Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Bài 41: Năng lượng (Bản đẹp)

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Bài 41: Năng lượng (Bản đẹp)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

- Phân loại được năng lượng theo tiêu chí.

- Nêu được vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu.

- Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về năng lượng.

+ Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các dạng năng lượng, đặc trưng cho khả năng tác dụng lực của năng lượng và khái niệm nhiên liệu.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ khi tìm hiểu về các loại năng lượng; vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề đặt ra khi phân biệt các loại năng lượng dựa trên các tiêu chí khác nhau.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm nhiên liệu.

+ Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực; Phân loại được năng lượng theo tiêu chí; Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực để giải thích một số hiện tượng.

3. Phẩm chất

- Tích cực hoạt động nhóm, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Kiên trì, tỉ mỉ trong cẩn thận trong quá trình quan sát và phân tích, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên.

 

docx 15 trang huongdt93 04/06/2022 1460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Bài 41: Năng lượng (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 50: NĂNG LƯỢNG
(Thời gian thực hiện: 4 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
- Phân loại được năng lượng theo tiêu chí.
- Nêu được vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu.
- Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về năng lượng.
+ Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các dạng năng lượng, đặc trưng cho khả năng tác dụng lực của năng lượng và khái niệm nhiên liệu.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ khi tìm hiểu về các loại năng lượng; vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề đặt ra khi phân biệt các loại năng lượng dựa trên các tiêu chí khác nhau.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm nhiên liệu.
+ Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực; Phân loại được năng lượng theo tiêu chí; Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực để giải thích một số hiện tượng.
3. Phẩm chất
- Tích cực hoạt động nhóm, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Kiên trì, tỉ mỉ trong cẩn thận trong quá trình quan sát và phân tích, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Slide trò chơi giải ô chữ
- Máy chiếu, laptop
- Phiếu học tập
- Giấy A0 (vẽ sơ đồ tư duy)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM: ..
Dạng năng lượng
Dấu hiệu nhận biết
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM: ...
Loại
năng lượng
Tái tạo
Chuyển hóa toàn phần
Sạch
Ô nhiễm
môi trường
Năng lượng dầu mỏ
Năng lượng mặt trời
Năng lượng hạt nhân
Năng lượng than đá
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Giải ô chữ”
a. Mục tiêu: tạo ra sự hứng thú cho học sinh để tìm ra chủ đề bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ: gồm 9 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc
c. Sản phẩm: Giải được ô chữ hang dọc là “Năng lượng”
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: 
+ Có 9 ô chữ hàng ngang theo gợi ý cho trước.
+ Mỗi ô chữ được mở ra sẽ tìm được 1 chữ cái trong ô chữ hàng dọc.
+ Suy nghĩ để tìm ra ô chữ hang dọc (chính là chủ đề bài học)
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Đại diện các nhóm sẽ chọn ô chữ và suy nghĩ để tìm ô chữ hang ngang theo gợi ý.
+ Nhóm trả lời đúng sẽ ghi được 10 điểm, sai sẽ nhường quyền cho nhóm khác.
+ Nhóm nào tìm được từ khóa trước sẽ giơ tay xin trả lời, đúng được 30 điểm, sai sẽ dừng cuộc chơi.
+ Thời gian thực hiện trò chơi là 6 phút.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Chiếu slide, đọc câu hỏi và hỗ trợ học sinh khi cần thiết
- Thảo luận nhóm để tìm ô chữ hang ngang và từ khóa.
- Tổng kết và đặt vấn đề vào bài: 
+ Tổng kết điểm các nhóm và cho điểm cộng.
+ ĐVĐ: Hằng ngày em thường thực hiện rất nhiều hoạt động như: kéo đẩy đồ vật, đi bộ, đi xe đạp, ...Tất cả các hoạt động này đều cẩn có năng lượng. Vậy năng lượng đặc trưng cho yếu tố nào?
- Lắng nghe, tiếp thu, ghi nhận
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Tiết 1: Hoạt động 1.1: Tìm hiểu một số dạng năng lượng
a. Mục tiêu: phân biệt được các dạng năng lượng và lấy được ví dụ về từng dạng năng lượng.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 41.1a đến hình 41.1g SGK, hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, quan sát hình ảnh, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1 (kể tên và nhận biết một số dạng năng lượng). Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được điểm cộng.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 – 2 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về các dạng năng lượng và dấu hiệu nhận biết: động năng, thế năng, nhiệt năng, điện năng, quang năng, hóa năng.
