Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 14+15: Nước Văn Lang - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 14+15: Nước Văn Lang - Năm học 2020-2021

I/ Mục tiêu.

1/ Kiến thức:

- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Văn Lang.

- Biết được tổ chức Nhà nước Văn Lang.

- Biết được đời sống vật chất, các nghề thủ công, ăn, mặc, ở, đi lại,.

- Hiểu được đời sống tinh thần (lễ hội, tín ngưỡng) của cư dân.

2/ Kĩ năng:

Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, quan sát hình ảnh và liên hệ thực tế.

3/ Thái độ:

- Biết ơn, kính trọng công lao của các vua Hùng trong việc dựng nước và giữ nước, giáo dục tinh thần cảnh giác.

- Bước đầu giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hóa dân tộc.

4/ Định hướng năng lực hình thành:

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: tự học, quan sát, trình bày, nhận xét, so sánh, liên hệ.

II/ Chuẩn bị của GV và HS.

 1. Chuẩn bị của GV:

- Tranh lăng vua Hùng.

- Sơ đồ tổ chức Nhà nước thời Hùng Vương (phĩng to).

- Một số truyện cổ tích: Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng, Con Rồng Cháu Tiên. . .

- Tranh ảnh về lưỡi cày, trống đồng và hoa văn trang trí trên mặt trống.

- Trống đồng minh khí đã được phục chế.

2 Chuẩn bị của HS: Đọc sgk bài 12, trả lời những câu hỏi in đậm trong sgk trang 33, 35.

 

