Giáo án môn Đại số Lớp 6 - Tiết 8+9: Phép trừ và phép chia - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

Giáo án môn Đại số Lớp 6 - Tiết 8+9: Phép trừ và phép chia - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Xác định được khi nào thì kết quả của một phép trừ hai số tự nhiên là một số tự nhiên.

- Nhận biết được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết và phép chia có dư.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải toán.

3. Thái độ: HS được rèn tính cẩn thận, tích cực, tự giác, nghiêm túc trong học toán, linh hoạt trong sử dụng kí hiệu, công thức.

=> Năng lực và phẩm chất:

- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học, NL tính toán, NL mô hình hóa toán học, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về phép trừ và phép chia trong tập hợp các số tự nhiên, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán,

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Sách hướng dẫn học, phiếu học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, dh hợp tác nhóm nhỏ, thực hành - luyện tập, nêu và gq vấn đề, trò chơi, PP sơ đồ tư duy,.

- KTDH: KT khăn phủ bàn, KT đặt câu hỏi, động não, KT giao n/v, lắng nghe và phản hồi tích cực, KT sơ đồ tư duy,.

2. Học sinh: Sách hướng dẫn học, đồ dùng học tập, đọc trước nội dung bài học.

 

doc 6 trang tuelam477 2940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 6 - Tiết 8+9: Phép trừ và phép chia - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/8/2019. Ngày dạy: 03/9/2019
TUẦN 3
TIẾT 8 + 9: PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Xác định được khi nào thì kết quả của một phép trừ hai số tự nhiên là một số tự nhiên.
- Nhận biết được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết và phép chia có dư.
2. Kĩ năng: 
- Biết vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải toán.
3. Thái độ: HS được rèn tính cẩn thận, tích cực, tự giác, nghiêm túc trong học toán, linh hoạt trong sử dụng kí hiệu, công thức.
=> Năng lực và phẩm chất: 
- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học, NL tính toán, NL mô hình hóa toán học, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về phép trừ và phép chia trong tập hợp các số tự nhiên, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, 
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Phương tiện: Sách hướng dẫn học, phiếu học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, dh hợp tác nhóm nhỏ, thực hành - luyện tập, nêu và gq vấn đề, trò chơi, PP sơ đồ tư duy,... 
- KTDH: KT khăn phủ bàn, KT đặt câu hỏi, động não, KT giao n/v, lắng nghe và phản hồi tích cực, KT sơ đồ tư duy,...
2. Học sinh: Sách hướng dẫn học, đồ dùng học tập, đọc trước nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Tiết 8. (Hoạt động khởi động + Hình thành kiến thức+ Luyện tập)
Ngày dạy: Ngày dạy: 04 /9/2019
