Giáo án môn Đại số Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Đại số Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết dự đoán trên cơ sở tìm ra các qui luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.

- Biết được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

2. Kỹ năng: Vận dụng được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu,tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

4. Phát triển năng lực:

 Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: bảng phụ, sgk, SBT, giáo án .

2. HS: học bài, nghiên cứu trước nội dung bài mới, dụng cụ học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Hoạt động khởi động: (8’)

* Hoạt đông cá nhân:

HS1: Phát biểu quy tắc chuyển vế? Nêu các tính chất của đẳng thức?

HS2: Vận dụng giải 64 ( SGK-86).

 a) a + x = 5 => x = 5 - a

 b) a - x = 2 => x = a - 2

* Hoạt động nhóm:

1. Điền số thích hợp vào ô trống.

a) A= 17+17+17+17= . . .

b) (-6)+(-6)+(-6)+(-6)=-( + + + )= -( . )

 

doc 213 trang tuelam477 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Ngày soạn: 26 /12/2019
Tiết : Ngày dạy: 06 /01/2020
§9. QUY TẮC CHUYỂN VẾ , LUYỆN TẬP
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được thế nào là một đẳng thức; hiểu và vận dụng thành thạo các tính chất của đẳng thức: a + b = b + c a = c và a . b = b . b a = b.
- HS biết được quy tắc chuyển vế.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học áp dụng vào bài toán thực tế. Áp dụng thành thạo qua tắc chuyển vế.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
4. Phát triển năng lực: Năng lực tính toán ( tìm x, biến đổi biểu thức ) , năng lực ngôn ngữ, năng lực giáo tiếp. năng lực hợp tác
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Sgk, sbt, giáo án .
2. HS: Đồ dùng học tập, nghiên cứu trước nội dung bài mới.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động:
GV chia lớp thành các nhóm, mối nhóm hai bàn
GV : Đưa bài toán lên bảng phụ:
Bài toán 1:
Tính giá trị của các biểu thức sau:
A = 9 – (– 8 + 5) 
B = (2010 + 12) – 2010 
Bài toán 2:
Ban đầu Cô chia cam vào hai rổ, mỗi rổ 10 quả cam. Em hãy tính và so sánh số cam ở hai rổ nếu:
a) Thêm vào hai rổ, mỗi rổ 3 quả cam
b) Bớt mỗi rổ hai quả cam.
ĐVĐ: Từ bài toán trên, ta có A = B. Ở đây, ta đã dùng dấu “=” để chỉ sự bằng nhau của hai biểu thức A và B và khi viết A = B, ta được một đẳng thức. Vậy ta có một đẳng thức khi nào và đẳng thức có tính chất gì/ Ta vào tiết học hôm nay:
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tính chất của đẳng thức(10’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiển thức
GV: Giới thiệu đẳng thức.
- Ta đó biết phép cộng có tính chất giao hoán: a + b = b + a; ta đó dựng dấu “=“ để chỉ rằng hai biểu thức a + b và b + a bằng nhau. 
Như vậy, khi viết a + b = b+a ta được một đẳng thức.
Một đẳng thức có hai vế, vế phải là biểu thức nằm bên phải dấu “=”, vế trái là biểu thức nằm bên trái dấu “=”.
GV: Cho HS quan sát hình 50 (SGK58)
+ Đặt hai nhóm đồ vật lên hai đĩa cân sao cho cân thăng bằng.
+ Đặt lên mỗi đĩa cân một quả cân 1 kg
Hỏi: Em rút ra nhận xét gì?
HS: Thảo luận nhúm. Trả lời: 
GV: Ngược lại, lấy bớt đi hai vật như nhau (hoặc hai quả cân 1 kg) ở hai đĩa cân.
Hỏi: Em rút ra nhận xét gì?
HS: Cân vẫn thăng bằng.
GV: Rút ra nhận xét: Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho thêm hai vật như nhau vào hai đĩa cân hoặc đồng thời lấy bớt đi từ hai đĩa cân hai vật như nhau thì cân vẫn thăng bằng. Tương tự như phần thực hành “cân đĩa” , vậy nếu có đẳng thức a = b, khi thêm cùng một số c vào hai vế của đẳng thức thì đẳng thức sẽ như thế nào?
HS: Ta vẫn được một đẳng thức.
GV: Giới thiệu tính chất:
Nếu: a = b => a + c = b + c
Ngược lại, nếu có đẳng thức a +c = b+c. Khi đồng thời bớt hai vế của đẳng thức cùng một số c thì đẳng thức sẽ như thế nào?
HS: Ta vẫn được một đẳng thức.
GV: Giới thiệu tính chất:
Nếu: a + c = b + c => a = b
