Giáo án môn Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm (Chuẩn kiến thức)

Giáo án môn Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm (Chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin

- Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin.

2. Năng lực tin học

a. Năng lực tin học:

- Năng lực C (Nlc)

+ Phát triển năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức

+ Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động thông tin của con người, của máy tính.

- Năng lực A (Nla): Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

+ Biết thế nào là thông tin và dữ liệu.

+ Biết thế nào là biểu diễn thông tin trong đời sống.

+ Biết lưu trữ dữ liệu trong máy tính.

b. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về xử lí thông tin và xử lí thông tin trong máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết bài tập ?, bài tập (luyện tập), bài tập 1,2 (vận dụng)

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

3. Phẩm chất: Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi dựa trên nhận thức và suy xét về thế giới.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Các ví dụ đa dạng về xử lí thông tin trong các hoạt động của con người.

- Một số ví dụ về việc máy tính giúp con người xử lí thông tin theo bốn bước xử lí thông tin cơ bản.

2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 133 trang huongdt93 2871
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
(Thời gian thực hiện: 02 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
- Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin
- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
- Phân biệt được thông tin và vật mang tin.
2. Năng lực
a. Năng lực tin học:
- Năng lực C (Nlc)
+ Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc 
+ Từng bước nhận biết – một cách không tường minh – tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.
b. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về thông tin và dữ liệu, tầm quan trọng của thông tin
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết bài tập ?, bài tập (luyện tập), bài tập 1,2 (vận dụng)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
3. Phẩm chất
- Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm
- Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập cho hoạt động 1.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả những thứ đó được giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh.
Và để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài 1: Thông tin và dữ liệu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thông tin và dữ liệu - Nghe gì? Thấy gì
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động để dần dần hình dung được khái niệm, nhận biết được các đặc điểm về dữ liệu và thông tin.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin ở hoạt động 1 và yêu cầu thảo luận, tìm ra lời giải.
Hãy đọc đoạn văn sau và cho biết: Bạn Minh đã thấy những gì và biết được điều gì để quyết định nhanh chóng qua đường?
“Trên đường từ nhà đến trường, Minh phải đi qua...chuyển sang màu đỏ”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thông tin và dữ liệu
Hoạt động 1. Nghe gì? Thấy gì?
Thấy gì?
Biết gì?
- Đường phố đông người, nhiều xe.
- Đèn giao thông dành cho người đi bộ đổi sang màu xanh.
- Các xe di chuyển chiều đèn đỏ dừng lại
- Có nguy cơ mất an toàn giao thông
-> Phải chú ý quan sát.
- Có thể qua đường an toàn
-> Quyết định qua đường nhanh chóng.
Hoạt động 2: Thông tin và dữ liệu – Tìm hiểu các khái niệm, mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
a. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk HS nắm được khái niệm và mối quan hệ của thông tin và dữ liệu.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu một HS đướng dậy đọc thông tin trong sgk.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Từ hoạt động 1, em hãy đưa ra khái niệm về dữ liệu, thông tin và vật mang tin theo cách em hiểu?