1. Ổn định tổ chức. Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ
2. KTBC: Gọi một vài hs báo cáo kq thực hiện n/v ở nhà:
Tính nhanh 20 + 21 + 22 + ... + 29 + 30 = (20 + 30).11: 2 = 275
GV giao cho các hs đổi bài cho nhau kiểm tra kq làm bài về nhà.
3. Bài mới:
Hoạt động khởi động
* MT: Tạo tâm thế học tập, hs có hứng thú tìm hiểu về phép trừ và phép chia
* Dự kiến PP, KTDH: 
- PP: DH hợp tác nhóm nhỏ, phát hiện và gq vấn đề.
- KTDH: KT khăn phủ bàn, KT động não
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến TH 
* ND: Thực hiện mục A/SHD
* PT tố chức hđ:
- GV chuẩn bị sẵn các câu hỏi như mục A. 1 và A.2 trên phiếu học tập y/c hs hđ nhóm thực hiện. 
- HS hđ nhóm thực hiện y/c vào phiếu ht và báo cáo kq, chia sẻ sp.
- GV nx và đvđ vào bài mới.
1. Dùng dấu "-" để chỉ phép trừ.
5-2 = 3 có sbt là 5, số trừ là 2, hiệu là 3.
2. Điền số hoặc chữ:
- chính nó.
- 0
HS thực hiện được n/v
Hoạt động hình thành kiến thức
* MT: 
- Nhận biết được phép trừ, phép chia số tự nhiên. Biết được khi nào có phép chia hết, khi nào phép chia có dư.
- Xác định được khi nào thì kết quả của một phép trừ hai số tự nhiên là một số tự nhiên.
- Nhận biết được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết và phép chia có dư.
- Làm được tính trừ, chia hai số tự nhiên.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Vấn đáp, dh hợp tác nhóm nhỏ, thực hành - luyện tập, nêu và gq vấn đề, PP sơ đồ tư duy,...
- KTDH: KT khăn phủ bàn, KT đặt câu hỏi, động não, KT giao n/v, lắng nghe và phản hồi tích cực, ...
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến TH
*ND: Tìm hiểu về phép trừ trong N
*PT t/c hđ:
- GV y/c HS cả lớp đọc kĩ nội dung phần 1a và trả lời các câu hỏi:
 + Viết công thức thể hiện hiệu của 2 STN?
+ Nêu các thành phần trong phép tính đó?
- HS đọc 1a/SHD và trả lời
- GV cho HS hoạt động cặp đôi làm phần 1b rồi báo cáo chia sẻ trước lớp.
- Gv qs, giúp đỡ hs gặp khó khăn. 
- GV nêu câu hỏi: Điều kiện để thực hiện phép trừ trong N? Nếu phép trừ được thực hiện trong N thì hiệu có đặc điểm gì?
-HS: SBT lớn hơn hoặc bằng số trừ. Hiệu là duy nhất.
- GV gọi hs đọc lại ghi nhớ/SHD.
1. Phép trừ hai số tự nhiên
 a – b = c
(số bị trừ) (số trừ) (hiệu)
a
1
21
48
12
b
5
0
48
15
a+b
17
21
96
27
a-b
7
21
0
Không thực hiện được
Ta có thể viết lại: c + b = a
Điều kiện để có hiệu a - b là a b
HS thực hiện được n/v.
*ND: Tìm hiểu mục B.2/SHD
- Cho HS hđ chung toàn lớp đọc kĩ nội dung mục 2a)-SHD/26 và trả lời câu hỏi:
? Viết công thức thể hiện thương của 2 STN. Nêu các thành phần trong phép tính đó?
? Khi nào phép chia STN a cho b (b 0) là phép chia hết?
- HSTL.
- GV cho hs hđ cặp đôi làm 2b/SHD.
- GV chốt lại KT cơ bản 
2. Phép chia 
a) Tổng quát:
 a : b = q 
(số bc) (sc) (thương)
Ta có thể viết lại: b x q = a
Cho hai số tự nhiên a và b (b ¹ 0). Nếu có một số tự nhiên q sao cho b.q = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết a : b = q 
