
? Hãy xây dựng Cấu trúc môn KHXH lớp 6 được chia như thế nào?
HS: trao đổi, báo cáo kết quả hoạt động nhóm
GV: nhận xét, chốt
- Các bài liên môn:
- Các bài Lịch sử:
- Các bài Địa lí:
 E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG. 
 - Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm hình ảnh về các lễ hội ở địa phương.
Tuần: 2
Tiết: 2
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 1
TÌM HIỂU MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (tiếp theo)
I. Mục tiêu: HS biết được cấu trúc của môn KHXH lớp 6; xây dựng được sơ đồ các nội dung học tập môn KHXH lớp 6.
Nêu được vai trò cơ bản của môn KHXH
Biết và lựa chọn được phương thức học tập môn KHXH phù hợp với cá nhân; trao đổi với gia đình để xây dựng kế hoạch tự học ở nhà
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ.
- Một số hình ảnh, tài liệu liên quan đến các di tích lịch sử, thắng cảnh ở địa phương.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 Sưu tầm những hình ảnh liên quan đến các lễ hội ở địa phương.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Cho học sinh chơi trò chơi từ đó vào bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HS: đọc và trao đổi với bạn bên cạnh theo nội dung câu hỏi, báo cáo.
? khái niệm tự học
Yêu cầu một số học sinh nêu lên phương pháp học tập của mình.
GV liên hệ giáo dục học sinh.
? Để có hiệu quả học môn KHXH cần phải làm gì?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu về tự học
Tự động học tập một cách tự giác, tự vạch kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập
Giành nhiều thời gian học, áp dụng nhiều biện pháp, ghi chép nội dung chính.
C-D.HOẠT ĐỘNG ĐỘNG LUYỆN TẬP
HS: đọc theo nội dung câu hỏi, báo cáo.
? Nêu dự định về cách học môn KHXH và vai trò cá nhân khi học môn KHXH
E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG. 
Hướng dẫn học sinh lập thời gian biểu học ở nhà môn KHXH
HS: trao đổi với người thân và lập thời gian biểu phù hợp
THỜI GIAN BIỂU TỰ HỌC Ở NHÀ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI LỚP 6
Tuần
Thứ
Giờ
Nội dung tự học
1
2
3
4
5
Tuần: 3
Tiết: 3
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 3
XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
I. Mục tiêu: HS biết được 
- Nguồn gốc loài người
- Quá trình chuyển bíên từ vượn thành người; đặc trưng về đời sống vật chất, tổ chức xã hội của con người nguyên thuỷ.
- Dấu tích người nguyên thuỷ trên đất nước ta
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, kĩ năng quan sát tranh ảnh lịch sử, kĩ năng hợp tác
- Trân trọng thành quả lao động của con người
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu học tập.
- Tranh bầy người nguyên thủy.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 Xem trước nội dung bài
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV: tổ chức hoạt động nhóm vơí nội dung các câu hỏi trong SGK – 16
HS: Thảo luận nhóm, trong khoảng 7'; đại diện các nhóm phát biểu
GV: Nhận xét và hướng học sinh vào bài mới:
- Cung tên, rìu đá, mảnh tước đá, mũi cày bằng đá
- kiếm sống rất khó khăn, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên
-> dụng cụ lao động ban đầu của con ngừơi còn đơn giản
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: tổ chức hoạt động cặp đôi vơí nội dung các câu hỏi trong SGK – 17
Phát phiếu học tập cho học sinh điền vào các nội dung 
HS; Trao đổi và trả lời câu hỏi
? Sự khác biệt lớn nhất giữa Vượn và Người là điểm nào?
? Đời sống của Người tối cổ như thế nào ?
- Việc chế tạo ra công cụ sản xuất, Người có đôi tay khéo léo, óc phát triển.
- Kiếm sống bằng săn bắt và hái lượm, biết chế tạo công cụ lao 
* Sự kiện loài vượn biết chế tạo ra công cụ sản xuất đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặt kỳ diệu, vượn bắt đầu thoát khỏi sự lệ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên và trở thành người. Đó là Người tối cổ.