doc 9 trang Hà Thu 2620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 14+15: Nước Văn Lang - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: NƯỚC VĂN LANG
Số tiết: 02
Ngày soạn: 01/12/2020
Tiết theo PPCT: 14,15
Tuần dạy: 14,15
A. Nội dung chủ đề
I. Nhà nước Văn Lang thành lập.
1. Sự thành lập nhà nước Văn Lang.
2. Tổ chức nhà nước Văn Lang.
II. Đời sống của cư dân văn lang
1. Nông nghiệp và các nghề thủ công.
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang
I/ Mục tiêu.
1/ Kiến thức:
- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Văn Lang.
- Biết được tổ chức Nhà nước Văn Lang. 
- Biết được đời sống vật chất, các nghề thủ công, ăn, mặc, ở, đi lại,... 
- Hiểu được đời sống tinh thần (lễ hội, tín ngưỡng) của cư dân.
2/ Kĩ năng:
Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, quan sát hình ảnh và liên hệ thực tế. 
3/ Thái độ: 
- Biết ơn, kính trọng công lao của các vua Hùng trong việc dựng nước và giữ nước, giáo dục tinh thần cảnh giác. 
- Bước đầu giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hóa dân tộc.
4/ Định hướng năng lực hình thành:	
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt: tự học, quan sát, trình bày, nhận xét, so sánh, liên hệ.
II/ Chuẩn bị của GV và HS.
 1. Chuẩn bị của GV:
- Tranh lăng vua Hùng.
- Sơ đồ tổ chức Nhà nước thời Hùng Vương (phĩng to).
- Một số truyện cổ tích: Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng, Con Rồng Cháu Tiên. . .
- Tranh ảnh về lưỡi cày, trống đồng và hoa văn trang trí trên mặt trống.
- Trống đồng minh khí đã được phục chế.
2 Chuẩn bị của HS: Đọc sgk bài 12, trả lời những câu hỏi in đậm trong sgk trang 33, 35.
III/ Tổ chức các hoạt động học tập.
 1/ Ổn định: Điểm danh HS
 2/ KTBC: - Điểm lại các biến chuyển chính về mặt xã hội?
- Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
- Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
3/ Thiết kế tiến trình dạy học: 
3.1/ Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: Biết được ngày giỗ Tổ vua Hùng.
- Phương thức hoạt động: Đàm thoại, gợi mở.
 Hoạt động cá nhân.
Hàng năm, giỗ Tổ Hùng vương diễn vào ngày nào? Ở đâu?
- Gợi ý sản phẩm: mùng 10/3 âm lịch, tại Phú Thọ.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và dẫn dắt vào bài mới.
3.2/ Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự thành lập nhà nước Văn Lang.
- Mục tiêu: + Biết được hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Văn Lang.
+ Hiểu được sự thành lập nhà nước Văn Lang.
- Phương thức: Đàm thoại, gợi mở, nhận xét, liên hệ.
 Hoạt động cá nhân.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
- GV yêu cầu học sinh dựa vào đoạn thông tin mục 1 sgk trang 35, 36, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Vào khoảng các thế kỉ VIII -VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có thay đổi gì lớn?
+ Vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay có những thuận lợi lớn và khó khăn gì khi mở rộng nghề trồng lúa nước? 
+ Theo em, truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó?
- Gợi ý sản phẩm: 
+ Vào khoảng các thế kỉ VIII -VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã hình thành những bộ lạc lớn. Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
+ Thuận lợi: đất đai màu mở,...Khó khăn: hạn hán, lụt lội " Vì vậy, cần phải cĩ người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản để giải quyết vấn đề thủy lợi bảo vệ mùa màng.
+ Hoạt động trị thủy của nhân dân ta.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS 
- Tiếp theo GV yêu cầu HS quan sát các hình ở bài 11, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Em nghĩ gì về vũ khí trong các hình 31, 32 ở bài 11? 
+ Liên hệ các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng em hãy cho biết truyện đó nói lên điều gì?
+ Ngoài những điều kiện trên, còn điều kiện gì dẫn đến nhà nước Văn Lang ra đời?
- Gợi ý sản phẩm: + Vũ khí sắc bén.
+ Ý thức tự vệ chống xâm lược.
+ Do xung đột giữa người Lạc Việt với các tộc người khác cũng xảy ra xung đột giữa các bộ lạc Việt với nhau. Để có cuộc sống yên ổn cần phải chấm dứt các cuộc xung đột đó.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và hướng dẫn HS tự ghi bài.
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2, sgk trang 36, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Bộ lạc Văn Lang cư trú ở đâu?
+ Nhà nước Văn Lang được thành lập như thế nào và từ khi nào?
+ Sự tích Âu Cơ - Lạc Long Quân nói lên điều gì?
- Gợi ý sản phẩm: 
+ Vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì đến Việt Trì.
+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, có vị thủ lĩnh tài năng tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ) đặt tn nước là Văn Lang.
