Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Học sinh hệ thống hóa được kiến thức:

+ Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.

+ Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng.

+ Hệ Mặt Trời và Ngân Hà.

2. Năng lực

- Năng lực chung :

+ Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập.

+ Chủ động , gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải bài tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về các vấn đề Trái Đất và bầu trời.

3. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học.

- Quan tâm tới bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.

 

docx 7 trang huongdt93 04/06/2022 1620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
CHỦ ĐỀ 11 : TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
TIẾT: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 11
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC 
1. Kiến thức
- Học sinh hệ thống hóa được kiến thức:
+ Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.
+ Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng.
+ Hệ Mặt Trời và Ngân Hà..
2. Năng lực 
- Năng lực chung :
+ Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập.
+ Chủ động , gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề..
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải bài tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về các vấn đề Trái Đất và bầu trời.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học.
- Quan tâm tới bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. Chuẩn bị (thiết bị dạy học và học liệu)
1. Giáo viên
- Máy chiếu, laptop.
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu, phiếu học tập, bảng phụ.
- Toàn bộ câu hỏi và đáp án liên quan trong trò chơi “ Quan sát nhanh – kết luận nhanh”.
Câu 1: Trái đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do: 
A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.
B. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.
C. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.
D. Mặt trời chuyển động từ đông sang tây.
Đáp án: B
Câu 2: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì:
A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
C. Ở mặt đất ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.
Đáp án: C
Câu 3: Mặt Trời là một:
A. Vệ tinh.	B. Ngôi sao.	C. Hành tinh.	D. Sao băng.
Đáp án: B
Câu 4: Khi nói về hệ Mặt Trời phát biểu nào sau đây sai?
A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh.
D. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh.
Đáp án: C
Câu 5: Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vệt sáng dài. Vệt sáng này gọi là:
A. Sao đôi. 	B. Sao băng.	C. Sao chổi.	D. Sao siêu mới.
Đáp án: B
Câu 6: Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời có mấy hành tinh?
A. 7. 	B. 8.	C.9. 	D. 10.
Đáp án: B
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm: .
Câu hỏi: Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
a, Vì sao Mặt Trời chỉ được chiếu sáng được một nửa Trái Đất?
b, Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày? Phần nào của Trái Đất sẽ là ban đêm?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm: .
Câu hỏi: Chọn các từ Mặt Trăng, Sao Thủy, Ngân Hà, Trái Đất, Mặt Trời để điền vào cột B trong bảng sau:
A: Đặc điểm
B: Tên thiên thể
Mặt trăng là vệ tinh của
Tên thiên hà của chúng ta là
Thiên thể trong danh sách là ngôi sao
Hai thiên thể trong danh sách là hành tinh
Các thiên thể trong danh sách được Mặt Trời chiếu sáng
Những thiên thể trong danh sách là thành phần của hệ Mặt Trời
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Kiểm tra kiến thức cũ: Không kiểm tra
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Quan sát nhanh – kết luận nhanh”
a. Mục tiêu: Tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh hệ thống lại các kiến thức về lực, nhằm giúp học sinh hiểu những kiến thức của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến Trái Đất và bầu trời. 
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi bằng cách trình chiếu các câu hỏi. HS giơ tay nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời. 
c. Sản phẩm: Lời giới thiệu vào bài mới của giáo viên, học sinh hứng thú học tập, nhớ lại một số kiến thức về chủ đề ôn tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Thông báo luật chơi: GV trình chiếu nội dung các câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được một phần quà. Trả lời sai thì HS còn lại có quyền trả lời câu hỏi đã được chọn (HS giơ tay nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời). 
- Ghi nhớ luật chơi
- Tổ chức học sinh chơi trò chơi: GV sử dụng máy tính, điều khiển trò chơi.
- Tham gia trò chơi
- Thông báo kết quả của các đội và đặt vấn đề vào bài: Các em đã vừa cùng nhớ lại những kiến thức về Trái Đất và bầu trời. Để hệ thống lại những kiến thức đã được học trong chủ đề này, chúng ta cùng bước vào bài học hôm nay: “Ôn tập chủ đề 11”.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: Hệ thống hoá được kiến thức về Trái Đất và bầu trời.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức theo nhóm. 
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động nhóm, sử dụng bút dạ nhiều màu và giấy A3 vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức đã được học trong chủ đề Trái Đất và bầu trời.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi nhóm sẽ thảo luận và hoàn thành sơ đồ tư duy của nhóm mình trong thời gian 5 phút. Sau khi hoàn thành xong, các nhóm sẽ trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình, nhóm khác nhận xét.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy.
- Báo cáo kết quả: 
+ Lần lượt các nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời nhóm khác nhận xét.
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh. 
- Vẽ được một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh.
- HS vẽ vào vở. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập
a. Mục tiêu: HS giải được một số bài tập trong chủ đề.
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập để định hướng cho HS giải một số bài tập cho cả chủ đề.
c. Sản phẩm: Đáp án một số bài tập trong chủ đề.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: Làm bài tập 1, 2, 3 sgk/194.
+ Nhóm 3,4: Làm bài tập 1, 2, 3sgk/199
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các nhóm sẽ thảo luận và giải các bài tập của nhóm mình vào bảng nhóm. Thời gian thực hiện 10 phút. Sau khi hoàn thành xong, các nhóm sẽ gắn bảng của nhóm mình lên bảng.
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ.
- Báo cáo kết quả: 
+ Mời lần lượt các nhóm gắn kết quả lên bảng.
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
Nhóm 1, 2:
Câu 1: Đáp án C
Câu 2: Đáp án B
Câu 3: Chu kì của tuần trăng là 29,5 ngày. Khoảng thời gian đó chính là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí của nó giữa Mặt Trời và Trái Đất.
Nhóm 3, 4:
Câu 1: Đáp án A
Câu 2: Hải Vương Tinh , cách Trái Đất 29,06 Au
Câu 3: Không. Mặt Trăng là một vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ GV thông báo thang điểm của mỗi bài.
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm.
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
Hoạt động 4: Luyện tập
a. Mục tiêu: Học sinh sử dụng kiến thức đã được ôn tập hoàn thành phiếu học tập số 1.
b. Nội dung: HS hoàn thành phiếu học tập số 1.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 đã được hoàn thành.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi bàn sẽ có 2 bạn sẽ ghép thành một cặp đôi thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm.
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 1
- Báo cáo kết quả: 
+ GV gọi 1 cặp đôi lên bảng trình bày phiếu học tập của mình.
+ Gọi nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi HS đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
- Nhóm được chọn lên bảng trình bày phiếu học tập số 1 của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét.
- Đánh giá: 
+ GV yêu cầu 2 nhóm học sinh cùng bàn đổi phiếu học tập số 1 và chấm điểm cho nhau.
+ GV thu phiếu học tập số 1, kiểm tra xem HS chấm đúng hay không và lấy điểm.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của GV.
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã ôn tập trả lời các câu hỏi thực tế.
b. Nội dung: HS hoàn thành phiếu học tập số 2.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Hoàn thành phiếu học tập số 2, tiết sau nộp lại cho GV.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp nộp phiếu học tập số 2 cho GV.
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh ôn tập các kiến thức trong chủ đề Trái Đất và Bầu Trời, hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Chuẩn bị kiến thức cho giờ sau kiểm tra đánh giá cuối kì II
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Hệ thống được kiến thức của chủ đề ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_on_t.docx