Giáo án môn Ngữ văn Khối 6 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Ngữ văn Khối 6 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự việc được kể trong bài văn kể chuyện đời thường; Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể .

- Nhận diện được đề văn . ; biết tìm ý, lập dàn bài cho đề văn kể chuyện đời thường.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý (lựa chọn chi tiết, xây dựng nhân vật), kĩ năng lập dàn ý, dùng từ – viết câu – dựng đoạn, thực hành làm bài văn kể chuyện đời thường.

3. Thái độ

- GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập. Biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, giữa văn học và đời sống.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.

- Năng lực sáng tạo: sáng tạo trong việc sử dụng từ vựng tiếng Việt trong các tình huống khác nhau.

- Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa.

- Giáo dục đạo đức: : Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- GV: Bài soạn, tài liệu một số bài mẫu.

- HS : Chuẩn bị bài tập thực hành, xây dựng dàn ý, tập viết bài đề số 1 – 3 Sgk.

C. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp thực hành có hướng dẫn, thuyết trình, gợi mở.

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện và lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu.

 

doc 15 trang tuelam477 3090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Khối 6 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 25/10/2019
 Tuần12 - Tiết 45
Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Qua tiết trả bài các em được củng cố thêm về văn tự sự: chủ đề, cách làm một bài văn tự sự, thứ tự kể, ngôi kể... các yêu cầu đối với sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý (lựa chọn chi tiết, xây dựng nhân vật), kĩ năng lập dàn ý, dùng từ – viết câu – dựng đoạn ...
2. Kỹ năng
- Củng cố kỹ năng đã học về văn tự sự: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý...; kĩ năng dùng từ viết câu...
3. Tư duy:
- Học sinh phát triển tư duy phân tích và tổng hợp; tư duy ngôn ngữ
4. Định hướng phát triển năng lực
- Tự nhận thức và xác định giá trị: Nhận thức được mức độ kiến thức của bản thân thông qua kết quả bài làm, qua nhận xét của giáo viên. Đánh giá đúng giá trị của bài văn.
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ ý tưởng cảm nhận của bản thân khi nhận xét bài của bạn trong lớp.
5. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tự sữa chữa những lỗi về diễn đạt về chính tả và câu chữ, 
- Tích hợp kĩ năng sống: tự nhận thức,thể hiện sự tự tin, hợp tác,giaỉ quyết vấn đề,giao tiếp; Tự nhận thức; Lắng nghe tích cực; Hợp tác; Ra quyết định; 
- Tích hợp đạo đức: giáo dục các giá trị sống hòa bình, trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác,...
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- GV:+ Đồ dùng: Bài văn chất lượng nhất của HS
 + Tài liệu: GV chấm bài, chữa bài. 
 + Phần mềm M.Map 7.0, P.Point
- HS : Ôn lại quá trình tạo lập văn bản
C. PHƯƠNG PHÁP/ KT DẠY HỌC: 
- Phương pháp thuyết trình: Nhận xét đánh giá, luyện tập thực hành chữa lỗi.
- KT động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút ...
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY VÀ GIÁO DỤC 
1. Ổn định tổ chức (1’)
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Vắng
6A2
44
6A3
43
2. Kiểm tra: 
* Gv cho hs nhắc lại kiến thức đã học về thể loại tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự ( HĐ trải nghiệm)
 - Chủ đề: là vấn đề chủ yếu, là ý chính thể hiện trong văn bản...(ca ngợi hay phê phán.)
+ Chủ đề thể hiện trực tiếp qua câu văn ... qua ngôn ngữ, qua hành động của nhân vật ...
- Dàn bài: 3 phần.
+ MB: Giải thích chung về nhân vật và sự việc..
+ TB: Kể diễn biến sự việc ...
+ KB: Kết thúc sự việc ....
=> Trong 3 phần, phần đầu và cuối thường ngắn gọn, phần thân bài dài hơn, chi tiết hơn. 
- Lời văn ...
+ Khi kể người ... thường giới thiệu tên họ, lai lịch, qhệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật 
+ Khi kể sự việc: Hoạt động của nhân vật được kể theo thứ tự từ trước -> sau, sự việc này -> kia. Khi kể việc: kể các hành động việc làm, kết quả, và sự đổi thay do các hoạt động ấy đem lại.
