Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 133+134: Chương trình ngữ văn địa phương

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 133+134: Chương trình ngữ văn địa phương

I. Khái niệm:

Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể .

II. Một số truyện truyền thuyết tiêu biểu:

1. Truyền thuyết địa danh Khánh Hòa

Truyền thuyết địa danh Khánh Hòa nhằm ghi lại nguồn gốc lịch sử của những tên gọi các vùng đất như Truyền thuyết về vùng đất Đại Lãnh, Truyền thuyết về vùng đất Cam Ranh,

2. Truyền thuyết phổ hệ Khánh Hòa

 Truyền thuyết phổ hệ gồm những “truyện cổ dân gian về nguồn gốc của các thị tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã, thành thị, xưởng máy, và các tổ sư cùng những đại biểu tài năng nhất của những nghề thủ công, mỹ nghệ ”

3. Truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử

Truyền thuyết này gồm những truyện cổ dân gian gắn liền với nhân vật và sự kiện lịch sử nổi bật của địa phương Khánh Hòa như Truyện ông Trịnh Phong và ngôi miếu ở Cây Dầu Đôi, Chuyện Bà Thiên Y A Na hiển linh.

 

doc 6 trang Hà Thu 30/05/2022 2530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 133+134: Chương trình ngữ văn địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35 	TIẾT 133, 134 	CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
I. Khái niệm:
Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể .
II. Một số truyện truyền thuyết tiêu biểu:
1. Truyền thuyết địa danh Khánh Hòa 
Truyền thuyết địa danh Khánh Hòa nhằm ghi lại nguồn gốc lịch sử của những tên gọi các vùng đất như Truyền thuyết về vùng đất Đại Lãnh, Truyền thuyết về vùng đất Cam Ranh, 
2. Truyền thuyết phổ hệ Khánh Hòa 
 Truyền thuyết phổ hệ gồm những “truyện cổ dân gian về nguồn gốc của các thị tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã, thành thị, xưởng máy, và các tổ sư cùng những đại biểu tài năng nhất của những nghề thủ công, mỹ nghệ ”
3. Truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử 
Truyền thuyết này gồm những truyện cổ dân gian gắn liền với nhân vật và sự kiện lịch sử nổi bật của địa phương Khánh Hòa như Truyện ông Trịnh Phong và ngôi miếu ở Cây Dầu Đôi, Chuyện Bà Thiên Y A Na hiển linh... 
III. Tham khảo một số truyền thuyết tiêu biểu của Khánh Hoà
1. Truyền thuyết về vùng đất Cam Ranh
Thuở ấy, khi vua Gia Long đang bị quân Tây Sơn đánh đuổi gấp, chạy đến vùng đất cát nóng, tất cả người ngựa, quân sĩ đều mệt mỏi, đói và khát. Bầu trời thì nắng gắt, xung quanh chỉ thấy cát trắng và biển, không đào đâu ra nước ngọt để uống. Ngài bèn sai quân thắp hương và tự mình đứng ra khấn vái thần linh xin độ trì cho mình. Lời cầu xin đã linh nghiệm. Khi đào những hố nhỏ trên cát ngoài bãi biển, thấy có nước ngọt như nước mưa. Ngoài khơi xa, bỗng có từng đàn cá nhỏ bơi vào bờ cho quân lính bắt nấu ăn. Chính vì thế vua Gia Long đã đặt tên cho vùng đất này là Cam Linh (vùng nước ngọt linh thiêng). Về sau Cam Linh nói trại đi thành Cam Ranh như ngày nay.
 (Theo Trần Việt Kỉnh, sưu tầm tại Bình Ba, Cam Ranh) 
2. Truyền thuyết nguồn gốc người T,Rin
Thuở xa xưa, người dân T, Rin sống cực khổ như con thú trong rừng. Theo ông bà nói lại thì nguồn gốc đất ở của người xưa là đất của người Chăm, sau đó nữa là của người K Ho, và bà ngoại người T,Rin.
Từ khi ông trời tạo thiên lập địa, ông trời đã ném nhiều cục đá to xuống mặt đất. Ba bà ngoại của người T,Rin lấy lá cây rừng đã khô chất lên thành đống, và lấy những viên đá nhỏ đánh vào những hòn đá to để làm ra lửa, người T,Rin giữ mãi ngọn lửa ấy cho đến bây giờ.
Khi người T,Rin có lửa thì công việc làm nương, làm rẫy gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Lũ đàn bà dùng lửa để nấu ăn, nướng con thú rừng như sóc, heo, nai, Trước kia, người T,Rin ở trên núi cao, khổ cực không có cái ăn, đói và lạnh luôn đe doạ, không có ai giúp đỡ. Ngày nay, họ đã biết đoàn kết với nhau, hiểu nhau trong việc chăn nuôi gia súc, trồng trọt và đã biết chung sống thuận hòa với các dân tộc anh em khác trong vùng như Ê đê, Raglai, Kinh, 
(Ghi theo lời kể của anh Hà Thái - dân tộc T,Rin, buôn Gia Lố, xã Giang Ly, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa, 2003) 
3.Truyện ông Trịnh Phong hiển linh và ngôi miếu ở Cây Dầu Đôi
Cách đây hơn một trăm năm, vào một buổi chiều tà, bà Trần Thị Tài ở ấp Nhật Tĩnh đi ngang qua Cây Dầu Đôi thuộc địa phận xã Diên An, Diên Khánh. Bỗng bà hốt hoảng la lên thất thanh khi nhìn thấy một chiếc đầu lâu tóc tai rũ rượi treo trên cây duối ven đường.
Nhân dân trong vùng cố tìm hiểu nhưng không biết người bị chặt đầu kia là ai. 
Mọi người đều thương xót, đem chiếc đầu đi mai táng, chôn cất tử tế. Nhân dịp này, bà Trần Thị Tài xin phép người trong làng dựng một chiếc miếu thờ nhỏ để thờ phụng. Miếu thờ bằng tranh tre được dựng lên trên một cuộc đất xã Diên An, trong đó đầy đủ lễ vật cúng hương nhang hoa trái, ngày sóc, ngày vọng hương khói đủ đầy. 
Thời gian trôi qua khá lâu, không ai còn nhớ đến việc chôn cất đầu lâu của người xấu số vô danh ấy nữa. Bỗng vào một buổi sáng có một người đàn ông đang cày ruộng ở vùng Xuân Sơn “lên đồng” bỏ bò cày, chạy một mạch đến Cây Dầu Đôi và tự xưng mình là Trịnh Phong - người đã bị thực dân Pháp sát hại tại Gò Chết Chém (Cầu Sông Cạn), đầu bị bêu ở cây duối gần Cây Dầu Đôi; nay xin cảm tạ tấm lòng và nghĩa cử của dân làng Diên An đã lập miếu thờ. Người đàn ông nói xong những lời đó thì ngất đi một hồi lâu, sau khi tỉnh dậy bỏ đi đâu không ai rõ.
Dân làng Diên An từ đó tin rằng chiếc đầu lâu mà họ từng chôn là đầu của Bình Tây đại tướng Trịnh Phong. Sau này, người làng mới chuyển bàn thờ ông Trịnh Phong vào miếu thờ Quan Thánh ở bên cạnh Cây Dầu Đôi để thờ, ngụ ý ông là một người trung liệt như Quan Vân Trường vậy. Từ đó, miếu Cây Dầu Đôi được gọi là Miếu thờ Trịnh Phong cho đến hôm nay.
4. Tháp Bà PONAGAR
Chuyện Bà Thiên Y A Na hiển linh tại Phủ đường Diên Khánh 
vào khoảng năm 1900
Ông Nguyễn Văn Mại, người làng Liêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là người Nho học, thi đậu phó bảng, được cử vào làm quan ở đất Khánh Hòa giữ chức Bố chánh. Phủ đường đóng tại Diên Khánh. Hàng năm theo lệ cúng Bà ngày 23 tháng 3 âm lịch, quan Bố chánh phải thay mặt triều đình lên làm đại lễ tại Am Chúa - nơi Bà phát tích. Năm ấy, sau khi làm lễ cúng Bà xong về phủ đường nghỉ ngơi, ông có một giấc mơ kì lạ. Trong mơ ông gặp một người đàn bà xinh đẹp tự xưng là Thần núi Đại An xin được yết kiến và nói với ông đại ý rằng: ta thấy người trị nhậm ở đất này khá lâu rồi, những ngày cúng tế trên núi Đại An nhà ngươi đã rất thành tâm, chu đáo, ta rất biết ơn. Nhân đây ta muốn nhờ ngươi tìm thợ tạc cho ta một bức tượng gỗ để mọi người dân thờ phụng trong thảo am này. Nói xong, Bà liền biến mất. Bừng dậy, quan Nguyễn Văn Mại vừa mừng vừa lo. Ngày sau thăng đường kể lại chuyện đêm qua cho thuộc hạ nghe, đang lo không biết tìm đâu ra thợ chạm và gỗ quí để thực hiện như lời người trong mộng thì nghe tin có hai cha con người thợ chạm khắc tượng với nhiều đồ nghề đang vào phủ đường xin tá túc để dưỡng bệnh. Ông bèn mời vào kể lại sự tình, nhờ hai cha con ông khổ công một phen. Lại có tin người báo phủ đường rằng người sơn tràng mới tìm được một cây gỗ mít rất đẹp, phù hợp cho việc tạc tượng Bà. Sau hơn một tháng thi công, tượng Bà Thiên Y A Na bằng gỗ ba la rất đẹp được đặt thờ tại chánh điện Am Chúa trên núi Đại An, đích thân quan Nguyễn Văn Mại làm lễ mời Bà an tọa. Lễ xong về nhà, đêm ấy, quan Bố chánh lại một lần nữa chiêm bao gặp Bà Thiên Y với gương mặt rạng rỡ, vui mừng và báo mộng cho ông là sắp được thăng đổi chức vụ.
Quả đúng như vậy, trong tháng đó, Nguyễn Văn Mại có lệnh của triều đình Huế triệu về kinh phong chức Thượng thư bộ lễ, Thái tử thái bảo hiệp tá đại học sĩ và làm việc tại kinh thành cho đến ngày hưu quan. Nguyễn Văn Mại mất năm 1945, thọ 84 tuổi. Hiện mộ ông hãy còn tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
TUẦN 35 	TIẾT 135, 136 ÔN TẬP TỔNG HỢP
A. VĂN 
I. Truyện và kí 
1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học :
STT
Tên tác phẩm ( hoặc đoạn trích)
Tác giả
Thể loại
 nội dung, nghệ thuật 
1
Bài học đường đời đầu tiên
(trích chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tô Hoài
(1920 -2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở Hà Nội
Truyện đồng thoại
* Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn ân hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
* Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
2
Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)
Đoàn Giỏi
(1925-1989) quê ở tỉnh Tiền Giang
Truyện dài
* Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc.
* Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả.
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh 
(sinh năm 1959) quê ở Hà Nội
Truyện ngắn
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.
4
Vượt thác (trích Quê nội)
Võ Quảng
(1920– 2007) quê ở Quảng Nam
Truyện dài
* Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lơn, hùng vĩ.
* Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.
5
Buổi học cuối cùng
An-phông-xơ Đô-đê
(1840-1897) là nhà văn Pháp.
Truyện ngắn
Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An –dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.
6
Cô Tô (trích phần cuối của bài kí Cô Tô)
Nguyễn Tuân
(1910-1987) quê ở Hà Nội
Kí
Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô.
7
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
(1925 – 1991) tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội
Kí
Cây tre- người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.
II. Thơ 
STT
Tên bài thơ- năm sáng tác
Tác giả
Phương thức biểu đạt
 Nội dung, nghệ thuật
1
Đêm nay Bác không ngủ ( 1951)
- Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
Minh Huệ
 (1927-2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, quê ở Nghệ An 
Tự sự, miêu tả
*Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác với bộ đội , nhân dân và tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
* Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ,có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
2
Lượm ( 1949)
Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế
Miêu tả, tự sự
* Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
* Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
B. TIẾNG VIỆT : 
1.Các biện pháp tu từ trong câu 
So sánh
Nhân hóa
Ẩn dụ
Hoán dụ
Khái niệm
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con ngườ;, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ
Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc.
Từ trên cao, chị trăng nhìn em mỉm cười.
Người Cha mái tóc bạc. (người cha chỉ Bác Hồ) 
Một cây ...nên non
Ba cây ... núi cao
Các kiểu
2 kiểu : So sánh ngang bằng, so sánh không ngang bằng.
3 kiểu nhân hóa :
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
2. Cấu tạo câu :
 Câu trần thuật đơn
Câu trần thuật đơn có từ là
Câu trần thuật đơn không có từ là
Khái niệm
Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến .
- Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)...cũng có thể làm vị ngữ.
- Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.
+ Câu miêu tả : chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm...của sự vật nêu ở chủ ngữ.
+ Câu tồn tại : vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật.
Ví dụ
Tôi đi về.
Mèn trêu chị Cốc/ là dại.
Chúng tôi đang vui đùa.
C. TẬP LÀM VĂN : Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người
 Dàn bài chung về văn tả cảnh
 Dàn bài chung về văn tả người
1. Mở bài
Giới thiệu cảnh được tả : Cảnh gì ? Ở đâu ? Lý do tiếp xúc với cảnh ? Ấn tượng chung ? 
Giới thiệu người định tả : Tả ai ? Người được tả có quan hệ gì với em ? Ấn tượng chung ?
2. Thân bài
a. Bao quát : Vị trí ? Chiều cao hoặc diện tích ? Hướng của cảnh ? Cảnh vật xung quanh ?
b. Tả chi tiết : (Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)
* Từ bên ngoài vào ( từ xa) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?...
* Đi vào bên trong ( gần hơn) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?...
* Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy (rất gần) : Cảnh nổi bật ? Từ ngữ hình ảnh miêu tả...
a. Ngoại hình : Tuổi tác ? Tầm vóc ? Dáng người ? Khuôn mặt ? Mái tóc ? Mắt ? Mũi ? Miệng ? Làn da ? Trang phục ?...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
b. Tả chi tiết : (Tùy từng người mà tả cho phù hợp)
* Nghề nghiệp, việc làm ( Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé : Học, chơi đùa, nói năng...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
* Sở thích, sự đam mê : Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
* Tính tình : Tình yêu thương với những người xung quanh : Biểu hiện ? Lời nói ? Cử chỉ ? Hành động ? Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
3. Kết bài 
Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc; Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân ?...
Tình cảm chung về người em đã tả ? Yêu thích, tự hào, ước nguyện ?...
Chú ý:
 Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_133134_chuong_trinh_ngu_van_dia_p.doc