GV: Nhận xét và bổ sung chốt kiến thức
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu quá trình biến từ vượn thành người
Quá trình từ vuợn thành ngừơi gồm 3 giai đoạn (vượn người, người tối cổ, ngừơi tinh khôn)
Nội dung
Vượn cổ
Người tối cổ
Người tinh khôn
Thời gian
6 triệu năm
3-4 triệu năm
4 vạn năm
Hình dáng
Đi hai chi sau, hai chị trước cầm nắm
Đi đứng thẳng bằng hai chi sau, 
Đi thẳng, hai tay khéo
Thể tích não
900cm3
1100cm3
1450cm3
C.HOẠT ĐỘNG ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Yêu cầu học sinh viết ra một số điểm tâm đắc nhất sau khi học xong bài này:
 Gọi một số em trình bày trước lớp.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
Bài tập 1:
- Giao tiếp của người nguyên thủy: cử chỉ, nét mặt, hình vẽ, kí hiệu, tiếng hú.
- CCLĐ chế tác từ đá, các mảnh xương, sừng, sống phụ thuộc tự nhiên săn bắn, hái lượm
Tuần: 4
Tiết: 4
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 3
 XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ (tiếp)
I. Mục tiêu: HS biết được 
- Nguồn gốc loài người
- Quá trình chuyển bíên từ vượn thành người; đặc trưng về đời sống vật chất, tổ chức xã hội của con người nguyên thuỷ.
- Dấu tích người nguyên thuỷ trên đất nước ta
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, kĩ năng quan sát tranh ảnh lịch sử, kĩ năng hợp tác
- Trân trọng thành quả lao động của con người
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu học tập.
- Tranh bầy người nguyên thủy.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 Xem trước nội dung bài
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Cho học sinh hát tập thể
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: tổ chức hoạt động nhóm vơí nội dung các câu hỏi trong SGK – 17
HS: Thảo luận nhóm, trong khoảng 9'; đại diện các nhóm phát biểu
GV: Nhận xét và hướng học sinh vào bài mới:
GV: tổ chức hoạt động nhóm vơí nội dung câu hỏi b trong SGK – 19
HS: Thảo luận nhóm, trong khoảng 7'; đại diện các nhóm phát biểu
GV: Nhận xét và hướng học sinh
? Công cụ lao động chủ yếu của Người tinh khôn được chế tạo bằng gì? 
? Hạn chế của công cụ đá?
? Đến thời gian nào con người mới phát hiện ra kim loại? Đó là kim loại gì?
? Tác dụng của công cụ bằng kim loại?
? Sản phẩm dư thừa dã làm cho xã hội phân hoá như thế nào ?
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2. Khám phá đời sống của người nguyên thuỷ
- a. Tổ chức xã hội
Tổ chức XH
Người tối cổ
Người tinh khôn
Sống bầy đàn, ở hang hốc đá
- Sống theo nhóm gồm vài chục gia đình, co họ hàng -> thị tộc
- thị tộc gần nhau-> bộ lạc, đứng đầu là tù trưởng
b. Cuộc sống của người nguyên thuỷ
- công cụ lao động thô sơ (đồ đá được ghè đẽo), một số vật dụng bằng đất nung..biết tạo ra lửa để sinh hoạt, chế tạo vũ khí, biết trồng trọt...
- Sống bằng nghề săn bắn, phụ thuộc tự nhiên; sống theo nhóm nhỏ
c. Nơi cư trú
- ban đầu ở hang động, máu đá –di chuyển xuống ở gần nguồn nước, làm lều để ở -> dần làm chủ tự nhiên, biết lao động
- làm áo từ vỏ cây và da thú trang phục đơn giản thể hiện sự khéo tay..
3. Nguyên nhân sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ
- Năng suất lao động tăng, sản phẩm dư thừa, xã hội bắt đầu phân hoá giàu nghèo-> XHNT dần tan rã
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 Bài tập 2.
