Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Trường

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Trường

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu khái niệm truyền thuyết. Nắm đợc nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc; Bánh chng, bánh giầy.

2. Kĩ năng: Biết tóm tắt và phân tích nhân vật trong truyền thuyết.

3. Giáo dục: Giáo dục lòng tự hào về nét đẹp phong tục của ngời Việt.

4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Nội dung và hệ thống câu hỏi thảo luận về nội và nghệ thuật của truyện.

2. Học sinh: Đọc, hiểu khái niệm truyền thuyết và tóm tắt nội dung truyện. Tập kể lại truyện theo ngôi kể mới.

III. Phơng pháp, kĩ thuật

- Nêu vấn đề, tái hiện, thảo luận

- Giải quyết vấn đề, trình bày, thuyết trình

 

doc 125 trang Hà Thu 30/05/2022 1430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Ngày soạn:1/9/2020
Ngày dạy: 7/9/2020 
Tiết 1 - Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm 
truyền thuyết : Bánh chưng, bánh giầy
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu khái niệm truyền thuyết. Nắm được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc; Bánh chưng, bánh giầy.
2. Kĩ năng: Biết tóm tắt và phân tích nhân vật trong truyền thuyết. 
3. Giáo dục: Giáo dục lòng tự hào về nét đẹp phong tục của người Việt.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nội dung và hệ thống câu hỏi thảo luận về nội và nghệ thuật của truyện.
2. Học sinh: Đọc, hiểu khái niệm truyền thuyết và tóm tắt nội dung truyện. Tập kể lại truyện theo ngôi kể mới.
III. Phương pháp, kĩ thuật
- Nêu vấn đề, tái hiện, thảo luận
- Giải quyết vấn đề, trình bày, thuyết trình
IV. Tiến trình dạy- học.
1. Hoạt động khởi động
* ổn định.
* Kiểm tra. Kiểm tra sách vở của học sinh.
Câu 1: hãy nêu hiểu biết về truyền thuyết?
Câu 2: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh và rút kinh nghiệm cách chuẩn bị bài để học sinh có kĩ năng soạn bài, nắm bài.
* Vào bài mới. 
Giới thiệu bài
Hàng năm, mỗi khi xuân về, tết đến, nhân dân ta - những con cháu vua Hùng - lại hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Bánh chưng, bánh giầy là hai thứ bánh không những rất ngon, rất bổ, luôn có mặt để làm nên hương vị tết cổ truyền dân tộc mà còn hàm chứa bao ý nghĩa sâu xa, lý thú. Hai thứ bánh đó gợi chúng ta nhớ lại một truyền thuyết từ rất xa xăm...
2. Hoạt động hỡnh thành kiến thức
Hoạt động của dạy - học
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động: Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản: 
* Giáo viên giới thiệu bài
* Học sinh trình bầy những hiểu biết về truyện Bánh chưng, bánh giầy
Hđộng: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung, nghệ thuật truyên dân gian.
* Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đọc và tóm tắt truyện:
- Cần đọc giọng như thế nào thì phù hợp với nội dung truyện?
- Tóm tắt truyện ngắn gọn?
* Học sinh trao đổi về những từ được giải thích trong SGK:
- Nêu bố cục văn bản?
* Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh trao đổi theo nhóm. Các nhóm trình bày và thống nhất nội dung:
+ Nhóm 1: hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chộn người nối ngôi.
+ Nhóm 2: Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? ý nghĩa?
+ Nhóm 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời, đất, Tiên Vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi
- Câu chuyện có ý nghiã như thế nào?
* Học sinh đọc ghi nhớ.
3. H/động: Hướng dẫn luyện tập
* Giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh làm bài tập củng cố:
Bài 1: Học sinh tự suy nghĩ và trình bầy.
 Bài 2: Học sinh làm phiếu; Giáo viên gọi 2 học sinh trình bày và thu phiếu 5 học sinh để chấm..
I . Giới thiệu chung
- Thể loại: truyền thuyết, giải thích nguồn gốc sự vật
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Bánh chưng, bánh giày thuộc nhóm các tác phẩm truyện truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tóm tắt.
* Đọc: Chậm, tình cảm, chú ý lời nhân vật Thần, giọng vua Hùng.
* Tóm tắt: 
- Hùng Vương thứ 6 muốn chọn người nối ngôi đã đưa ra thử thách.
- Các Hoàng tử thi tài.
- Lang Liêu là con út, cuộc sống nghèo, được thần mách bảo đã vượt qua thử thách và được truyền ngôi.
- Truyện đề cao giá trị lao dộng, sáng tạo.
Và giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền.
2. Chú thích.
- Phân biệt từ: Quân thần với quần thần.