+ Theo em, thông tin và dữ liệu có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
+ Theo em, tiếng trống trường ba hồi chín tiếng là dữ liệu hay thông tin? Hãy giải thích rõ?
- GV yêu câu HS trả lời câu hỏi 1, 2 trang 6 sgk?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thông tin và dữ liệu
a. Các khái niệm
- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
- Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.
- Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin, ví dụ như giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ...
b. Sự tương đồng và khác biệt giữa thông tin và dữ liệu:
+ Thông tin và dữ liệu cùng đem lại hiểu biết cho con người nên đôi khi được dùng thay thế cho nhau.
+ Dữ liệu gồm những văn bản, con số, hình ảnh, âm thanh... là nguồn gốc của thông tin.
- Phân tích tiếng trống trường
+ TH1: Tiếng trồng trường 3 hồi 9 tiếng là thông tin nếu đặt trong bối cảnh ngày khai trường.
+ TH2: Tiếng trống trường 3 hồi 9 tiếng được ghi lại trong một tệp âm thanh thì thẻ nhớ chưa tệp âm thành đó là vật mang tin và âm thanh là dữ liệu.
Trả lời:
Câu 1: 1 – b, 2 – a, 3 – c
Câu 2:
16:00 0123456789
Dữ liệu
Hãy gọi cho tôi lúc 16:00 theo số điện thoại 0123456789
Thông tin
Hoạt động 3: Tầm quan trọng của thông tin
a. Mục tiêu: Hiểu được sự quan trọng của thông tin trong cuộc sống.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu một HS đướng dậy đọc thông tin trong sgk.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Theo em, thông tin mang lại những gì cho con người? Nêu ví dụ?
+ Thông tin giúp con người điều gì? Nêu ví dụ?
+ Chia lớp thành 4 tổ để thực hiện hoạt động 2: Hỏi để có thông tin.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Tầm quan trọng của thông tin
- Thông tin đem lại hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin.
Ví dụ: Trong bài Con Rồng Cháu Tiên chúng ta biết được nguồn gốc của người Việt.
- Thông tin đúng giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả.
Ví dụ: Đài khí tượng thủy văn báo Hà Nội hôm nay trời rất nắng -> Bạn An đi học mang theo áo dài và mũ.
Hoạt động 2: Hs tiến hành thảo luận đưa ra một sơ đồ tư duy mô tả kế hoạch đi dã ngoại theo địa điểm tùy chọn của từng nhóm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thự hiện BT luyện tập trang 7 sgk
Bảng 1.1 cho biết lượng mưa trung bình hàng tháng (theo đơn vị mm) của hai năm 2017, 2018 ở một số địa phương (Theo tổng cục thống kê).
Em hãy xem bảng 1.1 và trả lời các câu hỏi sau:
a. Các con số trong bảng là thông tin hay dữ liệu
b. Phát biểu “Tháng 6, Đà Nẵng ít mưa nhất so với các thành phố Hà Nội, Huế, Vũng Tàu” là thông tin hay dữ liệu?
c. Trả lời câu hỏi: “Huế ít mưa nhất vào tháng nào trong năm?”. Câu trả lời là thông tin hay dữ liệu?
d. Câu trả lời cho câu hỏi c) có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
a. Các con số trong bảng đã cho là dữ liệu
b. Phát biểu đó là thông tin
c. Câu trả lời này là thông tin
d. Câu trả lời trong câu c có ảnh hưởng đến lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch. Nếu người đi du lịch muốn đến tham quan Huế thì tháng Ba là một lựa chọn tốt về thời gian vì họ sẽ tránh được những cơn mưa.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trang 7 sách kết nối tri thức.
Câu 1. Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
a. Có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn
b. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Câu 2. Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em.
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi:
Câu 1. Lấy ví dụ về vai trò của thông tin
a) Thông tin thời tiết giúp em lựa chọn tốt trong trang phục. Trước một buổi tham quan, hoặc chỉ đơn giản là trước khi đi học, thông tin thời tiết giúp HS chuẩn bị trang phục phù hợp. Chẳng hạn, vào những ngày nhiệt độ chênh lệch lớn, trời lạnh vào buổi sáng, nắng nóng vào buổi trưa thì khi đi học em cần mặc áo sơ mi bên trong áo khoác để khi nóng, bỏ bớt áo khoác ngoài, em vẫn có trang phục phù hợp.
