Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020
A.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sụ kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.
- Hiểu được cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu truyện về những thử thách mà nhân vật đã trải qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
- Nắm được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2.Kĩ năng:
- Biết cách đọc, hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Biết cách trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
- Biết kể lại một câu chuyện cổ tích
+ Tự nhận thức giá trị lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.
+ Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng.
3.Thái độ: - Yêu thích nhân vật em bé thông minh.Trân trọng tài năng, thông minh; yêu thích VHDG; Tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức bài học
4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương.
* Các nội dung tích hợp:
- GDKNS- Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.
Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng.
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, lí tưởng, cảm nhận của bản thân.
- GD đạo đức: Giáo dục người công dân có trách nhiệm. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu/bảng phụ/tranh ảnh)
- Học sinh: đọc những tài liệu liên quan và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
Ngày soạn: 28 / 10 /2019 Tuần 7 - Tiết 25 Văn bản: EM BÉ THÔNG MINH (Truyện cổ tích) ____________ A.Mục tiêu : 1.Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sụ kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh. - Hiểu được cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu truyện về những thử thách mà nhân vật đã trải qua trong truyện cổ tích sinh hoạt. - Nắm được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động. 2.Kĩ năng: - Biết cách đọc, hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. - Biết cách trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh. - Biết kể lại một câu chuyện cổ tích + Tự nhận thức giá trị lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. + Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng. 3.Thái độ: - Yêu thích nhân vật em bé thông minh.Trân trọng tài năng, thông minh; yêu thích VHDG; Tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức bài học 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương. * Các nội dung tích hợp: - GDKNS- Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng. - Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, lí tưởng, cảm nhận của bản thân. - GD đạo đức: Giáo dục người công dân có trách nhiệm. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu/bảng phụ/tranh ảnh) - Học sinh: đọc những tài liệu liên quan và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. C. Phương pháp - PP: dạy học nhóm, PP nêu và giải quyết vấn đề, PP vấn đáp, PP dự án - KTDH: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu theo nhóm, KT “Hỏi chuyên gia”, D. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số Vắng /9/2019 6a2 44 /9/2019 6a3 44 2.Kiểm tra bài cũ:(4') Câu 1. Kể tóm tắt những sự việc chính trong truyện Thạch Sanh? * Yêu cầu: Tóm tắt được các sự việc chính: - Thạch Sanh kết nghĩa với Lí Thông. - Thạch sanh Giết chằn tinh bị Lí thông cướp công. - Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa bị Lí thông cướp công, ám hại - Thạch Sanh cứu con vua thủy tề, bị hồn đại bàng và ch/t báo thù bị vào ngục. - Thạch Sanh gảy đàn chữa bệnh cho công chúa, được giải oan, cưới công chúa. - Thạch Sanh dùng đàn thần và niêu cơm thần,đánh thắng quân 18 nước chư hầu, được lên ngôi vua. Câu 2. Trình bày những suy nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh? *Yêu cầu: - Thạch