3. Bố cục.
- Phần 1: Từ đầu đến “chứng giám”
- Phần 2: tiếp đến “hình tròn”
- Phần 3: còn lại
4. Phân tích.
a. Vua Hùng chọn người nối ngôi.
+ Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung lo cho dân được no ấm; Vua đã già, muốn truyền ngôi cho con.
+ ý định của vua: Người nối ngôi phải nối chí vua
+ Hình thức: Yêu cầu của vua ra dưới dạng một câu đố đặc biệt (Trong truyện cổ dân gian giải đố là một trong những loại thử thách lớn nhất của các nhân vật)
b. Lang Liêu được thần giúp đỡ.
+ Thân phận: thiệt thòi, là con vua nhưng rất gần với dân thường, chăm lo đồng áng, trồng lúa, trồng khoai.
+ Hiểu được ý vua (Giải được câu đố)
- Trong trời đất không gì quí bằng hạt gạo, các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà người không làm ra được
+ Thực hiện được ý thần: 
- Lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương
c. Hai loại bánh được chọn lễ Trời, Đất, Tiên Vương.
- ý nghĩa: Có ý nghĩa thực tế (quí trọng nghề nông và hạt gạo nuôi sống mình, gạo là sản phẩm do chính con người làm ra); Có ý nghĩa sâu xa (tượng Trời, tượng Đất, tuợng muôn loài)
- Bánh được chọn: Hợp ý vua ;Chứng tỏ người nối chí vua có tài đức. Đem cái quí nhất của trời đất để cúng Tiên Vương, cúng vua đúng là người con hiếu thảo, tài năng, thông minh, trân trọng những người sinh thành ra mình.
d. ý nghĩa truyện.
+ Giải thích nguồn gốc sự vật.
+ Gắn liền với ý nghĩa sâu sắc của hai loại bánh.
+ Đề cao lao động, đề cao nghề nông. Đề cao Lang Liêu người anh hùng văn hoá.
* Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập.
Bài 1: Nêu ý nghĩa cuả phong tục ngày tết nhân làm bánh chưng
- Đề cao nghề nông, đề caọ việc thờ kính Trời đất và tổ Tiên của nhân dân. Cha ông đã xây dựng phong tục tập quán tư những điều giản dị nhất. Nhưng thiêng liêng và giầu ý nghĩa.
Bài 2: Chỉ ra và nêu cảm nhận về những chi tiết đặc sắc nhất trong truyện.
- Lang Liêu nằm mộng thấy thần dến khuyên bảo: Trong trời đất không gì quí bằng hạt gạo. đây là chi tiết thần kì làm tăng thêm hấp dẫn cho truyện.trong các con vua chỉ có lang liêu là Liêu được thần giúp đỡ. Chi tiết này đề cao giá trị hạt gạo ở một đát nước đông cư dân, chủ yếu sống bằng nghề nông và gạo lương thực chính. Đồng thời chi tiết còn thể hiện một cách sâu sắc, cái dáng quí, đáng chân trọng của sản phẩm do con người tự làm ra.
4. Hoạt động vận dụng.
- Tóm tắt nội dung truyện. Nêu ý nghĩa truyện.
5. Hoạt động tỡm tũi và mở rộng
- Đọc và tóm tắt, nắm nội dungchính truyện.
- Chuẩn bị văn bản Thánh Gióng.
**********************
Ngày soạn: 1/9
Ngày dạy: 9/9 
Tiết 2 - Tiếng Việt: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt: Khái niệm về từ; Đơn vị cấu tạo từ (tiếng); Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ ghép, từ láy)
2. Kĩ năng: Vận dụng từ trong giao tiếp, tạo lập văn bản nói, viết câu, đoạn, văn bản.
3. Giáo dục: ý thức dùng dùng từ, tích lũy vốn từ, giữ gìn sự trong sáng của TVt.
4. Năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Nội dung bài, hệ thống bài tập, một số bài mở rộng.
2. Học sinh: Đọc và trả lời nhận xét các ví dụ, làm bài tập.
III. Phương pháp, kĩ thuật.
- Nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp
- Giải quyết vấn đề, trình bày. trải nghiệm
IV. Tiến trình dạy- học.
1. Hoạt động khởi động
* ổn định.
* Kiểm tra. Kiểm tra sách vở của học sinh.
- Hãy đọc một đoạn truyện Bánh Chưng, bánh Giầy và nêu đoạn văn đó có bao nhiêu từ? (Ví dụ: Từ /đấy, nước/ ta /chăm/ nghề /trồng trọt/ chăn nuôi /và /có/ tục/ ngày /tết/ làm /bánh chưng/ bánh giầy -> 16 từ)
* Vào bài mới. 
Giới thiệu bài
2. Hoạt động hỡnh thành kiến thức 
Hoạt động dạy - học
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động: Tìm hiểu ngữ liệu và rút ra kết luận về từ.
