Giáo án Ngữ văn Khối 6 - Tuần 17

Giáo án Ngữ văn Khối 6 - Tuần 17

A. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Vận dụng theo hướng tích hợp ba phân môn: Văn- tiếng Việt – Tập làm văntrong một bài kiểm tra.

- Năng lực vận dụng phương thức tự sự để viết bài.

2. Kĩ năng

*Kĩ năng bài dạy:

- Vận dụng các kĩ năng tổng hợp của ba phân môn để làm bài.

*GD kĩ năng sống:

3. Thái độ

- Có ý thức làm bài tự giác, tích cực.

B. Chuẩn bị

1.Giáo viên:

2.Học sinh: - Ôn tập tốt

C. Phương pháp

- Làm bài độc lập trong 90 phút tại phòng thi

D. Tiến trình bài dạy

D

2. Kiểm tra bài cũ.(không kiểm tra)

3. Bài mới

 * Đề bài

 * Đáp án + Biểu điểm

(Có đính kèm)

4. Củng cố

- Yêu cầu học sinh nhanh chóng nộp bài

5. Hướng dẫn học sinh ở nhà:

- Chuẩn bị: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

E. Rút kinh nghiệm

A. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Hiểu phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.

- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của truyện trung đại: gần với kí, ghi chép sự việc.

- Hiểu được truyện nêu cao tấm gương sáng về bậc lương y chân chính.

2. Kĩ năng

*Kĩ năng bài dạy:

- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.

- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của Thái y lệnh trong truyện.

- Kể lại được truyện.

*GD kĩ năng sống:

+ Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với người khác trên cương vị cá nhân.

+ Giáo tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.

3. Thái độ

- Tinh thần, nhân cách trong sáng, cao thượng, vì con người.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên: -Bài soạn, tranh ảnh, tư liệu tham khảo, sgk.

2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị bài.

C. Phương pháp

-Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mỏ, phân tích, giảng bình.

-Kĩ thuật dạy học: Động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút.

 