- Vượn người -> lao động ->người tối cổ -> lao động sáng tạo -> người tinh khôn
- Bài tâp 3: Trung Quốc, Gia Va, châu Phi .
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
Bài tập 3. Viết một lá thư cho người thân kể cho người đó nghe về giờ học lịch sử của em về xã hội nguyên thủy.
Tuần: 5
Tiết: 5
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 3
 XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ (tiếp)
I. Mục tiêu: HS biết được 
- Nguồn gốc loài người
- Quá trình chuyển bíên từ vượn thành người; đặc trưng về đời sống vật chất, tổ chức xã hội của con người nguyên thuỷ.
- Dấu tích người nguyên thuỷ trên đất nước ta
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, kĩ năng quan sát tranh ảnh lịch sử, kĩ năng hợp tác; thực hành các bài tập lịch sử
- Trân trọng thành quả lao động của con người
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu học tập.
- Tranh bầy người nguyên thủy.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 Xem trước nội dung bài
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Cử ban văn nghệ lên điều khiển hoạt động.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: tổ chức hoạt động cặp đôi vơí nội dung các câu hỏi trong SGK – 20
GV: hướng dẫn học sinh chỉ tên các địa danh xuất hiện người nguyên thủy trên lược đồ Việt Nam
GV: tổ chức hoạt động cặp đôi vơí nội dung các câu hỏi trong SGK – 26
GV. Giới thiệu về một số trang điện tử cho hs tìm hiểu
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
4. Khám phá thời nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam
Giai đoạn
Dấu tích
Thời gian
Công cụ lđ
Người tối cổ
Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng Nai, Bình Phước
40-30 vạn năm
Đá, ghè thô sơ
Người tinh khôn
Nghệ An, Yên Bái, Ninh Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ
3-2 vạn năm
Rìu ghè đẽo và có hình thù
Người tinh khôn giai đoạn phát triểm
Hoà Bình. Lạng Sơn, Quảng Bình...
12.000 – 4000 năm
Rìu có vai, xương, cuốc đá, gốm
-> Đời sống vâtj chất và tinh thần phong phú
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 Bài tập 4.
GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập vơí nội dung câu hỏi b trong SGK - 23
GV: Nhận xét và hướng học sinh
GV: hướng dẫn học sinh chỉ tên các địa danh xuất hiện người nguyên thủy trên lược đồ Việt Nam.
Bài tập 5. 
Yêu cầu học sinh sắp xếp các hình ảnh đúng tiến trình chế tác công cụ đá của người nguyên thủy:
1-E
2-B
3-A
4-D
5-C
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỎI RỘNG
Bài tập 2. Sưu tầm một số câu chuyện dân gian nói về nguần gốc loài người của một số dân tộc trên thế giới và của cả Việt Nam.
Tuần: 6
Tiết: 6
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 BÀI 4.
 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI
I. Mục tiêu: HS biết được:
- Những nhà nước đầu tiên đã hình thành ở phương Đông và phương Tây.
- Những nền tảng kinh tế xã hội thể chế nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Góp phần rèn luyện kĩ năng thuyết trình một nội dung lịch sử, kĩ năng so sánh, phân tích, hợp tác.
- Giáo dục ý thức đấu tranh chống chế độ áp bức, bóc lột.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 Xem trước nội dung bài
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV giới thiệu 
GV: tổ chức hoạt động nhóm vơí nội dung các câu hỏi trong SGK – 28
HS: Thảo luận nhóm, trong khoảng 5'; đại diện các nhóm phát biểu
GV: Nhận xét và hướng học sinh vào bài mới:
- Phương Đông: Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Trung Quốc
-Phương Tây: Hi Lạp, Rô-ma
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: tổ chức hoạt động cặp đôi vơí nội dung các câu hỏi trong SGK – 29
Phát phiếu học tập cho học sinh.
HS: Thảo luận nhóm, trong khoảng 9'; đại diện các nhóm phát biểu
? Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở đâu? Từ bao giờ?
 - Hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ các quốc gia cổ đại và chỉ tên các quôc gia trên lược đồ.