GV: Trở lại phần thực hành “cân đĩa”.
Nếu đổi nhóm đồvật ở đĩa bên phải sang nhóm đồ vật ở đĩa bên trái (biết hai nhóm đồ vật này có khối lượng bằng nhau) thì cân như thế nào?
HS: Cân vẫn thăng bằng.
GV: Đẳng thức cũng có một tính chất tương tự như phần thực hành trên.
- Giới thiệu: Nếu a = b thì b = a
GV: Yêu cầu HS đọc các tính chất SGK
?1 Cân vẫn thăng bằng.
* Các tính chất của đẳng thức:
Nếu: a = b thì a + c = b + c
 a + c = b + c thì a = b
 a = b thì b = c
Hoạt động 2: Ví dụ ( 10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Trình bày từng bước ví dụ SGK.
Để tìm x, ngoài cách làm tìm thành phần chưa biết của phép trừ, ta còn áp dụng các tính chất của đẳng thức để giải.
GV: Cho HS hoạt động nhóm làm ?2
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng và nêu các bước thực hiện. Ghi điểm.
2: Ví dụ
Tìm số nguyên x biết:
x – 2 = -3
x – 2 + 2 = -3 + 2
x = -3+2
x = - 1
?2 x + 4 = -2
x + 4 + (-4) = (-2) + (-4)
 x = -2 - 4 
 x = -6
Hoạt động 3: Quy tắc chuyển vế ( 12’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Từ bài tập:
a) x – 2 = -3 ; b) x + 4 = -2
 x = -3 + 2 ; x = - 2 – 4
Câu a: Số -2 ở vế trái khi chuyển sang vế phải thành +2
Câu b: Tương tự +4 ở vế trái chuyển qua vế phải là -4.
Hỏi: Em rút ra nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia trong một đẳng thức?
HS: Đọc nội dung như qui tắc SGK.
GV: Giới thiệu qui tắc SGK và cho HS đọc.
GV: Cho HS lên bảng và hướng dẫn cách giải.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Lưu ý: Trước khi chuyển các số hạng, nếu trước số hạng cần chuyển có thể có cả dấu phép tính và dấu của số hạng thì ta nên quy từ hai dấu về một dấu rồi thực hiện việc chuyển vế.
Vớ dụ: x – (-4) = x +4
GV: Cho HS lên bảng trình bày ?3.
GV: Trình bày phần nhận xét như SGK.
Kết luận: Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng.
* Quy tắc: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó: Dấu "+" đổi thành dấu "-" và dấu "-" đổi thành dấu "+".
Ví dụ: Tìm số nguyên x, biết:
a) x – 2 = -6 b) x – (- 4) = 1
 x = - 6 + 2 x + 4 = 1
 x = - 4 x = 1 – 4
 x = - 3
?3
x + 8 = (-5) + 4
x + 8 = -1
 x = -1 -8
 x = -9
+ Nhận xét: (SGK)
“Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng”
3. Hoạt động Luyện tập (6’)
- Nhắc lại quy tắc chuyển vế?
HS đứng tại chỗ trả lời.
- Yêu cầu 2HS lên bảng làm
 (Lưu ý: Có thể áp dụng t/c của đẳng thức hoặc quy tắc dấu ngoặc)
HS hoạt động cá nhân, hai HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn
HS: Hoạt động nhóm
 Đại diện các nhóm trả lời
GV yêu cầu một nhóm lrrn trình bày.
GV yêu cầu các nhóm so sánh bài nhóm mình, nhận xét.
GV nhận xét nhóm,, bổ sung, sửa sai nếu có.
Bài tập 61(SGK)
 a) 7 - x = 8 - (-7)
 7 - x = 15
 -x = 15 - 7
 -x = 8
 x = -8
 b) x - 8 = (-3) - 8
 x - 8 = -11
 x = -11 + 8
 x = -3
Bài tập 66(SGK)
 Đại diện các nhóm trả lời
 4 - (27 - 3) = x - (13 - 4)
 4 - 24 = x - 9 
 -20 = x - 9
 x = -20 + 9
 x = -11
4.Hoạt động vận dụng 
- GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế.
- HS phát biểu các tính chất và quy tắc chuyển vế.
- Làm bài tập 64 SGK/ 87
Bài tập 64(SGK)
 a) a + x = 5
 x = 5 - a
 b) a - x = 2
 - x = 2 - a
 x = -(2 - a)
 x = -2 + a
5.Hoạt động tìm tòi,mở rộng
 Tìm số nguyên x biết:
a) +2 – x = 0
*Về nhà
+ Học thuộc tính chất đẳng thức, quy tắc chuyển vế.
+ Làm bài 63; 65/ SGK/ 87;133,137,139,142/SBT/106.
Tuần: 20 Ngày soạn: 27 / 12 /2019
Tiết: Ngày dạy: / 01/2020
	§10. 	NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết dự đoán trên cơ sở tìm ra các qui luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.
- Biết được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
2. Kỹ năng: Vận dụng được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu,tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
4. Phát triển năng lực: 
 Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: bảng phụ, sgk, SBT, giáo án .
