Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020
A.Mục tiêu :
1.Kiến thức:- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh qua bài kiểm tra.
- Củng cố hệ thống lại các kiến thức về văn bản phần văn học dân gian ( thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích)
- Nhận xét những lỗi mà học sinh hay mắc phải-cách sửa.
2.Kĩ năng:
- Kĩ năng vận dụng kiến thức viết bài.
- Kĩ năng phát hiện và sửa lỗi sai trong bài kiểm tra.
- Tự nhận thức,giao tiếp,lắng nghe tích cực,hợp tác,giải quyết vấn đề.
3. Tư duy:
- Học sinh phát triển tư duy phân tích và tổng hợp; tư duy ngôn ngữ
4. Định hướng phát triển năng lực
- Tự nhận thức và xác định giá trị ,năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học
5. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn,
Giáo dục học sinh ý thức tự sữa chữa những lỗi về diễn đạt về chính tả và câu chữ,
* Các nội dung tích hợp
- Tích hợp kĩ năng sống: tự nhận thức,thể hiện sự tự tin, hợp tác, GQVĐ,
- Tích hợp đạo đức: giáo dục các giá trị sống hòa bình, trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác,.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên:Soạn bài, chấm bài,những đánh giá, nhận xét bài làm của học sinh.
-Học sinh:Ôn tập văn bản,nhận thấy ưu điểm, tìm lỗi sai, cách sửa
C. Phư¬ơng pháp
1.Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, Dh theo dự án.
2.Kỹ thuật dạy học:
+ Động não, thảo luận nhóm, viết tích cực.
Ngày soạn: 10/10/2019 Tuần 10- Tiết 39 Tiếng Việt DANH TỪ (Danh từ chung, danh từ riêng) ____________ A.Mục tiêu 1.Kiến thức: Nắm được định nghĩa danh từ; các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: Danh từ chung và danh từ riêng. Quy tắc viết hoa danh từ riêng. 2.Kĩ năng: - Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng - Biết viết hoa danh từ riêng đúng qui tắc. 3. Tư duy: phát triển tư duy phân tích và tổng hợp; 4. Định hướng phát triển năng lực Học sinh: Rèn HS năng lực tự học ( có kế hoạch để soạn bài; hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập trong tiết học),năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn ; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. 3.Thái độ: Có ý thức tự giác tích cực trong học tập.Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt * Các nội dung tích hợp: - GD KNS: Tư duy phân tích và tổng hợp; Suy nghĩ, thảo luận cách sử dụng từ đúng nghĩa. Ý thức tự giác tích cực trong học tập. Tự nhận thức,thể hiện sự tự tin, hợp tác, GQVĐ, - GD đạo đức: Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt. Giáo dục phẩm chất yêu gia đình, quê hương, đất nước. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó, giáo dục các giá trị sống hòa bình, trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác,.... B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu) - Học sinh: đọc những tài liệu liên quan và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. C. Phương pháp - PP: dạy học nhóm, PP nêu và giải quyết vấn đề, PP vấn đáp, PP dự án - KTDH: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu theo nhóm, KT “Hỏi chuyên gia”, D. