Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học Cơ sở Chu Văn An

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học Cơ sở Chu Văn An

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức: Nhận biết được:

- Sự xuất hiện của con người trên Trái Đất: Thời điểm, động lực

- Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.

- Sản xuất phát triển, dẫn đến của cải dư thừa; sự xuất hiện giai cấp; nhà nước ra đời.

2. Kĩ năng:

- Xác định trên lược đồ thế giới các địa điểm xuất hiện con người.

- Quan sát tranh ảnh.

3. Tư tưởng:

- Bước đầu hình thành được ở học sinh ý thức đúng đắn về vai trò lao động sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội loài người.

- Bảo vệ môi trường sống quanh ta.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa

2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.

 

doc 88 trang tuelam477 3990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học Cơ sở Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/08/2019 	Tuần 1
Ngày giảng: 26/08/2019 Tiết 1
Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần đạt:
1. Kiến thức: Nhận biết được:
- Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
- Mục đích học tập lịch sử (để biết gốc tích của tổ tiên, quê hương đất nước, để hiểu hiện tại).
- Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.
2. Kĩ năng: 
- Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.
- Giúp HS có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát.
3. Tư tưởng: 
- Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
- Có trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học; giao tiếp; hợp tác; giải quyết vấn đề; sáng tạo; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện hiện tượng lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; so sánh. 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.
3. Bảng tham chiếu các mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết (MĐ1)
Thông hiểu (MĐ2)
Vận dụng thấp (MĐ3)
Vận dụng cao (MĐ4)
Lịch sử là gì?
Nhận biết được xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
Mục đích học tập Lịch sử
- Lí giải được mục đích học tập lịch sử.
- Lịch sử giúp em biết được gì.
Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.
Tại sao chúng ta phải học Lịch sử.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Hướng dẫn HS cách soạn bài và vở học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị một số đồ dùng học tập cần thiết cho môn học.
3. Bài mới.
A. Khởi động:
Hoạt động 1: Mở đầu (4’)
* Mục tiêu: GV đưa ra các tình huống để HS dự đoán, GV giúp HS dự đoán một số tình huống như: được chúng ta sẽ học được những kiến thức gì về môn Lịch sử? Ở các lớp dưới của chương trình Tiểu học có học Lịch sử hay không?...
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; tự học của học sinh/đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân kết hợp cặp.
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: HS dự đoán một số tình huống như: được chúng ta sẽ học được những kiến thức gì về môn Lịch sử? Ở các lớp dưới của chương trình Tiểu học có học Lịch sử hay không?...
* Nội dung: 
GV đưa ra một số tình huống để HS dự đoán:
? Chúng ta sẽ học được những kiến thức gì về môn Lịch sử? Ở các lớp dưới của chương trình Tiểu học có học Lịch sử hay không?...
HS dự đoán trả lời
GV ghi nháp lên bảng và chuyển ý vào bài mới: Mọi vật xung quanh chúng ta ngày nay, từ cụ thể đến trừu tượng, đều trải qua những thời kỳ: sinh ra, lớn lên, thay đổi nghĩa là đều có quá khứ. Để hiểu được quá khứ đó, trí nhớ của con người hoàn toàn không đủ mà cần đến một khoa học – khoa học lịch sử. Như vậy, có rất nhiều loại lịch sử, nhưng lịch sử chúng ta học ở đây là lịch sử loài người.
B. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 2: 10’ 
* Mục tiêu: GV giúp HS nhận biết được xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; giải thích; thảo luận; tự học của học sinh/đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân kết hợp cặp.
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: HS nhận biết được xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
* Nội dung:
GV ở tiểu học các em đã học lịch sử ở môn “Tự nhiên và xã hội” thường nghe và sử dụng từ “lịch sử”.