b) Hiểu biết về luật giao thông đường bộ, để ý quan sát các đèn tín hiệu, biển báo giao thông, vạch kẻ đường sẽ giúp em đi trên đường phố tự tin hơn, an toàn hơn, nhất là tại những nút giao thông.
Câu 2. Lấy ví dụ về vật mang tin trong học tập: Sách, vở, bảng,... là những vật mang tin.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm...)
Phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 2
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN
(Thời gian thực hiện: 02 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin
- Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin.
2. Năng lực tin học
a. Năng lực tin học:
- Năng lực C (Nlc)
+ Phát triển năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức
+ Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động thông tin của con người, của máy tính.
- Năng lực A (Nla): Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
+ Biết thế nào là thông tin và dữ liệu.
+ Biết thế nào là biểu diễn thông tin trong đời sống.
+ Biết lưu trữ dữ liệu trong máy tính.
b. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về xử lí thông tin và xử lí thông tin trong máy tính
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết bài tập ?, bài tập (luyện tập), bài tập 1,2 (vận dụng)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
3. Phẩm chất: Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi dựa trên nhận thức và suy xét về thế giới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Các ví dụ đa dạng về xử lí thông tin trong các hoạt động của con người.
- Một số ví dụ về việc máy tính giúp con người xử lí thông tin theo bốn bước xử lí thông tin cơ bản.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS tiếp nhận thông tin.
c. Sản phẩm học tập: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng hoạt động khởi động: Minh thích xem bóng đá và nhớ mãi một quả phạt đền. Khi cầu thủ thực hiện quả phạt, mắt anh ấy liên tục quan sát thủ môn và đoán xem góc nào của khung thành là sơ hở nhất. Sải bước, tạo đà, anh ấy đã khéo léo chiến thắng thủ môn bằng một cú sút rất mạnh vào góc cao của khung thành.
- GV mời HS ngồi xuống, tiếp lời: Câu chuyện trên của Minh liên quan đến việc xử lí thông tin, và để hiểu hơn các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin, chúng ta cùng đến với bài 2: Xử lí thông tin.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Xử lí thông tin
a. Mục tiêu: Nâng cao năng lực phân tích, tư duy trừu tượng, hình dung thông tin được xử lí ở mỗi hoạt động xử lí thông tin cơ bản.
b. Nội dung: GV trình bày, HS vận dụng sgk, kiến thức tiếp thu được để phát biểu và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV gọi 1 HS đứng dậy đọc ví dụ về cầu thủ sút bóng.
- Sau khi đọc xong, GV chia lớp thành 4 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm thực hiện hoạt động 1 trong SGK.
+ Bộ nào của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?
+ Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?
+ Bộ não xử lí thông tin nhận được thành thông tin gì?
+ Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?
+ Qúa trình xử lí thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe bạn đọc, các nhóm tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn các nhóm khi cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thầm bảng thông tin trong SGK. Sau khi kết thúc, GV hướng dẫn HS phân tích các bước xử lí thông tin.
- Sau đó, GV yêu cầu HS tìm một số ví dụ về hoạt động có ý thức của con người để phân tích các bước xử lí thông tin trong hoạt động đó.
- GV lưu ý HS: Mọi hoạt động của con người đều gắn liền với quá trình xử lí thông tin.
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trang 9 sgk.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc thông tin, tiếp nhận kiến thức và lấy ví dụ và tập phân tích.
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 1 – 2 bạn đứng dậy nêu ví dụ và phân tích các bước xử lí thông tin.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
1/ Xử lí thông tin
NV1:
1. Mắt theo dõi thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa các đối tượng đó.
2. Thông tin về vị trí và động tác của thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa các đối tượng đó.
3. Bộ não dùng kinh nghiệm để xử lí thông tin về vị trí của thủ môn thành điểm sơ hở khi bảo vệ khung thành, từ đó chuyển thành thông tin điều khiển đôi chân của cầu thủ.
4. Bộ não chuyển thông tin điều khiển đến hệ thống cơ bắp, thành những thao tác vận động toàn thân, đặc biệt là sự di chuyển của đôi chân, thực hiện cú sút phạt với hiệu quả cao nhất.
5. Qúa trình xử lí thông tin của bộ não gồm bốn hoạt động: Thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền.
NV2:
- Các bước xử lí thông tin
- HS nêu ví dụ và phân tích
Trả lời câu hỏi:
a. Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài Tiếng nói Việt Nam là thu nhận thông tin.
b. Bố em xem chương trình thời sự trên ti vi là thu nhận và lưu trữ thông tin.
c. Em chép bài trên bảng vào vở là lưu trữ thông tin và có thể là xử lí thông tin nữa.
d. Em thực hiện một phép tính nhẩm là xử lí thông tin.
Hoạt động 2: Xử lí thông tin trong máy tính
a. Mục tiêu: HS nêu được ví dụ minh họa máy tính là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
b. Nội dung: GV trình bày, HS vận dụng sgk, kiến thức tiếp thu được để phát biểu và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thầm thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Ý chính mà đoạn văn bản muốn truyền đạt là gì?
- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi trang 10 sgk.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia nhóm 4 – 6 người và trả lời hai câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu ví dụ máy tính giúp con người trong bốn bước xử lí thông tin.
+ Em hãy so sánh hiệu quả thực hiện công việc trên khi sử dụng và không sử dụng máy tính?
- GV gọi HS đứng dậy đọc thông tin trong Sgk, sau đó giảng giải cho HS để HS hiểu được xử lí thông tin trong máy tính cũng bao gồm các hoạt động xử lí thông tin giống như ở người.
- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi trang 11 sgk.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
2. Xử lí thông tin trong máy tính
NV1:
+ Máy tính có thể thực hiện các chức năng ở cả bốn bước xử lí thông tin giống như con người.
+ Máy tính thực hiện việc đó bằng các thành phần tương ứng với các hoạt động xử lí thông tin.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Đáp án B
Câu 2: Đáp án C.
NV2:
- Một số ví dụ:
+ Soạn thảo văn bản, tính toán số học
+ Chuyển văn bản thành giọng nói và ngược lại
+ Dịch tự động từ văn bản và từ hình ảnh
+ Các ứng dụng di động, thông minh có hỗ trợ của Internet (thời tiết, thời sự, tìm đường, mua hàng, thanh toán...)
- Hiệu quả công việc sử dụng máy tính nhanh hơn so với khi không sử dụng máy tính.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập hoạt động 2.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 và 2 trang 11, sgk
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
- HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Câu 1. Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động lưu trữ của quá trình xử lí thông tin. Bộ nhớ ngoài là vật mang tin.
Câu 2.
a) Quan sát đường đi của tàu biển: Thu nhận thông tin.
b) Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan: Lưu trữ thông tin.
c) Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần: Xử lí thông tin.
d) Thuyết trình chủ để tình bạn trước tập thể lớp: Truyền thông tin.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và thực hiện bài tập 1 phần vận dụng trang 11, sgk.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
- HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Câu 1.
+ Thu nhận thông tin: Trả lời các câu hỏi: Đi đâu? Với ai? Xem gì? Chơi gì? Ăn gì? Mặc gì?...
+ Lưu trữ thông tin: Ghi chép nội dung chuẩn bị vào giấy hoặc số để không bị quên vì có nhiều chỉ tiết cụ thể.
+ Xử lí thông tin: Chuyển nội dung phức tạp thành dạng sơ đồ hoá, kẻ bảng.... để hình dung được toàn thể kế hoạch (như sơ đồ tư duy chẳng hạn).