+ Sự ủng hộ của mọi người và vị trí nhà nước Văn lang ở vùng cao.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và hướng dẫn HS tự ghi bài.
- HS quan sát thông tin sgk, nghiên cứu tài liệu. Đại diện 2 HS trình bày, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát các hình ở bài 11 sgk, nghiên cứu tài liệu. Đại diện 3 HS trình bày, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
HS quan sát thông tin, nghiên cứu tài liệu. Đại diện 3 HS trình bày, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
I. Nhà nước Văn Lang thành lập.
1. Sự thành lập nhà nước Văn Lang.
* Hoàn cảnh ra đời:
- Hình thành những bộ lạc lớn. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh.
- Cần người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân để giải quyết vấn đề thủy lợi bảo vệ mùa màng.
- Có sự xung đột giữa các bộ lạc với nhau.
* Sự thành lập nước Văn Lang:
- Bộ lạc Văn Lang sinh sống ven sông Hồng.
 - Vào khoảng thế kỉ VII TCN, có vị thủ lĩnh tài năng tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ) đặt tên nước là Văn Lang.
Hoạt động 2: Tìm hiểu toå chöùc nhaø nöôùc Vaên Lang.
- Mục tiêu: Biết được tổ chức Nhà nước Văn Lang.
- Phương thức: Đàm thoại, gợi mở, quan sát, nhận xét, giải thích.
 Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung chính
- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 3 và hình 35 sgk trang 36, 37 kết hợp quan sát sơ đồ nhà nước Văn Lang và tranh lăng vua Hùng treo bảng. Sau đó thảo luận cặp đôi (5 phút):
+ Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về nhà nước đầu tiên này?
+ Vì sao nhân dân ta xây dựng lăng vua Hùng?
Sơ đồ nhà nước Văn Lang
Hình 35- Lăng vua Hùng (Phú Thọ)
- Gợi ý sản phẩm: + Ba cấp: trung ương, địa phương, đơn vị hành chính trung gian. Ở trung ương gồm có Hùng Vương (nắm mọi quyền hành), Lạc hầu, Lạc tướng. Đơn vị hành chính trung gian giữa trung ương và chiềng, chạ. Cả nước chia làm 15 bộ.
+ Nhà nước Văn Lang rất đơn giản, chỉ có chức quan, chưa có luật pháp, quân đội, nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
+ Tưởng nhớ công ơn dựng nước của các vua Hùng.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và hướng dẫn HS tự ghi bài. 
HS quan sát thông tin và hình 35 và sơ đồ nhà nước Văn Lang, nghiên cứu tài liệu, thảo luận cặp đôi. Đại diện 3 cặp trình bày, các cặp còn lại nhận xét, bổ sung.
2. Tổ chức nhà nước Văn Lang.
Sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang
Hoạt động 3. Tìm hiểu nông nghiệp và các nghề thủ công.
- Mục tiêu: + Biết được nông nghiệp, các nghề thủ công thời Văn Lang.
+ Kỹ năng quan sát hình ảnh và nhận xét.
- Phương thức: Đàm thoại, gợi mở, nhận xét, mô tả.
 Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
- GV yêu cầu học sinh dựa vào đoạn thông tin mục 1 sgk trang 38, 39, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Qua các hình ở bài 11, em hãy trình bày người dân Văn Lang xới đất để gieo, cấy bằng công cụ gì?
+ Những điều kiện tự nhiên ntn làm cho kinh tế nông nghiệp của người Văn Lang phát triển?
+ Ngoài cây lúa là cây lương thực chính, cư dân Văn Lang còn trồng các loại gì?
+ Ngoaøi troàng troït hoï coøn laøm gì?
- Gợi ý sản phẩm: + Lưỡi cày đồng, lưỡi liềm đồng.
+ Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, .
+ Trồng khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam...	
+ Nghề trồng dâu, ñaùnh caù, chăn nuoâi gia suùc và các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền... đều được chuyên môn hóa.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS 
- Tiếp theo GV yêu cầu HS quan sát các hình 36, 37, 38 kết hợp với tranh treo bảng và hiện vật phục chế. Sau đó thảo luận cặp đôi (3 phút):
+ Qua các hình 36, 37, 38 em nhận thấy nghề nào được phát triển thời bấy giờ?
+ Em hãy mô tả các trống đồng thời Văn Lang.
+ Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở nước ngoài thể hiện điều gì?
 Hình 36 - Thạp đống Đào Thịnh (Yên Bái)
Hình 37 - Trống đổng Ngọc Lũ (1 ĩà Nam) H38- Hình trang	trí	 trên 	trống đồng
- Gợi ý sản phẩm: + Nghề luyện kim đạt trình độ kĩ thuật cao. Cư dân cũng bắt đầu biết rèn sắt.
+ Gồm mặt trống và tang trống (thân trống), có nhiều họa tiết ghi lại hình ảnh về các lễ hội (trai gái ăn mặc đẹp, đầu đội mũ lông chim, đang nhảy múa, ca hát), hình ảnh chim Lạc, đua thuyền, giã gạo, những hình ảnh đó phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
+ Điều đó chứng tỏ rằng đây là thời kì đồ đồng và nghề luyện kim rất phát triển. Cuộc sống định cư của người dân ổn định hơn, no đủ hơn. Họ có cuộc sống đồng nhất hơn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS 