GV y/c HS đọc mục 1 sgk
? Có phải ngay từ khi mới xuất hiện con người, cây cỏ, mọi vật đều có hình dạng như ngày nay?
GV giải thích: sự vật, con người, làng xóm, phố phường, đất nước đều trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi đó là quá khứ, những gì trải qua đó gọi là lịch sử.
? Nêu các mốc thời gian trong cuộc đời từ lúc sinh ra đến lúc vào học lớp 6.
GV giảng theo sgk & nói về lịch sử loài người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay.
? Em có nhận xét gì về lịch sử loài người từ trước đến nay?
- Đó là quá trình con người xuất hiện hình thành và phát triển không ngừng.
GVKL: Tất cả mọi vật sinh ra đều có quá trình phát triển khách quan ngoài ý muốn của con người theo trình tự thời gian của tự nhiên và xã hội. Đó chính là lịch sử.
? Vậy lịch sử là gì?
GV ở đây chúng ta chỉ học về lịch sử xã hội loài người từ khi xuất hiện trên Trái Đất (cách đây mấy triệu năm) trải qua các giai đoạn dã man, nghèo khổ vì áp bức bóc lột dần dần trở thành văn minh, tiến bộ.
GV y/c HS thảo luận nhóm 2’ nội dung: Có gì khác nhau giữa lịch sử xã hội loài người và lịch sử một con người?
HS thảo luận
GV hướng dẫn HS thảo luận
Đại diện HS trình bày, NX, BS
GVCXKT 
- Lịch sử của một con người là quá trình sinh ra, lớn lên (chỉ hoạt động riêng của một con người) còn xã hội loài người thì liên quan đến tất cả, nghĩa là liên quan đến nhiều người, nhiều nước 
- Lịch sử mà chúng ta học là lịch sử xã hội loài người và nghiên cứu nó trên cơ sở khoa học.
à Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học; giao tiếp; hợp tác; giải quyết vấn đề; sáng tạo; sử dụng ngôn ngữ..
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện hiện tượng lịch sử; so sánh.
Hoạt động 3: 10’
* Mục tiêu: GV giúp HS nhận biết được mục đích học tập lịch sử (để biết gốc tích của tổ tiên, quê hương đất nước, để hiểu hiện tại).
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: nêu và giải quyết vấn đề; tự học của học sinh/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: HS nhận biết được mục đích học tập lịch sử (để biết gốc tích của tổ tiên, quê hương đất nước, để hiểu hiện tại).
* Nội dung: 
GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 2.
GV y/c HS quan sát, giới thiệu Hình 1 sgk và cho biết lớp học trường làng thời xưa và nay có những gì khác nhau? (lớp học, thầy trò, bàn ghế )
HS trả lời, NXBS
GVCXKT.
? Vì sao lại có sự khác nhau đó? 
- Trải qua quá trình phát triển của xã hội.
? Gia đình em có sự thay đổi không? Nêu ví dụ?
GV kết luận: Mỗi con người, làng xóm, quốc gia đều trải qua những thay đổi theo thời gian mà chủ yếu là do con người tạo nên. Vậy chúng ta cần tìm hiểu để biết quí trọng.
? Học lịch sử để làm gì?
GV khẳng định tầm quan trọng của môn Lịch sử và học lịch sử là cần thiết.
à Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học; giao tiếp; giải quyết vấn đề; sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện hiện tượng lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử. 
Hoạt động 4: 10’ 
* Mục tiêu: GV giúp HS nhận biết được phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; tự học của học sinh/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp.
* Phương tiện dạy học:
* Sản phẩm: HS nhận biết được phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu. 
* Nội dung: 
GV trở lại với các câu hỏi trên về sự thay đổi của cuộc sống, ông bà và nêu câu hỏi
? Tại sao em biết (dựa theo lời kể )
GV y/c HS quan sát và giới thiệu Hình 2 sgk và cho biết Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám làm bằng gì? Nhờ hiện vật đó mà ngày nay chúng ta biết điều gì?
HS trả lời, NX
GVCXKT.
? Căn cứ vào đâu mà người ta biết lịch sử?
- Các kho truyện dân gian: Truyền thuyết, thần thoại, cổ tích 
- Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được.
- Những bản ghi, sách vở, in, khắc bằng chữ viết 
GV yêu cầu HS liên hệ đến địa phương có những di tích lịch sử nào? Em cần làm gì để bảo vệ những di tích lịch sử đó.
Tích hợp GDBVMT: Các di tích đồ vật của người xưa còn giữ được ...đều gọi là tư liệu hiện vật cần phải gìn giữ ... Chống các hành động phá huỷ hoặc tôn tạo “hiện đại hoá” các di tích lịch sử. Vậy chúng ta cần có trách nhiệm phải bảo vệ.