- Ngôi kể: là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
+ Ngôi kể thứ ba, người kể có thể linh hoạt kể tự do những gì diễn ra với nhân vật -> Tính khách quan.
+ Ngôi kể thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình biết và đã trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình -> Tính chủ quan.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
G
Side 1 (S1) Đề của PGD Uông Bí
I. Tái hiện đề - Tìm hiểu đề - Lập ý
1. Đề bài: tiết 35-36
H
Trả lời các câu hỏi 1 – 4( Phần Đọc – Hiều)- Trắc nghiệm
2. Đáp án: 
- Công bố đáp án câu 1 - 4 (phần trắc nghiệm)
G
Chiếu S2
?
Câu 5,6: phần tập làm văn: yêu cầu gì về kĩ năng
- Công bố đáp án câu 5.6
Yêu cầu về kĩ năng
G
Chiếu S3
?
Phần mở bài, thân bài, kết bài em làm ntn?
Yêu cầu về kiến thức
H
Trả lời
G
công bố đáp án câu 1- phần Tập làm văn
?
Có em nào bổ sung ý kiến khác
?
Câu 2- Phần Tập làm văn cần trình bày ntn?
G
Nêu biểu điểm như tiết 35,36
3. Biểu điểm:
?
? Xác định yêu cầu của đề:
- Kiểu bài: Tự sự.
- Đối tượng cần kể
? Với đề bài này em sẽ kể theo ngôi kể nào? thứ tự kể ra sao?
- Ngôi thứ nhất: xưng tôi, xưng em. 
- Thứ tự kể: kể ngược + kể xuôi. 
? Tìm ý cho bài viết, em cần xác định những yếu tố nào.
- Sự việc chính; Thời gian, địa điểm; Nhân vật tham gia câu chuyện; Chủ đề câu chuyện (Mục đích em kể chuyện nhằm nhắn gửi ý nghĩa gì?)
- Chuỗi sự việc cần kể:
+ Sự việc bắt đầu là gì.
+ Sự việc tiếp theo.
+ Sự việc phát triển.
+ Kết thúc sự việc.
GV công bố đáp án biểu điểm
II. Nhận xét, đánh giá chung 
G
Nhận xét chung 
1. Ưu điểm:
- Đối với câu hỏi nhận biết, nhìn chung các em nắm được yêu cầu của đề, biết cách làm bài, kiến thức tương đối chính xác. Đạt 70%.
- Đối với câu hỏi thông hiểu HS đã biết thay đổi ngôi kể và hiểu rõ tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong đoạn văn.
- Một số bài làm sạch sẽ, diễn đạt lưu loát.
- Một số em biết cách xây đựng đoạn văn, bài văn kể chuyện, thể hiện được những cảm xúc riêng có tính nhân văn.
2. Nhược điểm:
- Một số hs chưa đọc kĩ yêu cầu của đề: Xác định nhầm thứ tự kể trong đoạn văn 
- Câu 2: nhiều em không chỉ ra được tác dụng của việc thay đổi ngôi kể, nói lan man:
- Câu 1- Phần Tập làm văn: 
+ Nhiều em không bám sát đề nên phần mở bài chưa đạt yêu 
+ Nhiều em chưa biết lựa chọn sự việc, chuyện kể lan man, không ấn tượng hoặc xây dựng sự việc rất gò ép, không nổi bật ý nghĩa.
+ Bài viết thiếu yếu tố biểu cảm, chưa phát huy được vai trò của ngôi kể 1 (kể tâm trạng, suy nghĩ của mình trước sự việc)
+ Chưa biết viết lời thoại
+ Trình bày bẩn, không khoa học, không để lề, chữ xấu, cẩu thả, sai chính tả nhiều. 
+ Diễn đạt: lủng củng, lặp từ, dùng từ không chuẩn, câu thiếu CN, không rõ nghĩa, dấu chấm câu sai.
G
Sử dụng lỗi trong bài của HS
Chiếu slide 3
III. Chữa lỗi:
 1. Lỗi chính tả: 
Từ sai
Từ sửa đúng
?