? Tại sao lại ra đời ở các dòng sông lớn?
? Họ sống bằng nghề nào là chính?
? Muốn cho nông nghiệp đạt năng suất cao họ đã phát huy khả năng gì?
Giáo viên liên hệ giáo dục môi trường cho học sinh.
? Điều kiện tự nhiên ở đây như thế nào? 
 Đất đai không thuận lợi cho việc trồng lúa, ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi khô cứng
? Tả lại cảnh làm ruộng của người Ai Cập qua hình
-Nhờ có đất phù sa màu mỡ và nước tưới đầy đủ, sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao
? Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì ? 
? Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là gì ? Tại sao thương nghiệp phát triển?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, đời sống kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
Nội dung
Phương Đông
Phương Tây
Các quốc gia cổ đại
Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Trung Quốc
Hi Lạp, Rô-ma
Điều kiện tự nhiên
 Thuận lợi
- Đất đai màu mỡ, phì nhiêu, dễ trồng trọt
có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho việc buôn bán đường biển vào
Khó khăn
Thiên tai lũ lụt
Đất đai không thuận lợi cho việc trồng lúa, ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi khô cứng
* Ngành kinh tế chính:
- Phương Đông: Nông nghiệp
- Phương Tây: thủ công nghiệp và thương nghiệp đặc biệt là ngoại thương phát triển
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 Bài tập1 .
Yêu cầu HS điền vào phiếu học tập
- Bài tâp2 : 
GV yêu cầu một số học sinh lên xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây trên lược đồ.
Tuần: 7
Tiết: 7
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 BÀI 4.
 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI
I. Mục tiêu: HS biết được:
- Những nhà nước đầu tiên đã hình thành ở phương Đông và phương Tây.
- Những nền tảng kinh tế xã hội thể chế nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Góp phần rèn luyện kĩ năng thuyết trình một nội dung lịch sử, kĩ năng so sánh, phân tích, hợp tác.
- Giáo dục ý thức đấu tranh chống chế độ áp bức, bóc lột.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 Xem trước nội dung bài
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Ban văn nghệ lên điều khiển hoạt động.
GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: tổ chức hoạt động cặp đôi vơí nội dung các câu hỏi trong SGK – 31
Phát phiếu học tập cho học sinh.
HS: Thảo luận nhóm, trong khoảng 6'; đại diện các nhóm phát biểu
? Xã hội cổ đại có những tầng lớp nào? 
- Cư dân chủ yếu làm nghề nông à bộ phận đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.
? Nghĩa vụ của nông dân ?
? Cuộc sống của họ phụ thuộc vào ai? 
? Đứng đầu quý tộc là ai?
? Hầu hạ vua, quý tộc là ai?
 - Nô lệ bị bóc lột nặng nề nô lệ, dân nghèo nhiều lần nổi dậy.
* Liên hệ thực tế xã hội ngày nay.
? Các nhà nước cổ đại phương Đông do ai đứng đầu đất nước ?
? Vua có quyền hành gì?
-Giải thích: ở mỗi nước vua được gọi dưới các tên gọi khác nhau:
 + Trung Quốc: thiên tử.
 + Ai Cập: Pharaon.
 + Lưỡng Hà: Ensi.
? Giúp việc cho vua là tầng lớp nào? 
? Nhiệm vụ của quý tộc?
à Họ tham gia vào việc chính trị và có quyền hành, thậm chí lấn quyền vua.
? Em có nhận xét gì về bộ máy hành chính của các nước phương Đông?
Người cai quản đất nước ở phương Tây do ai bầu ra?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2. Tìm hiểu về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.
*Phương Đông:
Có 3 tầng lớp chính:
- Nông dân công xã: chiếm số đông, là tầng lớp lao động, sản xuất chính trong xã hội.
- Quý tộc: có nhiều của cải và quyền thế bao gồm vua, quan lại, tăng lữ.
- Nô lệ: là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc, thân phận không khác gì con vât.