doc 25 trang tuelam477 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Khối 6 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết: 65
 Tuần: 17
HƯỚNG DẪN 
LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
A. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
 - Củng cố, hệ thống những những kiến thức đã học ở phần tiếng Việt, Văn bản, Tập làm văn học kì I.
- Hướng dẫn học sinh cách làm một đề thi học kì cụ thể.
2. Kĩ năng
*Kĩ năng bài dạy:
- Rèn kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn làm bài
*GD kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực, tự tin làm bài...
3. Thái độ
- Có ý thức tích cực ôn tập.
B. Tiến trình bài dạy
I. Ổn định lớp: (1phút)
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
6A
6B
6D
II. Giảng bài mới (40 phút)
 *Đặt vấn đề bài mới: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ rèn kĩ năng làm bài....
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Những nội dung cơ bản cần chú ý.
Pp: Qui nạp...,Kt: động não
Hđ cá nhân/ lớp.
GV hướng dẫn học sinh điểm lại các kiến thức trọng tâm của học kì I trong các phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
GV: trọng tâm chương trình Ngữ văn 6 là đọc – hiểu tác phẩm tự sự với các hình thức thể loại khác nhau, mà cụ thể ở kì I là truyện dân gian và truyện trung đại.
- HS dựa vào các kiến thức đã học trả lời các kiến thức về thể loại truyện dân gian đã học
- Nội dung, hình thức mỗi truyện: nhân vật, cốt truyện, chi tiết tiêu biểu và ý nghĩa truyện.
- Nắm được sự biểu hiện cụ thể của đặc điểm thể loại ở mỗi truyện.
Phần Tiếng Việt cần nắm được những kiến thức cơ bản :
- Cấu tạo từ
- Từ mượn
- Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ.
- Các cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
GV: về phần Tiếng Việt, quan trọng nhất là sau khi nắm được lí thuyết cơ bản phải biết vận dụng những kiến thức đó để làm một bài tập cụ thể, vào phần đọc-hiểu văn bản và tạo lập các kiểu văn bản đã học ở phần Tập làm văn.
HS nhắc lại kiến thức ở phần Tập làm văn trong chương trình học kì I
- Khái niệm, mục đích của tự sự.
- Dàn bài, ngôi kể, thứ tự kể trong văn từ sự.
- Cách làm một bài văn tự sự
+ Kể lại một câu chuyện dân gian đã học
+ Kể lại một chuyện trong đời sống hàng ngày.
GV lưu ý
+ Bài tập Tiếng Việt: đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức phần Tiếng Việt đã học để làm một bài tập cụ thể.
+ Phần Tập làm văn: viết một bài văn theo các dạng đề: kể một câu chuyện đã học, kể chuyện đời thường (kể người, kể việc)
Hoạt động 2: Luyện tập
Pp: Thực hành...Kt: động não
Hđ cá nhân/ lớp.
GV yêu cầu HS tham khảo và hướng dẫn làm đề kiểm tra Ngữ văn kì I năm học 2012-2013
 Hs nhận xét
GV nhận xét
I. Những nội dung cơ bản cần chú ý
1. Về phần Văn
- Đặc điểm của các thể loại truyện: 
+ Truyền thuyết
+ Cổ tích
+ Ngụ ngôn
+ Truyện cười
+ Truyện trung đại
- Các tác phẩm cụ thể: nhân vật, cốt truyện, chi tiết tiêu biểu, ý nghĩa truyện.
2. Về phần Tiếng Việt
- Cấu tạo từ
- Từ mượn
- Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ.
- Các cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
3. Về phần Tập làm văn
- Cách làm một bài văn tự sự
+ Kể lại một câu chuyện dân gian đã học
+ Kể truyện đời thường
II. Luyện tập
* Đề kiểm tra Ngữ văn kì I năm học 2012-2013
Đề bài
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:
 “Hùng Vương thư mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng”
(Trích Ngữ văn 6 – tập1 – NXBGD – trang 31)
Xác định tên truyện, thể loại truyện có chứa đoạn trích trên(0,5 điểm)
Nêu ý nghĩa văn bản có chứa đoạn trích? (1,0 điểm)
Tìm hai từ là số từ có trong đoạn trích và nêu rõ các từ đó biểu thị ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Tìm một cụm động từ có trong đoạn trích và điền vào mô hình sau: (1,0 điểm) 
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Chép lại chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Kể về một lần em măc lỗi. (6.0 điểm)
Đáp án, biểu điểm
Câu
Một số gợi ý chính
Biểu điểm
1
- Văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- ThÓ lo¹i: Truyền thuyết
0,25
0,25
2
Ý nghĩa văn bản: 
- Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắ Bộ thuở các vua Hùng dựng nước
-Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống người Việt cổ.
0.5
0.5
3
- Tìm 02 số từ: thứ mười tám, một