? Em cần học môn Lịch sử như thế nào?
GV kết luận toàn bài: Lịch sử là một môn khoa học dựng lại toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ. Mỗi người chúng ta đều phải học và biết lịch sử. Để xây dựng lịch sử, có 3 loại tư liệu: Truyền miệng, hiện vật, chữ viết.
à Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học; giao tiếp; giải quyết vấn đề; sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực thực hành bộ môn lịch sử; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. 
1. Lịch sử là gì? 
- Lịch sử là những gì diển ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.
2. Mục đích học tập Lịch sử: 
- Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình.
- Để hiểu được cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay.
- Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì trong tương lai.
3. Phương pháp học tập lịch sử 
- Để biết và khôi phục lại lịch sử thì dựa vào: 
+ Tư liệu truyền miệng, tư liệu chữ viết và tư liệu hiện vật.
+ Sưu tầm và trình bày lại một vài tư liệu lịch sử ở địa phương.
- Đọc, học các sự kiện và nội dung lịch sử có trên sách vở và các tài liệu liên quan.
- Sưu tầm, ghi chép và trình bày lại một số sự kiện lịch sử.
C. Luyện tập, vận dụng, tìm tòi, mở rộng: 
	Hoạt động 5: Củng cố (3’)
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố những nội dung kiến thức đã học trong bài.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: tự học của học sinh/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: HS trình bày được những nội dung kiến thức vừa học xong ở trong bài.
* Nội dung: GV đưa ra các câu hỏi sau: 
? Trình bày ngắn gọn lịch sử là gì? 
? Lịch sử giúp em hiểu biết những gì? 
? Tại sao chúng ta phải học lịch sử? 
HS trao đổi để trả lời các câu hỏi.
GV theo dõi, hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi.
	Hoạt động 6: Vận dụng (1’)
* Mục tiêu: GV giúp HS giải thích được câu danh ngôn cuối bài
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: nêu vấn đề; tự học của học sinh.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: HS giải thích được câu danh ngôn cuối bài.
* Nội dung: GV đưa ra vấn đề: Em hiểu như thế nào về câu danh ngôn cuối bài “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rông (Nhà chính trị Rô-ma cổ)?
HS suy nghĩ trả lởi
GV CXKT: lịch sử cho ta biết tất cả những việc xảy ra trong quá khứ, cho ta biết được tổ tiên ông cha ta đã sống và lao động như thế nào. Lịch sử như một người thầy khuyên nhũ ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó và biết quý trọng những gì mình đang có.
D. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ 
	NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:
Câu 1: Trình bày ngắn gọn lịch sử là gì? (MĐ1)
Câu 2: Lịch sử giúp em hiểu biết những gì? (MĐ1)
Câu 3: Tại sao chúng ta phải học lịch sử? (MĐ2)
Câu 4: Em sẽ học tập môn Lịch sử như thế nào? (MĐ3)
- Học thuộc bài cũ theo nội dung đã hướng dẫn học trên lớp và tìm hiểu lại nội dung câu danh ngôn ở cuối bài.
- Chuẩn bị đọc trước và trả lời câu hỏi sgk nội dung bài 2 như sau: Tìm hiểu trên tờ lịch đâu là ngày Âm, đâu là ngày Dương.
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 01/09/2019 	Tuần 2
Ngày dạy: 03/09/2019 Tiết 2
Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức: Nhận biết được cách tính thời gian trong lịch sử. 
2. Kĩ năng: Cách ghi, tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ với hiện tại.
3. Tư tưởng: HS biết quí trọng thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chích xác, khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học; giao tiếp; hợp tác; giải quyết vấn đề; tính toán; sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử; thực hành bộ môn lịch sử; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, tờ lịch.
2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.
3. Bảng tham chiếu các mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết (MĐ1)
Thông hiểu (MĐ2)
Vận dụng thấp (MĐ3)
Vận dụng cao (MĐ4)
Tại sao phải xác định thời gian?
Lí giải được tại sao phải xác định thời gian.
Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
Biết được người xưa đã tính thời gian như thế nào.
Xác định được thời gian diễn ra cách hiện tại bao nhiêu năm.
Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
Biết được khái niệm âm lịch, dương lịch, Công lịch
Phân tích được trên tờ lịch đâu là âm lịch, dương lịch
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? (10 điểm) 
Mỗi ý HS trả lời đúng đạt 2.0 điểm:
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.
- Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình.
- Để hiểu được cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay.
- Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì trong tương lai.
? Tại sao chúng ta phải học lịch sử? Em sẽ học tập môn Lịch sử như thế nào? (10 điểm)
* Tại vì:
- Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình. 2.0đ
- Để hiểu được cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay. 2.0đ
- Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì trong tương lai. 2.0đ
* Phương pháp học tập môn Lịch sử:
- Đọc, học các sự kiện và nội dung lịch sử có trên sách vở và các tài liệu liên quan. 2.0đ
- Sưu tầm, ghi chép và trình bày lại một số sự kiện lịch sử. 2.0đ
3. Bài mới.
A. Khởi động:
 Hoạt động 1: Mở đầu (3’)
* Mục tiêu: GV giúp HS dự đoán được việc người xưa đã đưa ra được cách tính thời gian như thế nào
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; tự học của học sinh/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: HS dự đoán được việc người xưa đã đưa ra được cách tính thời gian như thế nào
* Nội dung: GV đặt vấn đề để HS dự đoán:
? Theo em người xưa họ đã đưa ra cách tính thời gian như thế nào?
HS dự đoán trả lời
GV ghi nháp lên bảng và chuyển ý vào bài mới: Trong bài học trước, chúng ta đã hiểu lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo thứ tự thời gian, có trước, có sau. Do đó việc tính thời gian trong lịch sử rất quan trọng vì nó giúp chúng ta hiểu biết được những nguyên tắc cơ bản trong lịch sử. 
B. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 2: Tại sao phải xác định thời gian (11’) 
* Mục tiêu: GV giúp HS nhận biết được cách tính thời gian trong lịch sử. 
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; tự học của học sinh/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
* Phương tiện dạy học:
* Sản phẩm: HS nhận biết được cách tính thời gian trong lịch sử.
* Nội dung: 
GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1
GV: ở bài trước chúng ta đã khẳng định LS là những gì diễn ra trong quá khứ. 
GV trình bày cho HS thấy rõ lịch sử loài người với muôn vàn các sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau: Con người, nhà cửa, làng mạc...đều đổi thay, xã hội loài người cũng vậy.
? Làm thế nào để hiểu và dựng lại lịch sử?
GV y/c HS quan sát H1, H2 của bài trước và hỏi
? Các em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm? 
? Vậy chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia nào đó không?
GV: không phải các tấm bia đó dựng lên cùng một năm – có người đỗ trước, có người đỗ sau do đó bia này có thể dựng lên cách bia kia rất lâu.
? Việc xác định thời gian có cần thiết không?
? Dựa vào đâu, bằng cách nào con người đã sáng tạo ra cách tính thời gian?
GV kết luận và chuyển ý: người xưa đã dựa vào mối quan hệ giữa Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất làm cơ sở để xác định thời gia? Người xưa đã tính thời gian như thế nào? 
à Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học; giao tiếp; giải quyết vấn đề; sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử.
Hoạt động 3: Cách tính thời gian của người xưa (10’) 
* Mục tiêu: GV giúp HS biết được cách tính thời gian của người xưa.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; thảo luận; tự học của học sinh/đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân kết hợp cặp.
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: HS biết được cách tính thời gian của người xưa.
* Nội dung: 
? Người xưa dựa vào đâu để tính thời gian?
? Người xưa đã chia thời gian như thế nào?
? Trên thế giới ngày nay có những cách tính lịch nào? 
- Âm lịch và dương lịch
GV nhấn mạnh mỗi quốc gia, dân tộc, khu vực có cách tính lịch riêng nhưng nhìn chung có 2 cách tính đó là Âm lịch hoặc Dương lịch. 
GV y/c HS thảo luận cặp 2’ nội dung: nêu cách tính của Âm lịch và Dương lịch?