* Học sinh đọc ví dụ và trình bày các yêu cầu:
- Đoạn văn có cấu tạo là một câu hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ?
- Lập bảng danh sách từ và tiếng trọng đoạn, dựa vào dấu gạch chéo.
- Vậy các đơn vị từ và tiếng có gì khác nhau?
- Từ dùng để làm gì?
- Khi nào một tiếng được gọi là một từ?
- Học sinh rút ra ghi nhớ.
Hoạt động: Hướng dẫn phân loại từ :
* Học sinh đọc ví dụ và phân loại từ theo cấu tạo bằng cách hòan thành bảng sgk:
 - Những từ nào là từ đơn?
- Những từ nào là từ ghép?
- Những từ nào là từ láy?
- Nhận xét cấu tạo của từ ghép và từ láy?
- Đơn vị dùng để tạo từ tiếng Việt là gì?
- Thế nào là từ đơn và từ phức?
- Phân biệt từ láy và ghép?
3. Hoạt động LT: Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập.
Bài tập 1: Nhận diện từ
- Học sinh trình bầy miệng bài tập theo từng yêu cầu:
 - Đọc đoạn văn, nhận xét phân loại từ
- Từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
- Tìm thêm các từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc?
Bài 2: Học sinh trình bày miệng:
- Nhận xét qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc?
Bài 3: Học sinh lên bảng viết số từ đã đựơc ghép theo công thức: 
bánh + x và phân tích (4 HS)
- ? Tiếng đứng sau dùng để nêu những đặc điểm gì để phân biệt các thứ bánh với nhau? (nêu đặc điểm về hình dạng, nguyên liệu, tính chất, cách chế biến) (Dùng các từ làm số liệu điền bảng sgk)
 Bài 4: Học sinh làm bài tập này ở nhà.
- Nêu tác dụng của từ láy và tìm thêm các từ tương tự.
Bài 5: Học sinh làm theo kiểu tiếp sức từng nhóm.
I. Từ là gì?
1. Ví dụ: Đoạn văn: Thần //dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở.
2. Nhận xét.
Từ
Tiếng.
Thần/dạy/dân/cách/trồng trọt/chăn nuôi/và/cách/ăn ở (9 từ)
Thần/dạy/dân/cách/trồng/ trọt/chăn/nuôi/và/
cách/ăn/ở (12tiếng)
3. Kết luận.
- Từ dùng để tạo câu.
- Một từ có thể có do một tiếng hơn hai tiếng taọ thành.
- Một tiếng được gọi là một từ khi tiếng đó trở thành từ.
* Ghi nhớ: SGK.
II. Từ đơn và từ phức.
1. Ví dụ: Đoạn văn. Từ /đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy.
2. Nhận xét.
* Bảng phân loại: LTL
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ, đấy,nước, ta,chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm
Từ phức
Từ láy
trồng trọt
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
* So sánh cấu tạo từ láy và ghép.
- Từ láy: là từ phức, có quan hệ láy âm giữa các tiếng (láy âm - láy vần)
- Từ ghép: là từ phức, có quan hệ về mặt nghĩa (chính phụ)
* Ghi nhớ: Sgk
III. Luyện tập.
Bài 1: Nhận diện từ, phân loại từ :
+ Nguồn gốc, con cháu -> là từ phức thuộc loại từ ghép.
+ Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác,
+ Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú bác, chú thím...
Bài 2: Nhận xét cách sắp xếp các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
- Theo giới tính: ông bà, chú thím, cậu mợ, anh chị...
- Theo thứ bậc: bà cháu, mẹ con, chú cháu, 
Bài 3: Mở rộng vốn từ.
- Cách chế biến: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng....
- Chất liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh sắn, bánh ngô, bánh đậu xanh.
- Tính chất bánh: bánh dẻo, bánh nướng, bánh phồng...
- Hình dáng bánh: bánh gối, bánh quấn thừng, bánh tai voi, bánh cá, bánh tôm, bánh song bò...
Bài 4: Nhận xét tác dụng từ.
- Từ láy: thút thít miêu tả tiếng khóc của người.
- Những từ láy miêu tả tiếng khóc: sụt sùi, nức nở, rưng rức, tức tưởi, rấm rứt,..
Bài 5. Phát triển từ:
+ Các từ láy tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch, hi hí, khà khà, khì khì, hề hề, 
+ Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ,léo nhéo, lầu bầu, làu nhàu, oang oang, ồm ồm,..
+ Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh, lững lững...
4. Hoạt động vận dụng.
- Nêu lại khái niệm từ và từ chia theo cấu tạo.
5. Hoạt động tỡm tũi và mở rộng
- Tìm thêm những từ từ láy, ghép miêu tả tính nết, công việc của người.