+ GV yêu cầu HS đọc phần đọc thêm về năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân để biết thêm thông tin về 2 dạng năng lượng này.
+ Yêu cầu các nhóm nêu hoạt động trong cuộc sống hàng ngày có sử dụng các dạng năng lượng.
+ GV nhận xét, thống nhất đáp án.
+ Chiếu slide mô tả một số hoạt động và cho học sinh nhận diện dạng năng lượng tương ứng.
+ GV nhận xét, thống nhất đáp án.
- Kết luận về các dạng nằn lượng và dấu hiệu nhận biết.
- Ghi kết luận vào vở 
- Cá nhân đọc, các HS khác lắng nghe.
- Đại diện các nhóm lấy ví dụ, nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Quan sát, suy nghĩ, trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhận.
Hoạt động 1.2: Phân loại năng lượng theo tiêu chí
a. Mục tiêu: học sinh phân loại được các dạng năng lượng theo các tiêu chí khác nhau.
b. Nội dung: GV đưa ra các tiêu chí để phân loại năng lượng, định hướng, giới thiệu và cho HS thảo luận để phân loại được năng lượng theo các tiêu chí khác nhau.
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy về chủ đề Phân loại năng lượng
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, thảo luận các nội dung theo câu hỏi định hướng và hoàn thành sơ đồ tư duy về chủ đề phân loại năng lượng.
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 8 phút. Sau khi thực hiện xong, đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Câu hỏi định hướng:
. Nêu 1 số nguồn tạo ra các loại năng lượng như cơ năng, nhiệt năng, hóa năng, 
. Nêu 1 số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là vô hạn hoặc hữu hạn.
. Những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác - sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường?
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
+ Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
+ GV nhận xét chung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Các nhóm khác chấm chéo nhau.
- HS lắng nghe, ghi nhận.
- Đánh giá
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV thu sơ đồ tư duy để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm.
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
- Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận cách phân loại năng lượng theo các tiêu chí.
- Kết luận về cách phân loại năng lượng theo các tiêu chí.
Hoạt động 1.3: Luyện tập
a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập trắc nghiệm.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhận trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.
c. Sản phẩm: Phiếu bài tập trắc nghiệm.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Phát phiếu bài tập cho học sinh và yêu cầu hoàn thành
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Suy nghĩ, làm phiếu trắc nghiệm
- Báo cáo kết quả: 
+ GV gọi cá nhân chữa từng câu
+ HS tự chấm điểm phiếu bài làm của mình.
- Cá nhân chữa
- Tự chấm điểm bài của mình.
- Tổng kết: 
+ Đánh giá kết quả của học sinh.
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 1.4: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế.
b. Nội dung: Dùng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Hoàn thành câu trả lời vào vở.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây vào vở, tiết sau nộp lại cho GV
+ Câu hỏi: Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp theo trả lời cho GV
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập GV giao phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên
Tiết 2: Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đặc trưng của năng lượng
a. Mục tiêu: nắm được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực giữa các vật.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát tranh ảnh, tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho học sinh thảo luận và chỉ ra được sự liên hệ giữa năng lượng của vật và khả năng tác dụng lực của vật.
c. Sản phẩm: Nêu được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực giữa các vật.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 41.2 và 41.3 SGK hoạt động cặp đôi thảo luận các nôi dung trong SGK.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV nhắc lại khái niệm về năng lượng mà HS đã làm quen ở tiếu học: Mọi vật (con người, động vật, máy móc, ) đều cần năng lượng để hoạt động. Sự hoạt động được biểu hiện ở sự thay đổi vị trí, thay đổi chuyển động hoặc sự biến dạng của các vật.
+ Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi SGK, GV hỗ trợ khi cần thiết.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
- Báo cáo kết quả: 
+ Đại diện 1 số cặp đôi lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