Chỉ ra những từ sai và chữa?
H
Đứng tại chỗ/ lên bảng sửa
G
Sử dụng lỗi trong bài của HS
Chiếu slide 4
 2. Lỗi dùng từ: 
Từ sai
Từ sửa đúng
?
Sử dụng lỗi trong bài của HS
Chiếu slide 5
Câu sai ở chỗ nào? Chữa lại cho đúng?
3. Lỗi câu, lỗi diễn đạt: 
Câu sai
Câu sửa đúng
?
Sử dụng lỗi trong bài của HS
Chiếu slide 6
Câu sai kiến thức ở chỗ nào? Chữa lại cho đúng?
3. Lỗi kiến thức: 
Kiến thức sai
Kiến thức đúng
 Lỗi sai
1. Chính tả
Phường quang trung, bạn lan, sơ sác, câu truyện, ông lói...
2. lỗi dùng từ:
- Anh ấy quát tướng lên
- Bà biếu em một cái khăn rất đẹp.
3. Lỗi viết câu
Như mọi hôm.
Cậu học sinh ấy.
4. Lỗi diễn đạt.
( HS đọc, sủa lỗi)
 Sửa lỗi
Phường Quang Trung, bạn Lan, xơ xác, câu chuyện, ông nói...
- Anh ấy quát to.
- Bà cho em một chiếc khăn rất đẹp.
Như mọi hôm, bạn ấy vẫn đến trường đúng giờ.
Cậu học sinh ấy rất chăm ngoan.
G
- Lựa chon đoạn văn, bài văn hay
IV. Đọc và bình đoạn văn, bài văn hay.
V. Trả bài, giải quyết thắc mắc, thống kê, phân loại kết quả.
Lớp
Sĩ số
>=9
>=8và<9
>=7 và <8
> =6 và <7
>=5và<6
>=3,5 và <5
<3,5
0
6a1
48
0
0
6a2
47
0
0
 4. Củng cố:? Nêu các yếu tố cơ bản của bài văn tự sự. 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Ôn lại các kiến thức về văn tự sự. Hoàn thành việc chữa lỗi trong bài viết của cá nhân. Yêu cầu làm lại bài đối với bài có điểm dưới 5.
- Chuẩn bị bài mới: Lập dàn ý và viết phần mở bài đề bài số 1,3 tiết “Luyện tập xây dựng bài văn tự sự: kể chuyện đời thường”. 
? Đọc các đề bài trong SGK/119. 
? Các đề bài trên có phải là đề kể chuyện đời thường không? Vì sao. 
? Xác định phạm vi, yêu cầu của các đề (Đề nào kể người, đề nào kể việc? đề nào vừa kể người vừa kể sự việc?)
? Em có nhận xét gì về đề bài kể chuyện đời thường. 
E. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 29/10/2019
Tuần 12- Tiết: 46, 47
 Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN VĂN TỰ SỰ
KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường: Nhân vật và sự việc được kể trong bài văn kể chuyện đời thường; Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể .
- Nhận diện được đề văn ... ; biết tìm ý, lập dàn bài cho đề văn kể chuyện đời thường. 
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý (lựa chọn chi tiết, xây dựng nhân vật), kĩ năng lập dàn ý, dùng từ – viết câu – dựng đoạn, thực hành làm bài văn kể chuyện đời thường. 
3. Thái độ
- GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập. Biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, giữa văn học và đời sống. 
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.
- Năng lực sáng tạo: sáng tạo trong việc sử dụng từ vựng tiếng Việt trong các tình huống khác nhau.
- Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa. 
- Giáo dục đạo đức: : Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: Bài soạn, tài liệu một số bài mẫu.
- HS : Chuẩn bị bài tập thực hành, xây dựng dàn ý, tập viết bài đề số 1 – 3 Sgk.
C. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp thực hành có hướng dẫn, thuyết trình, gợi mở...
- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện và lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
6A1
	44
6A4
 46
2. Kiểm tra bài cũ
* Gv cho hs đứng tại chỗ nhắc lại kiến thức đã học về thể loại tự sự: chủ đề, sự việc, nhân vật trong văn tự sự.
