Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 10

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 10

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.

- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.

- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông-một nét đẹp văn hoá của người Việt.

2/ Kĩ năng

- Đọc- hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.

- Nhận ra những sụ việc chính trong truyện.

3/ Thái độ :

- Bồi dưỡng tinh thần yêu lao động cho học sinh.

4. Năng lực:

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.

 

doc 66 trang haiyen789 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
Ngày dạy.
Bài 1 -Tiết 1: 
Đọc thêm văn bản: CON RỒNG, CHÁU TIÊN (Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính của truỵên.
- Nhận ra một số chi tiêt tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc.
4. Năng lực:
- Phát triển năng lực đọc- hiếu văn bản, năng lực cảm thụ văn học, năng lực 
hợp tác, năng lực ngôn ngữ để HS nắm được một số nét về văn bản dg.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số hình ảnh tiêu biểu của tác phẩm.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
- Dự án tìm hiểu về tác giả, văn bản
- Đọc tài liệu về nhà văn Tô Hoài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học nghiên cứu tình huống.
- Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học dự án
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kỹ thuật “khăn trải bàn”
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm
- Đóng vai
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
	2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS văn bản.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
GV: Cho HS nghe bài hát: Tự hào VN
Cảm xúc của em khi nghe bài hát.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
- Dự kiến sản phẩm: Tự hào, xúc động về nguồn gốc cao quý của người VN.
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Chốt: Nhắc đến giống nòi mỗi người Việt Nam của mình đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến rừng núi lại cùng có chung một nguồn gốc như vậy. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó.
Hoạt động của GV- HS
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, văn bản.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về thể loại truyền thuyết.
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày sp.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm 
+ Truyền thuyết:
- Truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật LS.
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả	
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt, bs: Tuy vậy truyền thuyết không phải là lịch sử bởi đây là truyện, là tác phẩm nghệ thuật dân gian. Cơ sở lịch sử, cốt lõi lịch sử trong các truyền thuyết chỉ là cái nền cho tác phẩm.
? Đề xuất cách đọc văn bản?
Hoạt động nhóm cặp đôi
1.GV chuyển giao nhiệm vụ: 
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Kể những sự việc chính trong văn bản. Theo em, sv nào là quan trọng nhất?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Hđ nhóm cặp đôi, thống nhất ý kiến.
- GV: Quan sát, hỗ trợ
- Dự kiến sản phẩm:
Bố cục: 3 phần
a. Từ đầu đến...Long Trang Þ Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ
b. Tiếp...lên đường Þ Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ rồi LLQ và Âu Cơ chia con
c. Còn lại Þ Giải thích nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên.
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt
? Hs kể lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của LLQ và AC, cuộc hôn nhân Tiên Rồng và nguồn gốc cao quý của người VN.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm bàn
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.
* Cách tiến hành: Thảo luận nhóm bàn
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
- HS đọc đoạn 1 và trả lời các câu hỏi:
? Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu qua những chi tiết nào? 
? Em thấy nguồn gốc xuất thân của họ có gì giống và khác nhau?
? Tại sao tác giả dân gian lại tưởng tượng LLQ có nguồn gốc từ nòi rồng, Âu Cơ dòng dõi tiên? Điều đó có ý nghĩa gì?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm:
+ Lạc Long Quân: Thần mình Rồng, sống dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
+ Âu Cơ: Xinh đẹp tuyệt trần, thường thích du ngoạn ở những vùng đất có nhiều hoa thơm, cỏ lạ.