+ Truyền thông tin: Trao đổi với người lớn, cô giáo để củng cố kế hoạch. Chia sẻ với bạn trong lớp để hoàn thiện kế hoạch và tổ chức hoạt động.
Câu 2: (Thực hiện ở nhà) Em hãy liệt kê những lợi ích của máy tính ở một trong các lĩnh vực sau đây để thấy rõ hiệu quả của việc xử lí thông tin bằng máy tính.
a. Y tế b. Giáo dục c. Âm nhạc d. Hội họa
e. Xây dựng f. Nông nghiệp g. Thương mại h. Du lịch
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm...)
Ngày soạn: / /2021
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
(Thời gian thực hiện: 02 tiết)
Ngày dạy: / /2021
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1.
- Biết được đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là bit và các bội của nó như Byte, KB, MB, 
- Nêu được sơ lược khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa cứng, đĩa CD, các loại thẻ nhớ,...
2. Năng lực
a. Năng lực tin học:
- Năng lực C (NLc):
+ Hình thành tư duy về mã hoá thông tin.
+ Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ..
b. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về biểu diễn thông tin trong máy tính và đơn vị đo thông tin
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết bài tập ?, thuật toán ở hoạt động 2.2, bài tập 1,2 (luyện tập), bài tập 1,2 (vận dụng)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn trọng trong học và tự học
- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá.
- Nhân ái, trách nhiệm: Tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.
- Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
III. Tiến trình dạy học 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp các em hình dung được rằng một số thập phân có thể được biễn diễn dưới dạng một dãy các ký hiệu 0 và 1. 
b. Nội dung: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và tiến trình của HĐ trước toàn lớp. HS thực hiện hoạt động trò chơi theo nhóm (4 HS). 
c. Sản phẩm: Kết quả biểu diễn của dãy 0 và 1 của các nhóm. Nhóm dành được điểm cộng khi có kết quả biểu diễn đúng. Mỗi biễu diễn đúng thì mỗi thành viên được cộng 1 điểm.. 
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
1. Chúng ta biết rằng máy tính có khả năng xử lí thông tin nhưng làm thế nào để máy tính có thể hiểu được những dữ liệu chúng ta chuyển cho nó xử lí?
2. Cho các số từ 0 đến 7 được viết theo thứ tự tăng dần. em hãy mã hóa số 4 thành dãy các kí hiệu số 0 và 1 theo hướng dẫn của giáo viên.
Chuẩn bị: 
0
1
2
3
4
5
6
7
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Các nhóm thảo luận câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo kết quả thảo luận:
1. Con người dùng các chữ số, chữ cái, kí hiệu để diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác hiểu, tuy nhiên máy tính thông dụng hiện nay chỉ làm việc với hai kí hiệu số là 0 và 1.
2. Hướng dẫn:
Bước 1: Thu gọn dãy số bằng cách sau: 
- Chia dãy số thành hai nữa trái, phải đều nhau 
- Kiểm tra xem số 4 thuộc nữa trái hay phải
- Ghi lại vị trí của số 4 (trái hoặc phải) 
- Bỏ đi nữa dãy số không chứa số 4. Giữ lại dãy số chứa số 4.
Sau mỗi lần thực hiện dãy số còn lại một nữa. Thực hiện thu gọn dãy số 3 lần cho đến khi còn lại số 4.
Bước 2: chuyển dãy vị trí thu được (phải, trái, trái) thành dãy 0, 1 theo quy tắc: trái thành 0, phải thành 1. Như vậy số 4 được mã hóa thành 100
- Nhận xét, đánh giá, kết luận:
Gv: yêu cầu học sinh nhận xét bài của các nhóm
Các nhóm nhận xét chéo
Gv: chiếu kết quả cho cả lớp quan sát
Gv: nhận xét bài của các nhóm.
Vậy để hiểu rõ hơn về cách xử lí thông tin trong máy tính, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “bài 3: thông tin trong máy tính”.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Biểu diễn thông tin trong máy tính
a. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết được Bit là gì
- Biết được mỗi kí tự, mỗi văn bản được biểu diễn như thế nào trong máy tính 
- Biết được thế nào là số hóa dữ liệu
b. Nội dung: Biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
c. Sản phẩm: 
- Biết được khái niệm Bit