Sanh là nhân vật dũng sĩ đẹp nhất trong thế giới cổ tích. - Chàng có nguồn gốc xuất thân vừa bình dị vừa có nguồn gốc thần tiên khác thường. - Lập được nhiều chiến công hiển hách. - Thạch Sanh là người giỏi võ nghệ, dũng cảm, giàu lòng vị tha - Chàng đại diện cho cái thiện qua đó nhân dân cũng thể hiện ước mơ về sự công bằng: cái thiện thắng cái ác. 3.Bài mới: *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1') - Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học - Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình - Kĩ thuật:Động não, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi máy chiếu:Hs quan sát-( tranh sgk-T70) ? Nội dung bức tranh nói về điều gì? Em hãy đặt tiêu đề cho bức tranh? GV: Bên cạnh kiểu nhân vật bất hạnh, dũng sĩ, nhân vật thông minh cũng là 1 kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Truyện hầu như không có yếu tố thần kì, được cấu tạo theo lối xâu chuỗi các mẩu chuyện. Nhân vật chính trải qua một chuỗi các thử thách, từ đó bộc lộ sự thông minh, tài trí hơn người. Em bé thông minh là 1 truyện...... *HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 35') - Mục tiêu: HS hiểu được những nét chính về tác giả, tác phẩm.Biết cách đọc, tóm tắt văn bản, bước đầu hiểu được nội dung văn bản.HS hiểu được sự thông minh, tài trí của em bé qua việc em trả lời các câu đố. - Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, phân tích, bình giảng, - Kĩ thuật:động não,giao nhiệm vụ, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi,chia nhóm Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt ? Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm Ai là tác giả của truyện “Em bé thông minh” nói riêng và các truyện dân gian nói chung? ( Theo Nguyễn Đổng Chi) Nêu xuất xứ của câu chuyện? I.Giới thiệu chung Tác giả Nhân dân lao động Tác phẩm Văn học dân gian Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản ? Nêu cách đọc văn bản? II. Đọc- hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích G Hướng dẫn HS đọc truyện: kể: giọng vui, hóm hỉnh; lưu ý những đoạn đối thoại, những câu hỏi và trả lời của em bé với quan, vua... ->GV đọc mẫu (Từ đầu đến...về tâu vua). ->2HS đọc->HS nhận xét giọng đọc của nhau. ->GV nhận xét giọng đọc của học sinh. ? Kể lại đoạn truyện từ đầu đến “ăn mừng với nhau rồi” ? ? Xác định các sự việc chính trong văn bản? Chiếu: 1- Vua sai người đi tìm người tài khắp nước. 2- Viên quan gặp hai cha con cậu bé đang cày ruộng, ra câu đố oái oăm bị đứa bé hỏi vặn lại. 3- Vua muốn thử tài cậu bé, ra câu đố cho dân làng, đứa bé đã buộc vua phải nói ra điều vô lí. 4- Vua thử tài cậu bé bằng cách bắt cậu xẻ thịt chim thành 3 mâm cỗ, đứa bé cũng thắng cuộc. 5- Vua và đình thần không giải được lời thách đố của nước láng giềng. 6- Đứa bé giúp vua và triều đình giải được câu đố dễ dàng. 7- Em bé được phong là trạng nguyên. ? Văn bản “Em bé thông minh” thuộc thể loại cổ tích. Vậy theo em truyện cổ tích này kể về một kiểu nhân vật quen thuộc nào? Truyện cổ tích về nhân vật thông minh Chia bố cục ? Nêu bố cục của văn bản này? Chiếu: a. Phần 1: Từ đầu đến lỗi lạc b- Phần 2: Thân truyện---Tiếp đến láng giềng c- Phần 3: Còn lại 2. Bố cục: 3 phần GV: Giới thiệu các cách chia đoạn VB: chia đoạn theo tình tiết sự việc chính hoặc theo bố cục VB. Tương ứng với mỗi phần là MB, TB, KB của bài văn tự sự. - Mở truyện : Vua sai quân đi khắp nước tìm kiếm người hiền tài giúp nước. - Thân truyện : Có các sự việc . - Viên quan gặp hai cha con đang cày ruộng, hỏi câu hỏi oái oăm. - Cậu bé đã trả lời bằng một câu đố lại. - Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban. - Em bé đã tìm cách đối diện vua và giải được câu đố. - Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn. - Em bé giải đố bằng cách đố lại. - Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn rò la tìm người tài bằng một câu đố. - Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được. - Kết truyện : Em trở thành trạng nguyên. Hoạt động 3: Phân tích *Giáo dục đạo đức: GD người công dân có trách nhiệm. Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, KHIÊM TỐN,GIẢN DỊ. ? Câu chuyện này xoay quanh những câu đố để tìm người thông minh, hiền tài giúp đất nước nên không phân tích bài theo bố cục mà theo từng câu đố để thấy được người giải đố tài giỏi như thế nào. 3. Phân tích 3.1. Nhân vật em bé ? Tìm những chi tiết giới thiệu về em bé? Xuất thân Tuổi Xuất thân: con nông dân Tuổi: bảy, tám tuổi ? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật của câu chuyện? Giới thiệu không giống những truyện cổ dân gian thông thường: nhân vật xuất thân từ tầng lớp bình dân, không sử dụng những yếu tố hoang đường kì ảo. Nhân vật chính không được giới thiệu ngay từ đầu câu chuyện mà xuất hiện trong một sự việc, có hoàn cảnh xuất hiện cụ thể. - không sử dụng những yếu tố hoang đường kì ảo. ->Xuất thân bình dân ? Cách giới thiệu ấy có ý nghĩa gì không? Nhấn mạnh sự xuất thân bình thường của em bé. Nhân vật chính là một cậu bé 7, 8 tuổi -> nhấn mạnh trí tuệ dân gian. ? Điều đó có tác dụng gì? Nhân vật trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. ->Gần gũi. Nếu Thạch Sanh trải qua những lần thử thách thì em bé qua mỗi câu đố - một lần thử thách, bộc lộ trí tuệ, sự thông minh. G hướng dẫn HS kẻ bảng phân tích. HS thảo luận nhóm về các nội dung như bảng hướng dẫn. Chia 4 nhóm- hs thực hiện....- Gv chốt Kt mục 1 3.2. Em bé qua những lần thử thách Máy chiếu : Kt mục 1 Người thử thách Hoàn cảnh Nội dung thử thách Mức độ thử thách Em bé giải đố Kết quả Cách giải đố Viên quan Hai cha con em bé đang cày ruộng Đố: trâu một ngày cày được mấy đường Oái oăm Hỏi vặn lại Viên quan há hốc mồm sửng sốt Đố lại ->Dùng gậy ông đập lưng ông Vua (thử tài lần thứ nhất) Cả làng lo lắng trước lệnh vua ban Bắt cả làng phải nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con Vô lí, khó khăn hơn. -Bảo dân làng giết trâu ăn -Nghĩ ra câuchuyện để vua phải nói ra sự vô lí Vua và đình thần chịu em bé là thông minh lỗi lạc. Làm cho người ra câu đố thấy sự vô lí Người thử thách Hoàn cảnh Nội dung thử thách Mức độ thử thách Em bé giải đố Kết quả Cách giải đố Vua (thử tài lần 2) Hai cha con đang ăn cơm ở công quán Từ một con chim sẻ phải dọn được thành 3 cỗ thức ăn Khó thực hiện Nhờ vua rèn cây kim khâu thành con dao để xẻ thịt chim Vua phục hẳn Đẩy thế bí về phía người ra câu đố Sứ thần nước ngoài Em cùng các bạn đang đùa nghịch Xâu sợ chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài Rất khó, nguy hiểm đến vận mệnh đất nước Hát câu đồng dao để hướng dẫn cách giải Sứ thần phải thán phục Vận dụng kiến thức dân gian HS thảo luận, đại diện các nhóm trình bày. ? Lần giải câu đố của viên quan: Làm thế nào viên quan phát hiện ra sự thông minh của em bé? Em có nhận xét gì về câu hỏi của viên quan? Quan ra một câu đố khó, bất ngờ (mà có lẽ trên đường đi quan đã hỏi rất nhiều người). Một câu hỏi phi lí khó có câu trả lời chính xác -> không thể trả lời theo cách thông thường. (1) Lần giải câu đố của viên quan: ? Người được hỏi bị rơi vào tình huống nào? - Bị động, hoàn toàn không được báo trước. -Bị động, hoàn toàn không được báo trước. ? Câu đố này viên quan dùng để hỏi ai? Hỏi cha em bé (“Này lão kia...”) ? Trước câu hỏi khó kết hợp với giọng hống hách của tên quan thái độ của cha em bé như thế nào? - Đứng ngẩn ra không trả lời được. -> Điều dễ hiểu vì viên quan là người có quyền uy, quan hỏi mà không trả lời là mắc tội. ? Trước tình cảnh đó em bé đã giải đố như thế nào ? - Trả lời bằng cách ra 1 câu đố có nội dung