- Chuẩn bị : từ mượn (thực hiện yêu cầu bài, theo câu hỏi)
************************************
Ngày soạn : 1/9
Ngày dạy : 10/9
Tiết 3 - Tập làm văn: Giao tiếp Văn bản và phương thức biểu đạt
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Nắm được tên gọi các lọại văn bản mà học sinh đã tiếp xúc.
2. Kĩ năng: Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.
3. Giáo dục: ý thức sử dụng các loại văn bản và mục đích sử dụng.
4. Năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ 
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Nội dung bài, tập hợp một số văn bản làm ví dụ.
* Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
III. Phương pháp, phương tiện
- Nêu vấn đề, trình bày
- Phân tích, tổng hợp.
IV. Tiến trình dạy- học.
1. Hoạt động khởi động
* ổn định.
* Kiểm tra. Kiểm tra sách vở của học sinh.
- Theo các em các văn bản Bánh Chưng bánh Giầy thuộc kiểu văn bản nào? (Tự sự)
* Vào bài mới. 
Giới thiệu bài
2. Hoạt động hỡnh thành kiến thức 
Hoạt động dạy - học
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động: Hướng dẫn tìm hiểu ngữ liệu để hiẻu về văn bản và phương thức biểu đạt:
* Giáo viên nêu vấn đề và học sinh trao đổi nội dung:
- Trong cuộc sống, khi có nhu cầu khuyên nhủ, mong muốn, mà em cần biểu đạt cho người khác biết thì em cần làm thế nào? (nói, viết thành văn bản: viết thư, đơn từ, bài tập làm văn - Cần có sự giao tiếp (là quá trình tiễp xúc giữa con người và con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp)
- Muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác biết, thì em phải làm như thế nào? (nêu đầy đủ, trọn vẹn nội dung, chọn hình thức diễn đạt và có mục đích giao tiếp cụ thể - Tạo lập VB)
* Học sinh chứng minh về văn bản và giao tiếp bằng phân tích ví dụ:
- Câu ca dao dược sáng tác ra để làm gì? Chủ đề? Liên kết?
- Ví dụ: Câu ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền/ Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
- Mục đích; khuyên bảo
- Chủ đề: Giữ vững ý chí, q/tâm
- Liên kết: hai câu được liên kết về luật thơ (gieo vần bằng- nền- bền), từ liên kết: dù 
- Nd: diến đạt trọn vẹn một ý.
=> Là văn bản gồm hai câu nêu một lời khuyên; giữ chí cho bền, không dao động. Từ dù là yếu tố liên kết. Nội dung mạch lạc: câu sau giải thích cho câu trước, làm rõ ý câu trước.
- Vậy đó có phải văn bản không/ có mục đích giao tiếp không?
* HS tao đổi các trưòng hợp SGK:
- Bài phát biểu, bức thư, đơn xin học: là văn bản vì có chủ đề, nội dung trọn vẹn,
- Vậy văn bản là gì? (Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phưong thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp)
* Học sinh đọc bảng và nêu các kiểu văn bản
- Hãy lấy ví dụ minh hoạ cho các kiểu văn bản? (Học sinh nêu và giáo viên bổ sung)
- Hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt cho phù hợp?
- Đơn xin phép sử dụng sân vận động - hành chính công vụ - trình bầy ý muốn.
- Tường thuật trận bóng- thuyết minh - giới thiệu làm rõ một sự việc
- Tả pha bóng đẹp - miêu tả - tái hiện sự việc
- Giới thiệu qúa trình thành lập và và thành tích: tự sự
- Bác bỏ ý kiến; nghị luận.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
3. Hoạt động: Hướng dẫn làm bài tập:
* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập.
Bài 1: Lần lượt nêu phương thức biểu đạt của từng đoạn
- Học sinh lần lượt trình bày, các học sinh bổ sung và thống nhất nội dung bài tập
Bài 2: Học sinh tự làm và trình bày miệng và ghi vào vở.
Giáo viên đọc cho học sinh nghe 1 đoan truyện thơ: Truyện Kiểu và kết luận về phương thức biểu đạt
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
1. Văn bản và mục đích giao tiếp.
+ Văn bản: Điều được nói ra,viết ra thành chuỗi lời có chủ đề thống nhất, được liên kết, mạch lạc nhằm mục đích gia tiếp, có thể ngắn, dài: thư (bộc lộ tình cảm), đơn từ (trình bầy nguyện vọng), bài báo (ghi chép, bàn luận), câu chuyện (sự sự), bài thơ (biểu cảm), để bày tỏ tư tưởng tình cảm.
+ Giao tiếp: Là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ nói, viết.
sử dụng các văn bản nói viết vào những mục đích khác nhau gọi là giao tiếp văn bản.
* Ghi nhớ: Văn bản; Giao tiếp.
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.
* Kiểu văn bản: 6 kiểu văn bản
* Phương thức biểu đạt: 5 phương thức biểu đạt.