2. HS: học bài, nghiên cứu trước nội dung bài mới, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động: (8’)
* Hoạt đông cá nhân:
HS1: Phát biểu quy tắc chuyển vế? Nêu các tính chất của đẳng thức? 
HS2: Vận dụng giải 64 ( SGK-86).
 a) a + x = 5 => x = 5 - a 
 b) a - x = 2 => x = a - 2 
* Hoạt động nhóm:
1. Điền số thích hợp vào ô trống.
a) A= 17+17+17+17= . . .
b) (-6)+(-6)+(-6)+(-6)=-( + + + )= -( . )
 2. a) Hoàn thành phép tính: 
(-3).4 = (-3)+(-3)+(-3)+(-3) = 
Theo cách tính trên, hãy tính: 
(-5).3= . 
2.(-6)= . 
ĐVĐ: Ngoài cách viết tích thành tổng như trên ta có cách nào khác để nhân hai số nguyên khác dấu ta vào bài hôm nay: 
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu (5)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiển thức
GV: Ta đã biết phép nhân là phép công các số hạng bằng nhau. Ví dụ: 3.3 = 3+3+3 = 9.
Tương tự các em làm bài tập ?1
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài, yêu cầu HS đọc đề.
Hỏi: Em hãy nhắc lại qui tắc cộng hai số nguyên âm?
HS: Trả lời.
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Tương tự cách làm trên, các em hãy làm bài ?2. Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
HS: (-5) . 3 = (-5) + (-5) + (-5) = 15
 2 . (-6) = (-6) + (-6) = -12
GV: Sau khi viết tích (-5) . 3 dưới dạng tổng và áp dụng qui tắc cộng các số nguyên âm ta được tích -15. Em hãy tìm giá trị tuyệt đối của tích trên.
HS: ç-15 ç = 15
GV: Em hãy cho biết tích giá trị tuyệt đối của: ç-5 ç . ç3 ç= ?
HS: ç-5 ç. ç3 ç= 5 . 3 = 15
GV: Từ hai kết quả trên em rút ra nhận xét gì?
HS: ç-15 ç= ç-5 ç. ç3ç (cùng bằng 15)
GV: Từ kết luận trên các em hãy thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi bài ?3
HS: Thảo luận.
+ Giá trị tuyệt đối của tích bằng tích các giá trị tuyệt đối của hai số nguyên khác dấu..
+ Tích của hai số nguyên khác dấu mang dấu “-“ (luôn là một số âm)
?1 : Hoàn thành phép tính :
(-3). 4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3)
 = -12
.
?2 : Theo cách trên : 
(-5) . 3 = - 15.
 2. (-6) = - 12 .
?3: Giá trị tuyệt đối của một tích bằng tích các giá trị tuyệt đối .
_ Tích của hai số nguyên khác dấu mang dấu “ –“ ( luôn là một số âm)
HĐ 2: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu (16’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiển thức
GV: Từ bài ?1, ?2, ?3 Em hãy rút ra qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
GV: Có thể gợi mở thêm để HS dễ rút ra qui tắc.
(-5) . 3 = -15 = - = - ( . )
HS: Phát biểu nội dung như SGK.
GV: Cho HS đọc qui tắc SGK.
HS: Đọc qui tắc.
GV: Trình bày: Phép nhân trong tập hợp N có tính chất a . 0 = 0 . a = 0. Tương tự trong tập hợp số nguyên cũng có tính chất này. Dẫn đến chú ý SGK.
HS: Đọc chú ý.
GV: Ghi: a . 0 = 0 . a = 0
- Cho HS đọc ví dụ; lên bảng tóm tắt đề và hoạt động nhóm.
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
GV: Hướng dẫn cách khác cách trình bày SGK.
Tính tổng số tiền nhận được trừ đi tổng số tiền phạt.
40 . 20000 - 10 . 10000 = 700000đ
GV: Gọi HS lên bảng làm ?4
HS: Lên bảng trình bày.
* Quy tắc : 
 - Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “ –“ trước kết quả nhận được .
Tích của một số nguyên a với số 0 bằng 0 .
a . 0 = 0 . a = 0
* Ví dụ: 
Khi một sản phẩm sai quy cách bị trừ 
10000đ nghĩa là được thưởng thêm 
- 10000đ
Vậy lương của anh công nhân đó là: 
 40 . 20 000 + 10 . (-10 000)
 = 800 000 + (-100 000) 
 = 700 000 đ 
3. Hoạt động Luyện tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu HS làm ?4
Bổ sung: c) (-2) . 3
 d) 111 . (-10
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời
GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 1
Có thể nhận xét ngay các kết quả sau là sai không? Vì sao?
a)( -17) . 10 = 170
(-6) . 3 = 18
 c) (-2) . 8 = 16
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm.
GV ta có phải tính kết quả mỗi phép tính không?
Bài tập 74(SGK)
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn.
GV yêu cầu các nhóm thảo luận làm vào vở.