tương tự bắt viên quan giải đố . - Câu trả lời của em bé gần như không cần suy nghĩ mà là phản ứng tức thì của em (“Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con ...nhanh miệng hỏi vặn lại...”) ? Trước câu đố của em bé thái độ của viên quan như thế nào ? - Viên quan kinh ngạc há hốc mồm, sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. ? Cách mà em bé dùng để đố lại viên quan và dồn ông ta vào chỗ bí dân gian ta gọi là gì? - Gậy ông đập lưng ông ? Em có nhận xét gì về cách trả lời của em bé, em bé bộc lộ phẩm chất gì? - Câu trả lời nhạy bén, thông minh ? Thông minh, nhạy bén ở điểm nào? - Em bé lật ngược lại tình thế, đẩy thế bí của mình về phía tên quan. Em bé: Thông minh, nhạy bén lật ngược lại tình thế, đẩy thế bí của mình về phía tên quan. ? Qua cách trả lời và đố lại của em bé cho thấy em bé thể hiện bản lĩnh gì? - Không sợ quyền uy. - Không sợ quyền uy. *Giáo dục đạo đức: Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ ? Như vậy, ở lần thử thách đầu tiên, trí thông minh của em bé vượt lên trên so với ai? Thông minh hơn cha, thông minh hơn viên quan. ->trí thông minh của em bé vượt lên trên so với cha, viên quan ? ? Đọc diễn cảm một đoạn truyện em thích? Vì sao ? HS...... Em nhận thấy ở truyện này có điểm gì giống và khác với truyện Thạch Sanh? - Giống: cũng thử thách- chiến thắng. - Khác: không có yêú tố kỳ ảo. * Đọc diễn cảm một đoạn truyện em thích? Vì sao ? 4. Củng cố (2') ? Hs khá đặt câu hỏi hệ thống kiến thức tiết 1 - hs...... 5.Hướng dẫn chuẩn bị bài sau(3') - Đọc, kể diễn cảm truyện, chuẩn bị tiết 2.( 3 nội dung còn lại- giải đố lần 2,3,4) Như hướng dẫn tiết 1 ? Những cách giải đố của em bé thông minh lý thú ở chỗ nào qua các lần giải đố? ? So sánh trí thông minh của em bé ngang tam với những ai qua các lần giải đố 1,2,3,4 ?) Sự thông minh giải đố của em bé dựa vào kiến thức sách vở hay kinh nghiệm đời sống dân gian ? Tác dụng ? ?)Em có nhận xét gì về nhân vật em bé thông minh? ? Truyện cổ tích Em bé thông minh có gì giống và khác với truyện cổ tích Thạch Sanh? ? §äc truyÖn L¬ng ThÕ Vinh? TruyÖn ®Ò cao ®iÒu g×? (Đọc thêm T.74) ? Em hãy kể một truyện về các nhân vật thông minh mà em biết? *Gợi ý: Truyện trong cuốn sách “ Thần đồng đất Việt”Truyện trạng Quỳnh E. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 28/9/2019 Tuần 7- tiết 26 Văn bản: EM BÉ THÔNG MINH (Truyện cổ tích) tiết 2 D.Tiến trình bài dạy Ổn định tổ chức Ngày giảng Lớp Sĩ số Vắng 3/ 10/2019 6a2 44 2/ 10/2019 6a3 44 2. Kiểm tra bài cũ: (5') ? KÓ tãm t¾t các sự việc chính trong truyện Em bÐ th«ng minh? Yªu cÇu: HS kÓ ®îc tãm t¾t b»ng c¸c sù viÖc chÝnh Chiếu: 1- Vua sai người đi tìm người tài khắp nước. 2- Viên quan gặp hai cha con cậu bé đang cày ruộng, ra câu đố oái oăm bị đứa bé hỏi vặn lại. 3- Vua muốn thử tài cậu bé, ra câu đố cho dân làng, đứa bé đã buộc vua phải nói ra điều vô lí. 4- Vua thử tài cậu bé bằng cách bắt cậu xẻ thịt chim thành 3 mâm cỗ, đứa bé cũng thắng cuộc. 5- Vua và đình thần không giải được lời thách đố của nước láng giềng. 6- Đứa bé giúp vua và triều đình giải được câu đố dễ dàng. 7- Em bé được phong là trạng nguyên. ? Xác định tương ứng với mỗi phần là MB, TB, KB của bài văn tự sự. - Mở truyện : Vua sai quân đi khắp nước tìm kiếm người hiền tài giúp nước. - Thân truyện : Có các sự việc . - Viên quan gặp hai cha con đang cày ruộng, hỏi câu hỏi oái oăm. - Cậu bé đã trả lời bằng một câu đố lại. - Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban. - Em bé đã tìm cách đối diện vua và giải được câu đố. - Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn. - Em bé giải đó bằng cách đố lại. - Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn rò la tìm người tài bằng một câu đố. - Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được. - Kết