- Tự sư: Tấm cám, Con Rồng cháu Tiên
- Miêu tả: Tả con dường từ nhà đến trường
- Biêủ cảm: Bài thơ, bài văn bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Nghị luận: Câu tục ngữ: Có chí thì nên
- Thuyết minh: các tờ quảng cáo thuốc chữa bệnh 
- Hành chính, công vụ: Đơn từ, báo cáo. thông báo.
* Ghi nhớ: sgk.
II. Luyện tập.
Bài 1: Nhận diện phương thức biểu cảm.
a. Tự sự- biểu cảm: kể về người, việc, có diễn biến
b. Miêu tả: cảnh thiên nhiên là đêm trăng trên sông.
c. Nghị luận: Bàn về vấn đề làm cho đất nước giầu đẹp
d. Biểu cảm: thể hiện tình cảm tự tin, tự hào của cô gái.
e. Thuyết minh: giới thiệu hướng quay của quả địa cầu
Bài 2: Văn bản: Con Rồng chúa tiên
- Văn bản tự sự
- Sự việc, nhân vật, trình bầy theo chuỗi sự việc, làm rõ chủ đề, có tính liên kết, mạch lạc.
4. Hoạt động vận dụng.
- Nêu lại các kiểu văn bản và phương thưc biểu đạt
- Đọc một đoạn văn tự sự tự chọn.
5. Hoạt động tỡm tũi và mở rộng
- Học và làm bài theo hướng dẫn. Làm thêm bài tập SBT.
- Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn tự sự (đọc văn bản và trả lời các câu hỏi)
****************************
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Tiết 4 - Tiếng Việt Từ mượn
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Nắm được khái niệm từ mượn. Bước đầu có sử dụng được từ mượn trong học tập, giao tiếp.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ mượn đúng lúc đúng chỗ, tạo lời văn phong phú, có chiều sâu.
3. Giáo dục: có ý thức sử dụng từ, tích lũy vốn từ.
4. Năng lực: |Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Nội dung bài và hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Đọc và làm các bài tập, đọc thêm bảng các từ mượn được dùng trong các văn bản truyền thuyết và phần in cuối SGK.
III. Phương pháp, kĩ thuật.
- Nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp
- Thảo luận, trình bày.
IV. Tiến trình dạy - học.
1. Hoạt động khởi động
* ổn định.
* Kiểm tra. Kiểm tra sách vở của học sinh.
Câu 1: Thế nào là từ ? Từ dùng để làm gì? Cho ví dụ về từ đơn và từ ghép?
Câu 2: Tập hợp những từ láy miêu tả dáng người, tiếng nói? 
Ví dụ: Từ láy tả dáng người: lom khom, lòng khòng, khúm lúm,...
* Vào bài mới. 
Giới thiệu bài
2. Hoạt động hỡnh thành kiến thức
Hoạt động dạy - học
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động: Phân tích ngữ liệu để hiểu cơ sở phân loại nguồn gốc từ:
- Học sinh đọc các ví dụ và trao đổi nhận xét:
- Trong ví dụ 1 có các từ tráng sĩ, trượng, hãy nêu nghĩa của các từ đó?
- Dựa vào đâu để giải thích các từ mượn đó? (Giải nghĩa từ Hán Việt cần tìm nghĩa của từng tiếng rồi ghép lại)
 GV nêu vấn đề cho HS trao đổi:
- Trong một từ phức tiếng Hán có tiếng là những từ đơn, ta cho cần đảo ngược trật tự là hiểu nghĩa của từ đó (dân ý - ý dân, võ tướng - tướng võ, cao điểm - điểm cao)
- Các từ đó có nguồn gốc từ đâu?
- Hãy phân biệt các từ trong ví dụ 2:
- Từ nào là tù Hán Việt, Từ nào mượn của các ngôn ngữ khác? (Học sinh phân biệt theo các ý: mượn tiếng Hán, Từ muợn được Việt hoá, mượn ngôn ngữ khác)
- Từ nhận xét về các từ muợn trên, hãy nêu nhận xét về cách viết các từ mượn?
 - Thế nào là từ mượn? Tiếng Việt mượn thêm ngôn ngữ của những nước nào? Ngôn ngữ nào được mượn nhiều nhất? Vì sao lại có hiện tượng mượn từ như như vậy
- Thế naò từ thuần Việt?
* Học sinhh đọc ghi nhớ
Hoạt động: Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ. 
- Đọc ví dụ và nhận xét:
- Em hiểu ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
* Sử dụng từ thuần Việt và từ mượn đều dùng hợp lí mới phát huy hết tác dụngcủa từ:
Ví dụ: từ gốc Hán trang trọng, nên người Việt hay dùng đặt tên con:
Sơn, Thuỷ, Hùng, Lễ, Trí, Nghĩa, Còn khi đặt tên cho chợ thì: Cợ Cọi, chợ Bộng, Chợ Nướt, Chợ Mơ, vì tên chợ không cần trang trọng, nên đặt như vậy gần gũi bình dị 
- Qua ý kiến của Chủ Tịch HCM, em rút ra những nguyên tắc nào để mượn từ?