- Thứ mười tám: biểu thị thứ tự
- Một: biểu thị số lượng
0,5
0,25
0,25
4
- Tìm 01 cụm động từ: (HS tìm được một trong hai CDDT)
+ yêu thương nàng hết mực
+ Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng
- HS có thể chọn môt trong hai cụm từ để diền vào mô hình:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
yêu thương
Nàng hết mực
muốn 
Kén
Cho con một người chồng thật xứng đáng
0,5
0,5
5
- Câu chủ đề: Hùng Vương thư mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu
0,5
6
1. Yêu cầu về kĩ năng.
- Học sinh biết làm bài văn tự sự- kể chuyện đời thường. Chú ý ngôi kể thứ nhất( hoặc cũng có thể chọn ngôi kể thứ ba tùy theo nội dung câu chuyện và nhân vật đã xây dựng trong chuyện)
- Lời kể chuyện mạch lạc, chân thực, tự nhiên, hướng tới chủ đề. Giọng văn có tình cảm, cách kể có sức thuyết phục
- Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài, xây dựng đoạn văn.
- Biết dùng từ, đặt câu, chữ viết rõ ràng, không mắc các lỗi về đoạn văn, câu, từ, chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức.
Nội dung sự việc kể có thể chọn những sự việc sau để XD câu chuyện: bỏ học, nói dối, không làm bài, làm tổn thương đến người xung quanh...
2.1. Mở bài: giới thiệu nhân vật và sự việc sẽ kể
2.2. Thân bài: 
 - Phải chọn những sự việc hợp lí và sâu sắc, XD được tình huống chuyện bất ngờ, hấp dẫn. Biết kết hợp kể, tả, biểu cảm. Đảm bảo các ý cơ bản:
+ Kể lại câu chuyện theo thứ tự sự việc từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc hợp lí
+ Người kể chuyện muốn nhắn nhủ với người đọc điều gì?
2.3 Kết bài: Sự việc kết thúc như thế nào?Suy nghĩ của bản than em
* Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với các bài viết không đản bảo kiểu bài và bố cục văn bản không biết tách đoạn văn là 2,0
- Điểm trừ tối đa đối với các bài viết không đúng về ý, có nhiều lỗi lập luận là 1.0 điểm
- Điểm trừ tối đa đối với các bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả là 1.0 điểm.
- Khuyến khích những bài có sáng tạo, có cách viết độc đáo, hợp lí.
0,5
4,0
1,0
0.5
III. Hướng dẫn học sinh ở nhà: (3 phút)
*Bài cũ:
- Ôn tậptoàn bộ kiến thức đã học
- Xem lại tất cả các dạng bài tập Tiếng Việt, Tập làm văn đã làm
*Bài mới:
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
C. Rút kinh nghiệm
Về thời gian : 
Về phương pháp : 
Về kiến thức : ......
Về chuẩn bị của học sinh : ..
Về hiệu quả giờ dạy : ....
	-------------------------------------------------------------
Ngày thi: 	 Tiết: 66+67
 Tuần: 17
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
( Đề bài, đáp án, biểu điểm của Phòng Giáo dục – Đào tạo Uông Bí)
A. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức
- Vận dụng theo hướng tích hợp ba phân môn: Văn- tiếng Việt – Tập làm văntrong một bài kiểm tra.
- Năng lực vận dụng phương thức tự sự để viết bài.
2. Kĩ năng
*Kĩ năng bài dạy:
- Vận dụng các kĩ năng tổng hợp của ba phân môn để làm bài.
*GD kĩ năng sống:
3. Thái độ
- Có ý thức làm bài tự giác, tích cực.
B. Chuẩn bị
1.Giáo viên: 
2.Học sinh: - Ôn tập tốt
C. Phương pháp
- Làm bài độc lập trong 90 phút tại phòng thi
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp: 
Ngày thi
Lớp
Sĩ số
6A
6B
6D
2. Kiểm tra bài cũ.(không kiểm tra)
3. Bài mới
 * Đề bài
 * Đáp án + Biểu điểm
(Có đính kèm)
4. Củng cố 
- Yêu cầu học sinh nhanh chóng nộp bài
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà: 
- Chuẩn bị: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
E. Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: Tiết: 68 
 Tuần: 17 
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
( Nam Ông mộng lục-HỒ NGUYÊN TRỪNG)
A. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- Hiểu phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của truyện trung đại: gần với kí, ghi chép sự việc.
- Hiểu được truyện nêu cao tấm gương sáng về bậc lương y chân chính.
2. Kĩ năng
*Kĩ năng bài dạy:
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của Thái y lệnh trong truyện.
- Kể lại được truyện.
*GD kĩ năng sống:
+ Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với người khác trên cương vị cá nhân.
+ Giáo tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.
3. Thái độ
- Tinh thần, nhân cách trong sáng, cao thượng, vì con người. 
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: -Bài soạn, tranh ảnh, tư liệu tham khảo, sgk.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị bài.