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số Vắng /10/2019 6a2 44 /10/2019 6a3 44 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ dạy *Câu1.?Trong giao tiếp khi nói và viết em hay mắc những lỗi dùng từ nào?.nguyên nhân và cách khắc phục? VD? *Yêu cầu: - Dùng từ không đúng nghĩa. * Nguyên nhân: +Không hiểu nghĩa của từ - Hiểu sai nghĩa / - Hiểu nghĩa không đầy đủ * Cách sửa: - Hiểu đúng nghĩa của từ mới dùng / - Tra từ điển. Vd: cô giáo chủ nghiệm, bảng kiểm điểm *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1') - Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học - Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình - Kĩ thuật:Động não, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi Hai hs lên bảng mỗi em đặt 1 câu ? Đặt một câu giới thiệu về bản thân em?Giới thiệu về địa phương mình? ? Nhận xét cách viết? HS nhận xét- Gv dẫn vào bài- Danh từ-qui tắc viết DTC-DTR *HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 10p') - Mục tiêu: HS nắm được khái niệm danh từ,những đặc điểm chính của danh từ chung, danh từ riêng, qui tắc viết - Phương pháp: Phân tích mẫu, vấn đáp, trình bày. - Kĩ thuật:động não,giao nhiệm vụ, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi,chia nhóm Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức ? H Hoạt động 1: Danh từ chung, danh từ riêng Nhắc lại KN về DT?Chức vụ NP? - DT là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm . - Về chức vụ ngữ pháp : + Chức vụ điển hình là CN + Khi làm VN : cần có từ là đứng trước Lấy vd phân tích * Danh từ: - Khái niệm:T86-87 - Chức vụ ngữ pháp I/ Danh từ chung và danh từ riêng Khảo sát ngữ liệu: (T108 Sgk) - Danh từ chỉ sự vật ( DTC-DTR) ? Chiếu VD-sgk T108 -- Tìm các danh từ trong câu văn trên? HS: Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện Phù Đổng, Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. ? G Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn và điền vào bảng phân loại ? HS: điền vào bảng phân loại Máy chiếu đáp án: * Danh từ chung: Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện. * Danh từ riêng: Phù Đổng, Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội a. bảng phân loại Danh từ chung danh từ riêng ? Danh từ chung và danh từ riêng khác nhau như thế nào? (Về ý nghĩa, cách viết) ? * Ý nghĩa- cách viết Danh từ chung: tên gọi một loại sự vật. -> Không viết hoa - Danh từ riêng: là tên loại từng người, từng vật, từng địa phương. -> Viết in hoa chữ cái đầu tiên Danh từ chung Danh từ riêng Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện. Phù Đổng, Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. => Tên gọi 1 loại sự vật. =>Tên loại từng người, từng vật, từng địa phương. -> Không viết hoa -> Viết in hoa chữ cái đầu tiên. ? G Hoạt động 2: qui tắc cách viết hoa danh từ Quan sát lại danh từ riêng trong VD1, nhận xét về cách viết tên riêng của tên người, tên địa lí Việt Nam? Máy chiếu các ví dụ là các DT riêng: a- Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo, Việt Nam, b-Mat-xcơ-va, Pa-ri, Lê-nin, Luân-đôn, Mac-xim Go-rki c- Đảng Cộng sản Việt Nam, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh b.Quy tắc viết hoa danh từ riêng ? Các tên trong các DT riêng trên có cấu tạo như thế nào? - Là các cụm từ gồm nhiều bộ phận. ? Quy tắc viết hoa các các cụm từ là DTR đó như thế nào? - Tên địa lí VN Vd: Nguyễn Thị Lan Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện Biên Phủ,vịnh Hạ Long b.1 Tên người, tên địa lí Việt Nam, tên người tên địa lí nước ngoài phiên âm Hán Việt: VD:Bắc Kinh, Mao Trạch Đông, Lý Tử Long,Hồ Chí Minh ->viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng ? Qui tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài, được phiên âm trực tiếp : Vd: b.2 Tên người, tên địa lí nước ngoài được phiên âm trực tiếp: vd: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen, Phi-đen Cat-xtơ-rô ->Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. + Nêú một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối. ? H Cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức, danh hiệu, giải thưởng...? -Hs lấy vd lễ Phục sinh; lễ Phật đản; -Máy chiếu vd b.3 Tên các cơ quan tổ chức-danh hiệu, giải thưởng *Tên cơ quan, tổ chức Vd: -Trường Trung học cơ sở Trưng Vương -Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; - Đảng Cộng sản Việt Nam, Liên Hợp quốc *Danh hiệu, giải thưởng Vd:- Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Giải thưởng Nhà nước; Nghệ sĩ Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Thầy thuốc Nhân dân; Anh hùng Lao động... -> Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ. G bài tập: (máy chiếu) ? Một bạn HS quên viết hoa một số danh từ sau, em hãy sửa lại. Miệng - HĐ cá nhân a. hà nguyễn Quỳnh trang, Hải phòng, nha trang b. alếchxây macxinovich peskop c. đảng cộng sản Việt nam Máy chiếu đáp án: a. Hà Nguyễn Quỳnh Trang, Hải Phòng b. Alếch-xây Mac-xi-no-vich Pe-skop c. Đảng cộng sản Việt Nam Khái quát kiến thức trong phần ghi nhớ. 2. Ghi nhớ: danh từ chỉ sự vật( DTC-DTR) Quy tắc viết hoa (sgk) * HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP( 23 ') - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm - Phương pháp: Thực hành, luyện tập - Kĩ thuật:động não,phân tích,tổng hợp, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo Hoạt động 2: luyện tập II.Luyện tập Vấn đáp. Bài 1: Tìm danh từ chung, danh từ riêng : - Danh từ chung: Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên. - Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân. HS thảo luận nhóm. Nhóm 3 bàn. Thời gian: 3 phút Bài 2: Các từ: Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ mi, Út, Cháy đều là những danh từ riêng. -> Vì chúng được dùng để gọi tên riêng của 1 sự vật cá biệt duy nhất mà không phải để dùng gọi chung cho một loại sự vật. Bài 3 Viết lại các danh từ riêng cho đúng: Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, Miền Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. HS viết chính tả. Đọc- chép 2 Hs lên bảng- lớp viết vào vở - hs chấm chéo bài -nhận xét- gv chốt Bài 4: Viết chính tả -nghe đọc Yêu cầu: chú ý phụ âm đầu, tên riêng. * Hướng dẫn : HS đọc phần đọc thêm T.110 * HOẠT ĐỘNG : MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (2') - Mục tiêu: mở rộng kiến thức, tích hợp nội dung bài học - Phương pháp: vấn đáp -Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút G Máy chiếu HĐN:3 bàn/ nhóm( Phát phiếu học tập) 1. Viết họ tên riêng các bạn trong tổ, nhóm, học cùng lớp với mình 2.Tên xã, phường địa phương, nơi em sinh sống 3. Tên cơ quan tổ chức (các trường học) ở địa bàn Uông Bí 4. Viết họ tên mọi người trong gia đình mình. 4. Củng cố: (2p) - ? Hệ thống lại kiến thức về danh