*Phương Tây:
- Xã hội có 2 giai cấp chính: chủ nô và nô lệ.
- Giai cấp thống trị là chủ nô, nắm mọi quyền hành tay.
- Nhà nước do giai cấp chủ nô bầu ra, làm việc có thời hạn.=> Xã hội chiếm hữu nô lệ
3. Tìm hiểu thể chế nhà nước ở phương Đông và phương Tây cổ đại.
*Phương Đông:
- Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu.
-Vua nắm mọi quyền hành
- Giúp việc cho vua là tầng lớp quý tộc.-> nhà nước quân chủ.
*Phương Tây: Nhà nước dân chủ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 Bài tập3 .Lập bảng theo mẫu
Yêu cầu HS điền vào phiếu học tập
Xã hội cổ đại
Quốc gia điển hình
Điều kiện tự nhiên
Ngành kinh tế chính
Tầng lớp chính trong xã hội
Thể chế nhà nước
Phương Đông
Phương Tây
- Bài tâp4 : 
GV gọi HS lên nối các cột cho phù hợp
D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Cho HS trình bày quan điểm của mình: nếu sống ở thời cổ đại và có quyền chon quốc gia để sinh sống em sẽ chon công dân nước Ai Cập hay Hi lạp ? Vì sao?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỎI RỘNG
Cho HS về sưu tầm tranh về cuộc khởi nghĩa Xpacs- ta- cút ở Rô- ma.
Tuần: 8
Tiết: 8
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 BÀI 5.
 VĂN HÓA CỔ ĐẠI
I. Mục tiêu: HS biết được:
- Qua hàng nghìn năm tồn tại, cư dân cổ đại đã để lại cho nhân loại một di sản văn hóa đồ sộ, quý giá.
- Trình bày được một số thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây trên các lĩnh vực: lịch và thiên văn học, chữ viết, khoa học, nghệ thuật.
- Góp phần rèn luyện kĩ năng miêu tả, thuyết trình về một công trình kiến trúc điển hình thời cổ đại qua tranh ảnh.
- Yêu thích, trân trọng và có ý thức duy trì bảo tồn các di sản văn hóa nhân loại.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Lịch 
- Chữ tượng hình.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 Xem trước cách tính lịch âm và lịch dương.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV giới thiệu 
GV: tổ chức hoạt động nhóm vơí nội dung các câu hỏi trong SGK – 38
HS: Thảo luận nhóm, trong khoảng 5'; đại diện các nhóm phát biểu
GV: Nhận xét và hướng học sinh vào bài mới:
- Phương Đông: Vạn Lý Trường Thành, Kim Tự Tháp, vườn treo Ba-bi-lon...
-Phương Tây: đấu trường Cô- li-de, đền thờ Pác – tơ- nông....
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: tổ chức hoạt động cặp đôi vơí nội dung các câu hỏi trong SGK –39
HS: Thảo luận nhóm, trong khoảng 9'; đại diện các nhóm phát biểu
? Có mấy cách tính thời gian của người xưa?
- Hai cách: Âm lịch
 Dương lịch.
? Người phương Tây và phương Đông đã có cách tính khác nhau về lịch như thế nào ?
-Phương Đông: Dựa vào sự chuyển đông của Mặt trăng quay quanh Trái đất.
-Phương Tây: Dựa vào sự chuyển đông của Trái đất quay quanh Mặt trời
GV: tổ chức hoạt động nhóm vơí nội dung các câu hỏi trong SGK –39
HS: Thảo luận nhóm, trong khoảng 3'; đại diện các nhóm phát biểu
? Cư dân phương Đông viết chưc như thế nào?
- Giải thích: chữ tượng hình là dùng hình giản lược của một vật để làm chữ gọi vật đó hoặc dùng một số đường nét làm chữ để thể hiện một ý nào đó.
? Chữ tượng hình được viết ở đâu?