C. Phương pháp
-Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mỏ, phân tích, giảng bình.
-Kĩ thuật dạy học: Động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp: (1phút)
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
6A
6B
6D
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
? Tóm tắt truyện Mẹ hiền dạy con? Nêu ý nghĩa của truyện?
* Yêu cầu:
- Hs tóm tắt truyện theo 5 sự việc chính: mẹ chuyển chỗ ở 2 lần, mua thịt lợn cho coăn thật sau khi nói đùa con, cắt đứt tấm vải đang dệt khi con bỏ học.
* Ý nghĩa:
+ Môi trường sống có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ.
+ Đề cao vai trò của người mẹ trong việc nuôi dạy và giáo dục con cái.
3. Giảng bài mới. (35 phút)
*Đặt vấn đề bài mới
Đạo đức nghề nghiệp là điều đòi hỏi bất cứ thành viên nào, làm việc gì trong xã hội. Đạo đức làm nghề y càng đòi hỏi ở mức độ cao hơn vì có liên quan đến tính mạng và cuộc sống của con người. Vị Thái y lệnh cách chúng ta hơn 5 thế kỉ là một người có nhân cách và đạo đức nghề nghiệp đáng trân trọng..
Hoạt động Thầy-Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu chung (5 phút)
-Mục đích: giúp học sinh tìm hiểu về tác giả Hồ Nguyên Trừng và thể loại truyện trung đại.
- Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề. 
- Kĩ thuật dạy học:kĩ thuật động não, cá nhân
? Em hiểu biết gì về tác giả Hồ Nguyên Trừng?
- HS trả lời theo SGK
GV: Hồ Nguyên Trừng (1374- 1446), con trưởng của Hồ Quý Ly, là người dức độ, tài năng.
- Hăng hái chống giặc Minh và bị bắt đem về Trung Quốc năm 1407.
- Nhờ có tài chế tạo vũ khí -> Nhà Minh cho làm quan tới chức Thượng thư.
? Em hãy giới thiệu về xuất xứ của tác phẩm?
- Trích trong cuốn Nam Ông mộng lục
- Viết trong thời gian ở Trung Quốc.
GV: Nam Ông mộng lục là tác phẩm thể hiện tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng luôn nặng lòng với quê hương sứ sở trong những tháng ngày phải sống nơi đất khách quê người.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu phân tích văn bản (20 phút)
-Mục đích: giúp học sinh biết cách đọc và hiểu phân tích nội dung tác phẩm
- Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề. 
- Kĩ thuật dạy học:kĩ thuật động não, cá nhân....
GV hướng dẫn đọc: chậm rãi, thể hiện rõ thái độ của nhân vật: 
+ Phạm Bân: điềm tĩnh, cương quyết. 
+ Trung sứ: tức giận, lạnh lùng, đe doạ,
+ Vua: vui mừng
Giáo viên đọc mẫu -> Hs đọc, nhận xét.
? Kể tóm tắt truyện?
? Hiểu như thế nào về: phụng sư, vương phủ, quý‎ nhân, con đỏ. 
- HS dựa chú thích giải thích
? Truyện sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Truyện có thể được chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung của từng phần?
- 3 phần: 
+ Từ đầu -> trọng vọng: giới thiệu lương y Phạm Bân. 
+ Tiếp -> mong mỏi: tình huống bộc lộ tính cương trực.
+ Còn lại: hạnh phúc của bậc lương y theo quy luật nhân quả “ỏ hiền gặp lành
? Quan sát đoạn 1 cho biết lương y Phạm Bân được giới thiệu như thế nào về tung tích, chức vụ và công đức? 
- Tung tích: cụ tổ của Hồ Nguyên Trừng. 
- Giữ chức: Thái y lệnh (trong coi việc chữa bệnh trong cung vua). 
- Việc làm: 
+ Đem của cải trong nhà mua
thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, cho kể tật bệnh cơ khổ ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị, không né tránh người bệnh, giường bệnh không lúc nào vắng người. 
+ Năm đói kém, dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người.
? Nhận xét công lao của Phạm Bân đối với nhân dân trong vùng? điều đó xuất phát từ đâu?
-Thái y lệnh đặt tính mạng của bệnh nhân cao hơn tính mạng của bản thân.
- Công lao của lương y Phạm Bân với nhân dân to lớn. Hành động của ông xuất phát từ đạo đức, lương tâm của người thầy thuốc.
? Em nhận xét chung gì về nhân vật này?
- Là người tài giỏi, đức độ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
? Nhân dân trong vùng đã dành cho ông tình cảm như thế nào?
- Được mọi người kính nể, trọng vọng.
? Trong những việc làm thể hiện y đức của Phạm Bân, tác giả tập nói về 1 tình huống đặc biệt để qua đó y đức của lương y được thử thách và bộc lộ rõ nét nhất, cao đẹp nhất, đó là tình huống nào? 
- Phạm Bân lựa chọn cứu người đàn bà nguy kịch hay khám cho bậc qu‎ý nhất bị sốt
? Em nhận xét gì về tình huống này?
- Tình huống khó xử.