- Biết Bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- NV1: GV nhấn mạnh lại nội dung của phần khởi động để HS hiểu được tình huống, sau đó nêu mục đích, yêu cầu HS chia nhóm, thực hiện hoạt động thảo luận: làm thế nào có thể chuyển mỗi số từ 0 đến 7 thành một dãy gồm các kí hiệu 0 và 1; tương tự như vậy, hãy mã hóa dãy số dài gấp đôi từ 0 đến 15; em hiểu dãy bit là gì?
- NV2: GV gọi 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng phần kiến thức mới ở SGK. Sau đó, giữ nguyên các nhóm được phân chia ở NV1, HS tiếp tục đọc, thảo luận: Em hiểu như thế nào là văn bản; quan sát bảng 1.2, hãy chuyển mã tư “CAFE” thành dãy bit.
- NV3: GV gọi 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng phần kiến thức mới ở SGK. Sau đó, giữ nguyên các nhóm được phân chia ở NV1, HS tiếp tục đọc, thảo luận: Để chuyển hình ảnh thành dãy bit, ta cần làm như thế nào?
- NV4: GV gọi 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng phần kiến thức mới ở SGK. Sau đó, giữ nguyên các nhóm được phân chia ở NV1, HS tiếp tục đọc, thảo luận: Em hiểu như thế nào là biểu diễn âm thanh thành dãy bit?
- NV5: GV gọi 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng phần bài tập “Viết dãy bit” ở SGK. Sau đó, giữ nguyên các nhóm được phân chia ở NV1, HS tiếp tục đọc, thảo luận và trả lời các câu hỏi của bài tập “Viết dãy bit”
- NV6: GV gọi 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng phần bài tập ? ở SGK. Sau đó, giữ nguyên các nhóm được phân chia ở NV1, HS tiếp tục đọc, thảo luận và trả lời các câu hỏi của bài tập ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi vào bảng nhóm.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả
+ GV gọi một số HS đứng dậy nhận xét, đánh giá bài làm của các nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét từng nhóm -> đưa ra kết quả chính xác, chốt kiến thức chuyển nội dung bài học.
1. Biểu diễn thông tin trong máy tính
Hoạt động 2.1.1. Biểu diễn số
- NV1: 
+ Mỗi số từ 0 đến 7 có thể được chuyển thành một dãy gồm ba kí hiệu 0 và 1 như sau:
0
1
2
3
4
5
6
7
000
001
010
011
100
101
110
111
+ Dãy từ 0 đến 15 thì mỗi số sẽ được chuyển thành một dãy gồm bốn kí hiệu 0 và 1.
Hoạt động 2.1.2. Biểu diễn văn bản
- NV2: 
+ Văn bản gồm các chữ cái (cả chữ hoa và chữ thường), các chữ số, dấu câu, kí hiệu, được gọi chung là các kí tự.
+ Văn bản được chuyển thành dãy bit bằng cách chuyển từng kí tự một.
+ Bảng 1.2 cho thấy một phần của bảng mã.
Kí tự
Dãy bit biểu diễn
A
01000001
B
01000010
C
01000011
D
01000100
E
01000101
F
01000110
+ Theo bảng mã từ “CAFE” được chuyển thành dãy bit như sau:
Hoạt động 2.1.3. Biểu diễn hình ảnh
- NV3:
+ Hình ảnh cũng cần được chuyển đổi thành dãy bit để máy tính có thể xử lí được và có thể hiện thị trên màn hình.
+ Hình ảnh kĩ thuật số được tạo thành từ các điểm ảnh (pixel). Mỗi pixel trong một ảnh đen trắng được biểu thị bằng một bit.
+ Để chuyển hình ảnh thành dãy bit, trược hết phải kẻ một lưới hình chữ nhật, với số ô mỗi chiều được định trước, mỗi ô vuông là một pixel và được tô một màu (đen hoặc trắng). 
+ Chẳng hạn, ta cần chuyển hình ảnh chữ A trong một lưới 8 x 8 thành dãy bit. Ta kí hiệu màu đen là 1 và màu trắng là 0. Khi đó, hình ảnh đen trắng của chữ A được chuyển thành dãy bit như trong hình dưới đây. Với ảnh màu, mỗi pixel được biểu diễn bằng nhiều bit hơn.
Hoạt động 2.1.4. Biểu diễn âm thanh
- NV4: 
+ Âm thanh cũng cần phải được chuyển đổi thành dãy bit để máy tính có thể xử lí được.
+ Âm thanh phát ra nhờ sự rung lên của màng loa, của dây đàn, của thanh quản, Khi dây đàn rung lên, nó rung càng nhanh âm thanh phát ra sẽ càng cao. 
+ Chẳng hạn, nếu một sợi dây của cây đàn rung 440 lần mỗi giây thì nó sẽ phát ra nốt La chuẩn. Tốc độ rung này dduwwocj ghi lại dưới dạng giá trị số, từ đó chuyển thành dãy bit.
Hoạt động 2.1.5. Biểu diễn âm thanh
- NV5: Viết dãy bit
01100110
10011001
10000001
01000010
01000010
00100100
00100100
00111100
00011000
*Thông 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_son.doc