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Gv nhận xét, khái quát: Việc tưởng tượng LLQ và Âu Cơ dòng dõi Tiên - Rồng mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi Rồng là 1 trong bốn con vật thuộc nhóm linh mà nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng. Còn nói đến Tiên là nói đến vẻ đẹp toàn mĩ không gì sánh được. Tưởng tượng LLQ nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên phải chăng tác giả dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quí và hơn thế nữa muốn thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi của dân tộc VN ta.
GV chuyển: 
Lạc Long Quân là vị thần tài - đức vẹn toàn, được mọi người yêu quý – Thế rồi vị thần tài - đức vẹn toàn ấy đã gặp được nàng tiên sinh đẹp, Âu Cơ - họ đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang. Muốn biết được cuộc hôn nhân Thần, Tiên này như thế nào, là vô cùng. Các em chuyển sang phần tiếp theo của văn bản.
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
- HS đọc đoạn 2 và trả lời các câu hỏi:
? Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kỳ lạ? Nhận xét gì về mối tình duyên kỳ lạ này?
? Việc kết duyên đã đem lại kết quả tốt đẹp gì?
? Chỉ ra chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và cho biết ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo ấy?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm:
+ Rồng ở biển cả, Tiên chốn non cao gặp nhau yêu nhau kết thành duyên vợ chồng-> sự kết tinh những gì đẹp đẽ nhất giữa con người với thiên nhiên sông núi.
+ Âu Cơ sinh nở kì lạ: Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô...-> thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: Tất cả mọi người VN chúng ta đều sinh Chi tiết lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn đề đẻ trứng. Tiên (chim) cũng để trứng ra từ trong cùng một bọc trứng (đồng bào) của mẹ Âu Cơ. DTVN chúng ta vốn khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển nhanh Þ nhấn mạnh sự gắn bó chặt chẽ, keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt.
? Em hãy quan sát bức tranh trong SGK và cho biết tranh minh hoạ cảnh gì?
? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Việc chia tay thể hiện ý nguyện gì?
? HS đọc câu cuối cùng của LLQ khi nói về việc chia con.
? Câu nói đó giúp em hiểu thêm gì về tình anh em, tình vợ chồng?
Đoàn kết – gắn bó – thủy chung.
Kỹ thuật trình bày một phút
?) Bằng sự hiểu biết của em về LS chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước, em thấy lời căn dặn của thần sau này có được con cháu thực hiện không?
* GVbs: LS mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó. Mỗi khi TQ bị lâm nguy, ND ta bất kể trẻ, già, trai, gái từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến miền rừng núi xa xôi đồng lòng kề vai sát cánh đứng dậy diết kẻ thù. Khi nhân dân một vùng gặp thiên tai địch hoạ, cả nước đều đau xót, nhường cơm xẻ áo, để giúp đỡ vượt qua hoạn nạn. và ngày nay, mỗi chúng ta ngồi đây cũng đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện lời căn dặn của Long Quân xưa kia bằng những việc làm thiết thực.
Hoạt động 3: Tổng kết
? Truyện hấp dẫn người đọc ở điều gì?
? Em, hãy tìm những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyện?
? Em hiểu thế nào là tưởng tượng, kỳ ảo?
- Những chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định. Trong truyện cổ dân gian thường găn với quan niệm tín ngưỡng của người xưa.
? Em hãy nói rõ vai trò của những chi tiết này trong truyện?
? Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” có ý nghĩa gì?
HS thảo luận nhóm.
GV: Các ý nghĩa ấy góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc.
Kiến thức chốt
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: nhân dân lao động 
( TGDG)
2. Văn bản
a. Thể loại: Truyền thuyết
* Khái niệm truyền thuyết:
- Truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật LS.
b. Đọc, chú thích, bố cục
- Đọc
- Chú thích
- Bố cục: 3 phần
a. Từ đầu đến...Long Trang Þ Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ
b. Tiếp...lên đường Þ Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ rồi LLQ và Âu Cơ chia con
c. Còn lại Þ Giải thích nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên.
d. Kể tóm tắt văn bản
II, Tìm hiểu truyện.
1. Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là “thần”, có nguồn gốc xuất thân đẹp đẽ, cao quý.
+ Lạc Long Quân nòi rồng con trai thần Long Nữ ngự trị biển cả.
+ Âu Cơ - dòng dõi Tiên trên núi cao.
- Lạc Long Quân có hình dáng và nếp sinh hoạt kỳ lạ, có tài năng và sức khỏe phi thường.
- Âu Cơ xinh đẹp, có phong cách sinh hoạt thanh cao, lịch lãm.
- LLQ có công lớn trong sự nghiệp mở nước: bảo vệ dân, giúp dân làm ăn, hình thành nếp sống văn hóa cho nhân dân.
2. Cuộc hôn nhân Thần - Tiên.
- Mối tình duyên kỳ lạ là sự kết tinh những gì đẹp đẽ nhất giữa con người với thiên nhiên sông núi.
- Âu Cơ sinh nở kì lạ:
+ Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Þ Chi tiết tưởng tượng sáng tạo diệu kì nhấn mạnh sự gắn bó keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt
- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con:
-> Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu phát triển của dt
-> Mâu thuẫn gia đình được giải quyết một cách thỏa đáng đầy tình nghĩa thủy chung.
- Con cháu Rồng – Tiên lập nước Văn Lang, dựng triều đại Hùng Vương bề thế, vững bền.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật.
- Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tg kỳ ảo làm tăng tính hấp dẫn của truyện, tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao của nhân vật, sự kiện, thần kỳ hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi.
2. Nội dung
- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, linh thiêng của cộng đồng người Việt.
- Biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của dtộc ta ở mọi miền.
* Ghi nhớ (SGK)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập.
* Nhiệm vụ: HS viết đv
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
 (Nguyễn Khoa Điềm - Mặt đường khát vọng)
Từ những vần thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ tình cảm của em đối với nguồn gốc nòi giống của mình. 
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
- GV hướng dẫn HS về nhà làm.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành: 
 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Tưởng tượng mình là một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết về ngồn gốc của con người VN.
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
 + Nghe yêu cầu.
 + Trình bày cá nhân
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Sưu tầm, tìm đọc những tác phẩm có nội dung tương tự.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.
Tuần 1- Bài 1- Tiết 2: 	
Đọc thêm văn bản
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông-một nét đẹp văn hoá của người Việt.
2/ Kĩ năng
- Đọc- hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
- Nhận ra những sụ việc chính trong truyện.
3/ Thái độ : 
- Bồi dưỡng tinh thần yêu lao động cho học sinh.
4. Năng lực: 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học 
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật khăn phủ bàn
D. Hoạt động vận dụng
- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
1. Mục tiêu: 
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
Em hiểu ý nghĩa của câu ca daonày ntn?
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh”
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: 
Hàng năm cứ mỗi khi tết đến, xuân về, nhân dân ta, con cháu của vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay gạo, giã gạo. gói bánh. quang cảnh ấy làm sống lại truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy".
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức chốt
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Giới thiệu về tác giả, văn bản
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, vb.
* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, văn bản?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- Dự kiến sản phẩm 
3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 
4. Đánh giá kết quả	
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: đọc mẫu – hướng dẫn HS đọc.
HS chú ý các phần chú thích SGK.
GV: trong 15 chú thích, có những từ cấu tạo một tiếng có những từ cấu tạo 2 tiếng, có từ thuần Việt, có từ Hán Việt – những từ và tiếng này chúng ta sẽ tìm hiểu ở các tiết học sau.
Thảo luận nhóm cặp đôi
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
? Văn bản có thể chia ra làm mấy đoạn?
? Nêu ý chính của mỗi đoạn?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- Dự kiến sản phẩm 
+ Đ1: Vua Hùng nêu ý định chọn người nối ngôi.
+ Đ2: Các con đua nhau làm lễ tế Tiên Vương.
+ Đ3: Vua Hùng chọn người nối ngôi.
3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả 
4. Đánh giá kết quả	
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
? Em hãy kể tóm tắt truyện
- Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho con nào làm vừa ý, nối chí nhà vua.
- Các ông lang đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh để dâng vua.
- Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng.
- Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vb.
* Mục tiêu: Giúp HS hoàn cảnh, ý định của vua Hùng khi chọn người nối ngôi.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm bàn
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
? Khi chọn người nối ngôi, nhà vua có ý định gì?
? Điều kiện và hình thức truyền ngôi có gì đổi mới và tiến bộ so với đương thời? Qua đây, em thấy vua Hùng là vị vua như thế nào?