HS thảo luận
GV hướng dẫn HS thảo luận
Đại diện HS trình bày, NX, BS
GVCXKT
GV y/c HS nhìn vào bảng ghi ở trang 6 sgk xác định trong bảng có những loại lịch nào? Xác định đâu là Dương lịch, đâu là Âm lịch?
- Đơn vị thời gian ngày, tháng, năm.
- Các loại lịch: Âm lịch & Dương lịch
GV chuyển ý.
à Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học; giao tiếp; hợp tác; giải quyết vấn đề; sáng tạo; sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện hiện tượng lịch sử. 
Hoạt động 4: Lịch chung trên thế giới (13’) 
* Mục tiêu: GV giúp HS trình bày thế giới có cần một thứ lịch chung hay không.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: nêu và giải quyết vấn đề; tự học của học sinh/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
* Phương tiện dạy học:
* Sản phẩm: HS trình bày thế giới có cần một thứ lịch chung hay không.
* Nội dung: 
GV đưa ra y/c để HS suy nghĩ và trả lời: Thế giới cần có 1 thứ lịch thống nhất không? Vì sao?
HS suy nghĩ trả lời, NX BS
GV khẳng định: 
- Do sự giao lưu giữa các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng nên đặt ra nhu cầu thống nhất cách tính thời gian.
GV giảng: Dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc sử dụng, đó là Công lịch.
? Công lịch được tính như thế nào?
GV giải thích thêm trong Công lịch năm tương truyền chúa Giê-xu ra đời được lấy làm năm đầu tiên của công nguyên, những năm trước gọi là trước công nguyên (TCN). 
GV y/c HS quan sát & hướng dẫn cách tính thời gian theo hình vẽ trong SGK.
Quy ước Công lịch:
+ 1 năm có 12 tháng (365 ngày) năm nhuận thêm 1 ngày.
+ Cứ 1000 năm là 1 thiên niên kỷ.
+ Cứ 100 năm là 1 thế kỷ.
+ Cứ 10 năm là 1 thập kỷ.
+ 4 năm có một năm nhuận.
GV cho HS quan sát 1 tờ lịch, y/c HS chỉ ra đâu là Âm lịch và Dương lịch.
GV hướng dẫn HS sử dụng lịch Âm, lịch Dương trên một tờ lịch.
GV hướng dẫn hs làm bài tập tại lớp. 
? Em hãy xác định thế kỷ XXI bắt đầu từ năm nào và kết thúc năm nào?
- TK XXI bắt đầu từ năm 2001- 2100.
- Ví dụ: Năm 938,1418,1954...
* Sơ kết: Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản quan trọng của môn lịch sử. Do nhu cầu ghi nhớ và xác định thời gian, từ xa xưa con người đã sáng tạo ra lịch, tức là một cách tính và xác định thời gian thống nhất cụ thể. Có hai loại lịch: Âm lịch, Dương lịch, trên cơ sở đó hình thành Công lịch.
à Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học; giao tiếp; hợp tác; giải quyết vấn đề; tính toán; sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
1. Tại sao phải xác định thời gian?
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp sự kiện theo thời gian.
- Việc xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản của môn lịch sử.
- Con người đã ghi lại những việc làm của mình, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian.
- Dựa vào các hiện tượng tự nhiên, được lặp đi lặp lại thường xuyên: hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến lạnh...
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Dựa vào chu kì vòng quay của Trái Đất quanh trục của nó, của Mặt Trăng quanh Trái Đất, TĐ quanh Mặt Trời.
- Chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút.
- Âm lịch: Dựa theo chu kỳ vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (1vòng) là 1 năm (360 - 365 ngày), 1 tháng 29 - 30 ngày. 
- Dương lịch: Dựa theo chu kỳ vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (1 vòng là 1 năm (365 ngày +1/4 ngày) nên 1 tháng có 30 hoặc 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.
3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
- Thế giới cần thiết có 1 loại lịch thống nhất.
- Công lịch: Lấy năm tương truyền chúa Giê-xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Những năm trước gọi là trước Công nguyên (TCN).
- Cách tính thời gian theo công lịch:
 TCN CN 542 2014 SCN
 221 179 
C. Luyện tập, vận dụng, tìm tòi, mở rộng: 
Hoạt động 5: Củng cố (3’)
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố những nội dung kiến thức đã học trong bài.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: tự học của học sinh/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: HS trình bày được những nội dung kiến thức vừa học xong ở trong bài.
* Nội dung:
