Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 10: Văn bản thông tin (Thuật lại sự việc theo nguyên nhân-kết quả)
- Đặc điểm của văn bản thông tin thuật lại một sự kiện, triển khai thông tin theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.
- Công dụng của dấu ngoặc kép; lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu.
- Tóm tắt văn bản thuật lại một sự kiện.
- Viết biên bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, thảo luận.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 10: Văn bản thông tin (Thuật lại sự việc theo nguyên nhân-kết quả)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN (THUẬT LẠI SỰ VIỆC THEO NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ) Thời lượng: 12 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Đặc điểm của văn bản thông tin thuật lại một sự kiện, triển khai thông tin theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. - Công dụng của dấu ngoặc kép; lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu. - Tóm tắt văn bản thuật lại một sự kiện. - Viết biên bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, thảo luận. 2. Về năng lực - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (nhan đề, bố cục, sa pô, hình ảnh, cách triển khai,...), nội dung (đề tài, vấn đề, ý nghĩa,...) của văn bản thông tin thuật lại một sự kiện, triển khai thông tin theo mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. - Nhận biết được công dụng của dấu ngoặc kép; sử dụng được dấu này khi viết; biết lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu. - Tóm tắt được văn bản thuật lại một sự kiện; viết được biên bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, thảo luận. - Biết thảo luận nhóm về một vấn đề. - Góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái: biết đề cao, trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc; biết ơn, trân quý những người có công với đất nước, dân tộc. - Chăm học, chăm làm: có ý thức vận dụng bài học rút ra từ văn bản vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. - Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước khi hiểu được giá trị văn hóa được gợi lên từ văn bản. Trung thực và có trách nhiệm trong việc tiếp nhận, truyền đạt thông tin về các sự kiện. Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ 2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, bài báo cáo nhóm của HS.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC DẠY ĐỌC HIỂU Tiết 125, 126. Văn bản 1 PHẠM TUYÊN VÀ CA KHÚC MỪNG CHIẾN THẮNG Hoạt động 1: Xác định vấn đề * Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập cho HS. * Nội dung: HS lắng nghe bài hát, trả lời câu hỏi gợi dẫn định hướng nội dung bài học. HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến - GV cho HS cho nghe một đoạn trong bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Em biết đây là bài hát nào không? Thường hát vào những dịp nào? ? Nghe xong bài hát em có cảm xúc gì? - Học sinh suy nghĩ, trả lời. - Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá * Định hướng - Bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” - Niềm vui khi giành thắng lợi lớn. - HS tự bộc lộ. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung * Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục...) * Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu tác giả, những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần Kiến thức ngữ văn trong SGK theo đơn vị nhóm học tập. HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc ở nhà (ở phần chuẩn bị bài) thông qua phiếu học tập số 1 ? Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyệt Cát và văn bản “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng? (Gợi ý phần văn bản: Xuất xứ và thời gian ra đời; Thời điểm ra đời; Sự kiện đưa tin; Thể loại và phương thức biểu đạt; Bố cục) - HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. GV: Hướng dẫn, theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). - Gọi 1HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Giáo viên chốt kiến thức. GV nói thêm về kí sự: ghi chép lại một câu chuyện, một sự kiện có thật một cách tương đối hoàn chính và có phần ít yếu tố chủ quan của người viết. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyệt Cát: nhà báo 2. Tác phẩm a. Xuất xứ và thời gian ra đời - Bài báo được đăng trên báo điện tử Kiến thức (kienthuc.net) ngày 28/04/2013 b. Ý nghĩa thời điểm ra đời - Nhân dịp kỉ niệm 38 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2013). - Đặc biệt hơn, là ngày ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” tròn 38 tuổi. c. Sự kiện - Thuật lại (ghi lại) quá trình ra đời bài hát. d. Thể loại và phương thức biểu đạt - Thể loại: Kí (Kí sự) - PTBĐ: Thuyết minh e. Bố cục Chia 3 phần - Phần 1: Giới thiệu sự kiện được thuật lại (quá trình ra đời bài hát). - Phần 2: Nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện. - Phần 3: Giá trị của bài hát. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản * Mục tiêu: HS đọc, tìm hiểu và hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng phần và trong toàn văn văn bản. * Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi ? Đọc 2 đoạn mở đầu phần (2) văn bản. Tìm những chi tiết đưa thông tin về nguyên nhân ra đời bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”? - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần - 01 HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Giáo viên chốt kiến thức, bình mở rộng. àBài hát của Phạm Tuyên được khơi nguồn từ nhiều nguồn cảm hứng khác nhau, nhưng có lẽ, cái cảm hứng dồi dào nhất là sự thôi thúc của con tim và ý chí phải góp được một phần nhỏ bé của mình vào cái chung lớn lao của đất nước. Điều này làm chúng ta trân trọng hơn cái tâm với nghề cùng tình yêu với đất nước của người nghệ sĩ tài hoa. - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, phiếu học tập số 2. ? 1.Với ý nghĩ thôi thúc ấy, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã hoàn thành bài hát trong thời gian bao lâu? Quá trình bài hát đến với công chúng diễn ra như thế nào? Quan sát phần văn bản trang 92, tìm các chi tiết nêu thông tin sự kiện. ? 2. Qua những chi tiết vừa tìm được, em có nhận xét gì về thông tin được cung cấp, lời văn kể chuyện về quá trình sáng tác và phổ biến bài hát trong đoạn văn bản này? Nêu hiệu quả của cách truyền tin này? - HS làm việc nhóm. - HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần - Đại diện 01 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hoàn thiện phiếu học tập - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Giáo viên chốt kiến thức, mở rộng. Bài hát ra đời gắn liền với chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với niềm hạnh phúc của toàn dân tộc trong ngày vui đại thắng. ? Đón nhận đứa con tinh thần ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, nhạc sĩ có tâm trạng, cảm xúc như thế nào? ? Nhìn lại quá trình sáng tác và phổ biến của bài hát cùng tâm sự của Phạm Tuyên, em có cảm nhận gì về người nhạc sĩ này? - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi. ? Những biểu hiện nào cho thấy bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” có số phận đặc biệt? ? Kể thêm một vài ví dụ để thấy được sức sống của bài hát vẫn mạnh mẽ đến tận hôm nay? ? Em hiểu như thế nào về câu nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở cuối bài? Những lời nói ấy nhằm khẳng định điều gì? - HS suy nghĩ, trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Giáo viên chốt kiến thức, khắc sâu. 1. Nguyên nhân ra đời bài hát - Đầu tháng 4/1975, tin chiến thắng vang dội đến từ các chiến trường phía Tây Nam liên tiếp đã thôi