? Em có đồng ý với cách lựa chọn của vua Hùng không? Vì sao?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm:
( Không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước: chỉ truyền cho con trưởng. Vua chú trọng tài chí hơn trưởng thứ. Đây là một vị vua anh minh)
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
 GV: Trong truyện dân gian giải đố là 1 trong những loại thử thách khó khăn đối với nhân vật. Đây cũng là một hình thức ta thường thấy trong nhiều truyện dân gian khác.
Thảo luận nhóm
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
? Để làm vừa ý vua, các ông Lang đã làm gì?
? Tại sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
? Thần đã giúp LL ntn ? 
? Em hãy miêu tả lại cách làm bánh của Lang Liêu?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm:
(Đem cái quí nhất của trời đất của ruộng đồng do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên Vương, dâng lên vua thì đúng là con người tài năng, thông minh, hiếu thảo).
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
HP :
 ? Vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật cho lang Liêu? Qua đó, em thấy LL là người ntn?
- Vì để LL tự bộc lộ trí tuệ, khả năng và giành được quyền kế vị cha là xứng đáng.
Hoạt động cá nhân
 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
? Kết quả ai được chọn là người nối ngôi? Em đánh giá ntn về sự lựa chọn của nhà vua ?
? Nêu ý nghĩa 2 loại bánh mà LL làm?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: đọc sgk, hđ cá nhân
- GV: Quan sát, lựa chọn hs trả lời.	
- Dự kiến sản phẩm:
+ LL được chọn 
+ SỰ lựa chọn của nhà vua hoàn toàn sáng suốt, công bằng-> ông vua tài trí, 
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 3: Tổng kết nội dung, nghệ thuật của vb
*Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
*Nhiệm vụ : HS thực hiện yêu cầu của GV
*Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? Khái quát đặc sắc về nôi dung, NT đoạn trích?
2.Thực hiện nhiệm vụ:
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
C. HỌAT ĐỘNG LUYỆN TẬP
*Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài
*Nhiệm vụ : HS suy nghĩ, trình bày 
*Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân 
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 Chỉ ra và phân tích một số chi tiết trong truyện mà em thích nhất.
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + HĐ cá nhân
Gợi ý: 
- Lang Liêu được thần báo mộng: đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn của truyện, nêu lên giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông, thể hiện cái đáng quí, cái đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra.
- Lời của vua nói về hai loại bánh: đây là cách "đọc", cách "thưởng thức" nhận xét về văn hoá. Những cái bình thường, giản dị song lại nhiều ý nghĩa sâu sắc đó cũng chính là ý nghiã tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh và phong tục làm bánh. 
- GV định hướng 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
*Nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, tìm câu trả lời
*Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
*Yêu cầu sản phẩm: 
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 Hiện nay, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ bị mai một. Em có suy nghĩ gì về tình trạng này?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
*Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
*Nhiệm vụ HS: Về nhà tìm hiểu 
*Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
*Yêu cầu sản phẩm: Hs ghi lại những nội dung cơ bản phần đọc thêm trong tác phẩm
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: 
 - Tìm đọc những tác phẩm nói về nét đẹp văn hóa VN.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà sưu tầm.
I.Giới thiệu chung:
1. Tác giả: TGDG
2. Văn bản
a. Thể loại: truyền thuyết về thời đại VH
b. Đọc, chú thích, bố cục
- Đọc
- Bố cục
+ Đ1: Vua Hùng nêu ý định chọn người nối ngôi.
+ Đ2: Các con đua nhau làm lễ tế Tiên Vương.
+ Đ3: Vua Hùng chọn người nối ngôi.
c. Kể tóm tắt
II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Việc vua Hùng chọn người nối ngôi.
- Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã dẹp yên, tuổi vua đã già, muốn cho dân được ấm no.
- Ý định: Là người nối được chí ta.
- Hình thức: điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố để thử tài.
2.Cuộc thi tài giữa các ông lang
- Các ông lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon.
- Lang Liêu được thần mách bảo -> làm ra hai loại bánh.
- Thần dành chỗ cho tài năng sáng tạo của Lang Liêu.
-> Tình yêu lao động, trí thông minh, tài tháo vát.
3. Kết quả cuộc thi
- Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi.
- Hai thứ bánh của Lang Liêu vừa có ý nghĩa thực tế: quý hạt gạo, trọng nghề nông ; vừa có ý nghĩa sâu xa: Đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.
- Hai thứ bánh hợp ý vua chứng tỏ tài đức của Lang Liêu có thể nối chí vua. 
III Tổng kết 
- Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền.
- Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.
- Đề cao nghề nông trồng lúa nước.
- Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất.
- Ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm. 
IV. Luyện tập
Tuần 1 - Bài 1 -Tiết 3
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Kỹ năng
- Nhận diện phân biệt được:
 	 + Từ và tiếng.
 	 + Từ đơn và từ phức.
 	 + Từ ghép và từ láy.
- Phân tích cấu tạo của từ.
3. Thái độ : 
- Tạo sự ham mê tìm hiểu từ Tiếng Việt cho học sinh.
4. Năng lực: Phát triển các năng lực như:
+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, 
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu, máy chiếu, phiếu học tập.
2. HS: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học 
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật khăn phủ bàn
D. Hoạt động vận dụng
- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động:
Tiến trình hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về từ và cấu tạo của từ TV.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
Cho biết câu thơ “Đồng chí” là 1 từ hay 2 từ? 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Là 1 từ( từ ghép)- 2 tiếng
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: Muốn biết đó là 2từ hay là 2 tiếng-> tìm hiểu trong bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu từ là gì
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được từ là gì
* Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
Hoạt động nhóm cặp đôi
1.GV chuyển giao nhiệm vụ: 
Treo bảng phụ đã viết VD
+ YC HS đọc vd?
+ Câu văn trên có bao nhiêu từ và bao nhiêu tiếng?
+ lập danh sách các từ và các tiếng. Nhận xét gì về số lượng từ và tiếng?
GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm cặp trong thời gian 5 phút.
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm:
+ 9 từ và 12 tiếng.
+ số lượng từ và tiếng : Không trùng nhau – có một số đơn vị vừa là từ, vừa là tiếng nằm trong cả hai danh sách. Song lại có từ gồm 2 tiếng
Thảo luận nhóm lớn.
1.GV chuyển giao nhiệm vụ: 
? Các đơn vị được gọi là từ và tiếng có gì khác nhau?
? Quan sát trong VD, tiếng nào dùng để cấu tạo từ ? Khi nào 1 tiếng được coi là một từ?
? Qua phần tìm hiểu trên, em hãy rút ra khái niệm thế nào là từ?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm:
+ Trồng+ trọt->
Chăn+ nuôi-> chăn nuôi
+ Khi tiếng ấy được dùng để tạo câu.
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
GV: Trong số các đơn vị dùng để đặt câu thì từ là đơn vị nhỏ nhất. Nhờ đặc điểm này mà ta có thể phân biệt được từ với đơn vị bậc trên nó là cụm từ.
? Lấy VD về từ và tiếng?
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ đơn và từ phức
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được đặc điểm từ đơn và từ phức.
* Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
Hoạt động nhóm cặp đôi
GV treo bảng phụ
1.GV chuyển giao nhiệm vụ: 
? Ở Tiểu học các em đã được học về từ đơn, từ phức, em hãy nhắc lại khái niệm về các từ trên?
? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, em hãy điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại?
? Dựa vào bảng phân loại, em hãy phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
 HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm
 GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
 Dự kiến sản phẩm:
- Cột từ đơn: từ, đấy, nước ta....
- Cột từ ghép: chăn nuôi
- Cột từ láy: trồng trọt
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
Hỏi phụ: 
? Theo dõi bảng phân loại, em hãy cho biết từ phức chia làm mấy loại?
? Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?
- Giống: cùng là từ phức.
- Khác:
GV: Trong tiếng Việt thì tiếng chính là đơn vị để tạo từ. Muốn viết được câu cho đúng, cho hay thì phải hiểu được từ.
? Hai từ phức trồng trọt, chăn nuôi có gì giống và khác nhau?
+ Giống: đều là từ phức (gồm hai tiếng)
+ Khác: Chăn nuôi: gồm hai tiếng có quan hệ về nghĩa.
HS: vẽ sơ đồ trên bảng. HS khác nhận xét bổ sung.
GV: chữa hoàn chỉnh.
HS đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: chốt lại kiến thức bài học
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
* Mục tiêu: HS xác định được từ ghép
* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, làm BT
* Phương thức thực hiện:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_6_tiet_1_den_10.doc