GV yêu cầu HS các nhóm trả lời câu hỏi.
GV nhận xét.
?4
5 . (-14) = -60
(-25) . 3 = -300
(-2) . 3 = -6
111 . (-10) = - 1110
HS nhận xét.
Bài tập 1/ Bảng phụ: 
Kết quả là sai. Vì kết quả phải là số âm
Bài tập 74(SGK)
Có: 125 . 4 = 500. Vậy
a) (-125) . 4 = -500
b) (-4) . 125 = -500
c) 4 . (-125) = -500
HS nhận xét nhóm.
4.Hoạt động vận dụng 
- GV yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
- HS phát biểu quy tắc.
GV đưa bài toán lên bảng phụ
HS hoàn thành nội dung bảng theo nhóm, nhóm nào nhanh nhất được tuyên dương.
x
5
-18
18
-25
y
-7
10
-10
40
x.y
-35
-180
-180
-1000
HS nhận xét nhóm
GV nhận xét, bổ sung.
5.Hoạt động tìm tòi,mở rộng
 Dự đoán giá trị của số nguyên x thỏa mãn đẳng thức dưới đây và kiểm tra xem có đúng không?
a) - 8.x = - 72
b) -4.x = - 40
c) 6.x = -54
*Về nhà
+ Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. So sánh với quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
+ Làm bài 77 (sgk/89). 1334;137;139;144(SBT/106 -10
Tuần:20 Ngày soạn: 30 / 12 /2019
Tiết: Ngày dạy: / 01 /2020
§11. 	NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: HS biết được qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
2. Về kỹ năng: Biết vận dụng qui tắc nh©n hai sè nguyªn cïng dấu để tính tích các số nguyên.
3. Về thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
4. Phát triển năng lực: Năng lực tính toán(nhân hai số nguyên, nhận biết dấu một tích), năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Sgk, SBT, giáo án .
2. HS: Sgk, SBT, vở ghi, vở nháp,học bài cũ, đọc trước bài mới ..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động(8’)
GV chia lớp thành các nhóm 2 bàn, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
1.Tính a)12.3; b)5.120 c)(+5).(+120)
 d) 3. ( -15)	e) ( -45).10	 g) 0. ( -3)
2.Hãy quan sát kết quả của 4 tích đầu, dự đoán 2 tích cuối
3.(-4)= - 12
2.(-4)= - 8
1.(-4)= - 4
 0.(-4) = 0
(-1).(-4) = ?
(-2).(-4) = ?
?Muốn nhân hai số nguyên âm ta làm như thế nào?
HS đại diện cho 3 nhóm lên viết đáp án lên bảng
HS so sánh kết quả, nhận xét nhóm.
* Đặt vấn đề: Với phần a,b,c bài 1, 2 cọc cuối bài 2 là tích của hai số nguyên cùng dấu. Vậy phép nhân hai số nguyên cùng đấu được thực hiện như thế nào ta vào bài hôm nay:
2. Hoạt động hính thành kiến thức:
Hoạt động 1: Nhân hai số nguyên dương (3’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiển thức
GV: Số như thế nào gọi là số nguyên dương?
HS: Số tự nhiên khác 0 gọi là số nguyên dương.
GV: Vậy em có nhận xét gì về nhân hai số nguyên dương?
HS: Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0.
GV: Yêu cầu HS làm ?1.
HS: Lên bảng thực hiện.
Nhân hai số nguyên là nhân hai số tự nhiên khác 0.
Ví dụ: (+2) . (+3) = 6
?1. 
12 . 3 = 36
5 . 120 = 600
 c) (+3).(+9) = 27
Hoạt động 2:Nhân hai số nguyên âm (15’)
GV: Ghi sẵn đề bài ?2 trên bảng phụ, yêu cầu HS đọc đề bài và hoạt động nhóm.
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
GV: Trước khi cho HS hoạt động nhóm. 
Hỏi: Em có nhận xét gì về hai thừa số ở vế trái và tích ở vế phải của bốn phép tính đầu?
HS: Hai thừa số ở vế trái có một thừa số giữ nguyên là - 4 và một thừa số giảm đi một đơn vị thì tích giảm đi một lượng bằng thừa số giữ nguyên (tức là giảm đi - 4)
GV: Giải thích thêm SGK ghi tăng 4 có nghĩa là giảm đi - 4.
- Theo qui luật trên, em hãy dự đoán kết quả của hai tích cuối?
HS: (- 1) . (- 4) = 4 (1)
 (- 2) . (- 4) = 8 
GV: Em hãy cho biết tích . = ?
HS: . = 4 (2)
GV: Từ (1) và (2) em có nhận xét gì?
HS: (- 1) . (- 4) = . 
GV: Từ kết luận trên, em hãy rút ra qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
HS: Đọc qui tắc SGK.
GV: Viết ví dụ (- 2) . (- 4) trên bảng và gọi HS lên tính.
HS: (- 2) . (- 4) = 2 . 4 = 8
GV: Từ ví dụ trên, em cho biết tích hai số nguyên âm cho ta số nguyên gì?
HS: Trả lời.
GV: Dẫn đến nhận xét SGK.
HS: Đọc nhận xét
GV: Yêu cầu hs làm ?3
?2
 3 . (-4) = -12.
 2 . (-4) = -8 .
 1 . (-4) = -4 .
 0 . (-4) = 0 .
