Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 14: Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc
– Nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc.
– Mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 14: Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 14 - Tiết 28, 29, 30, 31 NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC I. Mục tiêu 1. Kiến thức * Yêu cầu tối thiểu đối với HS. – Nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc trên bản đồ hoặc lược đồ. – Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc. – Mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. * Yêu cầu đối với HS Khá, Giỏi. - Đánh giá được đời sống vật chất tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc 2. Năng lực: a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề bài học, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày được vấn đề trước tập thể lớp, có trách nhiệm trong hoạt động nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tiếp nhận thông tin và đánh giá, nhận xét nội dung bài học, suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập. b. Năng lực đặc thù: - Tìm hiểu lịch sử: Thời gian thành lập và phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc. Tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc - Nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. So sánh, nhận xét, đánh giá về tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc; đánh giá được giá trị cốt lõi thời Văn Lang - Âu Lạc - Vận dụng KT- KN đã học: + Giải thích câu nói của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. + Rút ra bài học trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ truyền thuyết Mị Châu Trọng Thủy. + Hiểu được ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Bồi dưỡng lòng tự hào về cội nguồn dân tộc. - Chăm chỉ: cố gắng vươn lên trong học tập, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết. - Trách nhiệm: Học tập, rèn luyện góp phần xây dựng quê hương đất nước. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy tính. - Tranh H1 phóng to. - Phiếu học tập số 1: Đọc mục 1 sgk, điền thông tin phiếu học tập Các đặc điểm Nước Văn Lang 1. Thời gian hình thành Thế kỉ VII TCN 2. Vị trí Lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 3. Ngành kinh tế chính Nông nghiệp lúa nước 4. Nhu cầu của cư dân Làm thủy lợi, chống ngoại xâm - Rubric Thực hành Tiêu chí Thang điểm Không đạt 0-49% Đạt 50-64% Khá 65-79% Tốt 80-100% Kết quả thực hành 5,0 0 đến < 2,5 2,5 đến < 3,3 3,3 đến < 4,0 4,0 đến 5,0 Thực hiện dưới 50% nhiệm vụ thực hành. Thực hiện 50 - 64% nhiệm vụ thực hành. Thực hiện 65 - 79% nhiệm vụ thực hành. Thực hiện trên 80% nhiệm vụ thực hành. Báo cáo thực hành 5,0 0 đến < 2,5 2,5 đến < 3,3 3,3 đến < 4,0 4,0 đến 5,0 Đúng, đủ dưới 50% Đúng, đủ 50-64% Đúng, đủ 65 - 79% Đúng, đủ trên 80% III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ Không kiểm tra. 3. Tổ chức dạy học Tiết 28 – Ngày giảng: A. Hoạt động 1: Khởi động. a. Mục tiêu: nêu được đôi nét về Lễ hội Đền Hùng (tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới). b. Tổ chức thực hiện: GV cho hs xem Hình 1 (sgk tr 60) về Lễ hội Đền Hùng. - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ 1p, trả lời câu hỏi - HS NX... - GV nx...., dẫn dắt vào bài mới. - Dự kiến sản phẩm: Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam, là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) GV dẫn dắt vào bài. B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Nội dung 1: Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ. * Mục tiêu: Nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc trên bản đồ hoặc lược đồ. * Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1: - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS trình bày trên lược đồ Hình 2 gsk (máy chiếu) - GV kết luận - GV đánh giá bằng Rubric. - HS quan sát Hình 2 sgk tr 61, đọc tư liệu sgk. - HS lên bảng trình bày tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang. H: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang? 1. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ. - Vào khoảng thế kỉ VII TCN, trên lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: + Công cụ bằng đồng và sắt phát triển. + Đời sống sản xuất của người Việt cổ có sự chuyển biến rõ rệt. + Nhu cầu làm thủy lợi, chống giặc ngoại xâm => Nhà nước Văn Lang ra đời. - Tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang * Củng cố và Hướng dẫn học bài. - Củng cố. GV hệ thống lại kiến thức trong bài học: - Hướng dẫn học bài. - Bài cũ: Học bài (sgk + vở ghi). - Đọc, trả lời câu hỏi Bài 14 phần 2. Tiết 29 – Ngày giảng: Nội dung 2: Sự ra đời nước Âu Lạc. * Mục tiêu: Nêu được thời gian, bối cảnh ra đời và xác định được phạm vi không gian của nước Âu Lạc trên lược đồ. - Trình bày, so sánh tổ chức Nhà nước Âu Lạc với Nhà nước Văn Lang. * Tổ chức thực hiện: - HS đọc mục 2 sgk từ đầu đến năm 208 TCN H: Nước Âu Lạc ra đời trong bối cảnh nào? (Gợi ý: quân xâm lược? Lãnh đạo cuộc kháng chiến? Thời gian ra đời nước Âu Lạc?) - HS lên bảng giải thích sự ra đời của nước Âu Lạc trên lược đồ Hình 2 sgk (máy chiếu) - GV kết luận H: Nước Văn Lang kéo dài trong khoảng mấy thế kỉ? - HS đọc mục 2 sgk từ Tổ chức Nhà nước đến Hà Nội ngày nay. H: Dựa vào sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang, trình bày tổ chức Nhà nước Âu Lạc. - GV đánh giá HS bằng thang đánh giá - Đại diện nhóm trình bày phiếu học tập số 2 trên sơ đồ thành Cổ Loa (máy chiếu). - GV giới thiệu truyền thuyết thần Kim Quy. - HS quan sát Hình 5 sgk tr 62 (máy chiếu) H: Nhận xét trình độ làm nỏ của cha ông ta thời Âu Lạc. (Liên hệ ngày nay người dân tộc Thái, H mông làm lẫy nỏ bằng vật liệu gì?...) - GV: các nhà khoa học phát hiện mũi tên đồng ở thành Cổ Loa H: Từ hiểu biết về thành Cổ Loa, lẫy nỏ, mũi tên đồng, em có đánh giá ntn về lực lượng quân đội thời Âu Lạc? H: So sánh Nhà nước Âu Lạc có điểm gì giống và khác so với nhà nước Văn Lang? - GV giới thiệu cuộc kháng chiến chống quân Triệu của nước Âu Lạc - HS kể ngắn gọn truyền thuyết Mị Châu Trọng Thủy. 2. Sự ra đời nước Âu Lạc. - Cuối TK III TCN, Thục Phán lãnh đạo người Lạc Việt và người Âu Việt đánh tan quân Tần xâm lược. - Năm 208 TCN nước Âu Lạc được thành lập. - Tổ chức nhà nước Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với nhà nước Văn Lang. Vua có quyền thế cao hơn, có quân đội mạnh, vũ khí tốt. * Củng cố và Hướng dẫn học bài. - Củng cố. GV hệ thống lại kiến thức trong bài học: - Hướng dẫn học bài. - Bài cũ: Học bài (sgk + vở ghi). - Đọc, trả lời câu hỏi Bài 14 phần 3. Tiết 30+31- Ngày giảng: Nội dung 3: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. * Mục tiêu: HS mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. * Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - HS đọc phần a, sgk từ đầu đến rèn sắt, quan sát Hình 6 sgk tr 63 H: Nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là gì? HS quan sát Hình 7 sgk (máy chiếu) H: Em có nhận xét gì về kĩ thuật đúc trống đồng với các hình họa tiết trên mặt trống? - HS đọc sgk từ Cư dân đến khuyên tai, quan sát Hình 7,8,9 sgk (máy chiếu) - GV tổ chức trò chơi tiếp sức (mỗi HS trả lời 1 ý trong câu hỏi sau) H: Em hãy cho biết về: nơi ở, thức ăn, đi lại, trang phục nam, nữ, đồ trang sức? - HS lên bảng mô tả lại đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc (kết hợp chỉ hình ảnh trên máy chiếu) - HS đọc phần b sgk H: Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc. - GV hướng dẫn HS quan sát lại H7,9. H: Kể tên những câu chuyện về phong tục tập quán của người Việt cổ. H: Nêu một số thành tựu tiêu biểu của thời kì Văn Lang - Âu Lạc. Theo em những thành tựu nào còn được bảo tồn cho đến ngày nay? H: Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào? 3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. a. Đời sống vật chất - Nông nghiệp: nghề chính trồng lúa nước, biết dùng cày. - Nghề luyện kim: kĩ thuật đúc đồng phát triển (trống đồng Ngọc Lũ), bước đầu biết rèn sắt. - Ở nhà sàn - Thức ăn chính gạo nếp, gạo tẻ - Đi lại chủ yếu bằng thuyền - Trang phục: nam đóng khố, cởi trần, chân đất; nữ mặc váy, yếm. trong lễ hội đội mũ lông chim, đeo vòng tay, khuyên tai,.. b. Đời sống tinh thần - Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần. - Tục nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giày - Có nhiều Lễ hội gắn với nền nông nghiệp lúa nước. C. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới về Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Đánh giá được giá trị cốt lõi thời Văn Lang - Âu Lạc. b. Nội dung - Tổ chức thực hiên: GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận, HS chủ yếu làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. Bài tập 1: Học sinh chọn đáp án đúng nhất. Câu 1: Khác với truyền thuyêt, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay khoảng bao lâu? A. 4000 năm C. 2700 năm B. 3000 năm D. 2000 năm Câu 2: Vua Hùng Vương chia đất nước thành mấy bộ? A. 10 B. 13 C. 14 D. 15 Câu 3: Đứng đầu các bộ là: A. Lạc Hầu C. Bồ Chính B. Lạc Tướng D. Vua Câu 4: Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở: A. Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả C. Trong thung lũng B. Ven đồi núi D. A, B, C đều đúng Câu 5: Kinh đô của nước Văn Lang là: A. Bạch Hạc C. Cổ Loa B. Phong Châu D. Đông Quan - Sản phẩm: 1 – A, 2 – D, 3 – B, 4 – A, 5 - B Bài tập 2: Học sinh chọn đáp án đúng nhất. Câu 1: Kinh đô của nước Âu Lạc là: A. Bạch Hạc C. Cổ Loa B. Phong Châu D. Đông Quan Câu 2: Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN. C. Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN. B. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN. D. Từ năm 208 TCN đến năm 43. Câu 3: Ý nào dưới đây không thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy Nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương? A. Có thành trì vững chắc. C. Kinh đô chuyển về vùng đồng bằng. B. Quân đội mạnh, vũ khí tốt. D. Thời gian tồn tại dài hơn. Câu 4: Ý nào dưới đây thể hiện đúng sự khác biệt giữa Nhà nước Âu Lạc so với Nhà nước Văn Lang? A. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước. B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. C. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng. D. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu - Sản phẩm: 1 – C, 2 – B, 3 – D, 4 – A Bài tập 3: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước Âu Lạc. Trung ương (An Dương Vương Lạc hầu) Bộ (Lạc tướng) Bộ (Lạc tướng) Chiềng, chạ (Bồ chính) Chiềng, chạ (Bồ chính) (chiềng, chạ) Chiềng, chạ (Bồ chính) - Sản phẩm: Bài tập 4: Qua tìm hiểu bài học, giá trị cốt lõi thời Văn Lang - Âu Lạc để lại cho chúng ta là gì? - HS hoạt động nhóm (6 HS) viết phiếu học tập (KT khăn trải bàn) - Đại diện nhóm báo cáo - Sản phẩm: giá trị cốt lõi thời Văn Lang - Âu Lạc: Tổ quốc, nông nghiệp lúa nước, thuật luyện kim và phong tục tập quán bản địa. - GV đánh giá học sinh bằng bảng kiểm.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_bai_14_nha_nuoc_van_lang_au_lac.doc