từ bằng sơ đồ tư duy ? Đặc điểm của danh từ? Các loại danh từ,quy tắc viết hoa ? DANH TỪ DT CHUNG Tên gọi một loại sự vật DT RIÊNG Tên loại từng người, từng vật, từng địa phương Tên người, tên địa lí Việt Nam, tên người tên địa lí nước ngoài phiên âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. Tên người, tên địa lí nước ngoài, phiên âm trực tiếp: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Tên các cơ quan tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này 5. Hướng dẫn học sinh ở nhà (3p) - Học bài, hoàn thành các bài tập. - Đặt câu có sử dụng danh từ riêng và danh từ chung - Luyện cách viết danh từ chung và danh từ riêng - Tiết sau: Trả bài kiểm tra Văn + Xem lại các đơn vị kiến thức đã kiểm tra về văn bản phần văn học dân gian ( thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích)- cách viết đoạn văn (nội dung-hình thức) + Tìm những lỗi mà học sinh hay mắc phải- cách sửa. E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn : 18/10/2019 Tuần10 Tiết 40 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN 45 phút A.Mục tiêu : 1.Kiến thức:- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh qua bài kiểm tra. - Củng cố hệ thống lại các kiến thức về văn bản phần văn học dân gian ( thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích) - Nhận xét những lỗi mà học sinh hay mắc phải-cách sửa. 2.Kĩ năng: - Kĩ năng vận dụng kiến thức viết bài. - Kĩ năng phát hiện và sửa lỗi sai trong bài kiểm tra. - Tự nhận thức,giao tiếp,lắng nghe tích cực,hợp tác,giải quyết vấn đề. 3. Tư duy: - Học sinh phát triển tư duy phân tích và tổng hợp; tư duy ngôn ngữ 4. Định hướng phát triển năng lực - Tự nhận thức và xác định giá trị ,năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học 5. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn, Giáo dục học sinh ý thức tự sữa chữa những lỗi về diễn đạt về chính tả và câu chữ, * Các nội dung tích hợp - Tích hợp kĩ năng sống: tự nhận thức,thể hiện sự tự tin, hợp tác, GQVĐ, - Tích hợp đạo đức: giáo dục các giá trị sống hòa bình, trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác,... B.Chuẩn bị: -Giáo viên:Soạn bài, chấm bài,những đánh giá, nhận xét bài làm của học sinh. -Học sinh:Ôn tập văn bản,nhận thấy ưu điểm, tìm lỗi sai, cách sửa C. Phương pháp 1.Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, Dh theo dự án. 2.Kỹ thuật dạy học: + Động não, thảo luận nhóm, viết tích cực. D.Tiến trình bài dạy: 1.ổn định lớp: Ngày giảng Lớp Sĩ số Vắng / 10/2019 6a2 44 / 10/2019 6a3 43 2.Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ trả bài 3.Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt GV gọi HS đọc lại đề(Đề riêng của từng lớp 6A3,6A2) ?Xác định yêu cầu của đề? GV hướng dẫn- nêu nhanh đáp án GV nêu yêu cầu viết bài GV nhận xét ưu điểm GV nêu mặt tồn tại -Nêu một số bài cụ thể Nêu lỗi cơ bản, gọi hS chữa,GV chữa HS đọc lỗi sai của từng HS Chỉ chỗ sai ở một số bài cụ thể Yêu cầu hs sửa lỗi sai cuối bài viết Yêu cầu những bài điểm 5đ làm lại bài Câu6(1,5điểm) Câu 8(2 điểm) ->làm lại GV trả bài HS xem lại bài-tự sửa lỗi,trao đổi bài cho nhau giúp nhau chỉ chỗ sai-chữa.( theo cặp- bàn) -GV giải quyết thắc mắc. -Công bố tổng hợp điểm I.Đề bài-Tìm hiểu đề-Lập ý: 1.