- Học sinh đọc ghi nhớ.
3. Hoạt động: Hướng dẫn học sinh vận dụng làm bài tập: 
 Bài 1. HS trình bày miệng trên lớp các từ mượn được sử dụng trong các ví dụ.
Bài 2. Mỗi học sinh giải thích một từ.
=> Gv lưu ý cách giải nghĩa từ; Dùng đồng nghĩa, gần nghĩa, dùng trái nghĩa để giải nghĩa từ - sẽ học trong bài sau)
Bài 3. Học sinh lên bảng làm; mỗi học sinh làm một phần.
Bài 4, 5 
* Học sinh làm thêm bài tập: 
Bài tập: Tìm từ ghép thuần Việt tương đương với các từ Hán Việt sau: thiên địa, giang sơn, huyng đệ,nhật dạ, phụ tử, phong vân, quốc gia, tiền hậu, tiếng thoái, cường nhược.
I. Từ thuần Việt và từ mượn.
1. Ví dụ. 
Ví dụ1: Câu văn và các từ: trượng, tráng sĩ.
Ví dụ 2: Một hệ thống từ.
2. Nhận xét.
* Ví dụ1: 
+ Nghĩa của từ:
- Trượng: đợn vị đo độ dài bằng mười thước Trung Quốc cổ (tức bằng 3,33mét). Hiểu là rất cao
- Tráng sĩ: Người có sức mạnh cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn, tráng là khoẻ, to, cường tráng; sĩ là người trí thức xưa và những người được tôn trọng.
+ Nguồn gốc các từ: Có nguồn gốc từ các tiếng nước ngoài (Trung Quốc, phim ảnh, truyện..)
* Ví dụ 2: 
+ Phân loại từ:
- Từ mượn tiếng Hán: sứ giả, giang sơn
- Mượn ngôn ngữ nước ngoài: ra-đi-ô, in-tơ-nét
- Từ mượn nước ngoài đã được việt hoá: ti vi, xà phòng, mít tinh, bơm, ga.
+ Cách viết:
- Viết các từ mượn được việt hoá: viết bình thường theo qui tắc viết TV
- Từ chưa được Việt hóa: dùng dấu ngang cách để nối các tiếng: ra-đi-ô, in-tơ-nét..
3. Kết luận.
- Từ thuần Việt: là từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra
- Từ mượn: vay mượn của ngôn ngữ khác (Tiếng Hán, Anh, Pháp, Nga). Trong đó tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trong nhất
=> Do Tiếng Việt chưa có từ thích hợp để dùng hoặc do đảm bảo giao tiếp.
* Ghi nhớ: SGK.
+ Từ thần Việt và từ mượn.
+ Các ngôn ngữ được mượn.
+Cách viết từ mượn.
II. Nguyên tắc mượn từ.
1. Ví dụ: ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
2. Nhận xét.
- ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Không nên lạm dụng từ mượn, dùng đúng lúc, đúng chỗ mới có giá trị.
3. Kết luận.
- Nguyên tắc mượn từ: Không lạm dụng; Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
 * Ghi nhớ: SGk.
III. Luyệntập.
Bài 1. Nhận diện từ mượn.
a. Vô cùng, ngạc nhiên, sính lễ
b. Gia nhân
c. Mượn tiếng anh: pốp, Mai-cơn-Giắc-xơn, in-tơ-nét.
Bài 2. Giải thích nghĩa các từ mượn.
a. khán giả; người xem (khán - xem; giả -người)
- thính giả: người nghe (thính nghe, giả người)
- độc giả: người đọc (độc- đọc, giả - người)
b. - Yếu điểm: điểm quan trong (yếu - quan trọng, điểm - điểm)
- Yếu lược: Tóm tắt lại những điều quan trọng (yếu-quan trọng, lược- tóm tắt)
- Yếu nhân: Người quan trọng (yếu- quan trọng, nhân - người)
Bài 3. Mở rộng vốn từ.
a. Tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, ki-lô-gam, hec-tô-gam,...
Bài 4: phân biệt từ mượn.
a. phôn Các từ vay mượn dùng
b. fan để giao tiếp trong những 
c. nốc ao trường hợp thân mật với
 người thân, bạn bè.
4. Hoạt động vận dụng.
- Nêu lại cách hiểu về từ mượn. Lấy ví dụ về từ muợn bằng cách đặt câu có dùng từ mượn.