 - Chủ đề: là vấn đề chủ yếu, là ý chính thể hiện trong văn bản ... (ca ngợi hay phê phán). Chủ đề thể hiện trực tiếp qua câu văn qua ngôn ngữ, qua hành động của nhân vật.
- Sự việc trong văn tự sự: Sự việc phải cụ thể diễn ra trong thời gian không gian cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện ...
- Nhân vật trong văn tự sự: giới thiệu tên họ, lai lịch, qhệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật ... Hoạt động của nhân vật được kể theo thứ tự từ trước -> sau, sự việc này -> kia. Khi kể việc: kể các hành động việc làm, kết quả, và sự đổi thay do các hoạt động ấy đem lại.
3. Bài mới 
? Em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường? 
- K/C trong phạm vi đời sống hàng ngày. Đó là những chuyện xảy ra xung quanh mình, trong nhà mình, trong làng xóm, trường học, trong cuộc sống em đã gặp, đã chứng kiến, đã trải qua. 
? Em hãy kể ngắn gọn 1 câu chuyện mà em đã chứng kiến? 
HS tự bộc lộ
GV dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn cách xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: 
 Tìm hiểu đề bài văn kể chuyện đời thường 
? Đọc các đề bài trong SGK/119. 
? Các đề bài trên có phải là đề kể chuyện đời thường không? Vì sao. 
- Đó là các đề bài kể chuyện đời thường vì: các đề bài đều y/c kể về s/v, con người diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh ta. 
? Xác định phạm vi, yêu cầu của các đề (Đề nào kể người, đề nào kể việc? đề nào vừa kể người vừa kể sự việc?)
? Em có nhận xét gì về đề bài kể chuyện đời thường (Phong phú, đa dạng như cuộc sống) 
? Nhân vật và s/v trong kể chuyện đời thường cần đảm bảo yêu cầu gì. 
- Tính chân thực: Người kể có thể tưởng tượng, hư cấu song không làm thay đổi diện mạo, tính chất đời thường để biến thành chuyện thần kỳ. 
- Tính lô gíc (hợp lí) ...
? Mỗi hs tìm 1-2 đề bài kể chuyện đời thường.
GV gọi 1 - 2 hs đọc đề bài của mình, GV uốn nắn, chỉnh sửa. 
I/ Đề bài văn kể chuyện đời thường
* Ngữ liệu (SGK/119)
- Các đề bài kể chuyện đời thường. 
 - Nội dung: 
+ Kể người: c, e, g
+ Kể việc: a, b
+ Kể người + việc: d, đ
- Yêu cầu đối với bài văn kể chuyện đời thường.
+ Nhân vật cần chân thực, không bịa đặt.
+ Sự việc chi tiết được lựa chọn phải tập trung cho một chủ đề nào đó, tránh kể tuỳ tiện, rời rạc.
Hoạt động 2: 
 Cách làm một đề văn kể chuyện đời thường.
? Đọc mục 2 SGK Tr119 – 120. 
? Khi làm bài văn kể chuyện đời thường ta cần thực hiện mấy bước, đó là những bước nào ( HĐ trải nghiệm)
? Đọc phần tìm hiểu đề và cho biết khi tìm hiểu đề bài văn kể chuyện đời thường cần làm gì. 
? Kể về ông (bà) cần kể những nội dung nào.. 
- Kể s/v thể hiện được tính tình, phong cách của ông, biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng của em. 
- Giáo dục đạo đức: : Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân
- Tình cảm của em đối với ông bà ?
II/ Cách làm một đề văn kể chuyện đời thường. 
* Phân tích ngữ liệu: 
Đề bài: Kể chuyện về ông (bà) của em. 
1. Tìm hiểu đề: 
- Thể loại: tự sự - k/c đời thường người thật, việc thật (ông, bà). 
- Yêu cầu: 
+ Đối tượng: Ông, bà.
+ Nội dung: kể hình dáng, tính tình, sở thích, hành động ngôn ngữ, tình cảm và các mối quan hệ của ông (bà) với 
con cháu, với mọi người ...
- Phạm vi kiến thức:
? Đọc phần: “Phương hướng làm bài”.
? Theo em đây là bước nào trong các bước làm bài tự sự. - Tìm ý. 