GV: khối lượng văn chiếm nhiều nhất so với lời văn của các hành động khác. Đây là kịch tính của câu chuyện, điểm thắt nút làm tăng sự hấp dẫn của câu chuyện.
? Trong tình huống này, thái độ tức giận của qua Trung sứ cùng với lời nói của ông ta “Phận làm tôi...mình chăng” đã đặt Thái y lệnh trước một sự khó khăn ntn? 
- Đặt trước sự lựa chọn khó khăn với những mâu thuẫn quyết liệt: đi chữa cho người đàn bà dân thường nguy kịch để đúng với y đức, với lương tâm nghề nghiệp nhưng bị trái lệnh vua. Hay đi khám cho bậc qu‎ý nhân bị sốt trái với lương tâm nghề nghiệp mà làm tròn phận làm tôi.
? Thái y lệnh đã xử lí tình huống ra sao?
 - “Tôi có mắc tội...tôi xin chịu”-> chọn đi cứu cho người đàn bà nguy kịch trước.
? Điều đó minh chứng cho tấm lòng của ông ntn?
- Thái y lệnh đặt tính mạng của bệnh nhân cao hơn tính mạng của bản thân, người khẳng khái, cương trực, đặt y đức cao hơn quyền uy.
? Vậy điều cốt yếu với người thầy thuốc là gì?
GV nhấn: điều cốt yếu của một thầy thuốc là có lòng yêu thương người bệnh, xuất phát từ tấm lòng nhân đạo cuiả mình, không phân biệt giàu nghèo, địa vị...
GV: cuối cùng vua xử Thái y lệnh ntn? chuyển đoạn 3
? Thái độ của Trần Anh Vương tới sự lựa chọn trên của Thái y lệnh?
+ Trần Anh Vương -> vui mừng, khen ngợi.
? Từ đó cho thấy vua Trần Anh Vương là người ntn? 
- Là ông vua có lòng nhân đức. ở thời đại nhà Trần, nước ta đã sản sinh ra những con người cao đẹp như thế.
? Lời văn kết thúc truyện nói về điều gì? 
- Sự khen ngợi của người đời đối với gia đình ông dựa theo thuyết nhân quả và quan niệm truyền thống “ở hiền gặp lành”
Hoạt động 3: Tổng kết +Luyện tập
Pp: Phân tích, nêu vấn đề... Kt : động não...
Hđ :nhóm/lớp.
? Truyện ca ngợi ai? về vấn đề gì?
- Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, xót thương người bệnh.
? Ý nghĩa của truyện có tác dụng đến sau này không?
- Câu chuyện là bài học về nhân đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
? Đặc sắc nghệ thuật của truyện?
Thảo luận nhóm bàn (2 phút)
? Hãy so sánh nội dung y đức của truyện này với truyện kể về Tuệ Tĩnh (SGK 141)
- Giống: cũng thể hiện tấm lòng y đức: hết lòng thương yêu người bệnh. 
- Khác: Thái y lệnh được bộc lộ phong cách bản lĩnh nghề nghiệp trong 1 tình huống gây cấn, khó khăn hơn so với Tuệ Tĩnh.
? Đọc bài tập 2 SGK?
a. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
b. Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng
->- Cách dịch b đúng nhưng không đầy đủ, nếu chỉ có lòng tốt mà không giỏi nghề thì có thể giết oan người bệnh vì lòng tốt.
-> Cách dịch a: đầy đủ, đúng
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
Hồ Nguyên Trừng (1374- 1446), con trai trưởng của Hồ Quý Ly. 
- Là người đức độ, tài năng.
2. Tác phẩm
 - Trích trong cuốn “Nam Ông mộng lục”.
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Đọc - chú thích
2. Kết cấu- bố cục:
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
-Bố cục:3 phần
+ giới thiệu lương y Phạm Bân. 
+tình huống bộc lộ tính cương trực.
+ hạnh phúc của bậc lương y theo quy luật nhân quả “ở hiền gặp lành” 
3. Phân tích
a. Giới thiệu về người thầy thuốc
- Cụ tổ của Hồ Nguyên Trừng. 
- Giữ chức: Thái y lệnh 
- Việc làm: 
+ Đem của cải trong nhà mua
thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, cho kể tật bệnh cơ khổ ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị, không né tránh người bệnh, giường bệnh không lúc nào vắng người. 
+ Năm đói kém, dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người.
-> Là người tài giỏi, đức độ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người 
b. Tấm lòng của người thầy thuốc
- Tình huống truyện gay cấn, hấp dẫn
- Thái y lệnh là người khẳng khái, cương trực, đặt y đức cao hơn quyền uy
=> giỏi chuyên môn, có tấm lòng nhân hậu, không phân biệt sang hèn
c. Niềm hạnh phúc của Thái y lệnh
- Vua ngợi khen.
- Người đời khen ngợi, dòng tộc vinh hiển, thành đạt
4. Tổng kết
a. Nội dung-ý nghĩa văn bản:
*) Ý nghĩa văn bản:
- Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, xót thương người bệnh.
- Câu chuyện là bài học về nhân đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
b. Nghệ thuật
- Tạo nên tình huống truyện gay cấn.
- Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu.
- Xây dựng đối thoại sắc sảo làm sáng lên chủ đề của truyện.
III. Luyện tập
4. Củng cố: (2 phút)
