Giáo án môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 10: Thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây âu (Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV)

Giáo án môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 10: Thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây âu (Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV)

1. Kiến thức:

- Hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các quốc gia pohng kiến ở Tây Âu.

- Biết được các giai cấp và địa vị xã hội của từng giai cấp trong xã hội; hiểu được thế nào là lãnh địa và đời sống kinh tế, chính trị của lãnh địa.

- Hiểu được nguyên nhân, hoạt động và vai trò của các thành thị trung đại.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp đánh giá về sự ra đời của các vương quốc phong kiến Tây Âu, sự ra đời của các thành thị và vai trò của nó.

- Biết khai thác nội dung tranh ảnh trong SGK.

3. Thái độ:

Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao động của quần chúng nhân dân.

 

doc 3 trang Lộc Nguyễn 10/06/2024 350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 10: Thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây âu (Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10
THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ
PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (TỪ THẾ KỶ V ĐẾN THẾ KỶ XIV)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các quốc gia pohng kiến ở Tây Âu.
- Biết được các giai cấp và địa vị xã hội của từng giai cấp trong xã hội; hiểu được thế nào là lãnh địa và đời sống kinh tế, chính trị của lãnh địa.
- Hiểu được nguyên nhân, hoạt động và vai trò của các thành thị trung đại.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp đánh giá về sự ra đời của các vương quốc phong kiến Tây Âu, sự ra đời của các thành thị và vai trò của nó.
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh trong SGK.
3. Thái độ:
Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao động của quần chúng nhân dân.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Tranh ảnh trong SGK.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các lâu đài, thành quách, cảnh sinh hoạt buôn bán các chợ trong thời kỳ này.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi 1: Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia và Lào.
- Câu hỏi 2: Lào và Cam-pu-chia đã đạt được những thành tựu văn hóa gì? Nêu bằng chứng thể hiện sự sáng tạo văn hóa của hai dân tộc này?
2. Bài mới:
Từ thế kỷ V, ở Tây Âu cũng đã dần hình thành các quốc gia phong kiến của người Giéc-man. Quan hệ sản xuất phong kiến cũng dần được hình thành và củng cố phát triển. Cùng với đó, sự xuất hiện các thành thị trung đại vào thế kỷ XI-XII đã có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội châu Âu thời trung đại. Để hiểu quá trình hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu diễn ra như thế nào? Mối quan hệ các giai cấp trong xã hội ra sao? Nguyên nhân, hoạt động và vai trò của thành thị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học để lý giải cho những câu hỏi trên.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu.
- GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của xã hội cổ đại phương Tây nhất là sự bành trướng và lớn mạnh của đế quốc Rô-ma. GV nêu câu hỏi: Những biểu hiện sự khủng hoảng của đế quốc Rô-ma thế kỷ III?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét, chốt ý.
- GV nhấn mạnh: Trong tình hình đó cuối thế kỷ V, đế quốc Rô-ma bị người Giéc-manh tràn xuống xâm chiếm.
- HS trả lời.GV nhận xét, kết luận.
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm với câu hỏi:
+ Nhóm 1: Khi tràn vào lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-manh đã có những việc làm gì?
+ Nhóm 2: Tác động của những việc làm đó đối với xã hội phong kiến Tây Âu?
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. Nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý:
+ Nhóm 1: Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-manh đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Đông Gốt 
Người Giéc-manh còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn. Đồng thời, các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc người Giéc-manh cũng tự xưng vua, tự phong cho nhau các tước vị cao cấp như công tước, bá tước, nam tước, tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
Người Giéc-manh cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng của nông dân, đồng thời họ cũng được nhà vua ban ruộng đất.
+ Nhóm 2: Hình thành các giai cấp mới: lãnh chúa phong kiến, nông nô, cùng với đó là quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu xã hội phong kiến Tây Âu.
- GV trình bày và phân tích: Đến giữa thế kỷ IX phần lớn đất đai đã được các quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong, những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến. Lãnh địa chính là đơn vị hành chính kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