truyện : Em trở thành trạng nguyên. *HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 25') - Mục tiêu: HS hiểu được những nét chính về tác giả, tác phẩm.Biết cách đọc, tóm tắt văn bản, bước đầu hiểu được nội dung văn bản.HS hiểu được sự thông minh, tài trí của em bé qua việc em trả lời các câu đố. - Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, phân tích, bình giảng, - Kĩ thuật:động não,giao nhiệm vụ, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi,chia nhóm Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích Hệ thống kiến thức tiết 1 đã học các mục chính? I. Giới thiệu chung 1.Tác giả: 2. Tác phẩm: II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích * Tóm tắt nội dung * PTbđ 2. Kết cấu, bố cục 3. Phân tích. 3.1. Nhân vật em bé 3.2 Em bé qua những lần thử thách G hướng dẫn HS kẻ bảng phân tích. HS thảo luận nhóm về các nội dung như bảng hướng dẫn. Chia 4 nhóm- hs thực hiện.... (tiếp)-Nhóm 2 thực hiện trình bày trước lớp (1) Lần giải câu đố của viên quan: Máy chiếu : Người thử thách Hoàn cảnh Nội dung thử thách Mức độ thử thách Em bé giải đố Kết quả Cách giải đố 1.Viên quan Hai cha con em bé đang cày ruộng Đố: trâu một ngày cày được bao nhiêu đường Oái oăm Hỏi vặn lại Viên quan há hốc mồm sửng sốt Đố lại ->Dùng gậy ông đập lưng ông 2.Vua (thử tài lần thứ nhất) Cả làng lo lắng trước lệnh vua ban Bắt cả làng phải nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con Vô lí, khó khăn hơn. Bảo dân làng giết trâu ăn Nghĩ ra câu chuyện để vua phải nói ra sự vô lí Vua và đình thần chịu em bé là thông mi h lỗi lạc. Làm cho người ra câu đố thấy sự vô lí 3.Vua (thử tài lần 2) Hai cha con đang ăn cơm ở công quán Từ một con chim sẻ phải dọn được thành 3 cỗ thức ăn Khó thực hiện Nhờ vua rèn cây kim khâu thành con dao để xẻ thịt chim Vua phục hẳn Đẩy thế bí về phía người ra câu đố 4.Sứ thần nước ngoài Em cùng các bạn đang đùa nghịch Xâu sợ chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài Rất khó, nguy hiểm đến vận mệnh đất nước Hát câu đồng dao để hướng dẫn cách giải Sứ thần phải thán phục Vận dụng kiến thức dân gian ? Lần giải câu đố thứ nhất của vua. Nội dung câu đố của vua ở lần đố thứ nhất là gì? Vua ban cho làng 3 thúng gạo nếp với 3 con trâu đực. Lệnh trong một năm ba con trâu đực phải đẻ thành 9 con. (2)Lần giải câu đố thứ nhất của vua. ? So sánh với câu trước về mức độ? Giải thích tại sao? - Khó hơn. - Trong thực tế làm gì có trâu đực đẻ ra con -> vô lí - Nếu không có nghé thì cả làng bị tội. -> Lệnh vua là điều không được phép trái lời, nếu không phạm trọng tội. ? Câu đố lần này và lần trước có điểm gì giống và khác nhau? - Giống : không thực hiện được . - Khác : không phải giải ngay mà một năm sau. Về mức độ câu đố khó hơn; lệnh vua ban cho cả làng, nếu không thực hiện được thì cả làng phải chịu tội. ? Em bé đã giải tình huống oái oăm này bằng cách nào? - Giả vờ khóc trước sân rồng để gây sự chú ý, đòi bố đẻ em bé. - Trả lời một cách ngây ngô. Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí trong câu đố. Chính câu giải thích của vua đã tự đưa vua vào bẫy. Em bé khẳng định sự đúng đắn của mình trong việc mổ trâu ăn. Vua chỉ còn biết cười và thán phục . ? Em có nhận xét gì về lời lẽ của em bé khi trả lời vua? - Đọc từ : Vua và đình thần rất hậu . ? Ở lần giải đố này trí thông minh của em bé được so sánh với trí tuệ của ai? Cả dân làng lo lắng trước lệnh vua ban, không biết phải làm gì thì em bé đã nghĩ ngay ra cách giải, còn mạnh dạn bảo làng giết trâu, đồ gạo lên ăn. Trí thông minh của em vượt lên trên cả dân làng. ->giải đố lần 2 trí thông minh của em bé được so sánh với trí tuệ cả dân làng ? Cách giải quyết tình huống cho thấy em bé là người như thế nào? -> Lời lẽ : rắn rỏi, thông minh. ? Lần giải câu đố thứ 