? Em hãy khái quát lại những nội dung cơ bản của tiết học?
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà:(3 phút)
*Bài cũ:
- Nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của chuyện
 - Tập kể lại truyện.
 - Đọc và tìm hiểu thêm về y đức.
 - Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với vị Thái y lệnh trong bài.
*Bài mới:
 - Chuẩn bị: Chương trình Ngữ văn địa phương
	+ Đọc và trả lời câu hỏi văn bản: Sự tích Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long
E. Rút kinh nghiệm:
Về thời gian : 
Về phương pháp : 
Về kiến thức : ......
Về chuẩn bị của học sinh : ..
Về hiệu quả giờ dạy : ....
______________________________
Ngày soạn: Tiết: 69
 Tuần: 18
 Chương trình ngữ văn địa phương (phần Văn bản)
SỰ TÍCH VỊNH HẠ LONG, BÁI TỬ LONG
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của sự tích Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long
2. Kĩ năng:
 *Kĩ năng bài dạy.
- Kể lại được truyện.
*GD kĩ năng sống.
- Nhận thức, lắng nghe, hợp tác, giao tiếp.
3.Thái độ:
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua những danh lam thắng cảnh của quê hương.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên:
- Bài soạn, SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn.
2.Học sinh :
- Sách giáo khoa ngữ văn địa phương.
- Vở ghi chép.
C. Phương pháp.
Phương pháp.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp .
 Kĩ thuật dạy học.
- Kĩ thuật động não: suy nghĩ một số chi tiết, ý nghĩa của truyện
- Kĩ thuật trình bày 1 phút nội dung, nghệ thuật của truyện
D. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
6A
6B
6D
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
3.Giảng bài mới.(35 phút)
 * Đặt vấn đề bài mới
Trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng Đông Bắc Tổ quốc thật sự tồn tại một vùng mang tiếng nói nghệ thuật đặc trưng: Văn học Quảng Ninh. Nền văn học này đang từng bước vươn lên chiếm lĩnh giá trị nghệ thuật chân chính, tô đậm bản sắc, phấn đấu ngang tầm vóc truyền thống lịch sử, văn học của địa phương.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu chung 
(5 phút)
Pp: Nêu vấn đề... Kt : động não, trình bày 1 phút.
Hđ cá nhân/ nhóm.
? Em hãy nêu thể loại của truyện?.
- Truyện truyền thuyết?.
? Thế nào là truyền thuyết
HS dựa vào kiến thức đã học trả lời
Hoạt động 2: Đọc - hiểu phân tích văn bản (20 phút)
Pp: Phân tích, nêu vấn đề... Kt : động não...
Hđ cá nhân/ nhóm.
Gv hướng dẫn hs đọc: đọc giọng rõ rang, chậm rãi
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
?Em hãy tóm tắt văn bản?
- hs tóm tắt văn bản
? Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?
- Tự sự.
? Bố cục văn bản chia làm mấy phần?. Nội dung từng phần?
- 3 phần
? Vì sao trời cho rồng xuống giúp nhân dân ta đánh giặc ? ý nghĩa của sự việc này là gì ?
- Vì giặc xâm phạm nước ta ngang ngược, trái với đạo lí.
=> Không thể để dân lành bị tàn sát, đất nước bị giày xéo.
Gv: Người xưa thường nói 3 yếu tố tạo nên sự thành công là thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Việc nhân dân ta đánh giặc, được trời giúp và ý nghĩa của sự việc này đều xuất phát từ niềm tin vào chính nghĩa của nhân dân ta
? Chỉ ra khả năng kì diệu của Rồng trong việc đánh giặc và bảo vệ dân ta ?
- Đàn rồng vùng vẫy tạo nên một cuộc cuồng phong, phun ra vô vàn châu ngọc.
- Châu ngọc thoắt biến thành hàng nghìn đảo đá, muôn hình, nghìn dáng.
- Tất cả tạo nên một bức tường thành khổng lồ bên trong các đảo đá ngổn ngang làm thành một trận đồ bát quái.
Gv chốt kiến thức
? Tại sao đánh xong giặc Rồng không trở về trời nữa ?
- Đàn rồng quyến luyến người và cảnh đẹp nơi đây - Đàn rồng con trên trời nhớ mẹ xuống theo.
? Điều kì lạ nào đã diễn ra? 
- Vùng Đông Bắc vĩnh viễn hiện hình một vùng đảo đá kì lạ (Hơn 2000 hòn đảo không hề giống nhau. Mỗi hòn đảo như một hòn non bộ khổng lồ do thợ trời tạo đẽo nên quí giá như châu ngọc)
? Giải thích ý nghĩa tên gọi Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long ?
- hạ: xuống, long: rồng=> Hạ Long rồng đậu( xuống)
- bái: bái biệt, tử: con=> Bái Tử Long: Con quì lạy mẹ
Hoạt động 3: Tổng kết +Luyện tập(10 phút)
Pp: Phân tích, nêu vấn đề... Kt : động não...
Hđ cá nhân/ nhóm.
? Trình bày những nội dung chính của truyện?
- Giải thích nguồn gốc Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long