? Trên cơ sở học tập chữ viết của người phương Đông, người Hi Lạp và Rôma đã sáng tạo chữ viết ra sao? 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu cách tính lịch và quan sát thiên văn của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Người phương Đông: làm ra lịch và dùng lịch âm: một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày
- Người phương Tây: biết làm ra lịch và dùng Dương lịch, chính xác hơn: 1 năm có 12 tháng, 365 ngày và 6 giờ, 
2. Khám phá thành tựu chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Người phương Đông: sáng tạo ra chữ viết gọi là chữ tượng hình vẽ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người, được viết trên mai rùa, giấy pa pi rút, the tre, đất sét.
- Người phương Tây :sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, lúc đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ cái.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 Bài tập1 .
Yêu cầu HS điền vào phiếu học tập
Tuần: 9
Tiết: 9
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 BÀI 5.
 VĂN HÓA CỔ ĐẠI
I. Mục tiêu: HS biết được:
- Qua hàng nghìn năm tồn tại, cư dân cổ đại đã để lại cho nhân loại một di sản văn hóa đồ sộ, quý giá.
- Trình bày được một số thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây trên các lĩnh vực: lịch và thiên văn học, chữ viết, khoa học, nghệ thuật.
- Góp phần rèn luyện kĩ năng miêu tả, thuyết trình về một công trình kiến trúc điển hình thời cổ đại qua tranh ảnh.
- Yêu thích, trân trọng và có ý thức duy trì bảo tồn các di sản văn hóa nhân loại.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Lịch 
- Chữ tượng hình.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 Xem trước cách tính lịch âm và lịch dương.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Ban văn nghệ lên điều khiển hoạt động.
GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: tổ chức hoạt động cặp đôi vơí nội dung các câu hỏi trong SGK –40
HS: Thảo luận nhóm, trong khoảng 7'; đại diện các nhóm phát biểu
 Giải thích: Người Ấn Độ sáng tạo thêm được số 0. Tính được số pi=3,16
? Hãy kể tên một số nhà khoa học nổi tiếng thời cổ đại ?
GV giới thiệu về tiểu sử và phát minh nổi tiếng của nhà vật lí Hi –Lạp cổ đại Ác-si-mét.
HS lắng nghe.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về khoa học của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Phương Đông: Toán học: hình học và số học, tìm ra số pi =3,14, tìm ra phép đếm đến từ 1 đến 9, số 0 và tính được số Pi bằng 3,16.
- Phương Tây:một số nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực: Ta-let, Pi-ta-go, Ơ cơ lit (Toán học), Ác si met (Vật lí), Pla - tông, Arixtôp (Triết học), Hê rô đôt, Tuyđi xit (Sử học), S tơ ra bôn (Địa lí). 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 Bài tập2 .
Yêu cầu HS điền vào phiếu học tập
Nhà khoa học, văn học tiêu biểu
Ác –si-mét
Hê-rô-đốt
Hô-me
Pi-ta-go
Ta-lét
Ơ-cơ-lít
Thành tựu lớn
Tuần: 10
Tiết: 10
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 BÀI 5.
 VĂN HÓA CỔ ĐẠI
I. Mục tiêu: HS biết được:
- Qua hàng nghìn năm tồn tại, cư dân cổ đại đã để lại cho nhân loại một di sản văn hóa đồ sộ, quý giá.
- Trình bày được một số thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây trên các lĩnh vực: lịch và thiên văn học, chữ viết, khoa học, nghệ thuật.
- Góp phần rèn luyện kĩ năng miêu tả, thuyết trình về một công trình kiến trúc điển hình thời cổ đại qua tranh ảnh.
- Yêu thích, trân trọng và có ý thức duy trì bảo tồn các di sản văn hóa nhân loại.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh, tư liệu về những công trình kiến trúc, văn học của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 Xem trước bài học, sưu tầm tranh ảnh về những công trình kiến trúc của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Ban văn nghệ lên điều khiển hoạt động.
GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: tổ chức hoạt động cặp đôi vơí nội dung các câu hỏi trong SGK –42
HS: Thảo luận nhóm, trong khoảng 7'; đại diện các nhóm phát biểu
 ? Các dân tộc phương Đông đã xây dựng những công trình kiến trúc gì?