2 của vua Lần thử thách sau của vua đối với em bé là gì? Em có nhận xét gì về mức độ, tính chất của lần đố này? - Vua bắt em làm thịt con chim sẻ dọn thành 3 cỗ thức ăn. - Lần đố này cũng khó và oái oăm không kém. - Câu đố cũng là lệnh của vua nhưng khó hơn lần trước vì đối tượng hướng tới là cả dân làng, nếu em bé không trả lời được cũng không bị tội; lần này là câu đố của vua dành cho riêng em bé -> khó khăn hơn. (3)Lần giải câu đố thứ 2 của vua ? Em bé giải đố bằng cách nào? Theo em đó là câu trả lời bộc lộ điều gì ở em bé? - Không cần suy nghĩ lâu, đưa ra lời giải đố ngay, đố lại vua: yêu cầu vua rèn cho cây kim bé xíu thành con dao để xẻ thịt chim mưu trí. ? Vì sao em bé trả lời vua như thách thức mà vua lại ban thưởng rất hậu ? - Cách trả lời củng cố niềm tin rằng em quả là thông minh tuyệt vời. ? Qua ba lần giải đố, em bé đã dùng cách nào để giải quyết? - Đố lại, đẩy thế bí vào người ra câu đố, "gậy ông đập lưng ông". - Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều họ đưa ra trong câu đố. ->giải đố lần 3 trí thông minh của em bé được so sánh với trí tuệ của Vua ? Để giải được ba câu đố em bé đã vận dụng những kiến thức từ đâu? - Vận dụng những kiến thức từ dân gian, trong nhân dân, trong cuộc sống hàng ngày. *Giáo dục đạo đức: Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ Em bé giải câu đố của sứ thần nước láng giềng Đọc đoạn cuối và cho biết lần này do ai ra câu đố ? - Sứ thần nước ngoài . (4)Em bé giải câu đố của sứ thần nước láng giềng ? Mức độ khó của câu đố lần này là gì? - Ngày một khó hơn, oái oăm hơn, mức độ ngày càng tăng. - Nếu không giải được sẽ ảnh hưởng đến thể diện quốc gia - Mỗi lần giải đố là một lần trí thông minh của em được so sánh với những đối tượng khác nhau + Lần đầu: so sánh với cha của cậu. + Lần 2: so sánh với dân làng + Lần 3: so sánh với vua + Lần 4: so sánh với vua, quan, đại thần các ông trạng và các nhà thông thái. -> Giải đố lần 4 so sánh với vua, quan, đại thần các ông trạng và các nhà thông thái. ? Vậy câu chuyện có gì hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện? Kể chuyện bằng các tình tiết có tính tăng cấp (nghệ thuật tăng cấp) -Nghệ thuât: kể chuyện tăng cấp ? Em bé đã giải đố như thế nào? Có gì khác lạ trong cách giải đố lần này? - Câu hát đồng dao nhí nhảnh, hồn nhiên. ? Cách em bé giải đố có gì đáng khâm phục? - Em đang chơi với các bạn; trong khi vua và đình thần, các nhà thông thái phải suy nghĩ, nghiền ngẫm mãi mà không nghĩ ra cách giải đố thì em chỉ cần hát một câu hát đồng dao -> cách giải đố nhanh trí, đơn giản, thể hiện trí tuệ thông mình. * Thảo luận nhóm bàn (2 phút): ?) Suy nghĩ của em về em bé trong truyện? - Thông minh mưu trí . * Qua 4 lần giải đố của cậu bé, thông minh lí thú ở chỗ nào ? - đẩy thế bí về người ra câu đố, lấy " gậy ông đập lưng ông" - làm cho người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói. - Những lời giải đố đều không dựa vào kiến thức sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống. - Những lời giải thể hiện sự thông minh. - Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ,giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải. Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng tiến. Đối tượng ra câu đố cũng ngày một cao hơn, điều đó càng làm nổi bật sự thông minh hơn người và tài trí của em bé. ? Nhưng đó là sự thông minh nào? Em bé được coi là thông minh không phải qua chữ nghĩa, văn chương, thi cử. Truyện cổ tích này không nhằm phủ nhận kiến thức sách vở, nhưng tập trung ca ngợi, đề cao kinh nghiệm đời sống. Cuộc đấu trí của em bé thông minh xoay quanh chuyện, đường cày, bước chân ngựa, con trâu,con chim sẻ, con ốc, con kiến vàng. Em bé thông minh trong chuyện tiêu biểu cho trí khôn và sự thông minh được đúc kết từ đời sống và luôn được vận dụng trong thực tế. *Giáo dục đạo đức: GD người công dân có trách nhiệm. Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ -> Giải đố bằng kiến thức dân gian, kinh nghiệm đời sống. => Em bé thông minh -> Giải đố bằng kiến thức dân gian, kinh nghiệm đời sống. ? Qua nhân vật em bé, nhân dân muốn đề cao điều gì? - Đề cao trí tuệ dân gian. ->Đề cao trí tuệ dân gian ? Kết thúc truyện, em bé được phong làm trạng nguyên, được vua cho xây dinh thự... Em có nhận xét gì về kết thúc ấy? Phần thưởng xứng đáng cho trí thông minh của em bé. Nhân dân mong muốn trí tuệ dân gian được đề cao, phát huy. - ý nghĩa phần kết truyện ->Nhân dân mong muốn trí tuệ dân gian được đề cao, phát huy. H Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết HĐN/ 3 nhóm: N1- Khái quát kiến thức nội dung cơ bản t1,2? N2: Khái quát ý nghĩa chuyện, phản ánh gì của nhân dân lao động xưa? N3: Tổng kết biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong toàn bài? Hs thực hiện- ghi phiếu học tập- trình bày Gv chốt kt - máy chiếu 4.Tổng kết 4.1. Nội dung - Những thử thách đối với em bé: + Câu đố của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường? + Câu đố của nhà vua: Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con; làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ? +Câu đố của sứ thần: Làm cách nào để xâu được sợi chỉ qua con ốc vặn rất dài? Trí thông minh của em bé bộc lộ qua cách giải đố. Trong đó, em bé đã khéo léo tạo nên những tình huống để chỉ sự phi lí trong những câu đố của viên quan, của nhà vua và bằng kinh nghiệm làm cho sứ thần phải khâm phục. * Ý nghĩa - Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian. - Tạo ra tiếng cười. G ý nghĩa - Ca ngợi trí thông minh, đề cao trí khôn dân gian, tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.( Mang ý nghÜa mua vui, gi¶i trÝ) GV: truyện không nhằm phủ nhận kiến thức sách vở nhưng nó tập trung ca ngợi, đề cao kinh nghiệm đời sống. Cuéc ®Êu trÝ cña em bÐ xoay quanh truyÖn ®êng cµy, bíc ch©n ngùa, con tr©u, con chim sÎ, con èc, con kiÕn cµng....TrÝ kh«n vµ sù th«ng minh cña em bÐ ®îc ®óc kÕt tõ ®êi sèng, lu«n ®îc vËn dông trong thùc tÕ. => Như vậy, trí tuệ dân gian, nhân cách người bình dân lao động VN đã được kết tinh trong hình tượng EBTM. ? Câu chuyện có gì đặc sắc về nghệ thuật? So với các truyện dân gian đã học, em thấy nghệ thuật kể chuyện có gì khác? - Không có những chi tiết hoang đường. - Tình huống bất ngờ, thú vị. - Kể chuyện bằng nghệ thuật tăng tiến. - Cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước. -TruyÖn kÓ vÒ kiÓu nh©n vËt th«ng minh 4.2. Nghệ thuật - Dùng câu đố thử tài - Tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất. - Nghệ thuật tăng tiến. - Cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước. 4.3. Ghi nhớ: T74-sgk * HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP( 8 ') - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật:động não, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo ? ? ? Em thích nhất lần giải đố nào của em bé – kể lại và nêu lí do? (HS TB) Hs.... - lần 4: hồn nhiên, ngây thơ trong sự đối đáp. -HS tự bộc lộ – nhận xét GV nhận xét cho điểm khuyến khích những HS trả lời Em nhận thấy ở truyện này có điểm gì giống và khác với truyện Thạch Sanh? - Giống: cũng thử thách- chiến thắng. - Khác: không có yêú tố kỳ ảo. §äc truyÖn L¬ng ThÕ Vinh? TruyÖn ®Ò cao ®iÒu g×? (Đọc thêm T.74) III. Luyện tập * Kể diễn cảm một chi tiết em thích nhất ? Vì sao? *(Đọc thêm T.74) - TrÝ th«ng minh b¾t nguån tõ kinh nghiÖm ®êi sèng. GV: cũng là truyện cổ tích nhưng EBTM không mang yếu tố thần kì, nó đựơc cấu tạo theo một xâu chuỗi các sự việc mà nhân vật phải trải qua, cụ thể ở đây là tạo tình huống thử thách: dùng câu đố thử tài