? Trong bài, em sẽ kể những chi tiết sự việc gì về ông, bà.
- Giới thiệu về ông, việc làm, tính nết, tình cảm của ông đối với em và với mọi người. -> Các s/v phải lựa chọn để thể hiện tập trung một chủ đề nào đó. 
? Vậy chủ đề của bài viết là gì.(Ca ngợi ai? Cái gì?Ca ngợi điều gì?)
- Ca ngợi ông yêu hoa thương cháu -> Chủ đề cần được xác định trước tiên – sau đó lựa chọn sự việc hướng vào chủ đề ...
? Chọn ngôi kể nào? Thứ tự kể. 
- Kể theo ngôi thứ (1): tôi, em
- Thứ tự: kể xuôi, kể ngược. 
? Đọc phần dàn bài. 
? Dàn bài của bài văn k/c đời thường có mấy phần nội dung của từng phần. 
- H/s đọc dàn bài của đề số 2. 
- G/v hỏi khái quát về dàn bài của 1 bài văn tự sự kể chuyện đời thường. 
? Đọc bài viết tham khảo. 
? Bài làm có sát với đề không ? Các s/v nêu lên có xung quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không ? Thể hiện ở chi tiết nào. 
- Hs trả lời, g/v uốn nắn, chuẩn xác. 
Bài làm sát với đề, s/v tập trung thể hiện chủ đề người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu. 
? Cách mở bài đã giới thiệu ông ntn ? Giới thiệu như vậy đã cụ thể chưa? Cách kết bài có hợp lý không. 
- Giới thiệu ông cụ thể: về hưu, tuổi cao, tóc bạc, rất hiền. 
- Cách kết bài hợp lý thể hiện tình cảm của người viết đối với người ông đáng kính. 
? Kể chuyện về một nhân vật đời thường cần chú ý đạt được những gì?
- Kể được đặc điểm của n/v, hợp với lứa tuổi, có tính cách, sở thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa. 
? Làm một bài văn kể chuyện đời thường gồm những bước nào. (5 bước). 
2. Phương hướng làm bài (Lập ý - Tìm ý cho bài viết) 
- Xác định chủ đề ..., ngôi kể ..., thứ tự kể...
- Lựa chọn sự việc hướng vào chủ đề ...
Giới thiệu về ông, việc làm, tính nết, tình cảm của ông đối với em và với mọi người. 
3. Dàn bài
- MB: g/thiệu chung về người(việc) được kể. 
- TB: Kể lần lượt các s/v theo các chủ đề định kể. 
- KB: Suy nghĩ, t/c về người (việc) được kể. 
4. Viết bài
- Bài viết bám sát yêu cầu của đề. 
5. Đọc lại bài, kiểm tra và sửa lỗi
* Các bước xây dựng một bài văn kể chuyện đời thường.
- Tìm hiểu đề.
- Tìm ý: chọn ngôi kể, thứ tự kể, lựa chọn sự việc sẽ kể ...
- Lập dàn ý.
- Chọn lời văn kể chuyện phù hợp, viết thành bài.
- Phát hiện và sửa lỗi ...
Hoạt động 3: Luyện tập.
( HĐ trải nghiệm, sáng tạo)
- GV yêu cầu hs thực hiện các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
- HS phát biểu – GV chốt KT.
- Yêu cầu nội dung (Đối tượng kể): Một kỉ niệm đáng nhớ - Một sự việc đã diễn ra trong quá khứ (vừa mới diễn ra, hoặc đã lâu); đặc biệt để lại ấn tượng sâu sắc; có ảnh hưởng tốt đến tư tưởng tình cảm, suy nghĩ của em; có ý nghĩa giáo dục ..
* Lập dàn ý: HS làm ở nhà.
III/ LUYỆN TẬP 
 Đề 1: Kể một kỉ niệm đáng nhớ.
1, Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Tự sự (Kể chuyện)
- Yêu cầu nội dung (Đối tượng kể): Một kỉ niệm đáng nhớ.
2, Tìm ý:
- Việc gì:
- Thời gian:
- Địa điểm:
- Nhân vật tham gia:
- Chủ đề câu chuyện:
- Sự việc mở đầu ... tiếp diễn ... phát triển ... kết thúc....