- GV giải thích khái niệm về lãnh địa bằng việc kết hợp khai thác hình ảnh trong SGK “Lâu đài và thành quách kiên cố của lãnh chúa”.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, nêu câu hỏi cho từng nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Miêu tả cuộc sống của nông nô trong các lãnh địa?
+ Nhóm 2: Nêu đặc trưng kinh tế của lãnh địa?
+ Nhóm 3: Đời sống chính trị của các lãnh địa?
+ Nhóm 4: Miêu tả cuộc sống của các lãnh chúa trong lãnh địa?
- HS các nhóm đọc SGK thảo luận, trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý:
+ Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa. Bỏ trốn sẽ bị trừng phạt rất nặng. Họ nhận ruộng đất về cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác. Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có công cụ và gia súc.
+ Trong sản xuất họ biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, mọi thứ dùng trong lãnh địa đều do nông nô tự sản xuất ra, ít có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài. GV nhấn mạnh: Lãnh đĩa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc.
+ Lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, có tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng Lãnh chúa còn có thể buộc nhà vua ban cho mình quyền miễn trừ không can thiệp vào lãnh địa của mình.
+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự xuất hiện thành thị trung đại.
- GV trình bày: Từ thế kỷ XI ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, thị trường được mở rộng không đóng kín trong lãnh địa. Thủ cong nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa mạnh mẽ như mộc, đồ da, gốm.
- GV nêu câu hỏi: Trước sự phát triển của sản xuất, thành thị ra đời như thế nào?
- HS đọc SGK trả lời. HS khác bổ sung.
- GV nhận xét và chốt ý: Để có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, trao đổi buôn bán, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến song nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán, hình thành các thành thị.
- GV trình bày đặc điểm của thành thị: Cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân. Họ tập hợp lại với nhau trong các tổ chức gọi là phường hội hay thương hội và đặt ra những quy chế riêng (phường quy) nhằm giữ độc quyền sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình, đấu tranh chống áp bức sách nhiễu của các lãnh chúa.
- GV giới thiệu nội dung bức tranh hình 26 trong SGK “Hội chợ ở Đức” đây là bức tranh thể hiện cảnh mua bán tại hội chợ ở Đức phản ánh sự phát triển của thương nghiệp của xã hội phong kiến Tây Âu lúc bấy giờ.
- GV hỏi: Nêu vai trò của thành thị?
- HS đọc SGK trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý: Sự phát triển của các ngành thủ công đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển, góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phân quyền. Đặc biệt mang lại không khí tự do.
1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu.
- Thế kỷ III, đế quốc Rô-ma lâm vào khủng hoảng, nô lệ nổi dậy đấu tranh, sản xuất sút kém, xã hội rối ren.
- Năm 476, đế quốc Rô-ma bị người Giéc-manh xâm chiếm.
- Những việc làm của người Giéc-manh:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới: Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Đông Gốt 
+ Chiếm ruộng đất của người Rô-ma, phong tặng đất đai cho tướng lĩnh, quý tộc, nhà thờ.
+ Từ bỏ các tông giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ.
- Các giai cấp mới hình thành: lãnh chúa phong kiến, nông nô ® Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu bắt đầu hình thành.
2. Xã hội phong kiến Tây Âu.
- Giữa thế kỷ IX, các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời. Đây là vùng đất đai rộng lớn do quý tộc phong kiến, nhà thờ đứng đầu; là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền.
- Các giai cấp trong xã hội:
+ Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị lệ thuộc vào lãnh chúa. 
+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.
- Kinh tế lãnh địa đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc.
- Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng 
3. Sự xuất hiện thành thị trung đại.
- Nguyên nhân thành thị ra đời:
+ Xuất hiện những tiến đề của nền kinh tế hàng hóa.
Ÿ Thị trường buôn bán tự do.
Ÿ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa.
+ Thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông – nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán ® Hình thành các thành thị.
- Vai trò thành thị:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
+ Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phân quyền Đặc biệt mang lại không khí tự do cho xã hội phong kiến Tây Âu.

4. Sơ kết bài học:
 Yêu cầu HS nêu lại sự ra đời của các vương quốc phong kiến Tây Âu; yêu cầu HS giải thích khái niệm thế nào là lãnh địa? Các giai cấp trong xã hội phong kiến Tây Âu và địa vị của từng giai cấp trong xã hội? Nguyên nhân sự ra đời và vai trò của thành thị trung đại?
5. Dặn dò: 
- Học bài, đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Bài tập: Lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chế độ phong kiến phương Đông với Tây Âu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_10_bai_10_thoi_ky_hinh_thanh_va_phat.doc