b) Thực hiện phép chia
1) 14: 3 = 4 dư 2
2) 21: 5 = 4 dư1
3) 75: 5 = 15
4) 135: 8 = 16 dư 7
HS thực hiện được n/v.
- Cho HS hđ chung toàn lớp đọc kĩ nội dung mục 3a)-SHD và trả lời câu hỏi:
? Viết vào vở dạng tổng quát khi chia STN a cho STN b (b¹0)?
? Khi nào phép chia a cho b là phép chia hết, phép chia có dư?
? Số dư trong phép chia có đặc điểm gì?
- HSTL
-GV cho hs thảo luận cặp đôi làm bài tập 3b/SHD.
? Phép tính ở cột cuối cùng của bảng đã đúng chưa?
- HSTL
- GV: Quan sát, theo dõi và giúp đỡ HS.
- HĐ chung toàn lớp: Qua bài học , hãy nhắc lại các kt cơ bản cần nắm vững?
- HS trả lời.
- GV chốt lại các kiến thức cơ bản 
- GV y/c hs lập sơ đồ tư duy tóm tắt kt cơ bản.
3. Phép chia hết và phép chia có dư 
a) Tổng quát:
Khi số tự nhiên a chia cho số tự nhiên b (b¹ 0) có hai khả năng xảy ra: Phép chia hết và có dư.
Ta có: 
 a = b. q + r (0 £ r < b)
+ Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết.
+ Nếu r ¹ 0 thì ta có phép chia có dư.
b) 
Số BC
600
1312
15
67
SC
17
32
0
13
Thương
35
41
K. có
4
Số dư
5
0
K. có
15 (15>13)
HS thực h iện được n/v.
Hoạt động luyện tập
*MT: HS vận dụng được các kiến thức đã học vào gq một số bài tập.
* Dự kiến PP, kTDH:
- PP: Nêu và gq vấn đề, thực hành-luyện tập, dh hợp tác nhóm nhỏ.
- KTDH: KT khăn phủ bàn, KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v.
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến TH
*ND: Làm bài tập phần HĐLT.
*PT t/c hđ:
- GV y/c hs hđ cá nhân làm vào vở bài tập.
- GV kiểm tra và hướng dẫn cá nhân còn yếu nếu cần.
- Gọi 4 hs lên bảng làm bài và chia sẻ cách làm, các hs còn lại nx
- GV chính xác hóa lại lời giải.
Bài 1: Tìm x
a) 2045 – x = 15
 x = 2045 – 15
 x = 2030
x – 183 = 2095
x = 2095 + 183
x = 2278
x : 17 = 201
x = 201 . 17
x = 3417
1190 : x = 34
 x = 1190 : 34
 x = 35
Câu a, c hs hay mắc sai lầm khi tìm x là số trừ và số chia.
GV nhắc hs nhớ lại cách tìm số trừ, số chia.
Tiết 9. (Hoạt động luyện tập (tiếp) + Vận dụng + Tìm tòi, mở rộng)
Ngày dạy: 08/9/2019. Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ
C. HĐ luyện tập (tiếp)
- GV giao n/v cho hs hđ cặp đôi làm bài 2,3/SHD
- HS: + Đọc kĩ đề bài và VD bài 2,3 sau đó áp dụng làm cặp đôi các ý còn lại.
+ Báo cáo kết quả đã làm được và chia sẻ trước lớp.
- GV qs, giúp đỡ hs gặp khó khăn và sau đó KL chính xác hóa kq.
- GV nhấn mạnh lại cách tính nhẩm trong phép cộng và trừ: Ta có thể thêm vào số hạng này và bớt ở số hạng kia với cùng 1 số tự nhiên hoặc có thể thêm vào số bị trừ và số trừ với cùng 1 số tự nhiên.
- GV cho hs HĐ cặp đôi làm bài 4.
- GV kiểm tra hs các nhóm làm bài và giúp đỡ nếu hs gặp khó khăn.
- Gọi hs báo cáo kq và chia sẻ sp.
- GV nx.
- GV y/c hs hđ nhóm bài 5.
- HS đọc kĩ nội dung bài 5 và thực hiện hđ nhóm. Nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm sau đó báo cáo kết quả đã làm được và chia sẻ trước lớp. HS còn lại nêu thắc mắc nếu có.