- Tiếp theo GV giáo dục hs ý thức giữ gìn cổ vật văn hóa của dân tộc (BVDS).
- HS quan sát thông tin sgk, nghiên cứu tài liệu. Đại diện 4 HS trình bày, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát các hình 36, 37, 38 sgk và tranh treo bảng, nghiên cứu tài liệu. Đại diện 3 cặp trình bày, các cặp còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
II. Đời sống của cư dân văn lang
1. Nông nghiệp và các nghề thủ công.
- Nước Văn lang là một nước nông nghiệp, thóc lúa trở thành lương thực chính, ngoài ra cư dân còn trồng khoai, đậu, chuối, cam...
- Nghề trồng dâu, ñaùnh caù, chăn nuoâi gia suùc và các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền... đều được chuyên môn hóa.
- Nghề luyện kim đạt trình độ kĩ thuật cao. Cư dân cũng bắt đầu biết rèn sắt.
Hoạt động 4: Tìm hiểu đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
- Mục tiêu: Biết được đời sống vật chất, ăn, mặc, ở, đi lại,... 
- Phương thức: Đàm thoại, gợi mở.
 Hoạt động cá nhân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung chính
- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2, sgk trang 39, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Trình bày những nét chính về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc.
+ Nêu ý kiến về sinh hoạt của cư dân Văn Lang để lại truyền thống gì cho chúng ta?
- Gợi ý sản phẩm: 
+ Thöùc aên chính cuûa ngöôøi Vaên Lang là cơm nếp, rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị.
+ Họ ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sông, ven biển. Họ đi lại bằng thuyền.
+ Về trang phục, nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy,...
+ Để lại truyền thống về các lễ hội, đoàn kết, cần cù,...
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS 
HS quan sát thông tin, nghiên cứu tài liệu. Đại diện 4 HS trình bày, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
2/ Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
- Thức ăn chính của người Văn Lang là cơm nếp, rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Họ ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sông, ven biển. Họ đi lại bằng thuyền.
- Về trang phục, nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy,...
Hoạt động 5: Tìm hiểu đời soáng tinh thần cuûa cö daân Vaên Lang coù gì môùi?
- Mục tiêu: Biết được đời sống tinh thần (lễ hội, tín ngưỡng) của cư dân.
- Phương thức: Đàm thoại, gợi mở, quan sát, mô tả.
 Hoạt động cá nhân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung chính
- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 3 và hình 38 sgk trang 39, 40 kết hợp với tranh treo bảng, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Xã hội Văn Lang chia thành những tầng lớp nào? Mô tả những tầng lớp đó?
+ Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang qua phong tục, lễ hội, tín ngưỡng.
+ Nhìn vào hình 38 SGK em thấy những hình ảnh gì?
+ Các truyện trầu cau, bánh chưng bánh giầy cho ta biết thời Văn Lang có phong tục gì?
- Gợi ý sản phẩm: 
+ Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự do, nô tì. sự phân biệt giữa các tầng lớp còn chưa sâu sắc.
+ Những người quyền quý (vua quan quí tộc là những người có thế lực, giàu có). Nông dân tự do (lực lượng chủ yếu nuôi sống xã hội). Nô tì (những người hầu hạ trong nhà quí tộc).
+ Họ đang múa hát rất vui vẻ. Cầu cho mưa thuận gió hòa. Có những người cầm vũ khí để chống giặc ngoại xâm.
+ Ăn trầu, làm bánh ngày tết, tín ngưỡng trời đất (thờ thần Mặt Trời, sấm, sét, mưa, gió,...).
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS 
HS quan sát thông tin và hình 38 và tranh treo bảng, nghiên cứu tài liệu. Đại diện 4 HS trình bày, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
3/ Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang
- Xã hội thời Văn Lang đ chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Söï phaân bieät giöõa caùc taàng lôùp coøn chöa saâu saéc.
- Thường toå chöùc leã hoäi, vui chôi.
- Cư dân Văn Lang có một số phong tục tập quán: Ăn trầu, làm bánh ngày tết,...
3.3/Hoạt động luyện tập. 
- Mục tiêu: Biết được những lí do ra đời của nhà nước thời Hùng Vương.
- Phương thức : Câu hỏi. 
 Hoạt động cá nhân.
Nêu những lí do ra đời của nhà nước thời Hùng Vương?
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
+ Nông nghiệp, cuộc sống ở các làng bản luôn bị lũ lụt đe dọa.
+ Giữa các vùng, các bộ lạc xãy ra tranh chấp, xung đột hoặc bị giặc bên ngoài đe dọa.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm HS. 
Tiết 2 
 - Mục tiêu: Biết được nghề chính, đi lại, phong tục của cư dân Văn Lang.
 - Phương thức : Bài tập. 
 Hoạt động cá nhân.
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