để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất. Đây là đặc điểm chính trong truyện cổ tích đời thường. * HOẠT ĐỘNG : MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (2') - Mục tiêu: mở rộng kiến thức, tích hợp nội dung bài học - Phương pháp: vấn đáp -Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút ? Em hãy kể một truyện về các nhân vật thông minh mà em biết? *Gợi ý: Truyện trong cuốn sách “ Thần đồng đất Việt”Truyện trạng Quỳnh GV: Các câu chuyện xưa do nhân dân lao động sáng tạo ra nhằm mục đích ca ngợi trÝ th«ng minh ng dân lao động. Em liên hệ trong thời hiện đại có những nhân vật nào vượt trội hơn người thể hiện tài năng thông minh ? - Cậu bé Minh Khang 5 tuổi có lượng kiến thức khổng lồ ( Phong thánh biết tuốt- nổi tiếng khi tham chương trình gia biệt tài tí hon) ? Em biết gì về cậu bé này, giới thiệu vài nét cho các bạn biết nào? Hiện em ở quận 2 Bình Tránh TPHCM, cha là người miền Trung, mẹ là người miền Bắc, Phùng Hữu Thanh Huy, kĩ sư làm keo, Mẹ Vân làm luật sư Chiếu video 4. Củng cố:(2p) bài tập trắc nghiệm : máy chiếu: Hs làm miệng tại chỗ 1. Khi kể về tài năng của em bé, tác giả nhằm ca ngợi trí tuệ của ai là chính? A. Trẻ em; B. Nhân vật em bé ; C. Dân tộc ; D. Nhân dân lao động. 2. Cái hay của truyện được tạo bởi yếu tố nghệ thuật nào là chính? A. Xây dựng nhân vật; B. Phóng đại C. Đối lập D. Tạo tình huống bất ngờ và sâu chuỗi sự kiện. 3. Chiến thắng của em bé có được sự giúp đỡ của thần linh không ? A. Không; B. Thần linh giúp đỡ một phần 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:(3') - Nhớ được nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của truyện , tập kể tóm tắt 4 thử thách mà em bé vượt qua. Liên hệ với các truyện về các nhân vật thông minh khác. - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ (tìm và chữa lỗi trong các mục I. Tìm đoạn văn có lỗi sai trong bài viết số 1) sử dụng từ điển tra các từ không hiểu rõ nghĩa. + Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập GV phát phiếu học tập cho HS. PHIẾU HỌC TẬP GV hướng dẫn HS tìm hiểu HS đọc VD a, b, c (75) ?) Em hiểu nội dung mỗi câu trên nói về vấn đề gì? a) Lớp 6 có tiến bộ tuy vẫn còn một số h/c (Sự tiến bộ của lớp 6) b) Bạn Lan được lớp tín nhiệm bầu làm lớp trưởng c) Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt nhìn thấy cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân ?) Vậy em hãy chỉ ra những từ dùng sai nghĩa trong 3 câu trên? ( Vì sao) a) Yếu điểm b) Đề bạt c) Chứng thực ?) Em hiểu nghĩa của các từ trên như thế nào? ?) Dựa vào nội dung của các câu trên, em hãy tìm từ khác thay cho đúng? ?) Từ các VD trên, theo em tại sao lại dùng từ sai? Cách khắc phục? E. Rút kinh nghiệm : Ngày soạn: 28 /9/2019 Tuần 7- Tiết 27 Tiếng Việt CHỮA LỖI DÙNG TỪ (Tiếp theo) ____________ A. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Nắm được lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. - Nắm được cách chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa. 2. Kỹ năng: - Biết dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ. 3. Thái độ: Tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức bài học. Có ý thức sử dụng từ chính xác, phù hợp 4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. * Các nội dung tích hợp - GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về cách sử dụng từ, dùng từ , tự trau dồi vốn từ. - GD đạo đức: Biết yêu tiếng Việt, trân trọng và giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Giáo dục phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC. - Kĩ năng sống: nhận thức, giao tiếp, giải quyết vấn đề B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu/bảng phụ) - Học sinh: đọc những
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_7_nam_hoc_2019_2020.doc