(-1) . (-4) = 4 .
(-2) . (-4) = 8 .
* Qui tắc : Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng
+ Nhận xét: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
?3
a) 5 . 17 = 85
b) (-15) . (-6) = 90
Hoạt động 3: Kết luận( 7’) 
 GV: Cho HS nhắc lại qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu, hai số nguyên cùng dấu.
HS: Đọc qui tắc.
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài. Để củng cố các kiến thức trên các em làm bài tập sau:
Điền vào dấu ...... để được câu đúng.
 a . 0 = 0 . a = ......
Nếu a, b cùng dấu thì a . b = ......
Nếu a , b khác dấu thì a . b = ......
HS: Lên bảng làm bài.
GV: Cho HS thảo luận nhóm.
HS: Thảo luận nhóm
GV: Từ kết luận trên, em hãy cho biết cách nhận biết dấu của tích ở phần chú ý SGK.
- Trình bày: Tích của hai thừa số mang dấu “+” thì tích mang dấu gì?
HS: Trả lời tại chỗ
GV: Ghi (+) . (+) à +
- Tương tự các câu hỏi trên cho các trường hợp còn lại.
(-) . (-) à (+)
(+) . (-) à (-)
(-) . (+) à (-)
+ Tích hai số nguyên cùng dấu, tích mang dấu “+”.
+ Tích hai số nguyên khác dấu, tích mang dấu “-“
GV: Không tính, so sánh:
a) 15 . (- 2) với 0
b) (- 3) . (- 7) với 0
GV: Kết luận: Trình bày a . b = 0 thì hoặc a =0
hoặc b = 0.
- Cho ví dụ dẫn đến ý còn lại ở phần chú ý SGK.
- Làm ?4
GV: Cho HS hoạt động nhóm giải bài tập
+ a . 0 = 0 . a = 0
+ Nếu a, b cùng dấu 
thì a . b = | a | . | b |
+ Nếu b, b khác dấu thì
a . b = - (| a | . | b|)
* Chú ý:
+ Cách nhận biết dấu:
 (+) . (+) à (+) 
(-) . (-) à (+)
(+) . (-) à (-)
(-) . (+) à (-)
+ a . b = 0 thì hoặc a = 0 
 hoặc b = 0
+ Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu, khi đổi dấu hai thừa số thì tích không đổi dấu.
?4
a) b là số nguyên dương.
b) b là số nguyên âm
3. Hoạt động Luyện tập
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về dấu của tích ?
HS nhận nhiệm vụ.
-GV : Yêu cầu HS làm câu b, c, e 
GV gọi 3HS lên bảng làm
Ba HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào
GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 78(SGK)
- Yêu cầu HS đọc đề
Gv ta có cần thực hiện nhân các phép tính không ?
HS quan sát phép tính
HS: không cần thực hiện nhân ta chỉ cần xét dấu tích.
- Yêu cầu 1HS lên bảng làm
HS nhận xét bài của bạn.
Bài tập 79(SGK)
GV nhận xét.
GV: Yêu cầu HS quan sát cọc 1,2:
Nếu ta đổi dấu một thừa số của tích thì dấu của tích ntn?
GV: Yêu cầu HS quan sát cọc 2,3:
Nếu ta đổi dấu hai thừa số của tích thì dấu của tích ntn?
GV chốt lại kiến thức.
Bài tập 78(SGK)
b) (-3) . 7 = -21
c) 13 . (-5) = - 65
e) (+7).(-5) = -35
HS nhận xét.
Bài tập 79(SGK)
 27 . (-5) = - 135
(+27).(+5) = 135
 (-27). (-5) = 135
 (-27).(+5) = - 135
 (+5).(-27) = - 135
4.Hoạt động vận dụng 
Bài tập 81(SGK)
Yêu cầu HS đọc đề bài
- Sơn bắn được bao nhiêu điểm?
- Dũng bắn được bao nhiêu điểm?
HS hoạt động nhóm, các nhóm bào cáo kết quả.
Sơn bắn được số điểm là: 3 . 5 + 1 . 0 + 2 . (-2) 
= 15 + 0 + (-4) = 11
Sơn bắn được số điểm là: 2 . 10 + 1 . (-2) + 3 . (-4) 
= 20 + (-2) + (-12) = 6
Vậy số điểm ban Sơn cao hơn bạn Dũng 
5.Hoạt động tìm tòi,mở rộng
GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm làm bài ( Hết giờ GV yêu cầu HS về nhà)
So sánh
a) – 40.(-36) và (-40).0
b) -80. 3 và 80.(-3)
c) -132 và (-13)2
HS nhận xét nhóm.
*Hướng dẫn học ở nhà:
+ Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên.
+ Làm bài 80, 82, 83 (sgk/91 -92).
+ Làm bài 152;153;154; 160/SBT/108 - 109.
Chuẩn bị kiến thức đã học về phép nhân số nguyên, kiến thức số nguyên để tiết sau:Luyện tập
BCM Ký duyệt:
Ngày tháng 01 năm 2020
 .
TT: Nguyễn Thị Yến
Tuần:21 Ngày soạn: 5 / 01 /2020
Tiết: 61 Ngày dạy: / 01 /2020
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hs củng cố, khắc sâu đươc kiến thức nhân hai số nguyên, quy ước dấu của tích. .
2. Kỹ năng: Vận dụng thành thạo hai qui tắc này vào bài tập xét dấu của tích, tính tích, so sánh tích.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