?. Truyện có những nghệ thuật đặc sắc nào?.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- phép so sánh, nhân hóa
? Em hãy viết đoạn văn ngắn (5-7câu) trình bày những suy nghĩ và tình cảm của em đối với Vịnh Hạ Long sau khi học xong văn bản?
Hs luyện tập
I. Giới thiệu chung
* Thể loại: truyện truyền thuyết
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc- tìm hiểu chú thích.
2. Kết cấu- bố cục.
* Phương thức biểu đạt: Tự sự.
- Bố cục: 3 phần 
+ Rồng xuống giúp nhân dân ta đánh giặc 
+ Những khả năng kì diệu của Rồng trong việc đánh giặc và bảo vệ dân ta
+ Tình cảm của rồng đối với vùng đất và con người Quảng Ninh
3. Phân tích:
a. Rồng xuống giúp nhân dân ta đánh giặc
- Giặc xâm phạm nước ta ngang ngược, trái với đạo lí.
=> Không thể để dân lành bị tàn sát, đất nước bị giày xéo.
b. Những khả năng kì diệu của Rồng trong việc đánh giặc và bảo vệ dân ta 
- Những khả năng kì diệu của Rồng trong việc đánh giặc và bảo vệ dân ta đó là những việc con người khó có thể thực hiện được, nhờ có phép thần mà rồng có thể làm được giúp con người. 
c. Tình cảm của rồng đối với vùng đất và con người Quảng Ninh.
- Đàn rồng quyến luyến người và cảnh đẹp nơi đây - Đàn rồng con trên trời nhớ mẹ xuống theo.
d. Ý nghĩa tên gọi Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long ?
- Chỗ rồng xuống -> Hạ Long
- Chỗ đàn rồng con quì lạy mẹ -> Bái Tử Long.
4. Tổng kết.
a) Nội dung- Ý nghĩa văn bản:
*) Ý nghĩa văn bản:
 Truyện nhằm giải thích nguồn gốc địa danh Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long
b) Nghệ thuật.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- phép so sánh, nhân hóa
III. Luyện tập
- Viết đoạn văn
4. Củng cố: (2 phút)
- Đọc thêm "Sự tích đảo Trà Cổ"
- Sự tích đảo Trà Cổ có liên quan gì với sự tích Hạ Long và Bái Tử Long?. 
- Qua hai văn bản trên em có thể rút ra những kết luận gì về đặc điểm truyền thuyết nói chung và truyền thuyết ở địa phương Quảng Ninh?
Gợi ý.
- Mối liên quan giữa Sự tích Vịnh Hạ Long , Bái Tử Long và đảo Trà Cổ : câu chuyện về rồng của trời xuống giúp dân ta đánh giặc.
- Căn cứ vào đặc điểm của truyền thuyết nói chung( là thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kể , thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân)
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà: (3 phút)
* Bài cũ:
- Tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản đọc thêm "Ca dao vùng mỏ"
Hướng dẫn học:
Bài 1: Chùa Quỳnh Lâm
- Giới thiệu về vị trí địa lý và sự hấp dẫn của chùa Quỳnh Lâm.
- Cường điệu nói quá qua tình cảm của người phụ nữ đối với địa danh bằng tiếng nói rất chân thành.
" Của chồng đắt lắm ai ơi
Trả sao cho hết mà chơi chùa Quỳnh"
Bài 2: Là lời của chàng trai (Thợ mỏ Cẩm Phả xưa)
- Dùng hình ảnh cây mắm, cây sú quăm queo để nói tới nỗi cực nhọc của người thợ xưa .
Bài 3:Ca ngợi vẻ đẹp vùng biển Quảng Ninh
- Liệt kê các địa danh với vẻ riêng=> tình cảm yêu mến tha thiết đối với quê hương 
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về ý nghĩa tên gọi Vịnh Hạ Long.
- Tiếp tục sưu tầm về ca dao vùng mỏ.
*Bài mới:
- Chuẩn bị: "Hoạt động Ngữ Văn: thi kể chuyện".
+ Tóm tắt tất cả các truyện dân gian, truyện trung đại.
+ Nắm được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của từng truyện.
+ Chia 4 nhóm:
Nhóm 1: truyện truyền thuyết.
 Nhóm 2: truyện cổ tích.
Nhóm 3: truyện ngụ ngôn và truyện cười.
Nhóm 4: truyện trung đại
E. Rút kinh nghiệm
Về thời gian : 
Về phương pháp : 
Về kiến thức : ......
Về chuẩn bị của học sinh : ..
Về hiệu quả giờ dạy : ....
Ngày soạn: Tiết: 70
	 Tuần 18 
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
A. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức:
- Nắm được các văn bản tự sự đã học hoặc đã đọc. 
2. Kĩ năng:
* Kĩ năng bài dạy:
- Trình bày trước tập thể, kĩ năng kể chuyện diễn cảm, nói lưu loát. 
* GD kĩ năng sống:
- Nhận thức, lắng nghe, hợp tác, giao tiếp.
3.Thái độ:
- Tự giác, tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động ngữ văn. 
- Giáo dục lòng yêu mến, tìm hiểu những văn bản tự sự, đặc biệt là các văn bản dân gian. 
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, phiếu học tập....
2.Học sinh: Sách giáo khoa,vở ghi chép.
C. Phương pháp.
* Phương pháp.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, vấn đáp .
* Kĩ thuật dạy học.
- Kĩ thuật động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, 
D. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
6A
6B
6D
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
3. Giảng bài mới. (35 phút)
* Đặt vấn đề bài mới:
Thi kể chuyện là một hoạt động rất bổ ích để giúp học sinh rèn luyện khả năng kể chuyện nói năng lưu loát, mạnh dạn trước tập thể đồng thời qua sự nhận xét, đánh giá về cách kể cũng phần nào giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Chuẩn bị (10 phút)
Pp: Thảo luận, thực hành. Kt : động não, trình bày.
Hđ nhóm, lớp
GV yêu cầu HS tóm tắt theo nhóm, chia 4 nhóm, thảo luận trong 10 phút:
Nhóm1: Tóm tắt các truyện truyền thuyết.
Nhóm2: Tóm tắt các truyện cổ tích
Nhóm3: Tóm tắt các truyện ngụ ngôn và truyện cười.
Nhóm4 : Tóm tắt các truyện trung đại.
Hoạt động 2: Luyện tập (20 phút)
Pp: Thảo luận, thực hành. Kt : động não, trình bày.
Hđ : cá nhân/ lớp
GV Nêu yêu cầu:
- Kể chứ không học thuộc lòng
- Lời kể phải rành mạch, biết ngừng đúng chỗ , biết kể diễn cảm.
- Tư thế kể chuyện đàng hoàng, tự tin, 
- Biết có lời mở đầu trớc khi kể và lòi cảm ơn sau khi kể. 
- Hs kể phải biết làm chủ câu chuyện. 
HS thi kể chuyện giữa các cá nhân trong tổ. 
I. Chuẩn bị
Tóm tắt các văn bản đã học
1. Truyền thuyết:
- Con Rồng cháu Tiên
- Bánh trưng bánh giầy
- Thánh Gióng
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Sự tích Hồ Gươm
2. Cổ tích:
- Thạch Sanh
- Em bé thông minh
- Cây bút thần
- Ông lão đánh cá và con cá vàng
3. Truyện ngụ ngôn và truyện cười
- Ếch ngồi đáy giếng
- Thầy bói xem voi
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Lợn cưới, áo mới
4. Truyện trung đại
- Con hổ có nghĩa
- Mẹ hiền dạy con
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
II. Luyện tập
1. Thi kể chuyện giữa các cá nhân trong tổ
- Các cá nhân xung phong kể trong tổ
- Tổ bình chọn cá nhân hay nhất tham dự thi kể chuyện trước lớp
- Mỗi tổ cử 2 đại diện
4. Củng cố:( 2 phút)
Gv hệ thống toàn bộ tên các truyện dân gian và truyện trung đại theo nhóm thể loại.
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà:(3 phút).
* Bài cũ:
- Hệ thống toàn bộ các truyện dân gian và truyện trung đại theo nhóm các thể loại
- Tập kể các truyện đó
* Bài mới:
- Tiết 71: Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện (tiếp).
+ Luyện tập theo tổ
+ Cử người dẫn chương trình, BGK
+ Văn nghệ xen kẽ
Rút kinh nghiệm:
Về thời gian : 
Về phương pháp : 
Về kiến thức : ......
Về chuẩn bị của học sinh : ..
Về hiệu quả giờ dạy : ....
	----------------------------------------------------------------
Ngày soạn: Tiết: 71
	 Tuần 18 
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
(Tiếp theo)
D. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
6A
6B
6D
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
3. Giảng bài mới. (35 phút)
* Đặt vấn đề bài mới:
 Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu phần nào về hoạt động ngữ văn thi kể chuyện, tiết này chúng ta tiếp tục bài học.....
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 2: Luyện tập.(tiếp)
Pp: Thảo luận, thực hành. Kt : động não, trình bày.
Hđ : cá nhân/ lớp
GV Nhắc lại yêu cầu:
- Kể chứ không học thuộc lòng
- Lời kể phải rành mạch, biết ngừng đúng chỗ , biết kể diễn cảm.
- Tư thế kể chuyện đàng hoàng, tự tin, 
- Biết có lời mở đầu trớc khi kể và lòi cảm ơn sau khi kể. 
- Hs kể phải biết làm chủ câu chuyện. 
GV: Nêu thể lệ cuộc thi.
- Hình thức: Thi theo 2 vòng
Vòng1: Thi kể chuyện’
Vòng 2: Thi đóng kịch
- Thi giữa 4 tổ ( Mỗi tổ kể 2 chuyện)
- Điểm tối đa cho mỗi vòng là 50 đ.
 ( Tổng 2 vòng là 100 đ )
* Lưu ý: Khuyến khích những câu chuyện có minh hoạ.
GV: cho hs chuẩn bị trong vòng 5 đến 7 phút.
- GV tổng kết, tuyên dương , phê bình, 
- Trao phần thưởng cho các đội
I. Chuẩn bị
II. Luyện tập
1. Thi kể chuyện giữa các cá nhân trong tổ
2. Thi kể chuyện giữa đại diện các tổ
- Cử học sinh dẫn chương trình (lớp trưởng)
- Cử ban giám khảo ( 3 tổ trưởng, lớp phó học tập, GV)
- Các đề thi, đáp án
+ Truyện cổ tích
+ Tiểu thuyết
+ Truyện cười
+ Ngụ ngôn
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ
* Tiến hành
- Thi giữa các tổ (Cử đại diện các tổ bốc thăm, học sinh kể theo yêu cầu của câu hỏi
- Ban giám khảo theo dõi, chấm điểm cho các thành viên
- Thi các cá nhân (cá nhân bốc thăm -

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_khoi_6_tuan_17.doc