Câu 1. Nghề chính của cư dân Văn Lang là
A. đúc đồng
B. làm gốm
C. đánh cá
D. nông nghiệp trồng lúa
Câu 2. Việc đi lại của cư dân Văn Lang chủ yếu bằng:
A. thuyền
B. xe ngựa
C. xe đạp
D. xe gắn máy
Câu 3. Câu chuyện ... cho ta biết thời Văn Lang có phong tục ăn trầu, nhuộm răng:
A. Tấm Cám
B. Trầu, cau
C. Bánh chưng, bánh giày
D. Sơn tinh, Thủy tinh
- Dự kiến sản phẩm: 
 Câu 1. D Câu 2. A Câu 3. B
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm HS. 
3.4 Hoạt động vận dụng:
- Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa sự ra đời của nhà nước Văn Lang.
- Phương thức : Câu hỏi. 
 Hoạt động cá nhân.
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt Nam chúng ta?
- Gợi ý sản phẩm: chứng tỏ rằng cách đây hơn 2.500 năm, người VN chúng ta đã có 1 nước riêng do mình làm chủ và do mình thành lập.
- Gv nhận xét, đánh giá sản phẩm. 
Tiết 2 
- Mục tiêu: Liên hệ được lễ hội ở địa phương.
- Phương thức : Câu hỏi. 
 Hoạt động cá nhân.
Ở địa phương em có những lễ hội nào?
- Gợi ý sản phẩm: Lễ hội Lầu Bà (Ba Động),...
- Gv nhận xét, đánh giá sản phẩm. 
3.5 Hoạt động tìm tòi mở rộng: 
- Mục tiêu: Sưu tầm được thông tin về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
- Phương thức: Câu hỏi 
 Hoạt động cá nhân.
 Em hãy sưu tầm 1 số thông tin về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
- Gợi ý sản phẩm: HS sưu tầm trên Internet.
- Gv nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Tiết 2 
- Mục tiêu: Sưu tầm được thông tin về lễ hội Lầu Bà (Ba Động). 	
- Phương thức: Câu hỏi 
 Hoạt động cá nhân.
 Em hãy sưu tầm 1 số thông tin về lễ hội Lầu Bà (Ba Động). 
- Gợi ý sản phẩm: HS sưu tầm trên Internet.
- Gv nhận xét, đánh giá sản phẩm.
B. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề
Nội dung
Nhận biết
(Mô tả yêu 
cầu cấn đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu 
cầu cấn đạt)
Vận dụng
(Mô tả yêu 
cầu cấn đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu 
cầu cấn đạt)
 Nhà nước Văn Lang thành lập
1. Sự thành lập nhà nước Văn Lang.
2. Tổ chức nhà nước Văn Lang
- Biết được hoàn cảnh ra đời nhà nước Văn Lang. 
- Biết được sự thành lập nhà nước Văn Lang.
- Biết được sơ đồ nhà nước Văn Lang.
- Hiểu được sự tích Âu Cơ - Lạc Long Quân nói lên điều gì.
- Hiểu được truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó.
+ Hiểu được vì sao nhân dân ta xây dựng lăng vua Hùng.
Liên hệ các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng.
Nhận xét gì về nhà nước đầu tiên ở nước ta.
 Đời sống của cư dân Văn Lang
1. Nông nghiệp và các nghề thủ công.
2/ Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
3/ Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang
- Biết được nông nghiệp và các nghề thủ công của cư dân Văn Lang.
- Biết được đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
- Biết được đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
- Hiểu được việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở nước ngoài thể hiện điều gì.
- Hiểu để mô tả các trống đồng thời Văn Lang.
- Hiểu được các truyện trầu cau, bánh chưng bánh giầy cho ta biết thời Văn Lang có phong tục gì.
Những sinh hoạt của cư dân Văn Lang để lại truyền thống gì cho chúng ta.
C. Biên soạn các câu hỏi/bài tập
1. Vào khoảng các thế kỉ VIII -VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có thay đổi gì lớn?
2. Vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay có những thuận lợi lớn và khó khăn gì khi mở rộng nghề trồng lúa nước? 
3. Theo em, truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó?
4. Bộ lạc Văn Lang cư trú ở đâu?
5. Nhà nước Văn Lang được thành lập như thế nào và từ khi nào?
6. Sự tích Âu Cơ - Lạc Long Quân nói lên điều gì?
7. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
8. Em có nhận xét gì về nhà nước đầu tiên này?
9. Vì sao nhân dân ta xây dựng lăng vua Hùng?
10. Ngoài cây lúa là cây lương thực chính, cư dân Văn Lang còn trồng các loại gì? Ngoaøi troàng troït hoï coøn laøm gì?
11. Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở nước ngoài thể hiện điều gì?
12. Trình bày những nét chính về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc.
13. Nêu ý kiến về sinh hoạt của cư dân Văn Lang để lại truyền thống gì cho chúng ta?
14. Xã hội Văn Lang chia thành những tầng lớp nào? Mô tả những tầng lớp đó?
15. Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang qua phong tục, lễ hội, tín ngưỡng.
16. Nhìn vào hình 38 SGK em thấy những hình ảnh gì?
17. Các truyện trầu cau, bánh chưng bánh giầy cho ta biết thời Văn Lang có phong tục gì?
Duyệt của BGH	Duyệt của tổ trưởng	 Giáo viên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_1415_nuoc_van_lang_nam_hoc_2020_2.doc