Đề bài: (Có đề kèm theo) Phần 1: Đọc hiểu (6,0điểm) trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: HS chọn đáp án đúng cho câu hỏi 1,2,3,4 (mỗi ý đúng 0,25 điểm). Câu số 1 2 3 4 Đáp án C B D A Điền từ(mỗi ý đúng 0,25 điểm).: (1): dân gian (2): nhân vật bất hạnh (3): hoang đường (4): ước mơ, niềm tin Câu 6:(3,0điểm) Suy nghĩ của em về chi tiết Em bé đề nghị rèn dao từ một cái kim may để xẻ thịt chim sẻ theo lệnh nhà vua - trong truyện “Em bé thông minh”. Đáp án - HS bộc lộ suy nghĩ về chi tiết: Em bé đề nghị nhà vua rèn dao từ một cái kim may để xẻ thịt chim sẻ + Khâm phục trí thông minh, lanh lợi, sự tự tin... của em bé; + Có mong muốn rèn cho mình sự tự tin, chủ động, tinh thần vượt khó trong công việc, trong cuộc sống. Câu 7: (1,0điểm) Từ truyện Em bé thông minh em hãy tìm một câu tục ngữ (thành ngữ, ca dao) nhằm đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian? - HS tìm được 1 câu tục ngữ hoặc ca dao, thành ngữ theo yêu cầu: vd/ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn II. Phần Tập làm văn (4,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh trong chiến công đánh nhau với Chằn tinh (văn bản “Thạch Sanh”) II. LÀM VĂN ( 4.0 điểm) Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: - Trình bày đúng yêu cầu, hình thức một đoạn văn, đủ số lượng câu. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Viết đúng chủ đề, đảm bảo nội dung. 0.5 Yêu cầu về kiến thức: Trình bày cảm nhận, ấn tượng về nhânvật: Thạch Sanh là kiểu nhânvật dũng sĩ có tài năng kì lạ. Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp( thật thà, dũng cảm, nhân hậu ) qua nhiều lần thử thách, cụ thể : 0.5 -Trong chiến công đánh chằn tinh: +Thạch Sanh tốt bụng, thật thà, hào hiệp khi Lí Thông nhờ đi canh miếu 0.5 +Thạch Sanh nhận lời đi ngay: xả xác nó làm hai, chặt đầu con quái vật. 0.5 + Thạch Sanh dũng cảm, mạnh mẽ, dùng võ thuật đánh chằn tinh dù nó có nhiều phép lạ, hung dữ 0.5 -> Vẻ đẹp của chàng là vẻ đẹp của nhân dân lao động,vẻ đẹp của một dũng sĩ tài ba. 0.5 Học tập những phẩm chất từ nhân vật: thật thà, tốt bụng, dũng cảm 1.0 II.Nhận xét –đánh giá chung: *Ưu điểm - Hầu hết học sinh nắm rõ và đúng yêu cầu của đề: + Câu 1,2,3,4,5,6,7 Hs liên hệ làm tốt Câu 8: học sinh trình bày được những cảm nhận về nhân vật . Một số em biết viết đoạn văn. Có câu chủ đề, đúng hình thức một đoạn văn. .Một số em diễn đạt, dùng từ và sắp xếp ý tốt, diễn đạt mạch lạc. .Nhiều em trình bày bài sạch đẹp,chữ viết cẩn thận - Học sinh trình bày cảm nhận, ấn tượng về nhân vật: Thạch Sanh là kiểu nhân vật dũng sĩ có tài năng kì lạ. Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp (thật thà, dũng cảm, nhân hậu ) qua nhiều lần thử thách, cụ thể ( đánh nhau với Chằn Tinh, khi đi canh miếu thần) * Nhược điểm: Một số em Câu 5: hs điền không đủ cụm từ Cụm (2) thiếu từ- nhân vật, (4) thiếu- ước mơ Câu 6: Vận dụng liên hệ bài học chưa nói được có mong muốn rèn cho mình sự tự tin, chủ động, tinh thần vượt khó trong công việc, trong cuộc sống. Câu 8: Đa số học sinh lực học trung bình nên cảm nhận về một nhân vật văn học còn hạn chế với hs lớp 6 - Học sinh kể việc làm của Thạch Sanh, đa số chưa biết nhận xét, đánh giá, bình luận, về phẩm chất của nhân vật. - Một số em nêu được phẩm chất của nhận vật nhưng chưa bám sát vào sự việc chính, phẩm chất chính lột tả từ sự việc, còn nói chung chung - Một sô em kể việc, không biết nêu suy nghĩ, bình luận, nhận xét đánh giá về phẩm chất tốt của nhân vật - Một số học sinh có bình luận nhận xét đánh giá ( thật thà, tốt bụng, hiền lành, dũng cảm) song gò ép khiên cưỡng, chưa kể sự việc Thạch Sanh đánh nhau với Chằn Tinh, cuộc đánh nhau diễn ra dữ dội ác liệt...