4. Củng cố: Nêu các bước làm một bài văn tự sự kể chuyện đời thường ? 
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ: Ôn tập về văn tự sự - kể chuyện đời thường.
- Chuẩn bị bài mới: Thực hiện đề 1, đề 3 SGK 
 (Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý chi tiết) 
E/ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 1 / 11 /2019
Tuần 12- Tiết: 48
 VĂN BẢN: TREO BIỂN
(Truyện cười)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu biết bước đầu về truyện cười: khái niệm, thể loại truyện cười; đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện. 
- Hiểu và cảm nhận được nội dung ý nghĩa truyện “Treo biển”. 
- Nắm được một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện: cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác. 
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản truyện cười.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện. Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ
- Nhận rõ và biết phê phán một số thói hư tật xấu trong cuộc sống: sự ba phải, không có chính kiến của anh chủ nhà hàng.
* Các nội dung tích hợp:
- GD kĩ năng sống:
+ Năng lực tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết lắng nghe và học hái trong cuộc sống.
+ Năng lực giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực: Tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, chứ không nên thụ động ba phải.
- GDĐĐ: các phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, có trách nhiệm với bản thân. 
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; bảng phụ, máy chiếu...
- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, sắm vai,...
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, trình bày một phút,...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức
Ngày giảng
Lớp
 Sĩ số
6A1
44
6A4
46
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?
* Yêu cầu: 
Bài học rút ra từ “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là: sự đoàn kết, nương tựa, gắn bó nhau trong một tập thể để cùng tồn tại, phải biết hợp tác, tôn trọng nhau trong tập thể. 
3. Bài mới
GV giới thiệu: Tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người. Trong rừng cười dân gian Việt Nam có đủ cung bậc khác nhau. Có tiếng cười hóm hỉnh, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc để mua vui. Có tiếng cười sâu cay, châm biếm để phê phán những thói hư, tật xấu và để đả kích kẻ thù. 
Trong tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một trong những truyện như thế: Truyện Treo biển
* HS đóng tiểu phẩm đã chuẩn bị (tổ 1) – HĐ trải nghệm sáng tạo
Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả - Tác phẩm
? “Treo biển” thuộc thể loại truyện dân gian nào?
H: - Truyện cười
? Em hiểu thế nào là truyện cười?
 - Là loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, trong hành vi của người đời nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xó hội .
- Truyện cười có 2 loại:
 + Mua vui ( khôi hài) 
+ Phê phán (châm biếm đả kích thói hư tật xấu) -> GV yêu cầu hs lấy bút chì gạch chân các cụm từ sau vào SGK: Hiện tượng đáng cười, tiếng cười. 
? Em hiểu hiện tượng đáng cười là những hiện
 tượng ntn? Cái cười là do yếu tố nào gây ra?
- Hiện tượng đáng cười là những h/t có tính chất lố bịch, trái tự nhiên, trái lẽ thường thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người đó. 
- Cái cười là do h/t đáng cười gây nên và do ta phát hiện ra hiện tượng ấy. 
* GV: Để có cái cười cần có điều kiện khách quan (có hiện tượng đáng cời) và đ/k chủ quan (người đọc, người nghe phải phát hiện ra hiện tượng cười ấy để cười). 
? Kết cấu của truyện cười có đặc điểm gì? (Dung lượng của truyện cười ntn?)
Truyện cười thường ngắn.
I. Giới thiệu chung
* Thể loại truyện cười (SGK/124)
- Nội dung: kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, trong hành vi của ngời đời ...
- Mục đích: tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội ...
- Truyện cười có 2 loại:
+ Mua vui (khôi hài)
+ Phê phán (châm biếm đả kích ...)
* Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản
(HĐ trải nghiệm)
* GV: Khi đọc truyện cười chúng ta cần đọc to, râ, mạch lạc, nhấn mạnh những chi tiết hài hước gây cười. 
- GV: Đọc mẫu: Từ “ở đây có bán cá tươi”. 
- H: đọc tiếp đến hết – hs khác đọc lại truyện.
- GV: Nhận xét cách đọc của hs. 
? Kể tóm tắt lại truyện?