? Nêu những thành tựu chung về kiến trúc, điêu khắc, tạo hình?
GV giới thiệu về Kim tự tháp Ai Cập và đền thờ Pác- tơ-nông.
HS lắng nghe.
HS: Thảo luận nhóm câu hỏi phần c trang 46.
Đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét khuyến khích HS
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
4. Tìm hiểu những thành tựu văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây.
Phương Đông: 
+ Văn học: đạt nhiều thành tựu lớn
 +Kiến trúc: các công rình kiến trúc đồ sộ như: Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Bablon ở Lưỡng Hà.
- Phương Tây: 
 +Có bộ sử thi nổi tiếng của Hô-me, những vỡ kịch thơ độc đáo của Et-sin
 +Kiến trúc, điêu khắc.
+ Đền Pác tê nông ( A ten).
+ Đấu trường Cô li dê( Rô ma)
+ Tượng lực sĩ ném đá.
+ Tượng thần vệ nữ Mi lô.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 Bài tập3 . Hoàn thành phiếu học tập
Nối thành tựu văn hóa ở cột bên phải tương ứng với quốc gia , vùng ở bên trái.
1. Ai Cập a. Đấu trường Cô-li-de
2. Lưỡng Hà b. Đền Pác-tơ-nông
3. Ấn Độ c. Cữ viết trên thẻ tre
4. Trung Quốc d. Chủ nhân chữ số 0
5. Hi Lạp Kim tự tháp
6. Rô-ma Vườn treo Ba-bi-lon.
Bài tập 4. Thảo luận trả lời các câu hỏi.
HS thực hiện
GV nhận xét củng cố kiến thức.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Yêu cầu HS kể tên 7 kì quan thế giới cổ đại.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Bài tập 2. Yêu cầu Hs về nhà sưu tầm hình ảnh và tư liệu về các công trình kiến trúc cổ đại.
Tuần: 11
Tiết:11
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
PHIẾU ÔN TẬP 1
EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ VỀ PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI?
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố những kiến thức về lịch sử thế giớ cổ đại: 
- Xã hội nguyên thủy.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Văn hóa cổ đại.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu học tập.
- Một số hình ảnh liên quan đến văn hóa cổ đại, tranh bầy người nguyên thủy.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 Tìm hiểu bài trước
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Ban văn nghệ lên điều khiển hoạt động.
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Câu 1. Nối hình dáng ở cột a vói nội dung ở cột b.
GV treo hình và nội dung yêu cầu HS lên nối.
HS nhận xét.
GV. Nhận xét sửa chữa đồng thời củng cố kiến thức về xã hội nguyên thủy cho HS.
1- Vượn cổ
2- Người tối cổ
3- Người tinh khôn.
Câu 2. Hoàn thiện nội dung 
Tổ chức cho Hs thảo luận điền vào phiếu học tập.
Các quốc gia
Điều kiện tự nhiên
Ngành kinh tế chính
Tầng lớp chính trong xã hội
Thể chế nhà nước
Phương Đông cổ đại
- Đất đai màu mỡ, phì nhiêu, dễ trồng trọt
- Nông nghiệp
Quý tộc
Nông dân
Nô lệ
Quân chủ
Phương Tây cổ đại
có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho việc buôn bán đường biển vào
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Chủ nô
Nô lệ
Dân chủ
Câu 3. Kể tên những thành tựu văn hóa cổ đại tiêu biểu.
Cho HS nhận xét về những công trình văn hóa cổ đại.
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Yêu cầu HS kể đồng thời trưng bày những hình ảnh mình sưu tầm được về những công trình văn hóa cổ đại .
Tuần: 12
Tiết:12
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 6
NHÀ NƯỚC VĂN LANG,ÂU LẠC
I. Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc.
- Trình bày được tổ chức nhà nước Văn Lang, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang; nét chính diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần, qua đó rút ra bài học cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, mô tả thành Cổ Loa.