( Vân, Sao 6a3, Nhất Phong, Hà Linh 6a2,) - Một số em kĩ năng đọc hiểu đề, kém, không xác định trọng tâm đề yêu cầu gì, kể tóm tắt lại trình tự sự việc câu chuyện.kể sơ sài, chữ xấu, viết tắt, viết số , viết in hoa tự do -Chưa liên hệ bản thân học tập được những phẩm chất tốt đẹp qua sự việc nhận lời đi canh miếu, đánh Chằn Tinh, (thật thà, dũng cảm, nhân hậu,lương thiện...) - kể lại nguyên văn từng câu chữ khi Thạch Sanh đi canh miếu, đánh nhau với Chằn Tinh ( Nguyễn Trường 6a3...) - Chưa nêu đủ các sự việc chính..Đoạn văn chưa có câu chủ đề.Chưa biết trình bày đoạn văn( còn tách đoạn) Viết câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, trình bày vụng về, diễn đạt lủng củng. thiếu lô gich các câu văn còn gượng ép. Chữ xấu , lỗi chính tả (L-n; r-d-gi ) . Mỗi câu đều ghi : trả lời, bài làm, trả lời, bài làm... -Diễn đạt còn yếu,câu sai. - Viết chính tả sai nhiều, trình bày còn vụng về, chữ viết chưa rõ ràng,viết tắt viết số.... 6A2 Quang, Vũ, My, Nguyễn Lâm, Oanh, K Linh,... 6A3: Đắc Tú, Chu Trường,Thành,Tuấn,... III.Chữa lỗi: 1.Chính tả: -Nhầm lẫn phụ đầu: Lỗi sai Sửa lại +l/n: sức nực, núc ấy +ch/tr: tràng chai, trư hầu +s/x: suống hang, xang đánh +r/d/gi :rụ rỗ, rùng võ công thạch sanh 6a3: Vua gia câu đố, sứ thần da câu đố - Viết hoa, viết tắt, viết số . 2. Lỗi diễn đạt: ( Lặp từ) * Dùng từ: - Dùng từ sai nội dung, ý nghĩa: Hai cha con ăn cơm tại công trường ( Diệp 6a2) + Thạch Sanh là người có lòng vị tha đối với những người giết chết mình. + Thạch Sanh là người giúp ích nhiều cho vua và dân làng. - Dùng từ sai ngữ cảnh * Diễn đạt ý – chi tiết chưa chính xác Em bé đã dũng mưu trí nhanh nhẹn đối mặt với câu đố. Chép câu thành ngữ sai: Đi một ngày đàn học một bàn// đi một ngày bàn học một tràng// đi một ngày đàng học một vài món/ buổi.( 6a3 Huy Vương, Trần Tú,Bùi Hùng...) 3. Lỗi câu: .Tràng là người thạch sanh rùng võ công. ( a2 Đình Phong) .thạch sanh là người anh hùng khôi ngo. - Viết câu quá dài, không có dấu chấm.( K Linh 6a2, Trường 6a3...) - Diễn đạt câu lủng củng. IV.Đọc-Bình đoạn văn hay: GV đọc một số bài tiêu biểu ( tuyên dương) 6A2: Vũ Phong, Quỳnh,Đại, Hồng Minh 6A3: Hải Vân Phê bình bài làm quá yếu: 6a2: Quang, h Đức, Đặng Phong, My, Vũ,... 6a3:Tuấn, Đắc Tú, Chu Trường, Huy Vương..... V.Trả bài *Giải quyết thắc mắc: *Thống kê điểm: Lớp Điểm 9-10 Điểm 7- 8,8 Điểm 5- 6,8 Điểm 3-4,8 Điểm < 3 TB trở lên 6A2 /44 6A3/43 4.Củng cố:(2P) ? Qua tiết trả bài em rút ra cho mình được bài học gì cho lần viết văn sau? Nhận thấy mình còn có hạn chế gì trong bài viết cần khắc phục? ( Về kiến thức, kĩ năng viết bài) 5.Hướng dẫn học bài ở nhà:(3p) *Hướng dẫn học ở nhà:Ôn lại toàn bộ văn bản đã học thuộc thể loại :truyền thuyết, cổ tích *Chuẩn bị cho bài sau:Soạn: Luyện nói kể chuyện : đề 1,4- lập dàn bài chi tiết, luyện nói miệng trên lớp. E.Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_10_nam_hoc_2019_2020.doc