? Em hiểu thế nào là “bắt bẻ”? Từ đó được giải nghĩa bằng cách nào?
- .... Đưa ra từ đồng nghĩa .... 
? Truyện có những sự việc chính nào? Dựa vào các sự việc ấy em hãy nêu bố cục của văn bản?
(1) Nhà hàng treo biển. (Mở truyện)
(2) Những góp ý về tấm biển .(Diễn biến truyện)
(3) Nhà hàng cất biển. ( Kết truyện)
? “Treo biển” có phải là một văn bản tự sự không? Vsao?
- Là văn bản tự sự vì trình bày một chuỗi các s/v dẫn đến một ý nghĩa. 
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc, kể – Tìm hiểu chú thích
2. Bố cục: 3 phần
? Phần mở đầu truyện giới thiệu với chúng ta điều gì?
 Nhà hàng treo biển: Ở đây có bán cá tươi.
? Việc treo biển của nhà hàng nhằm mục đích gì?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt
? Nội dung tấm biển có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt
? Theo em có thể thêm, bớt thông tin nào ở trên tấm biển đó không ? Vì sao?
Không nên. Vì tấm biển đó đảm bảo thông tin cần thiết cho người mua. (Tích hợp thực tế việc kinh doanh mua bán, và quảng cáo sản phẩm hiện nay)
? Nếu sự việc chỉ có vậy đó thành truyện cười chưa? Vì sao?
Chưa. Vì chưa xuất hiện yếu tố không bình thường để có thể gây cười) => GV: Để tìm hiểu yếu tố không bình thường đó ta tìm hiểu tiếp diễn biến truyện. 
3. Phân tích
3.1. Nhà hàng treo biển
- Mục đích: quảng cáo sản phẩm, để bán được nhiều. 
- Nội dung tấm biển gồm 4 yếu tố:
+ Ở đây: thông báo địa điểm cửa hàng
+ Có bán: thông báo hoạt động của nhà hàng.
+ Cá: thông báo mặt hàng. 
+ Tươi: thông báo chất lượng mặt hàng. 
-> Đảm bảo nội dung thông báo. 
? Trước tấm biển đề ở cửa hàng có mấy người góp ý?
4 ý kiến
? Họ góp ý về những khía cạnh nào của tấm biển?
Thứ nhất: góp ý chữ “tươi”. 
Thứ hai: góp ý chữ “ở đây”. 
Thứ ba: góp ý chữ “có bán”. 
Thứ tư: góp ý chữ “cá”. 
? Em có nhận xét gì về thái độ, lý lẽ của những người góp ý?
- Thái độ: tự tin, chất vấn, tỏ ra rất am hiểu. 
- Lý lẽ: Thoạt nghe có lý song không đúng vì mỗi người góp ý đều không nghĩ đến chức năng, nhiệm vô của từng yếu tố và mối quan hệ của nó với các yếu tố khác. Mỗi người đều lấy sự hiện diện của mình ở cửa hàng và cách cảm nhận trực tiếp mặt hàng thay cho việc thông báo gián tiếp vốn là chức năng của ngôn ngữ. 
=> Bốn lời góp ý, tuy có khác nhau về nội dung nhưng đều giống nhau ở cách nhìn, chỉ quan tâm tới một số thành phần của tấm biển mà không chú ý đến các thành phần khác -> các ý kiến phiến diện, chủ quan. 
? Thái độ và việc làm của chủ cửa hàng trước những lời góp ý đó?
- Thái độ: đồng tình làm theo. 
- Việc làm: lần lượt bỏ các chữ trên biển đi. 
GDĐĐ: các phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, có trách nhiệm với bản thân. 
Nếu em là chủ của hàng ,em sẽ ứng xử như thế nào trước những lời góp ý đó?
3.2 Các ý kiến góp ý về cái biển
- Có 4 ý kiến: 
-> các ý kiến phiến diện, chủ quan. 
- Chủ hàng nghe theo một cách vô điều kiện, lần lượt bỏ các chữ trên biển đi. 
? Truyện cười kết thúc ntn?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt 
? Đọc truyện này những chi tiết nào làm em cười?
HS tự bộc lộ
? Khi nào cái cười được bộc lộ rõ nhất ? Vì sao? 