thúc các nhạc sĩ sáng tác. - Bản tin chiều ngày 28/04/1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho ra đời bài hát. 2. Quá trình sáng tác và phổ biến bài hát Ngày tháng Công việc Kết quả a. Thời gian hoàn thành bài hát Đêm ngày 28/4/1975 Sáng tác bài hát “trong nguồn cảm hứng dạt dào” Hoàn thành sau hai “tiếng đồng hồ”, “không cần sửa một câu, một chữ” b. Quá trình phổ biến bài hát - Ngày 29/4 Hội đồng duyệt bài hát Quyết định để dành đến 7/5 kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ mới dàn dựng. - Chiều 30/4 Dàn dựng thu thanh bài hát Bài hát được “dàn dựng thu thanh ngay để kịp truyền đi cùng tin thắng trận ra toàn thế giới”. - Đêm 30/4, ngày 1/5 Biểu diễn bài hát Bài hát được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau: hát, quân nhạc; được truyền đi qua loa phát thanh, biểu diễn trực tiếp trên đường phố. -> Bài hát ra đời với niềm hạnh phúc của toàn dân tộc trong ngày vui đại thắng. - Thông tin cụ thể, chính xác - Lời văn ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch, giàu cảm xúc à dễ tiếp nhận thông tin, hiểu được cả tâm trạng, tình cảm sâu kín của tác giả. - Cả hai vợ chồng nhạc sĩ đều “bồi hồi xúc động” - “Những lần trước, khi nghe bài hát của mình được phát sóng, tôi (nhạc sĩ) hay chú ý đến ca từ, giai điệu xem đã đúng chưa.” - “Lần này thì khác, cảm giác như bài hát đã có sẵn đâu đó rồi, mình không viết cũng có người khác viết thay.” * Phạm Tuyên: - Nghệ sĩ khiêm tốn, có trách nhiệm, tận tâm với nghề - Nghệ sĩ tài năng, có tấm lòng nhiệt huyết và yêu nước thiết tha. à Hiểu vì sao những ca khúc của ông có sức sống, trở thành ca khúc đi cùng năm tháng. 3. Số phận đặc biệt và ý nghĩa của bài hát - Bài hát vượt qua thử thách thời gian. - Đến với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, không phân biệt biên giới quốc gia. - Từ cụ già đến trẻ con, từ miền xuôi lên miền ngược đều hát bài hát này. - Ở một số nơi, bài hát còn được dùng như bài ca “giã bạn” để kết thúc các cuộc gặp gỡ, mít tinh, văn nghệ quần chúng. à Sức sống bài hát vẫn còn nguyên vẹn đến hôm nay + Mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá đạt Á quân VCK bóng đá U-23 châu Á 2018, tấm HCV lịch sử ở môn bóng đá nam SEA Games 2019, + Chương trình nghệ thuật mừng ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước + Buổi giao lưu văn hóa, sinh hoạt tập thể, đặc biệt của học sinh, sinh viên Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 3: Tổng kết * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản *Nội dung: HS trả lời câu hỏi tổng kết văn bản, khái quát những thành công về nghệ thuật, nội dung của văn bản. HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi. ? Bài báo hướng đến đối tượng bạn đọc là ai? Bên cạnh những thông tin được truyền tải, hình thức trình bày của bài báo có tạo được sức hấp dẫn và độ tin cậy với bạn đọc không? Vì sao? (Tìm hiểu từ ngữ chủ đề, sa pô, dấu ngoặc kép, bố cục, lời văn, hình ảnh minh họa có trong bài viết) ? Em có nhận xét về từ ngữ, lời văn và cách đưa thông tin? ? Khái quát giá trị nội dung? - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần - 01 HS trình bày cá nhân, HS khác nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Giáo viên chốt kiến thức. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Đối tượng độc giả: mọi tầng lớp nhân dân - Hình thức trình bày à Mang đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. + Tính thông tin thời sự. + Tính ngắn gọn. + Tính sinh động, hấp dẫn. à Hình ảnh minh họa tiêu biểu, kết hợp kênh chữ với kênh hình. - Bố cục: rõ ràng, rành mạch, khoa học - Từ ngữ, lời văn: mang đặc trưng ngôn ngữ báo chí. - Cách đưa thông tin đa dạng, sử dụng sa pô, kết hợp kênh chữ với kênh hình tự nhiên, hiệu quả 2. Nội dung - Cung cấp thông tin chính xác về thời gian, địa điểm, quá trình ra đời bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”. - Cho thấy tài năng, tình yêu Tổ quốc sâu sắc của nhạc sĩ Phạm Tuyên. - Thể hiện niềm cảm mến, trân trọng của tác giả với bài hát và người nghệ sĩ tài hoa Phạm Tuyên. Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể. * Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập. HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến HS là việc cá nhân. Dựa vào kiến thức đã học em hãy vẽ sơ đồ tư duy cho bài học. - Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần - Học sinh trình bày, HS khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Giáo viên chốt kiến thức. IV. Luyện tập - HS vẽ sơ đồ tư duy. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tiễn trong cuộc sống * Nội dung: Tình huống thực tiễn được đặt ra sau bài học. HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến HS là việc cá nhân. ? Hãy nghe lại hoặc hát bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” và viết lại suy nghĩ, cảm xúc của em (trong khoảng 5 - 6 dòng) về bài hát. - Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần - Học sinh phát biểu tuỳ theo cảm nhận của từng cá nhân, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Giáo viên chốt kiến thức. Định hướng: - Nội dung: nói thay niềm rạo rực, hân hoan, vui sướng, hạnh phúc dâng trào của con người trong ngày vui toàn thắng của dân tộc, cách mạng. - Tính chất của lời ca: giản dị, chân thành, chứa chan cảm xúc - Giai điệu: vui tươi, rộn ràng, dễ đi vào lòng người. - Bài hát làm nhân lên niềm tự hào về chiến công vĩ đại, mở ra những tình cảm mới mẻ với đất nước, quê hương, dù được cất lên trong hoàn cảnh nào - Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Tuyên – người cha tinh thần của bài hát, tác giả Nguyệt Cát – người đem đến hiểu biết sâu sắc hơn về bài hát. Từ đó thấy tự hào hơn về truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh quật cường, niềm tin thắng lợi của dân tộc . * HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Ôn lại các kiến thức đã học - Hoàn thiện bài tập vận dụng - Chuẩn bị bài: Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng. + Đọc bài. + Thực hiện nhiệm vụ ở mục chuẩn bị, trong bài đọc và sau khi đọc. HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN PHẠM TUYÊN VÀ CA KHÚC MỪNG CHIẾN THẮNG PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Làm ở nhà) 1. Tác giả 2. Tác phẩm a. Xuất xứ và thời gian ra đời b. Ý nghĩa thời điểm ra đời c. Sự kiện d. Thể loại và phương thức biểu đạt e. Bố cục PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã hoàn thành bài hát trong thời gian bao lâu? Quá trình bài hát đến với công chúng diễn ra như thế nào? Quan sát phần văn bản trang 92, tìm các chi tiết nêu thông tin sự kiện. 2. Qua những chi tiết vừa tìm được, em có nhận xét gì về thông tin được cung cấp, lời văn kể chuyện về quá trình sáng tác và phổ biến bài hát trong đoạn văn bản này? Nêu hiệu quả của cách truyền tin này? Ngày tháng Công việc Kết quả a. Thời gian hoàn thành bài hát b. Quá trình phổ biến bài hát * Nhận xét: Văn bản 2. ĐIỀU GÌ ĐÃ GIÚP BÓNG ĐÁ VIỆT NAM CHIẾN THẮNG (Tiết 127,128) 1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề * Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. * Nội dung: HS được theo dõi một đoạn video về giây phút đội tuyển U22 Việt Nam vô địch SEAGAME 30 năm 2019, trả lời 1 số câu hỏi của GV liên quan đến nội dung đoạn video vừa xem, từ câu trả lời của HS, GV kết nối vào bài học. Tổ chức thực hiện Kết quả/sản phẩm dự kiến - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Xem 1 đoạn video clip về giây phút đội tuyển U22 Việt Nam vô địch SEAGAME 30 năm 2019 (GV giới thiệu nhanh nội dung đoạn video HS vừa xem cũng như 1 số thành tích khác của bóng đá Việt Nam cùng thời điểm đó) + Sau khi xem xong, HS trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ và cảm nhận như thế nào về trích đoạn vừa xem? + Theo em, nhờ đâu mà bóng đá Việt Nam có được những thành tích ấy? - HS trả lời câu hỏi theo cảm nhận và sự hiểu biết của mình; HS khác nhận xét, bổ sung (khoảng 3-4 học sinh). - GV nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài học. - HS nêu được cảm nhận là sự khâm phục, là niềm tự hào dân tộc - Bóng đá Việt Nam có được những thành tích ấy là nhờ tinh thần đoàn kết, sự tập luyện nghiêm túc, là sự quyết tâm của các cầu thủ, là sự chỉ bảo tận tình của các HLV tài năng, là sự quan tâm của các cấp . 2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức * Mục tiêu: Giúp HS nắm được những thông tin chính về văn bản: xuất xứ, đề tài, nội dung * Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức Ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản Tổ chức thực hiện Kết quả/sản phẩm dự kiến - Gọi 1 HS nhắc lại phần kiến thức ngữ văn: thế nào là văn bản thuật lại 1 sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân- kết quả đã được học ở văn bản trước? - HS khác nhận xét. - Gọi HS nhắc lại cách thức đọc hiểu văn bản thông tin thuật lại 1 sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân- kết quả ở phần Chuẩn bị trong SGK. - HS khác nhận xét. - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. - Giao nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi: ? Nêu xuất xứ của văn bản. Thời điểm văn bản ra đời, bóng đá Việt Nam có vị trí như thế nào trong đấu trường khu vực Đông Nam Á? ? Đề tài chính của văn bản là gì? ? Chỉ ra các đoạn nêu nguyên nhân và kết quả trong văn bản? - HS suy nghĩ độc lập và trả lời câu hỏi. - GV chốt lại một số kiến thức cơ bản - Giao nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi: ? Ở thời điểm hiện tại, bóng đá Việt Nam có vị thế như thế nào trong khu vực Đông Nam Á? Nêu dẫn chứng để chứng minh. - HS làm việc cá nhân, trình bày sản phẩm của mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). - GV Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS, chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . - GV cho HS xem 1 video Những kì tích của bóng đá Việt Nam (360 Sport) 1-2 em nêu suy nghĩ về đoạn video vừa xem. GV kết nối với nội dung tiếp theo. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn (3’) và trả lời câu hỏi 2 (SGK): ? Hãy tóm tắt những nguyên nhân chính giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng. Vì sao bài viết dành phần lớn nội dung để nói về các nguyên nhân này? - 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và chốt. - HS trả lời câu hỏi: Dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-Seo, bóng đá Việt Nam đã có được những thành tích gì nổi bật đến thời điểm hiện tại? - GV hướng dẫn học sinh quan sát 2 bức ảnh về những giây phút ăn mừng chến thắng trong SGK. - YC từng học sinh suy nghĩ độc lập và trả lời câu hỏi: ? Trong các nguyên nhân ở trên, em thích nguyên nhân nào nhất? Vì sao? ? Dựa vào các câu dẫn từ tờ báo Smmsport trong văn bản trên, em hãy nêu nhận xét về thái độ của tờ báo ấy đối với bóng đá Việt Nam. - GV gọi một số học sinh trình bày những suy nghĩa của mình, học sinh khác nhận xét, GV nhận xét chung. - HS sử dụng phiếu học tập, trao đổi nhóm (4 em- 3 phút) trả lời các câu hỏi sau: ?Văn bản đã sử dụng kiểu chữ và cách đánh số các đề mục, số liệu và hình ảnh như thế nào để làm nổi bật các thông tin chính? ? Các từ được đặt trong dấu ngoặc kép ở văn bản trên được dùng với nghĩa khác nghĩa thông thường như thế nào? ?Bố cục văn bản được phân chia theo trật tự nhân quả, theo em cách triển khai vấn đề theo trật tự nhân quả có tác dụng gì? - Sau 3p, 1-2 nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung, GV nhận xét và chốt - HS suy nghĩ độc lập: Khái quát nội dung chính của văn bản và rút ra bài học cho bản thân? 