Câu 1: Năng lượng ban đầu của vật 1 trong hình 41.2 a lớn hơn vì nó ở độ cao lớn hơn. Năng lượng của nó ở dạng thế năng. Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong truowngf hợp 41.2a lớn hơn do quãng đường vật 2 đi được sau va chạm đến lúc dừng lớn hơn.
Câu 2: Năng lượng của vật càng lớn thì nó có khả năng gây ra tác dụng lực càng lớn lên các vật khác. 
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận năng lượng của vật càng lớn thì nó có khả năng gây ra tác dụng lực càng lớn lên các vật khác.
- Kết luận về sự liên hệ giữa năng lượng của vật và khả năng tác dụng lực của vật.
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 2.2: Luyện tập
a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời được các câu hỏi SGK và phiếu bài tập trắc nghiệm.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhận trả lời các câu hỏi trong SGK và phiếu bài tập.
c. Sản phẩm: Hoàn thành câu hỏi SGK và Phiếu bài tập trắc nghiệm.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Suy nghĩ trả lời câu hỏi SGK.
+ Phát phiếu bài tập cho học sinh và yêu cầu hoàn thành
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Suy nghĩ, làm phiếu trắc nghiệm
- Báo cáo kết quả: 
+ GV gọi cá nhân chữa từng câu, GV thống nhất đáp án.
+ HS chấm chéo phiếu trắc nghiệm của nhau và cho điểm.
- Cá nhân chữa
- Hai học sinh ngồi cạnh chấm cheoos bài nhau.
- Tổng kết: 
+ Đánh giá kết quả của học sinh.
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 2.3: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế.
b. Nội dung: Dùng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Hoàn thành câu trả lời vào vở.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây vào vở, tiết sau nộp lại cho GV
+ Câu hỏi 1: Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao 2 km với vận tốc 50 m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao 3 km với vận tốc 200 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?
+ Câu hỏi 2: Bài 41.9 SBT
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện câu hỏi 1 tại lớp, câu hỏi 2 tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn.
- Báo cáo kết quả: 
+Yêu cầu cá nhân trả lời câu hỏi 1, HS khác nhận xét.
+ GV nhận xét và thống nhất đáp án.
+ Tiết học tiếp theo trả lời câu hỏi 2 cho GV
- Cá nhân trả lời, HS khác nhận xét câu hỏi 1.
- Lắng nghe, chữa vào vở.
- Trả lời câu hỏi 2 trong tiết sau.
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập GV giao phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên
Tiết 3: Hoạt động 3.1: Tìm hiểu về nhiên liệu
a. Mục tiêu: nhận biết được được nhiên liệu khi đốt cháy sẽ giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng, lấy được ví dụ minh họa.
b. Nội dung: GV cho HS hoạt động nhóm thảo luận để đưa ra được nhiên liệu khi đốt cháy sẽ giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng, lấy được ví dụ minh họa.
c. Sản phẩm: Nêu được kết luận về nhiên liệu theo SGK
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học về nhiên liệu, thảo luận để nhận biết khi đốt cháy nhiên liệu sẽ giải phóng ra gì? Lấy ví dụ trong cuộc sống hàng ngày và cho biết sự thay đổi của không gian xung quanh đó.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi SGK, GV hỗ trợ khi cần thiết.
- Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ.
- Báo cáo kết quả: 
+ Đại diện 1 số nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
Trả lời: 
+ Khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.
+ Biểu hiện làm cho môi trường xung quanh nóng lên và làm sáng them không gian xung quanh.
+ Ví dụ: củi, ga dùng trong nấu ăn; than đá trong nhà máy nhiệt điện; xăng dầu cho các động cơ nhiệt; 
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về nhiên liệu.
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 3.2: Tìm hiểu về năng lượng tái tạo
a. Mục tiêu: nêu được khái niệm năng lượng tái tạo và lấy được 1 số ví dụ về năng lượng tái tạo.
b. Nội dung: GV cho HS hoạt động cặp đôi thảo luận để đưa ra được khái niệm và ví dụ về năng lượng tái tạo.
c. Sản phẩm: Kết luận về năng lượng tái tạo như SGK
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát hình 41.4a đến 41.4c nêu được các loại năng lượng sử dụng trong đó? Nguồn cung cấp các năng lượng đó có đặc điểm gì chung? Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng nào?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi thảo luận câu hỏi SGK, GV hỗ trợ khi cần thiết.
- Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ.
- Báo cáo kết quả: 
+ Đại diện 1 số nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
Trả lời: 
+ Trạm phát điện Khánh Hòa: năng lượng mặt trời
+ Trạm phát điện Bạc Liêu: năng lượng gió
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình: năng lượng dòng nước.
=> Đặc điểm chung: vô hạn
Thuộc dạng năng lượng tái tạo.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến khái niệm về năng lượng tái tạo.
+ GV đưa ra nguyên tắc sử dụng năng lượng tái tạo và 1 số lĩnh vực ứng dụng năng lượng tái tạo.
+ Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm SGK để biết tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
- Ghi kết luận vào vở 
- Tiếp thu, ghi nhận.
- 1 học sinh đọc, cả lớp lắng nghe, thu nhận thông tin.
Hoạt động 3.3: Luyện tập
a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời được các câu hỏi SGK và bài tập SBT
b. Nội dung: HS làm việc cá nhận trả lời các câu hỏi trong SGK và SBT
c. Sản phẩm: Hoàn thành câu hỏi SGK và SBT
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Suy nghĩ trả lời câu hỏi SGK + bài tập 41.2, 41.3, 41.6, 41.7
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Suy nghĩ, làm phiếu trắc nghiệm
- Báo cáo kết quả: 
+ GV gọi cá nhân chữa từng câu, GV thống nhất đáp án.
+ HS chấm chéo phiếu trắc nghiệm của nhau và cho điểm.
- Cá nhân chữa
- Hai học sinh ngồi cạnh chấm chéo bài nhau.
- Tổng kết: 
+ Đánh giá kết quả của học sinh.
+ Trả lời:
Câu 1: Một số năng lượng tái tạo: mặt trời, gió, thủy triều, sinh khối, địa nhiệt, 
41.2: B
41.3: A
41.6: C
41.7: B
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 3.4: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế.
b. Nội dung: Dùng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK
c. Sản phẩm: Hoàn thành câu trả lời vào vở.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi vận dụng trong SGK
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện câu hỏi 1 tại lớp, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn.
- Báo cáo kết quả: 
+Yêu cầu cá nhân trả lời
+ HS khác nhận xét.
- Cá nhân trả lời, HS khác nhận xét.
- Tổng kết: 
+ GV nhận xét và thống nhất đáp án.
+ Trả lời: Mũi tên có năng lượng ở dạng cơ năng vì nó chuyển động và ở trên cao so với mặt đất.
- Lắng nghe, chữa vào vở.
C. Dặn dò
- Học sinh chuẩn bị các bài tập trong SGK để tiết sau làm bài tập.
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên
Tiết 4: Bài tập
Hoạt động 4.1: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: củng cố, hệ thống lại các kiến thức về năng lượng.
b. Nội dung: GV cho học sinh hoạt động nhóm hệ thống lại kiến thức thông qua sơ đồ tư duy.
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy về chủ đề năng lượng
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để thiết kế sơ đồ tư duy
+ GV hướng dẫn, hỗ trợ khi cần thiết.
- Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ.
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm treo sơ đồ tư duy lên bảng và đại diện 1 thành viên trình bày.
+ Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về nhiên liệu.
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 4.2: Hướng dẫn giải bài tập 1,2 SGK.
a. Mục tiêu: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập để định hướng cho HS giải 1 số bài tập liên quan đến chủ đề năng lượng.
b. Nội dung: GV cho HS hoạt động cặp đôi thảo luận để hoàn thành bài tập 1,2 SGK.
c. Sản phẩm: Giải được bài tập 1,2 SGK
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Yêu cầu đọc, tìm hiểu và thực hiện bài tập 1,2 SGK
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi thảo luận và định hướng cách giải, GV hỗ trợ khi cần thiết.
- Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ.
- Báo cáo kết quả: 
+ Đại diện 1 số nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Tổng kết
+ Đánh giá bài làm của các nhóm
- Tiếp thu, ghi nhận.
Hoạt động 4.3: Hướng dẫn giải bài tập 3 SGK
a. Mục tiêu: vận dụng được các kiến thức trong bài để làm bài tập liên quan các loại năng lượng.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh (bảng phụ)
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 – SGK trang 206, phát cho các nhóm bảng phụ (phiếu bài tập số 2).
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2 (bảng phụ). Sau khi thảo luận xong, đại diện các nhóm lên bảng treo bảng phụ.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 nhóm trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Đánh giá kết quả của các nhóm
+ Cho điểm.
- Lắng nghe, ghi nhận.
Hoạt động 4.4: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế.
b. Nội dung: Dùng kiến thức đã học để làm bài tập 41.9 SBT
c. Sản phẩm: Hoàn thành câu trả lời vào vở.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Hoàn thành bài tập 41.9 SBT
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS đọc, tìm hiểu, phân tích đề.
+ GV gợi mở, hướng dẫn khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn.
- Báo cáo kết quả: 
+Yêu cầu cá nhân trả lời
+ HS khác nhận xét.
- Cá nhân trả lời, HS khác nhận xét.
- Tổng kết: 
+ GV nhận xét và thống nhất đáp án.
+ Trả lời: H càng lớn thì h cũng càng lớn. Khi tăng H thì năng lượng của búa máy tang lên dẫn đến khi đóng cọc thì nó tác dụng lực lên cọc lớn hơn làm cho cọc lún sâu hơn vào trong đất.
- Lắng nghe, chữa vào vở.
C. Dặn dò
- Học sinh chuẩn bị bài mới.
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx