Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 9: Lực - Bài 35: Lực và biểu diễn lực

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 9: Lực - Bài 35: Lực và biểu diễn lực

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.

- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Chủ động tìm hiểu về khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau

+ Làm việc nhóm hiệu quả đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều tích cực tham gia

+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Năng lực khoa học tự nhiên

+ Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên

+ Quan sát các hoạt động trong cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì?

+ Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống

3. Phẩm chất

- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân

- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên

 

docx 6 trang huongdt93 04/06/2022 3050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 9: Lực - Bài 35: Lực và biểu diễn lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 35: LỰC VÀ BIỂU DIỄN LỰC
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.
- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Chủ động tìm hiểu về khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau
+ Làm việc nhóm hiệu quả đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều tích cực tham gia
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
+ Quan sát các hoạt động trong cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì?
+ Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
3. Phẩm chất
- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy chiếu, laptop
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi tương ứng:
Vì sao xe đẩy chuyển động được?
 ..
Vì sao xe bò chuyển động được?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM: 
Hình
Phân tích lực
Lực đẩy hay lực kéo
Hình 35.1
Hình 35.2
Hình 35.3
Hình 35.4
Ví dụ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM: 
Yêu cầu 1: Bóp quả bóng như hình 35.5a và 35.5b. Lực tác dụng lên quả bóng trong trường hợp nào mạnh hơn? Giải thích
Yêu cầu 2: Làm thí nghiệm như hình 35.2 và35.3 và cho biết: 
+ Gắn vật vào lò xo treo thẳng đứng, lò xo bị giãn ra theo hướng nào? 
=> Vật tác dụng lực vào lò xo theo hướng ...
+ Kéo khối gỗ trên mặt bàn từ trái sáng phải, khối gỗ trượt theo hướng nào?
 .
=> Tay đã tác dụng lực vào khối gỗ theo hướng ...
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Họ và tên HS: 
Hãy biểu diễn lực các lực dưới đây:
Yêu cầu
Hình
Quy ước
a. Lực kéo khối gỗ từ trái sang phải, độ lớn 3N
b. Lực đẩy khối gỗ từ phải sang trái, độ lớn 200N
c. Lực kéo do vật tác dụng vào lò xo
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Vào bài
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về lực.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hai hình ảnh cho sẵn và trả lời câu hỏi đặt ra.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Đưa ra nhiệm vụ: Quan sát hình trong Phiếu học tập số 1 để trả lời câu hỏi. 
+ Quan sát hình 1, vì sao xe đẩy chuyển động được?
+ Quan sát hình 2, vì sao xe bò chuyển động được?
- Quan sát, trả lời câu hỏi
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Trong đời sống ta thấy có rất nhiều vật tác dụng đẩy hoặc kéo lên vật khác. Người ta gọi tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác là lực. Chúng ta sẽ học trong bài hôm nay.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Tiết 1: Hoạt động 2: Lấy ví dụ về tác dụng lực
a. Mục tiêu: - Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để phân tích được các ví dụ về lực.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- GV phân tích ví dụ mẫu là hình 1 và hình 2 trong phiếu học tập số 1:
+ Hình 1: người mẹ tác dụng đẩy vào xe. Ta nói người mẹ đã lực vào chiếc xe. Lực này là lực đẩy.
+ Hình 2: Con bò đã kéo chiếc xe. Ta nói con bò đã tác dụng lực vào chiếc xe. Lực này là lực kéo. 
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 35.1 đến hình 35.4 SGK hoàn thành phiếu học tập số 2
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+Hoạt động theo nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận thành phiếu học tập số 2
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận lực.
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về khái niệm lực.
- Kết luận về lực
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn và hướng của lực:
a. Mục tiêu: học sinh tìm hiểu được độ lớn của lực, chiều của lực đó.
b. Nội dung: HS làm thí nghiệm để thấy được độ lớn, chiều của lực.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 3.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- GV giới thiệu cho HS hai đặc điểm của lực là độ lớn và hướng của lực.
- Giao nhiệm vụ: 
+ Giao Phiếu học tập số 3 và dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm HS.
+ Yêu cầu HS làm thảo luận, làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi trong Phiếu học tập số 3.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
- Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Mời nhóm khác nhận xét
- Phân tích: mỗi lực đều có độ lớn, và hướng nhất định.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ Thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
Tiết 2: Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách biểu diễn lực:
a. Mục tiêu: Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.
b. Nội dung: Biểu diễn một lực cho trước các yếu tố.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 4.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Hướng dẫn cách biểu diễn lực: 
+ Giới thiệu về gốc, hướng, chiều dài của hình biểu diễn lực.
+ Biểu diễn lực của hình 35.6.
- Nghe hướng dẫn
- Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập số 4.
- Biểu diễn lực trong phiếu học tập số 4.
- Báo cáo kết quả: 
+ Thu 2 phiếu của 2 HS để chữa.
+ Gọi HS khác nhận xét.
+ Nhận xét, tổng kết 
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi phần bài tập trong sách giáo khoa
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi trong phần bài tập trong SGK.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Gọi HS trả lời.
+ Gọi HS khác nhận xét bổ sung.
+ GV nhận xét, kết luận
- Thực hiện nhiệm vụ.
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx