Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 85: Văn bản "Vượt thác"
I. Tìm hiểu chung:
- Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
- Đọc văn bản; xem chú giải từ khó.
- Cảnh trong bài văn được miêu tả theo trình tự nào?
- Dựa vào đó chia bố cục và nêu nội dung từng phần?
- Xác định ví trí miểu tả của tác giả trong văn bản? Em có nhận xét gì về vị trí này
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bức tranh thiên nhiên:
- Cảnh ở hai bên bờ sông được miêu tả như thế nào? (Tìm chi tiết)
- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả dòng sông?
- Qua ngòi bút miêu tả của tác giả đã làm hiện lên một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào?
- So sánh hình ảnh cây cổ thụ ở đoạn một và đoạn cuối? Nêu tác dụng?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 85: Văn bản "Vượt thác"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN NGỮ VĂN 6 KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Ở PHÂN MÔN: VĂN BẢN; TIẾNG VIỆT; TẬP LÀM VĂN. Tuần 23: *Tiết 85: Vượt thác. I. Tìm hiểu chung: - Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? - Đọc văn bản; xem chú giải từ khó. - Cảnh trong bài văn được miêu tả theo trình tự nào? - Dựa vào đó chia bố cục và nêu nội dung từng phần? - Xác định ví trí miểu tả của tác giả trong văn bản? Em có nhận xét gì về vị trí này II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Bức tranh thiên nhiên: - Cảnh ở hai bên bờ sông được miêu tả như thế nào? (Tìm chi tiết) - Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả dòng sông? - Qua ngòi bút miêu tả của tác giả đã làm hiện lên một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào? - So sánh hình ảnh cây cổ thụ ở đoạn một và đoạn cuối? Nêu tác dụng? 2. Dượng Hương Thư: - Trên nền thiên nhiên tuyệt đẹp, hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả trong hoàn cảnh nào? - Tìm chi tiết miêu tả ngoại hình dượng Hương Thư? - Khi miêu tả dượng Hương Thư, tác giả sử dụng biện pháp nghê thuật nào? Tác dụng? - Tính cách dượng Hương Thư ở nhà như thế nào? - Qua đó, tác giả muốn ca ngợi điều gì về người lao động? III. Tổng kết: - Nêu cảm nhận chung về thiên nhiên và con người trong văn bản? - Những nghệ thuật tiêu biểu của văn bản? IV. Luyện tập: Bài 1/41 (sgk): - Gợi ý: HS đọc lại hai văn bản, trình bày nét đặc sắc riêng về thiên nhiên được miêu tả trong bài thành một đoạn văn. - Bài tập thêm: Viết đoạn văn (5-7 câu) miêu tả dượng Hương Thư đang chèo thuyền vượt thác theo sự tưởng tưởng của em. *Tiết 86: So Sánh. I. Các kiểu so sánh: - Đọc kĩ khổ thơ trong mục 1. “Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” - Dựa vào kiến thức đã học ở bài so sánh trước, tìm phép so sánh trong khổ thơ. - Xác định từ chỉ ý so sánh trong hai phép so sánh đó? - Em có nhận xét gì về các từ chỉ ý so sánh vừa tìm? - Từ đó, em hãy cho biết có mấy kiểu so sánh? - Tìm thêm những từ chỉ ý so sánh ngang bằng và không ngang bằng - Đặt câu có hai kiểu so sánh trên? (2 câu) II. Tác dụng của phép so sánh: - HS dọc kĩ đoạn văn ở mục II. - Đoạn văn này miêu tả điều gì? - Tìm phép so sánh trong đoạn văn? - Phép so sánh trong đoạn văn có tác dụng gì? - Vậy, từ đó, em hãy cho biết phép so sánh có tác dụng gì? III. Luyện tập: - HS làm các bài tập trong sgk. - Bài tập vận dụng: + Viết đoạn văn (5-7 câu) chủ đề tự chọn. Trong đó có sử dụng một trong hai kiểu so sánh em vừa học. + Tìm phép so sánh và xác định kiểu so sánh trong văn bản “Vượt thác” em đã học. * Tiết 87: Chương trình địa phương tiếng Việt rèn luyện chính tả. I. Đọc và phát hiện cách phát âm không đúng chuẩn: Vào năm học mới, mẹ mua cho Nam một đôi dép. Chiếc xe đạp cũ cũng được mang đi sơn sửa lại cho mới. Sách vở và những dụng cụ học tập, mẹ đã mua cho Nam từ trước. Mặc dù đã mua sắm rất nhiều nhưng mẹ vẫn băn khoăn không biết còn thiếu thứ gì. Nam thương mẹ vô cùng và tự hứa sẽ chăm chỉ học tập để không phụ lòng mẹ. (Chú ý những từ đã gạch chân) II. Đọc và phát hiện lỗi chính tả: Ba em tên là Lê văn Tuấn. Ông là nông dân sản xuất giỏi và được hội nông dân tỉnh Quãng Ngải tiên dương trong năm 2011. Hằng ngày, ba đi lồm đồng từ lúc sáng xớm. Ông chăm từng thở ruộng, diệc sâu, nhỗ cỏ Những lúc nông nhàng, ba lại cắc cây, tĩa cành cho vườn cây cảnh. Ba nói lồm nhiều để có tiền cho các con ăn học nên người và giúp đở hàng xóm lúc hoạng nạn. Ba em được nhiều người tháng phục, ngưỡng mộ. III. Nguyên nhân nào khiến các em phát âm và viết sai lỗi chính tả? Cách khắc phục? *GV cung cấp cho HS mẹo viết đúng chính tả: -Đối với từ láy, các dấu thanh bao giờ cũng nằm trong một nhóm, nên ta dùng mẹo: Huyền Ngã Nặng, Hỏi sao Không Sắc thuốc. ( Chị Huyền mang Nặng Ngã đau Hỏi Không Sắc thuốc lấy đâu mà lành). +Huyền-ngã-nặng: VD:bầu bĩnh, thẫn thờ, thình thịch,... +Hỏi-không-sắc: VD:nhỏ nhoi, nhỏ nhắn, run rẩy, nhí nhảnh ,... -Đối với từ Hán Việt, các tiếng bắt đầu bằng một trong các phụ âm m, n, nh, v, l, d, ng /ngh đều mang dấu ngã.(Mẹo: Mình nên nhớ viết là dấu ngã). VD: mẫu tử, mĩ lệ, miễn dịch, nỗ lực, nữ nhi , vĩnh viễn, vĩ tuyến, kết liễu, dĩ vãng,... IV. Luyện tập: Bài tập 1 :Gạch chân vào các từ được viết đúng cả hai tiếng : a.vui vẽ, bay bổng, mãi mê, dỗ dành, vẻ vời (bay bổng, dỗ dành) b.sứt mẻ, lẽ loi, thanh tĩnh, lẫn tránh, lẫn lộn c.lực sỉ, sỉ nhục, bán sỉ, liêm sĩ, thi sỉ d.lời lẻ, bán lẻ, lẽ ra, lặng lẹ, lẻ đàn Bài tập 2 : Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống : a. (mải / mãi) - Nó cứ chơi thì còn dốt . b. (nổi / nỗi) - Tôi không tin nó lại ra nông này. c. (thang / than) - Nhà rộng thênh thế này thì còn vãn gì nữa. d. (mang / man) - Nói lan dễ vạ vào thân. Bài tập 3: Viết đoạn văn miêu tả (5-6 câu) với chủ đề tự chọn. Mỗi HS đều viết, GV gọi vài em trình bày, lớp nhận xét, sửa lỗi. * Tiết 88: Phương pháp tả cảnh. I. Phương pháp viết văn tả cảnh: - HS lần lượt đọc các đọan văn sgk. - Đoạn một tả ai? - Tại sao có thể nói : Qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ ? - Đoạn hai tả quang cảnh gì ? Theo thứ tự nào ? - Chỉ ra từ, câu nào tả dưới mặt sông, từ câu nào tả cảnh rừng đước trên bờ? - Có thể đảo ngược thứ tự này được không? Vì sao? *Vậy muốn viết được đoạn văn miêu tả, ta cần phải làm gì? - Đoạn ba miêu tả cảnh gì? - Xét về hình thức trình bày, em hãy cho biết đoạn 3 có điểm gì khác so với 2 đoạn trên? - Chia bố cục và nêu nội dung từng phần? - Muốn viết văn tả cảnh phải làm gì? - Bố cục bài văn tả cảnh có mấy phần? Nội dung từng phần? II. Luyện tập: Bài tập 1/47 (sgk): gợi ý - Hoạt động của thầy: - Hoạt động của trò : - Thứ tự: tùy HS. - Viết MB và KB. HS tự viết, trình bày, nhận xét, GV sửa. Bài tập 3/47 : Đọc văn bản, lập dàn ý. - Xác định phần MB? Phần TB tác giả tả những ý gì? Miêu tả quang cảnh ấy theo thứ tự nào ? KB nêu ý gì? - Bài tập vận dụng: Tả lại cánh đồng lúa quê em. Tuần 24: *Tiết 89, 90: Buổi học cuối cùng. I. Tìm hiểu chung văn bản: - Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? - Đọc văn bản; xem chú giải từ khó. - Em hiểu như thế nào về tên truyện? - Truyện có những nhân vật nào?Ai là nhân vật chính? - Truyện được kể theo lời nhân vật nào? Thuộc ngôi thứ mấy?Có tác dụng gì? - Nêu bố cục, khái quát nội dung từng phần ? II. Đọc-hiểu văn bản: 1.Nhân vật Phrăng: - Tâm trạng của Phrăng trước buổi học như thế nào ? - Trên đường đi học chú nhìn thấy những gì trên đường, quang cảnh ở trường và không khí lớp học? - Những điều khác lạ báo hiệu điều gì? - Ý nghĩ và tâm trạng chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng ? - Nhờ đâu mà có sự thay đổi về thái độ đó? - Qua đó, em có nhận xét gì về Phrăng? 2. Thầy giáo Ha – men : - HS đọc lại những đoạn nói về thầy giáo Ha-men. -Nhân vật thầy giáo Ha – men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào ? - Em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện: Trang phục? Thái độ với học sinh? Cách giảng bài? (Nêu chi tiết) - Miêu tả trang phục như vậy có dụng ý gì? - HS đọc những lời nói của thầy về tiếng Pháp. - Qua những lời nói này, em hiểu điều tâm niệm thiết tha nhất của thầy là gì? - Hành động, cử chỉ của thầy lúc buổi học kết thúc ? - Vì sao thầy lại có cử chỉ hành động đó? - Em có nhận xét gì về thầy Ha-men? - Kể tên và nêu một số chi tiết về các nhân vật khác trong truyện? Ai gây cho em ấn tượng nhất?Vì sao? III.Tổng kết: - Rút ra ý nghĩa tư tưởng và nêu những nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật của truyện? - Văn bản cho thấy tác giả là người như thế nào? - Trong truyện, thầy Ha - men có nói “............ khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ... chốn lao tù...”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói đó ? IV.Luyện tập: - Kể tóm tắt truyện? - Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Phrăng? Suy nghĩ của em sau khi học xong bài này về trách nhiệm của HS đối với tiếng nói dân tộc và đất nước? - Tìm những câu văn, thơ nói về vai trò của tiếng nói dân tộc. - Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha-men hoặc Phrăng? * Tiết 91: Nhân hóa. I. Nhân hóa là gì? - HS đọc VD: “ Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường” (Trần Đăng Khoa) - Tác giả đã miêu tả những đối tượng nào? - Các sự vật trên được miêu tả như thế nào? - Những từ này vốn được dùng để gọi và miêu tả ai? - Cách gọi, miêu tả như vậy làm cho cảnh vật như thế nào? - Vậy nhân hóa là gì ? HS đọc VD 2/57 sgk. - Em thử so sánh cách diễn đạt trên với cách ở VD 2? II. Các kiểu nhân hóa: - Đọc ví dụ a,b,c/57 (sgk) - Tìm những sự vật được nhân hóa ở các VD ? - Dựa vào các từ in đậm cho biết mỗi sự vật trên được nhân hóa bằng cách nào ? + Những từ lão, bác...vốn được dùng để gọi ai? + Những từ in đậm ở b vốn chỉ gì? - Vậy có các kiểu nhân hóa nào? - Cho HS tìm ví dụ từng kiểu này. - Đặt câu có phép nhân hóa? IV. Luyện tập: - Đọc và làm các bài tập trong sgk. - Viết đoạn văn (5-7 câu) chủ đề tự chọn. Trong đó có sử dụng phép nhân hóa và gạch chân. *Tiết 92: Phương pháp tả người. I.Phương pháp viết một đọan văn, bài văn tả người : - HS đọc hai đọan văn sgk. - Mỗi đọan văn đó tả ai ? Người đó có đặc điểm gì nổi bật ? Đặc điểm đó thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào ? - Hs nêu chi tiết. - So sánh cách lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn? - Đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc ? - Khi viết đoạn văn tả người cần chú ý điều gì? - HS đọc đoạn văn 3. - Đoạn văn tả ai? - Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần? - Nếu phải đặt tên cho bài văn này thì em sẽ đặt là gì ? - Bố cục bài văn tả người có mấy phần? Nội dung từng phần? II. Luyện tập: - Đọc yêu cầu và làm các bài tập trong sgk. - Viết bài văn tả lại mẹ của em. Tuần 25: - Văn bản: + Đọc qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. + Soạn các câu hỏi trong sgk. - Tiếng Việt: Ẩn dụ. + Đọc các ví dụ trong sgk, soạn các câu hỏi có ở từng mục. - Tập làm văn: Luyện nói trong văn miêu tả. + Đọc các đề trong sgk. + Chuẩn bị dàn bài cho từng đề. + Tập nói trước gương, trước người thân trong gia đình.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_tiet_85_van_ban_vuot_thac.docx