Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 1: Các phép đo

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 1: Các phép đo

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Ôn lại những kiến thức cơ bản về các phép đo đã học trong chủ đề 1: đo độ dài, đo khối lượng, thời gian và nhiệt độ.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và biết cách thực hiện các phép đo đơn giản trong cuộc sống.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Chủ động tìm hiểu về khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau

+ Làm việc nhóm hiệu quả đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều tích cực tham gia

+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Kể tên được một số dụng cụ đo độ dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ thường dùng. + Biết xác định GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ.

+ Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian.

3. Phẩm chất

- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân

- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên

 

doc 6 trang huongdt93 04/06/2022 1570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 1: Các phép đo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1
( Thời lượng: 1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn lại những kiến thức cơ bản về các phép đo đã học trong chủ đề 1: đo độ dài, đo khối lượng, thời gian và nhiệt độ.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và biết cách thực hiện các phép đo đơn giản trong cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Chủ động tìm hiểu về khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau
+ Làm việc nhóm hiệu quả đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều tích cực tham gia
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Kể tên được một số dụng cụ đo độ dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ thường dùng. + Biết xác định GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ.
+ Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian.
3. Phẩm chất
- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Clip (ghép ảnh) giới thiệu về các dụng cụ đo, cách thực hiện phép đo độ dài.
- Máy chiếu, laptop
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM: .
Kể tên các loại thước đo và đơn vị đo chiều dài
Nêu các bước cần thực hiện khi đo chiều dài một vật bằng thước.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM: 
Kể tên các dụng cụ và đơn vị đo khối lượng
Nêu các bước cần thực hiện khi đo khối lượng một vật bằng cân.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM: 
Kể tên các dụng cụ và đơn vị đo thời gian
Nêu các bước cần thực hiện khi đo thời gian của một hoạt động.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
NHÓM: 
Nhiệt độ là gì? Kể tên đơn vị và dụng cụ đo nhiệt độ.
Nêu các bước cần thực hiện khi đo nhiệt độ của một vật.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
NHÓM: .
Hoàn thành các bài tập sau
1/ Điền số thích hợp vào ô trống.
	a/ 0.01kg =.........g =...........mg	c/1500g =..........kg =........tạ
	b/100g =...........kg=...........tạ	d/12500mg=.......g=.........kg
	e/ 0.5t=............kg =............g	
2/Các vật có khối lượng là 0.025kg; 250g; 2500mg; 0.005t; .hãy sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần ?
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: chơi trò chơi “Quan sát nhanh – kết luận nhanh”
a. Mục tiêu: tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về các đo chiều dài
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem clip về cách đo chiều dài của 2 bạn HS, Hs xem clip và hoàn thành nội dung phiếu học tập
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 1
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Quan sát clip để trả lời câu hỏi. Kết thúc clip sẽ kết thúc trả lời câu hỏi.
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát hình ảnh trong clip để nhớ lại các loại thước đo và đơn vị đo chiều dài, các bước cần thực hiện khi đo chiều dài một vật bằng thước.
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 1 phút sau khi kết thúc clip
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Chiếu clip để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 1
- Thu phiếu học tập của các nhóm
- Nộp phiếu học tập
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã nhớ lại các loại thước đo và đơn vị đo chiều dài, các bước cần thực hiện khi đo chiều dài một vật bằng thước.
Bài học hôm nay chúng ra sẽ cùng ôn tập về chủ đề các phép đo.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức về đo chiều dài
a. Mục tiêu: Nhận biết và phân biệt được các dụng cụ và đơn vị đo chiều dài.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát Phiếu học tập số 1 để hoàn chỉnh phiếu học tập số 1.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 1
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về dụng cụ, đơn vị và các bước thực hiện đo chiều dài bằng cân
à - Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước kẻ, thước mét ,thước dây...
- GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN là độ dài giữa hai vạch liên tiếp ghi trên thước.
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét
- Khi dùng thước đo độ dài cần chú ý xác định GHĐ và ĐCNN của thước .
- Kết luận về đo chiều dài
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 3: Ôn lại kiến thức về đo khối lượng, thời gian và nhiệt độ
a. Mục tiêu: học sinh nhớ lại dụng cụ và đơn vị của các phép đo khối lượng, thời gian và nhiệt độ.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát Phiếu học tập số 2,3,4 cho 3 nhóm để thảo luận và hoàn chỉnh phiếu học tập.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 1 phiếu học tập, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2,3,4. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
- Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 2,3,4
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 3 nhóm lên bảng trình bày kết quả tương ứng với 3 phiếu học tập.
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về dụng cụ, đơn vị và các bước thực hiện đo khối lượng, thời gian, nhiệt độ.
à - Đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân: cân y tế, cân đồng hồ, cân điện tử..
- Trong hệ thống đo lường hợp pháp việt nam đv khối lượng là kg.
- Đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ: đeo tay, điện tử, bấm giây,..
- Trong hệ thống đo lường hợp pháp việt nam đơn vị đo thời gian là giây.
- Nhiệt độ là số đo độ nóng, lạnh của vật.
- Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là kelvin (K).
- Kết luận về đo khối lượng, thời gian, nhiệt độ.
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 4: Luyện tập
a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm bài tập
c. Sản phẩm: Bài giải các bài tập
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Mỗi cá nhân thực hiên các bài tập: 1. Điền từ thích hợp vào ô trống:
	A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước là (GHĐ).........của thước
	B. Độ dài giữa hai vạch liên tiếp cuả thước là (ĐCNN)....của thước.
	C. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là: met (m)..............
	D. Khi dùng thươc đo độ dài em cần biết.GHĐ và ĐCNN..... 
2. Đổi các đơn vị sau:
	a/ 1m =.100..cm	b/ 1km =.1000.m	c/ 500m =0.5..km
	d/ 200mm =0.2..m	đ/ 0.7km =700.m	e/ 0.3m =300..mm
3. Các thước nào sau đây thích hợp để đo chiều dài cái bàn ;
	a/ Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm.
	b/ Thước thẳng có GHĐ 2m và ĐCNN 05 cm
	c/ Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 0.5 cm
	d/ Thước thẳng có GHĐ 10m và ĐCNN 1 cm
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Làm bài tập.
- Báo cáo kết quả: 
+ Các HS để bài giải ra trước mặt bàn. GV đánh giá 1 số HS
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
- Tổng kết: 
+ Đánh giá được bạn nào làm được nhiều bài tập. Khen ngợi học sinh
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: Dùng phiếu học tập trả lời các câu hỏi về các phép đo.
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây vào phiếu học tập số 5, tiết sau nộp lại cho GV
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò - Học sinh làm lại các bài tập SGK, SBT
- Ôn lại kiến thức về các phép đo để kiểm tra.
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Trình bày được đơn vị, dụng cụ và các bước thực hiện đo chiều dài
Trình bày được đơn vị, dụng cụ và các bước thực hiện đo khối lượng
Trình bày được đơn vị, dụng cụ và các bước thực hiện đo thời gian
Trình bày được đơn vị, dụng cụ và các bước thực hiện đo nhiệt độ
Giải được các bài tập liên quan

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_on_t.doc