- Giáo dục lòng biết ơn, công lao dựng nước của các vua Hùng; giáo dục tinh thần cảnh giác. Rèn luyện ý thức bảo vệ khu di tích đền Hùng, khu di tích thành Cổ Loa.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ.
- Một số hình ảnh liên quan đến truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, khu di tích đền Hùng.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
Tìm hiểu về di tích đền Hùng, ngày giỗ tổ và ý nghĩa của nó.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV: tổ chức hoạt động nhóm vơí nội dung các câu hỏi trong sách trang 51
HS: Thảo luận nhóm, trong khoảng 5'; đại diện các nhóm phát biểu
GV: Nhận xét và hướng học sinh vào bài mới:
- Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 10/3 (AL)
- Để tưởng nhớ đến công ơn dựng nước của các vua Hùng.
- HS trình bày hiểu biết về khu di tích thành Cổ Loa.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV cho HS thảo luận nhóm những câu hỏi trong sách.
HS: đọc và trao đổi theo nội dung câu hỏi, báo cáo.
? Vào khoảng cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có thay đổi gì lớn?
 -Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư. Mâu thuẫn giàu nghèo nảy sinh.
? Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người Việt cổ lúc đó đã làm gì ?
? Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó ?
GV mở rộng: Các làng bản khi giao lưu với nhâu cũng có sự xung đột xảy ra giữa các bộ lạc Lạc Việt và giữa bộ lạc Lạc Việt với các tộc người khác à Bảo vệ sản xuất, bộ lạc (truyền thuyết Thánh Gióng)
? Dựa vào thế mạnh của mình, thủ lĩnh Văn Lang đã làm gì?
? Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Ai đứng đầu? 
Đóng đô ở đâu?
-Giải thích về từ “Hùng Vương”: Hùng là mạnh, Vương là vua.
Sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân
Liên hệ giáo dục lòng biết ơn với các vua Hùng và ý thức bảo tồn khu di tích đền Hùng.
? Sau khi nhà nước Văn Lang ra đời, Hùng Vương tổ chức nhà nước như thế nào ?
-Chính quyền trung ương: vua, lạc hầu, lạc tướng. Ở địa phương là chiềng, chạ.
-.Đứng đầu bộ là Lạc hâu, Lạc tướng. Đứng đầu chiềng, chạ là Bồ Chính
-Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản đất nước.
Yêu cầu HS lên vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1.Tìm hiểu về sự thành lập nước Văn Lang.
- Khoảng thế kỉ VIII – VII ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ các bộ lạc lớn được hình thành.
-Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư. Mâu thuẫn giàu nghèo nảy sinh.
- Yêu cầu về trị thủy, việc giải quyết các xung đột ...
-Vào khoảng thế kỷ VII TCN thủ lĩnh Văn Lang ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ) đã hợp nhất các bộ lạc thành liên minh bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương.
-Đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang.
2. Trình bày tổ chức của nhà nước Văn Lang.
-Chia nước ra 15 bộ.
- Vua nắm mọi quyền hành trong nước.
- Tướng văn là Lạc Hầu, tướng võ là Lạc tướng.
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Yêu cầu HS lên vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
Bài tập 1. Cho HS nêu cách hiểu của mình về câu nói của Bác Hồ từ đó liên hệ giáo dục HS
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG.
Yêu cầu HS về nhà sưu tầm thêm những hình ảnh, tư liệu về các di tích: đền Hùng, thành Cổ Loa, các di sản có liên quan đến Hùng Vương và An Dương Vương.
Tuần: 13
Tiết:13
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 6
NHÀ NƯỚC VĂN LANG,ÂU LẠC
I. Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc.
- Trình bày được tổ chức nhà nước Văn Lang, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang; nét chính diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần, qua đó rút ra bài học cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, mô tả thành Cổ Loa.
- Giáo dục lòng biết ơn, công lao dựng nước của các vua Hùng; giáo dục tinh thần cảnh giác. Rèn luyện ý thức bảo vệ khu di tích đền Hùng, khu di t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_xa_hoi_lop_1_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc