Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 9: Lực - Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng - Năm học 2021-2022

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 9: Lực - Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm vể khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật).

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

 - Năng lực tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về lực hấp dẫn và trọng lượng;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Thảo luận với cácthành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập;

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về lực hấp dẫn và trọng lượng.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật);

- Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ về lực hấp dẫn giữa các vật trong thực tiễn;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định được trọng lượng của một vật khi biết khối lượng của chúng trong thực tiễn.

3. Phẩm chất:

- Khách quan, trung thực trong thu thập thông tin;

- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí thông tin, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.

 

doc 7 trang huongdt93 04/06/2022 3900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 9: Lực - Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 9: LỰC
BÀI 45: LỰC HẤP DẪN VÀ TRỌNG LƯỢNG
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm vể khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật).
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về lực hấp dẫn và trọng lượng;
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Thảo luận với cácthành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về lực hấp dẫn và trọng lượng.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: 
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật);
- Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ về lực hấp dẫn giữa các vật trong thực tiễn;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định được trọng lượng của một vật khi biết khối lượng của chúng trong thực tiễn.
3. Phẩm chất: 
- Khách quan, trung thực trong thu thập thông tin;
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí thông tin, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Máy chiếu, giá đỡ, lò xo quả nặng.
- Phiếu học tập số 1
Trên vỏ hộp sữa có ghi “Khối lượng tịnh 380g”. Số đó chỉ (sức nặng của hộp sữa
/lượng sữa chứa trong hộp).........................................................................................
Trên bao gạo có ghi 25kg. Số đó cho biết điều gì?
- Phiếu học tập số 2
Câu hỏi
Trả lời
1. Em có nhận xét gì về sự biến dạng của lò xo khi treo quả nặng vào nó? Nguyên nhân của sự biến dạng này là gì?
2. Khi thả viên phấn ở độ cao nào đó thì viên phấn sẽ chuyển động như thế nào? Tại sao
3. Từ nội dung trên, em có nhận xét gì về chuyển động của quả nặng và viên phấn
2. Học sinh: 
- Bài cũ ở nhà
- viên phấn
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động:
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: 
- Tạo cho học sinh hứng thú để học sinh xác định được vấn đề cần học tập là con số trên bao bì một sản phẩm có nghĩa là gì?
b) Nội dung: 
- GV cho học sinh quan sát các hình ảnh về trên bao bì có con số và yêu cầu học sinh dự đoán con số đó cho biết thông tin gì.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh có thể: con số chỉ lượng chất có trong bao bì 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình một bao bì có ghi “Khối lượng tịnh 500g” con số này cho biết thông tin gì? 
 - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. 
- HS trình bày kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Tiết 1: Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm khối lượng
a) Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của các con số ghi trên bao bì từ đó rút ra được khái niệm khối lượng như SGK.
b) Nội dung: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm quan sát hình 45.1 a và 45.1 b hoàn thành trên phiếu học tập số 1.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát phiếu học tập yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận nội dung trên phiếu học tập. 
GV Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá.
GV nhận xét và chốt nội dung về khối lượng
à Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.
Khi không tính bao bì thì khối lượng đó gọi là khối lượng tịnh.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động trên phiếu học tập.
Nhóm được chọn trình bày kết quả:
- Quan sát hình 45.1a:Trên vỏ hộp sữa có ghi"Khối lượng tịnh: 380 g", số ghi đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp.
- Trên bao gạo hình 45.1 b có ghi 25 kg. số ghi đó cho biết điểu gì?
 Con số ghi đó chỉ lượng gạo có trong bao.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Tiết 1: Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về lực hấp dẫn
a) Mục tiêu: GV hướng dẫn để HS nêu được lực hấp dẫn là gì. 
b) Nội dung: 
GV cho HS quan sát hình 45.2 trong SGK và thực hiện cá nhân trả lời câu hỏi 2 trong SGK.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh trả lời câu hỏi 2
+ Hình 45.2 trong SGK: Khi rụng khỏi cành cây, quả táo luôn rơi xuống mặt đất vì Trái Đất hút quả táo một lực.
 + Hai quyển sách nằm trên mặt bàn thì có lực hấp dẫn giữa chúng.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS quan sát hình 45.2 và gợi ý HS trả lời nội dung 2 trong SGK.
Tại sao khi rụng khỏi cành cây quả táo luôn rơi xuống mặt đất?
GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, Hs khác bổ sung (nếu có).
GV nhận xét
GV yêu cầu cá nhân HS trả lời câu hỏi: Có hai quyển sách nằm trên mặt bàn như hình vẽ, hãỵ cho biết giữa chúng có lực hấp dẫn không?
GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, Hs khác bổ sung (nếu có).
GV nhận xét và chốt nội dung về lực hấp dẫn
à Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng
Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS cá nhân trả lời
HS cá nhân trả lời
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Tiết 2. Hoạt động 3: Tim hiểu trọng lượng của vật
a) Mục tiêu: GV hướng dẫn để HS rút ra được khái niệm trọng lượng của vật.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nội dung trên phiếu học tập số 2 theo nhóm.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 2 theo nhóm 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS lần lượt tiến hành thí nghiệm như hình 45.3a, 45.3b yêu cầu HS quan sát thảo luận theo nhóm hoàn thành vào phiếu học tập số 2
GV hướng dẫn HS thảo luận 
GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét như SGK.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 3 HS đại diện các nhóm lần lượt trình, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
GV nhận xét và chốt nội dung về trọng lượng
Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật chính là lực hấp dẫn. Lực này còn gọi là trọng lực
Người ta gọi độ lớn của trọng lực là trọng lượng của vật đó.
Ta thường kí hiệu trọng lượng là P
Trọng lượng của quả cân 100g là 1N
Trọng lượng của một vật 1kg là 10N
àTrọng lượng của một vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
Vận dụng
* Một bạn HS có khối lượng 45 kg thì trọng lượng của bạn đó là bao nhiêu? 
GV: nhận xét
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Khi treo quả nặng vào lò xo thì lò xo bị dãn ra. Nguyên nhân của sự biến dạng này là do quả nặng chịu tác dụng lực hútTrái Đất nên đã kéo lò xo làm lò xo dãn ra.
+ Viên phấn sẽ chuyển động rơi xuống đất vì bị Trái Đất tác dụng một lực hút.
+ Viên phấn sẽ chuyển động rơi xuống đất vì bị Trái Đất tác dụng một lực hút.
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
HS cá nhân trả lời:
Trọng lượng của bạn đó là 450 N.
Tiết 2. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Hoc sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK 
b) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân phần bài tập 
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các bài tập trong SGK.
 d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong phần bài tập SGK
GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày các câu hỏi, Hs khác bổ sung (nếu có).
GV nhận xét
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
1. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và MặtTrăng.
Lực hấp dẫn giữa hai vật nằm trên bàn.
2. Vật có khối lượng 20g thì nó có khối lượng tương ứng là 0,2N
3. Vật có trọng lượng 40 N thì nó có khối lượng tương ứng là 4 kg.
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK và SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học giáo viên cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên
Nêu được khái niệm về khối lượng
Nêu khái niệm lực hấp dẫn
Nêu khái niệm trọng lượng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.doc