GV đưa ra các câu hỏi sau:
? Tại sao phải xác định thời gian? 
? Người xưa đã tính thời gian như thế nào? 
HS trao đổi để trả lời các câu hỏi.
GV theo dõi, hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi.
D. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ 
	NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:
Câu 1: Tại sao phải xác định thời gian? (MĐ2)
Câu 2: Người xưa đã tính thời gian như thế nào? (MĐ1)
Câu 3: Em hãy xác định xem năm 248 Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa cách ngày nay là bao nhiêu năm? Năm 179 TCN An Dương Vương để Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà cách ngày nay là bao nhiêu năm? (MĐ3)
Câu 4: Giải thích khái niệm âm lịch, dương lịch, công lịch? Vì sao trên tờ lịch chúng ta ghi thêm ngày, tháng, âm lịch? (Liên quan đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc cà các ngày lễ hội truyền thống khác của tổ tiên. Không quên được cách tính thời gian của tổ tiên ta.) (MĐ4)
- Học thuộc bài cũ theo nội dung đã hướng dẫn học trên lớp và phần câu hỏi, bài tập
- Chuẩn bị đọc trước và trả lời câu hỏi sgk nội dung bài 3: Xã hội nguyên thủy.
......................................................................................................................................
Ngày soạn: 07/09/2019 	 	 Tuần 3
Ngày dạy: 09/09/2019 Tiết 3
Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức: Nhận biết được:
- Sự xuất hiện của con người trên Trái Đất: Thời điểm, động lực 
- Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
- Sản xuất phát triển, dẫn đến của cải dư thừa; sự xuất hiện giai cấp; nhà nước ra đời.
2. Kĩ năng: 
- Xác định trên lược đồ thế giới các địa điểm xuất hiện con người.
- Quan sát tranh ảnh.
3. Tư tưởng: 
- Bước đầu hình thành được ở học sinh ý thức đúng đắn về vai trò lao động sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
- Bảo vệ môi trường sống quanh ta.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.
3. Bảng tham chiếu các mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết (MĐ1)
Thông hiểu (MĐ2)
Vận dụng thấp (MĐ3)
Vận dụng cao (MĐ4)
Con người xuất hiện như thế nào?
Nhận biết được sự xuất hiện của con người trên Trái Đất: thời điểm, động lực 
Người tinh khôn sống như thế nào?
So sánh sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
Giải thích được sự tan rã của xã hội nguyên thủy.
Đánh giá được tác dụng của kim loại.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Giải thích khái niệm âm lịch, dương lịch, công lịch? Vì sao trên tờ lịch chúng ta ghi thêm ngày tháng âm lịch? (10 điểm)
- Âm lịch: Dựa theo chu kỳ vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (1vòng) là 1 năm (360- 365 ngày), 1 tháng 29 - 30 ngày. 2.0đ
- Dương lịch: Dựa theo chu kỳ vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (1vòng là 1năm (365 ngày +1/4 ngày) nên 1 tháng có 30 hoặc 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày. 2.0đ
- Công lịch: Lấy năm tương truyền chúa Giê-xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Những năm trước gọi là trước Công nguyên (TCN). 2.0đ
- Vì: Tổ tiên chúng ta ngày xưa là dùng Âm lịch. Do đó những ngày lễ tết cổ truyền, ngày giỗ tổ tiên đều dùng ngày âm lịch. Ghi như vậy để biết những ngày tháng Âm lịch đó ứng với ngày, tháng nào của Dương lịch để làm cho đúng. 4.0đ
* Bài tập: Em hãy xác định xem năm 248 Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa cách ngày nay là bao nhiêu năm? Năm 179 TCN An Dương Vương để Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà cách ngày nay là bao nhiêu năm? (10 điểm)
- Khởi nghĩa BT cách đây 1768 năm (2016 - 248 = 1768) 5.0đ
- An Dương Vương để Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà cách ngày nay 2195 năm (2016 + 179 = 2195) 2.0đ.
3. Bài mới.
A. Khởi động:
Hoạt động 1: Mở đầu
* Mục tiêu: GV y/c HS dự đoán con người xuất hiện từ khi nào và ở những nơi nào trên thế giới.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: HS có thể dự đoán con người xuất hiện từ khi nào và ở những nơi nào trên thế giới.
* Nội dung: 
GV gợi mở và đặt câu hỏi để HS dự đoán:
? Con người đã xuất hiện như thế nào?
HS dự đoán trả lời
GV ghi nháp lên bảng
? Khi mới xuất hiện con người lúc đó có giống chúng ta bây giờ không?
HS dự đoán trả lời
GV ghi nháp lên bảng và chuyển ý vào bài mới: Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện với tổ chức nguyên thuỷ cho đến ngày nay. Nguồn gốc của con người từ đâu? Đời sống của họ trong buổi đầu sơ khai đó như thế nào? Vì sao tổ chức đó lại tan rã. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều này
B. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2: Sự xuất hiện của con người (10’)
* Mục tiêu: GV giúp HS nhận biết được sự xuất hiện của con người trên Trái Đất: Thời điểm, động lực 
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; tự học của học sinh/đặt câu hỏi.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: HS nhận biết được sự xuất hiện của con người trên Trái Đất: Thời điểm, động lực 
* Nội dung: 
GV y/c HS đọc nội dung mục 1 SGK 
GV giảng theo SGK. "Cách đây ..3 - 4 triệu năm".
GV giải thích: Vượn cổ: Vượn có dáng hình người sống cách đây 5 - 15 triệu năm. Vượn nhân hình là kết quả của sự tiến hoá từ động vật bậc cao.
? Người tối cổ xuất hiện vào khỏang thời gian nào? 
GV y/c HS quan sát Hình bên trái hình 5sgk: Em miêu tả đặc điểm cơ thể của Người tối cổ?
GV giải thích: "Người tối cổ". Còn dấu tích của loài vượn (trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm còn choài về phía trước, trên người có 1 lớp lông bao phủ ) những người tối cổ đã hoàn toàn đi bằng 2 chân, hai chi trước đã biết cầm, nắm, hộp sọ đã p.triển, thể tích sọ lớn biết sử dụng và chế tạo công cụ.
? Dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
GV chỉ trên lược một số nơi: Miền Đông Châu Phi, đảo Gia-Va (In- đô- nê –xi- a), gần Bắc Kinh (TQ).
GV cho HS q.sát H3, H4.
GV y/c HS quan sát hình 3, 4 sgk và cho biết em thấy cuộc sống của Người tối cổ sống như thế nào?
- Sống thành từng bầy trong hang động, núi đá, chủ yếu là hái lượm săn bắn, có tổ chức, có người đứng đầu, bước đầu biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng và lấy lửa bằng cách cọ sát đá (khác với động vật).
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của Người tối cổ.
- Cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc vào thiên nhiên
Tích hợp GDBVMT: Chúng ta thấy được môi trường tự nhiên tác động mạnh mẽ tích cực đến sự tồn tại, hình thành và phát triển lịch sử xã hội loài người. Điều kiện nhiên là môi trường đã nuôi sống người tối cổ với những hang động, trái cây, thú rừng... , mặc dù cuộc sống rất thấp bấp bênh vì hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
GVKL và chuyển ý: Cách đây 3 - 4 triệu năm, do quá trình lao động sáng tạo tìm kiếm thức ăn, loài vượn cổ đã trở thành người tối cổ, bước đầu đời sống của họ có sự tiến bộ, sống có tổ chức. Tuy nhiên đó vẫn là 1 cuộc sống bấp bênh "ăn lông ở lỗ" kéo dài hàng triệu năm cho tới khi người tối cổ trở thành người tinh khôn. Vậy người tinh khôn sống như thế nào?
à Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử.
 Hoạt động 3: Cuộc sống của người tinh khôn (15’)
* Mục tiêu: GV giúp HS nhận biết sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; giải thích; thảo luận; tự học của học sinh/đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân kết hợp cặp.
* Phương tiện dạy học: 
* Sản phẩm: HS nhận biết sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
* Nội dung: 
GV giảng theo SGK. "Trải qua .châu lục".
? Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian nào?
GV y/c HS quan sát H5b nhận xét đặc điểm của người tinh khôn?
? Dấu tích Ngươì tinh khôn được tìm thấy ở đâu?
? Người tinh khôn sống như thế nào?
GV y/c HS quan sát Hình 5sgk thảo luận theo cặp 3’: Đặc điểm cơ thế và đời sống của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn Người tối cổ?
HS thảo luận
GV hướng dẫn HS thảo luận
Đại diện HS trình bày, NX, BS
GVCXKT
+ Về hình dáng: có cấu tạo cơ thể giống người ngày nay, xương cốt nhỏ hơn người tối cổ, bàn tay khéo léo, các ngón tay linh hoạt, hộp sọ và thể tích não p.triển, trán cao, mặt phẳng, cơ thể linh hoạt 
+ Họ sống theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gủi với nhau gọi là thị tộc
+ Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, đồ trang sức 
à Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_hoc_2020_202.doc