5. Hoạt động tỡm tũi và mở rộng
* Học sinh làm bài tập SBT: bài 5, 6 (Tr11)
Bài 5: Đặt câu và phân biệt cách dùng phu nhân và vợ.
Bài 6: Tìm các từ có tiếng đại với các nghĩa.
*******************************
TUẦN 4
Ngày soạn : 24/9
Ngày dạy : 29/9
Tiết 14 - Tiếng Việt Nghĩa của từ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được nghĩa của từ là gì. Một số cách giải nghĩa từ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải nghĩa từ, dùng từ có chính xác trong nói viết.
3. Giáo dục: ý thức sử dụng từ, giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Nội dung và sơ đồ giải thích nghĩa của từ. Hệ thống bài tập.
2. Học sinh: Nội dung và làm bài tập.
III. Phương pháp, kĩ thuật
- Nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp
- Giải quyết vấn đề, thuyết trình, bàn luận.
IV. Tiến trình dạy- học.
1. Hoạt động khởi động
* ổn định.
* Kiểm tra. Kiểm tra sách vở của học sinh.
Câu 1: Thế nào là từ? Từ tiếng việt chia theo cấu tạo gồm mấy loại?
- Nêu được khái niệm từ. Nêu được từ có hai loại chia theo cấu tạo (Từ đơn, phức)
Câu 2: Đặt 1 câu có dùng từ tráng sĩ.
- Đặt được câu có ý nghĩa, đảm bảo cấu tạo.
* Vào bài mới. 
Giới thiệu bài
2. Hoạt động hỡnh thành kiến thức
Hoạt động dạy - học
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động: Tìm hiểu ngữ liệu và kết luận về nghĩa của từ.
* Học sinh đọc các từ được giải nghĩa và nhận xét:
- Mỗi từ được chú thích gồm mấy bộ phận? 
(học sinh căn cứ vào hình thức trình bầy của mỗi từ và nêu câu trả lời).
- Bộ phận nào nêu nghĩa của từ?
- Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình? 
- Học sinh điền vào mô hình trên bảng.
- Phần nghĩa của từ là phần nội dung mà từ biểu thị
* Học sinh nhận diện thêm một số từ khác được giải nghĩa trong phần chú thích văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
-? Vậy mỗi từ thường có cấu tạo mấy phần và thế nào nghĩa của từ? Nghĩa của từ thường nêu nên những điều gì về từ?
Hoạt động: Hướng dẫn tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ: 
* Học sinh đọc lại các ví dụ phần I và nhận xét.
- Mỗi từ có cách giải thích giống nhau hay khác nhau? 
- Mỗi từ được giải thích bằng cách nào?
- Học sinh so sánh hai phần nội dung và hình thức cảu từ để nhận xét: Từ nào có phần nội dung và hình thức giống nhau hoặc gần giống nhau. Từ nào có phần nội dung diễn giải phần hình thức.
- Vậy từ các nhận xét hãy cho biết có mấy cách giải nghĩa từ?
* Học sinh đọc ghi nhớ
-VD về cách giải nghĩa từ dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa (Hốt hoảng: Tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt - từ đồng nghĩa, gần nghĩa)
3. Hoạt động: LUYỆN TẬP
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: Học sinh làm theo trong bàn và kết kuận: từ được giải nghĩa theo cách nào: Ví dụ: Ngư Tinh; Hồ Tinh; Mộc Tinh- Giải nghĩa theo khái niệm: Từ Khôi ngô - nêu từ đồng nghĩa, gần nghĩa.
Bài 2: Học sinh làm miệng trên lớpvà lí giải cách giải nghĩa:
- Mỗi học sinh làm một phần.
Bài 3: Làm tương tự như bài 2:
- Học sinh dựa vào kiến thức thực tế và đã học để làm. Từng học sinh điền từ.
+ Bài 4: Học sinh làm phiếu và giáo viên thu chấm.- 5 học sinh.
Bài 5: Học sinh thảo luận nhóm và trình bày trờn lớp
I. Nghĩa của từ là gì ?
1. Ví dụ. Các từ được chú thích.
2. Nhận xét.
Các từ được giải thích:
+ Cấu tạo: 2 phần
- Phần nêu hình thức từ (in đậm)
- Phần nêu nghiã của từ (phần không in đậm). 
Hình thức.
Nội dung.
+ Nghĩa của từ: là phần nội dung mà từ biểu thị
3. Kết luận.
- Mỗi từ gồm có phần hình thức và phần ndung
- Nghĩa của từ là nội dung là từ biểu thị (Sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...)
II. Cách giải thích nghĩa của từ.
1. Ví dụ: Các chú thích phần I và trong bài Sơn Tinh Thuỷ Tinh
2. Nhận xét.
+ Cách giải thích 
- Tập quán: Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo
- Lạc hầu: Chức danh chỉ các vị quan cao cấp nhất giúp Vua Hùng trông coi việc nước.
- Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm
- Nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình. 
+ So sánh: Hai cách giải thích: 
- Diễn giải nội dung từ - Nêu khái niệm mà từ biểu thị
- Đưa ra các từ gần nghĩa, đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nó.
3. Kết luận.
Hai cách giải thích từ:
- Nêu khái niệm từ biểu đạt
-Dùngtừ đồng nghĩa,gần nghĩa,trái nghĩa.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập.
Bài 1: Nhận diện cách giải nghĩa từ trong các phần chú thích văn bản: Con Rồng cháu Tiên.
Bài 2: Diền từ vào chỗ trống cho phù hợp.
+ Học tập: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng
+ Học lỏm: Nghe hoặc thấy người khác làm rồi làm theo chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
+ Học hỏi: Tìm tòi, hỏi han để họctập
+ Học hành: Học văn hoá có thầy,có chương trình, có hướng dẫn.
Bài 3: Điền hình thức từ với nội dung cho trước cho phù hợp.
+ Trung bình: ở vào khoảng giữa các bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém,không cao không cao không thấp.
+ Trung gian: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật...
+Trung niên: đã quá tuổithanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
Bài 4: Giải nghĩa các từ theo cách đã biết.
+ Giếng: Hố đào sâu vào lòng đất thẳng đứng để lấy nước.
+ Rung rinh: chuyển động qua lại nhẹ nhàng.
+ Hèn nhát: Không dũng cảm thiếu can đảm, dáng khinh bỉ.
Bài 5: Giải nghĩa từ “Mất” trong văn bản có đúng không.
+ Hiểu theo nhân vật Nụ
- Mất là biết nó ở đâu nhưng không lấy được.
+ Hiểu theo nghĩa thông thường:
- Mất: là không còn nữa, không thuộc về mình nữa.
4. Hoạt động vận dụng.
- Học sinh nêu lại cách giải thích từ và rút ra bài học: Muốn dùng đúng từ cần làm gì?
Trước hết cần nắm được nghĩa của từ. Thông thường một từ có thể có nhiều nghĩa. Cần căn cứ vào văn cảnh để hiểu đúng nghĩa từ. (ăn có nhiều nghĩa - 13 nghĩa: là hoạt động đưa thức ăn vào dạ dày (ăn cơm); là ăn uống nói chung, nhân dịp lễ thành hôn (ăn cưới); là nhận lấy để hưởng (ăn hoa hồng)
- Học sinh làm thêm: Chơi trò chơi gợi ý đoán từ: 
- Một học sinh nêu nghĩa của từ và một học sinh nêu từ. 
- Ví dụ: Người cùng bố mẹ với mình, được sinh ra trước mình mà là con gái: Chị.
5. Hoạt động tỡm tũi và mở rộng
- Học và nắm lí thuyết, làm các bài tập.
- Chuẩn bị bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
.........................................................................................................................................
*******************************
Ngày soạn :24/9
Ngày dạy : 29/9 
Tiết 15 - Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm 
 Sự tích Hồ gươm (Truyền thuyết)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Hiểu được nội dung ý nghĩa truyện và nắm được vẻ đẹp một số hình ảnh có trong truyện.
2. Kĩ năng: Kể được truyện, tóm tắt được sự việc và nhân vật chính trong truyện.
3. Giáo dục: Tình yêu quê hương, lòng tự hào về truyền thống yêu nước, quí trọng danh lam thắng cảnh.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ 
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Nội dung bài, nội dung thảo luận tìm hiểu truyện.
2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi, tập kể truyện và tóm tắt truyện
III. Phương pháp, kĩ thuật
- Nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- Suy nghĩ, thảo luận, trao đổi, trình bày, vận dụng
IV. Tiến trình dạy- học.
1. Hoạt động khởi động
* ổn định.
* Kiểm tra. Kiểm tra sách vở của học sinh.
Câu1: Kể tóm tắt: Sơn Tinh Thuỷ Tinh? Nêu ý nghĩa truyện?
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện có vai trò, ý nghĩa như thế nào với chủ đề truyện? (Tham gia vào giải quyết các sự việc chính làm rõ chủ đề)
* Vào bài mới. 
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược là cuộc khởi nghĩa lớn nửa đầu TK XV, kéo dài 10 năm, bắt đầu từ khi Lê lợi dấy binh ở Lam Sơn và kết thúc bằng sự kiện Nghĩa quân Lam Sơn đại phá quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long. Lê Lợi là thủ lĩnh, là người anh hùng của cuộc khởi nghĩa. Nhân dân ghi nhơ hình ảnh Lê Lợi không chỉ bằng đền thờ, tượng đài, lễ hội mà bằng cả những sáng tác nghệ thuật dân gian. Truyền thuyết về Lê

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc_2020_202.doc