4. Phát triển năng lực : Năng lực tính toán( thực hiện phép tính, nhân hai số nguyên, xét dấu biểu thức), năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Sgk, SBT, giáo án, bảng phụ .
2. HS: Sgk, SBT, vỏ ghi, vở nháp,học bài cũ, chuẩn bị nội dung bài mới ..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động khởi động
GV chia lớp thành các nhóm, hoàn thành sơ đồ tư duy
Quy tắc nhân
Cùng dấu
Dấu của tích
Phép nhân hai số nguyên
Quy tắc nhân
Khác dấu
Dấu của tích
2: So sánh:
 a) (-7) . (-5) .... 0 
 b) (-17) . 5 ... 0
 (-5) . (-2) .... 0 
 => (-17) . 5 ... (-5 ) . (-2) 
 c) 19 . 6 <....(-17) . (-10) 
ĐV Đ: Để củng cố kiến thức về phép nhân phân số ta nghiên cứu bài học hôm nay.
2. Hoạt động luyên tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiển thức
Hoạt động 1: Dạng bài tập nhận biết dấu của một tích và tìm thừa số chưa biết (15’)
Bài 84 (SGK-92)
GV: Yc hs nghiên cứu, điền dấu vào bảng.
- Gọi HS lên bảng điền dấu thích hợp vào ô trống.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Gợi ý: + Điền dấu của tích a - b vào cột 3 theo chú ý /91 SGK.
+ Từ cột 2 và cột 3 điền dấu vào cột 4 tích của a . b2 .
=> Củng cố kiến thức cách nhận biết dấu của tích.
Bài 86 (SGK-93)
GV: Đưa nội dung bài toán.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
HS: Thực hiện.
GV: Gợi ý cách điền số ở cột 3, 4, 5, 6. Biết thừa số a hoặc b => tìm thừa số chưa biết, ta bỏ qua dấu “-“ của số âm, sau đó điền dấu thích hợp vào kết quả tìm được.
- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Kiểm tra, sửa sai, ghi điểm.
HS: Lên bảng thực hiện.
Hoạt động 2: Dạng bài tập tính, so sánh (10’)
Bài 85 (SGK-93)
GV: Cho HS lên bảng trình bày.
- Nhận xét, sửa sai, ghi điểm.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV
Bài 87 (SGK-93)
GV: Ta có 32 = 9. Vậy còn số nguyên nào khác mà bình phương của nó bằng 9 không? Vì sao?.
HS: Số đó là -3. Vì: (-3)2 = (-3).(-3) = 9
Hỏi thêm: Có số nguyên nào mà bình phương của nó bằng 0, 35, 36, 49 không?
HS: Trả lời.
Hỏi: Vậy số nguyên như thế nào thì bình phương của nó cùng bằng một số?
HS: Hai số đối nhau.
GV: Em có nhận xét gì về bình phương của một số nguyên?
HS: Bình phương của một số nguyên luôn lớn hơn hoặc bằng 0 (hay là một số không âm)
Bài 88 (SGK-93)
GV: Vì x Î Z, nên x có thể là số nguyên như thế nào?.
HS: x có thể là số nguyên âm, số nguyên dương hoặc x = 0
GV: Nếu x < 0 thì (-5) . x như thế nào với 0? Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: Tương tự với trường hợp x > 0 
và x = 0
Hoạt động 3: Sử dụng máy tính bỏ túi (8’)
GV: Đưa nội dung bài 89 (SGK-93)
- Hướng dẫn HS cách bấm nút dấu “-“ của số nguyên âm như SGK.
- Gọi HS lên bảng sử dụng máy tính bỏ túi tính các phép tính đề bài đã cho.
Bài 84 (SGK-92)
Dấu của
a
Dấu của
b
Dấu của
a . b
Dấu của
a . b2
+
+
+
+
+
-
-
+
-
+
-
-
-
-
+
-
Bài 86 (SGK-93)
a
-15
13
9
b
6
-7
-8
a.b
-90
-39
28
-36
8
Bài 85 (SGK-93)
a) (-25) . 5 = 75
b) 18 . (-15) = -270
c) (-1500) . (-100) = 150000.
d) (-13)2 = 169
Bài 87 (SGK-93)
Biết 32 = 9. Còn có số nguyên mà bình phương của nó bằng 9 là: - 3.
Vì: (-3)2 = (-3).(-3) = 9
Bài 88 (SGK-93)
Nếu x 0
Nếu x > 0 thì (-5) . x < 0
Nếu x = 0 thì (-5) . x = 0
Bài 89 (SGK-93)
a) (-1356) . 7 = - 9492
b) 39 . (-152) = - 5928
c) (-1909) . (- 75) = 143175
3.Hoạt động vận dụng ( )
Bài tập 170 (SBT/111).
GV yêu cầu một HS đọc đề bài
Em hãy cho biết số điểm của bạn Trung được viết thành phép tính như thế nào?
Em hãy cho biết số điểm của bạn Dũng được viết thành phép tính như thế nào?
 Tính rồi so sánh xem số điểm của bạn nào lớn hơn.
- 1HS lên bảng thực hiện
Số điểm của bạn Trung là:
 2.4 + 1.10 + 4.(-5) = 8 +10 + ( - 20) 
 = - 2 
Số điểm của bạn Dũng là:
 1. 10 + 2. 4 + 2. ( - 3) + 1.0
 = 10 + 8 + ( - 6) + 0
 = 18 + (- 6) 
 = 12
 Vậy bạn Dũng bắn được nhiều điểm hơn bạn Trung ( vì 12 > ( - 2)
Bài 2: 
a)Số nào có bình phương là 121,100, 16, 25.
b) Tìm bình phương của 8, 9,(-6), (-15)
4.Hoạt động tìm tòi,mở rộng