GV: Theo dõi, đôn đốc và KL chính xác hóa kq bài làm.
- GV giao n/v cho hs hđ nhóm bài 6.
- HS hđ nhóm đọc kĩ nội dung bài 6 và thực hiện. Nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm sau đó cử đại diện trình bày sản phẩm và chia sẻ .
GV: Theo dõi, đôn đốc, đánh giá
GV nêu câu hỏi vì sao số dư của 2,3,4,5 lại như vậy?
Bài 2: Tính nhẩm
35 + 98 = ( 35 - 2 ) + (98 + 2 ) 
= 33 + 100 = 133
46 + 29 = ( 46 - 1 ) + (29+ 1 )
= 45 + 30 = 75
Bài 3: Tính nhẩm
 321 - 96
= (321 + 4) - (96 + 4)
= 325-100
= 225
 1354 - 997
= (1354 + 3) - (997 + 3)
= 1357 - 1000
= 357
a
392
278
357
360
420
b
28
13
21
14
35
q
14
21
17
25
12
r
0
5
0
10
0
Bài 4
Bài 5
a) 14.50 = 7.2.50 = 700; 
16.25 = 4.4.25 = 400
b) 2100 : 50 = 4200 : 100 = 42; 1400 : 25 = 5600 : 100 = 56
c) 132 : 12 = 120:12+12:12 =11
 96:8 = 80 : 8 + 16 : 8 = 12
Bài 6:
a)- Trong phép chia cho 3 số dư có thể bằng 0, 1, 2.
- Trong phép chia cho 4 số dư có thể bằng 0,1,2,3.
- Trong phép chia cho 5 số dư có thể bằng 0,1,2,3,4.
b) - Dạng tổng quát của số chia hết cho 3 là 3k(kN)
- Dạng tổng quát của số chia cho 3 dư 1 là 3k+1(kN) 
- Dạng tổng quát của số chia cho 3 dư 2 là 3k+2(kN) 
HS thực hiện được n/v các bài 2,3,4,5. Bài 6 hs gặp khó khăn. GV hd áp dụng kt số dư là STN và luôn nhỏ hơn số chia mà số chia bằng 2,3,4,5 thì suy ra số dư là bao nhiêu?
D.E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
 * MT: Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế và tìm tòi, mở rộng những kiến thức liên quan.
* Dự kiến PP, KTDH: 
- PP: Nêu và gq vấn đề, thực hành- luyện tâp.
- KTDH: KT giao n/v, KT động não.
ND, phương thức tc hđ
Kiến thức cần đạt
DK TH
*ND: Tìm hiểu mục D.E/SHD.
* PT t/c hđ:
GV giao hs về nhà thực hiện y/c của phần D.E /SHD và báo cáo kq vào đầu giờ sau.
Bài 1: Huế - Nha Trang: 1278 – 658 = 620 km
 Nha Trang – TPHCM: 1710 – 1278 = 432 km
Bài 2: Bảng 1
Kênh đào Xuy-ê
Năm 1869
Năm 1955
Thay đổi
Chiều rộng mặt
58m
135m
Tăng 77m
Chiều rộng đáy
22m
50m
Tăng 28m
Độ sâu đáy
6m
13m
Tăng 7m
Thời gian tàu qua kênh
48h
14h
Giảm 34h
Bảng 2: 
Hành trình
Qua mũi Hảo vọng
Qua kênh Xuy-ê
Giảm số km
Luân Đôn - Bom-bay
17400km
10100km
7300km
Mác-Xây - Bom-bay
16000km
7400km
8600km
Ô-đét-xa - Bom-bay
19000km
6800km
12200km
Bài 3: Đổi 1kg=1000g
 Khối lượng quả bí là: 1000g+500g – 100g = 1400g
HS thực hiện được n/v.
4. Củng cố: - HĐ chung cả lớp: Qua bài học ngày hôm nay các em cần nắm được những nội dung gì? Nêu một số cách tính nhẩm trong thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia?
- HS trả lời theo yêu cầu GV;- GV chốt lại các kiến thức cơ bản 
5. HDVN: Học lại lí thuyết về phép trừ và phép chia, các cách tính nhẩm, thực hiện làm phần D.E/SHD; tìm hiểu trước bài 8: LT chung về các phép tính với STN.
Tổ phó chuyên môn
Ký duyệt, ngày 03 tháng 9 năm 2019
Nguyễn Thị Nhâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_6_tiet_89_phep_tru_va_phep_chia_nam_h.doc