- Mỗi lần có người góp ý là nhà hàng không cần suy nghĩ “nghe nói, bỏ ngay”: người ta đều cười. Cười vì sự ba phải và đặc biệt cười vì sự không hiểu biết về những điều viết trên biển cũng như mục đích của việc treo biển của chủ cửa hàng. 
- Cái cười bộc lộ rõ nhất, to nhất ở cuối truyện (đây cũng là đặc điểm của tr/cười: để tiếng cười vang lên to nhất, thâm trầm nhất chỗ kết thúc). 3 lần nghe góp ý đầu tiên chủ cửa hàng đó lần lượt bỏ đi: địa điểm, hoạt động và chất lượng mặt hàng. Khi trên biển chỉ còn trơ trọi chữ “cá” - mặt hàng cần bán của nhà hàng, không chỉ chủ cửa hàng mà chính người đọc, người nghe cũng tưởng rằng chẳng còn gì để góp ý nữa. Nhưng thật bất ngờ vì người láng giềng của chủ cửa hàng vẫn có lý lẽ để khiến chủ cửa hàng hạ nốt chữ “cá” xuống đồng nghĩa với sự hạ biển. Tiếng 
cười lúc này vang lên to nhất. Ta cười vì từng góp ý nghe ra có vẻ có lý nhưng cứ theo đó mà hành động thì kết quả lại thành ra phi lý: Treo biển thành hạ biển. Ta cười to vì người nghe góp ý không biết suy xét, hoàn toàn mất hết chủ kiến. 
? Em nhận xét gì về tính cách của chủ cửa hàng?
- Ba phải, không có chủ kiến. 
? Nếu em là chủ cửa hàng em sẽ xử lý những tình huống góp ý của khách hàng ntn?( HĐ trải nghiệm)
Lắng nghe, cám ơn nhưng cuối cùng vẫn để nguyên tấm biển đó vì nó đó đầy đủ thông tin cần thiết, hoặc thay đổi vài từ ngữ nào đó để phù hợp hơn ... 
* GV tích hợp thực tế ....và gd đạo đức
3.3. Nhà hàng cất biển
- Chủ cửa hàng hạ tấm biển xuống
-> Kết thúc bất ngờ, gây cười
* Hoạt động 3: Tổng kết văn bản về ND, Ý nghĩa, NT.
? Nêu ý nghĩa của truyện?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt
? Khái quát những nghệ thuật đặc sắc của truyện?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt
Hs đọc ghi nhớ SGK/125
4. Tổng kết
a. Nội dung, ý nghĩa
- Phê phán những người hành động không có chủ kiến, chủ định. 
- Bài học: Cần tiếp thu ý kiến của người khác một cách có chọn lọc.
b. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí và cách giải quyết một chiều ...
- Sử dụng những yếu tố gây cười.
- Kết thúc truyện bất ngờ...
c. Ghi nhớ: SGK- Tr125
? Tìm thành ngữ tương ứng với nội dung của truyện? (thảo luận nhóm bàn 2p)
Mười rằm cũng ừ, mười tư cũng gật...
III. Luyện tập
4. Củng cố: Máy chiếu
1. Truyện cười là truyện ntn? 
2. Bài học nào sau đây đúng với truyện “Treo biển”? 
	A. Phải tự chủ trong cuộc sống. 
	B. Nên nghe theo nhiều người góp ý. 
	C. Chỉ làm theo lời khuyên đầu tiên. 
 D. Không nên nghe ai. ( Đáp án A)
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ: Nhớ định nghĩa truyện cười. Học thuộc ghi nhớ, kể lại diễn cảm truyện “Treo biển”, Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình sau khi học xong truyện “Treo biển”
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài đọc thêm: “ Lợn cưới , áo mới”
+ Tổ 2: đóng tiểu phẩm ( phân công vai diễn, tập lời thoại)
+ Truyện có những nhân vật nào ? Họ giống nhau ở điểm gì?
+ Tác giả dân gian đó dùng NT gì để nêu bật tính khoe của của 2 nhân vật.
+ Từ truyện “Lợn cưới áo mới” em rút ra bài học gì đối với hs chúng ta. 
E. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_khoi_6_tuan_12_nam_hoc_2019_2020.doc