Bài1. Tìm số nguyên n để
 a)Số nguyên n mà(n+1)(n+3)<0 là
 b) Tìm số nguyênn x để ( n+5)(n-10)=0
Bài 2. Dùng máy tính bỏ túi để tính:
 a)(-12345).17	b)39.(-567)	c)(-1987).(-75)
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn lại quy tắc phép nhân số nguyên. Tính chất phép nhân trong N.
- Làm các bài tập từ 166;167;171;;172;173;181 (SBT/111; 112).
-Chuẩn bị buổi sau: Tính chất của phép nhân.
Tuần: 21 Ngày soạn: 05 / 01 /2020
Tiết:62 Ngày dạy: / 01 /2020
§12. 	TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được các tính chất cơ bản của phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với 1; phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
2. Kỹ năng: 
- Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.
- Biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức, tính nhanh giá trị biểu thức.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
4.Phát triển năng lực: 
NL chung: Năng lực giải quyết vấn đề( sử dụng tc cơ bản của phép nhân vào bài tập tính nhanh, xét dấu của tích, tính lũy thừa số nguyên..), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác.
NL chuyên biệt:Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Sgk, SBT, giáo án, .
2. HS: Sgk, SBT, vỏ ghi, vở nháp,học bài cũ, chuẩn bị nội dung bài mới ..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động:
 GV yêu cầu HS thự hiện tính nhanh biểu thức
 A = 8.4.125. (25.15 - 25.3)
HS thực hiện theo nhóm đôi:
 A = 8.4.125. (25.15 - 25.3)
 = 8.4.125.25.12
 = (8. 125) .(25.4).12
 =1200000
GV: Ta áp dụng tính chất nào của phép nhân số tự nhiên vào thực hiện phép tính trên?
GV: Nêu các tính chất đó bằng công thức.
GV bổ sung công thức nhân với 1.
Phép nhân trong Z cũng có các tính chất tương tự như tính chất của phép nhân trong N. Tiết học này chúng ta sẽ xét lần lượt các tính chất đó.
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tính chất giao hoán
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiển thức
GV: Em hãy nhận xét các thừa số hai vế của đẳng thức (1) và thứ tự của các thừa số đó? Rút ra kết luận gì?
HS: Các thừa số của vế trái giống các thừa số của vế phải nhưng thứ tự thay đổi.
=> Thay đổi các thừa số trong một tích thì tích của chúng bằng nhau.
GV: Vậy phép nhân trong Z có tính chất gì?
HS: Có tính chất giao hoán.
GV: Em hãy phát biểu tính chất trên bằng lời.
HS: Phát biểu.
GV: Ghi dạng tổng quát a . b = b . a
Tính chất giao hoán:
 a . b = b . a
Ví dụ: 2 . (- 3) = (- 3) . 2
(Vì cùng bằng – 6)
Hoạt động 2: Tính chất kết hợp:
GV: Em có nhận xét gì đẳng thức (2)
HS: Nhân một tích hai thừa số với thừa số thứ ba cũng bằng nhân thừa số thứ nhất với tích của thừa số thứ hai và số thứ ba..
GV: Vậy phép nhân trong Z có tính chất gì?
HS: Tính chất kết hợp.
GV: Em hãy phát biểu tính chất trên bằng lời.
HS: Phát biểu.
GV: Ghi dạng tổng quát (a.b) . c = a . (b . c)
GV: Giới thiệu nội dung chú ý (a, b) mục 2 SGK.
HS: Đọc chú ý (a , b)
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Làm bài 90a 
HS: Lên bảng.
GV: Yêu cầu HS nêu các bước thực hiện.
GV: Nhắc lại chú ý b mục 2 SGK => Giúp HS nẵm vững kiến thức vận dụng vaog bài tập trên.
GV: Em hãy viết gọn tích (-2).(-2).(-2) dưới dạng một lũy thừa? (ghi trên bảng phụ)
HS: (-2) . (-2) . (-2) = (-2)3 
GV: Giới thiệu chú ý c mục 2 SGK và yêu cầu HS đọc lũy thừa trên.
GV: - Cho HS làm ?1 theo nhóm
- Yêu cầu HS cho ví dụ minh họa.
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
GV: Dẫn đến nhận xét a SGK.
GV: Hướng dẫn: Nhóm các thừa số nguyên âm thành từng cặp, không dư thừa số nào, tích mỗi cặp đều mang dấu “+” nên tích chung mang dấu “+”.
GV: Cho HS hoạt động nhóm làm bài ?2
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Dẫn đến nhận xét b SGK.
GV: Hướng dẫn: Nhóm các thừa số nguyên âm thành từng cặp, còn dư một thừa số nguyên âm, tích mỗi cặp đều mang dấu “-” nên tích chung mang dấu “-”.
GV: Cho HS đọc nhận xét SGK.
GV: Không tính, hãy so sánh:
a) (-5) . 6 . (- 2) . (- 4) . (- 8) với 0
b) 12 . (- 10) . 3 . (- 2) . (-5) với 0.
Tính chất kết hợp.
 (a.b) . c = a . (b.c)
Nhân một tích hai thừa số với thừa số thứ ba cũng bằng nhân thừa số thứ nhất với tích của thừa số thứ hai và số thứ ba.
 (a.b) . c = a . (b.c)
Ví dụ: 
[2 . (- 3)] . 4 = 2 . [(-3). 4]
* Chú ý:
 (SGK)
Bài 90a (SGK-95)
a) 15.(-2).(-5).(-6) 
= [(-5).(-2)].[15.(-6)]
= 10.(-90) = -900
Hoặc: [15.(-2)].[(-5).(-6)] 
 = (-30).30 = -900
?1 Tích mang dấu "+"
?2 Tích mang dấu "-"
* Nhận xét: 
Trong một tích các số nguyên khác 0:
a) Nếu có một số chẵn thừa số nguyên âm thi tích mang dấu "+"
b) Nếu có một số lẻ thừa số nguyên âm thi tích mang dấu "-"
Hoạt động 3: Nhân với 1
GV: Em hãy tính: 1 . (-2) và (-2 ) . 1. So sánh kết quả và rút ra nhận xét?
HS: 1 . (-2) = (-2) . 1 = - 2
Tức là: nhân một số nguyên với 1 thì bằng chính số đó.
GV: Dẫn đến tính chất nhân với 1.
Viết dạng tổng quát: a . 1 = 1 . a = a.
GV: Cho HS làm ?3.
Vì sao có đẳng thức a . (-1 ) = (-1) . a?
HS: Vì phép nhân có tính chất giao hoán.
GV: Gợi ý: Từ chú ý §11 “khi đổi dấu một thừa số của một tích thì tích đổi dấu”.
HS: a . (- 1) = (- 1) . a = - a
GV: Cho HS làm ?4. Cho ví dụ minh họa.
HS: Bình nói đúng. Ví dụ: 2 ≠ - 2
Nhưng: 22 = (-2)2 = 4
GV: Vậy hai số nguyên khác nhau nhưng bình phương của chúng lại bằng nhau là hai số nguyên như thế nào?
HS: Là hai số nguyên đối nhau.
GV: Dẫn đến tổng quát a N 
thì a2 = (-a)2 .
 Tính chất nhân với 1:
 a . 1 = 1 . a
?3
a . (-1) = (-1) . a = -a
?4
Bình nói đúng. 
Ví dụ: 2 ≠ - 2
Nhưng: 22 = (-2)2 = 4
Hoạt động 4: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng 
Tính: (-2) . (3 + 4) và (- 2) . 3 + (-2) . 4
So sánh kết quả và rút ra kết luận?
HS: (- 2) . (3 + 4) = (- 2) . 3 + (- 2) . 4
Kết luận: Nhân một số với một tổng, cũng bằng nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.
GV: Ghi dạng tổng quát: a . (b + c) = a.b + a.c
- Giới thiệu chú ý mục 3 SGK: Tính chất trên cũng đúng với phép trừ. a . (b - c) = a.b - a.c
GV: cho HS làm ?5 theo nhóm.
HS: Hoạt động nhóm, lên bảng trình bày.
T/C: (b+c) = a . b + a . c
*Chú ý:
 a . (b-c) = a . b - a . c
?5
a) (-8) . (5+3) = (-8) . 8 = -64
và (-8) . (5+3) = (-8).5 + (-8).3
 = -40 - 24 = -64
Cả hai cách đều có chung kết quả là -64
b) (-3 + 3) . (-5) = 0 . (-5) = 0
(-3 + 3) . (-5) = (-3).(-5) + 3.(-5)
= 15 - 15 = 0
Cả hai cách đều có chung kết quả là 0
3.Hoạt động luyện tập( )
GV đưa nội dung bài toán
Bài 1.Tính hợp lí
 a)15.(-2).(-5).(-6)
 b)4.7.(-11).(-25)
 c) ( -12). 15+ ( -12).5
 d) 13.16 – ( -13).84
 GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn GV yêu cầu 4HS lên bảng thực hiện
Dưới lớp làm vào vở
Bài 2.Viết các tich sau dưới dạng 1 lũy thừa:
a)(-5).(-5).(-5).(-5).(-5)
b)(-2).(-2).(-2).(-3).(-3).(-3).(-3)
HS làm việc cá nhân
GV gọi hs đọc kết quả của mình
Bài 1.Tính hợp lí
.
a) -900
b) 7700
c) -240
d) 1300
HS nhận xét.
Bài 2
 -55
(-2)3.(-3)4
4.Hoạt động vận dụng ( )
 Em hãy trao đổi với bạn những kiến thức em đã học được trong bài hôm nay.Các kiến thức này liên quan đến những kiến thức nào em đã học, có những kiến thức nào mới?
5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( )
GV đưa nội dung bài toán, yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn
Bài1. Tính:
a) 273.(-26) + 26.137
b) 63.(-25) + 25.(-23)
Bài 2. Không tính, hãy so sánh
a) (-2).(-3).(-2016) với 0
b)(-1.)(-2)(-3.)....(-2014) với 0
 c) (-5)2020 với 0
HS đại diện nhóm lên bảng thực hiện.
HS nhận xét nhóm.
GV nhận xét, bổ sung.
*Về nhà:
- Nắm vững các tính chất của phép nhân. Học thuộc nhận xét và chú ý.
- Làm các bài tập từ 90 đến 95 (sgk/95) 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Tuần: 21 Ngày soạn: 6/ 01 /2020
Tiết: 63 Ngày dạy: / 01 /2020
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu được kiến thức tính chấtcủa phép nhân số nguyên.
2. Kỹ năng: Vận dụng thành thạo các tính 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019.doc