1. Tìm hiểu chung - Xuất xứ: Bài viết được đăng ở trang web:thethaovanhoa.vn ngày 15/12/2019. (Thời điểm bóng đá Việt Nam đang “thống trị” khu vực Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại) - Đề tài: Những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng của bóng đá Việt Nam. - Trình tự nguyên nhân- kết quả 2. Đọc- hiểu văn bản *Vị thế của bóng đá Việt Nam ở thời điểm hiện tại Bóng đá Việt Nam đang thống trị khu vực Đông Nam Á (ĐNÁ) ở thời điểm hiện tại: - Đội tuyển bóng đá nam: vô địch AFF CUP 2018. - Đội tuyển bóng đá nữ: đăng quang ở giải vô địch ĐNÁ năm 2019. - U22 Việt Nam và tuyển nữ Việt Nam đều giành Huy chương Vàng tại Seagame 2019. * Những nguyên nhân chính dẫn đến chiến thắng của bóng đá Việt Nam - Lòng khao khát của các cầu thủ. - Sự tự tin. - Sự tiến bộ của V-League. - Các cầu thủ Việt Nam gắn bó trong thời gian dài. - Được dẫn dắt bởi huấn luyện viên giỏi. 3. Tổng kết * Nghệ thuật - Tác giả in đậm và đánh số thứ tự các thông tin chính- những nguyên nhân giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng. → Làm nổi bật thông tin chính. - Sử dụng các từ ngữ không theo nghĩa thông thường mà dùng nghĩa chuyển mang tính biểu cảm cao. - Cách triển khai vấn đề theo trật tự nhân quả. → Giúp người đọc dễ hiểu, thông tin nhanh. * Nội dung - Những nguyên nhân chính giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng. - Thái độ trân trọng, ngưỡng mộ và khâm phục của tờ báo Smmsport đối với bóng đá Việt Nam. → Cần tự tin, đoàn kết, có khát vọng mạnh mẽ để đạt được ước mơ. 3. Hoạt động 3. Luyện tập- Vận dụng * Mục tiêu: Phát triển năng lực tư duy logic và sự sáng tạo của học sinh trong học tập. * Nội dung: Học sinh lựa chọn 1 trong 2 yêu cầu trải nghiệm: hoạ sĩ nhí hoặc nhà báo tương lai để mang đến một cái nhìn về bóng đá Việt Nam qua lăng kính của các em. Tổ chức thực hiện Kết quả/sản phẩm dự kiến - GV giao nhiệm vụ cho HS: HS được lựa chọn 1 trong 2 nhiệm vụ viết báo hoặc vẽ tranh về đề tài bóng đá Việt Nam: + Nếu là viết báo, học sinh sẽ viết 1 bài báo ngắn với motip tương tự như văn bản đọc hiểu-SGK (Có thể vận dụng lồng ghép trong phần Viết) + Nếu là vẽ tranh, học sinh sẽ vẽ 1 bức tranh về 1 khoảnh khắc mà em yêu thích nhất của bóng đá Việt Nam mà em đã được xem hoặc tưởng tượng. - HS trao đổi với bạn ở trên lớp và hoàn thành sản phẩm ở nhà. (Nếu không đủ thời gian trên lớp) - Bài báo hoặc bức tranh của HS B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT LỰA CHỌN TỪ NGỮ VÀ CẤU TRÚC CÂU (Tiết 129) Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó. * Nội dung: Trong vòng 1 phút, đọc đoạn văn, tìm các từ trong đoạn văn những từ có liên quan đến âm nhạc. * Cách thức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến GV tổ chức trò chơi truyền điện (1 phút). 1 bạn tìm nhanh một từ có liên quan đến âm nhạc trong đoạn trích, sau khi tìm xong tự gọi 1 bạn khác tìm từ tiếp theo và tiếp tục đến khi hết. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã có tới vài trăm bài hát dành cho tuổi thơ, từ các em thiếu sinh quân trong những năm kháng chiến chống Pháp đến các cháu thiếu niên nhi đồng, mẫu giáo hôm nay. Những bài hát do ông sáng tác có một sức hút mạnh mẽ, với ca từ và giai điệu trong sáng, giản dị tự nhiên, lan tỏa. Những ca khúc đó trải qua năm tháng vẫn nguyên vẹn với nét đẹp của âm nhạc gắn với bao thế hệ thiếu nhi. Gv dẫn dắt vào bài. Nhạc sĩ, bài hát, sáng tác, ca từ và giai điệu, ca khúc, âm nhạc. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới * Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được yêu cầu sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu khi tạo lập văn bản * Nội dung: HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học. * Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi. Các nhóm trình bày kết quả thảo luận và nhận xét bổ sung. ? Tìm các từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực âm nhạc được sử dụng trong bài viết “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng”? Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài, tính chất và bạn đọc của bài viết như thế nào? ? Tìm các từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá được sử dụng trong bài viết “Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?”. Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài, tính chất và bạn đọc của văn bản như thế nào? ? Từ kiến thức trên, theo em, cần chú ý điều gì khi sử dụng từ ngữ? GV chốt kiến thức. - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm thông qua hệ thống câu hỏi. Đại diện 01 nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát, ông cười trả lời: “Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời! Bởi nếu không sống những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc, làm sao cảm xúc có thể vỡ òa cùng ngày chiến thắng. Để có được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt.” (Nguyệt Cát) Nhóm 1+2: ? Tìm trạng ngữ của câu mở đầu đoạn văn “Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát, ông cười trả lời”và cho biết: Vì sao tác giả không cần nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản “Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn độc lập”, “Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ” (sách Ngữ văn 6, tập một, trang 90, 94)? Nhóm 3+4: ? Tìm trạng ngữ trong câu thứ hai của đoạn văn “Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời!” và cho biết: - Nội dung trạng ngữ đó được giải thích ở những câu tiếp theo như thế nào? (Trạng ngữ và những câu tiếp theo có mối quan hệ với nhau như thế nào?) - Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản (trình bày sự kiện theo quan hệ nguyên nhân – kết quả) như thế nào? (Việc lựa chọn cấu trúc câu này có tác dụng như thế nào?) ? Nhận xét vị trí của 2 trạng ngữ chúng ta vừa tìm được? Từ kiến thức trên, theo em, cần chú ý điều gì khi lựa chọn cấu trúc câu? GV chốt kiến thức I. Lựa chọn từ ngữ *Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng. - Từ ngữ: nhạc sĩ, sáng tác, nhạc phẩm, bài hát, bản hợp xướng, dàn dựng thu thanh, truyền đi, quân nhạc, thổi kèn, cất lên qua làn sóng, ca từ, giai điệu. - Đặc điểm, tính chất: + phù hợp với đề tài (về âm nhạc), thể hiện rõ chủ đề (quá trình sáng tác bài hát) + phù hợp tính chất giải trí nên sử dụng từ ngữ trong lĩnh vực âm nhạc. + phù hợp với đối tượng bạn đọc là những người yêu âm nhạc, yêu thích bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” *Văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? - Từ ngữ: bóng đá nam, bóng đá nữ, cầu thủ trẻ, cầu thủ, đội tuyển, giải đấu lớn, đội hình, sơ đồ chiến thuật, ăn ý, kết nối... - Đặc điểm, tính chất: + phù hợp với đề tài (về thể thao - bóng đá). + thể hiện tính chất văn bản giải trí: tươi vui, sôi nổi, tự hào. + phù hợp với đối tượng độc giả là người hâm mộ, yêu thích thể thao (bóng đá), hiểu biết về bóng đá, khơi dậy ở họ tình yêu và niềm tự hảo đối với bóng đá Việt Nam. *Kết luận: Bên cạnh yêu cầu sử dụng từ ngữ đúng nghĩa, việc dùng từ ngữ còn phải phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản. Cụ thể là: - Sử dụng từ ngữ + phù hợp với đề tài của văn bản (về văn hóa, giáo dục hoặc thể thao, kinh tế, môi trường ); + phù hợp với tính chất của loại văn bản (VB hành chính sử dụng từ ngữ phải trang trọng; thư từ sử dụng từ ngữ thân mật, phù hợp với quan hệ giữa người viết và người đọc; văn bản giải trí sử dụng từ ngữ vui tươi, giàu hình ảnh ); + phù hợp với bạn đọc (người già hay người trẻ; người hâm mộ thể thao hay người quan tâm đến các vấn đề xã hội ) II. Lựa chọn cấu trúc câu *Trạng ngữ: Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát. Tác giả không cần nêu đích xác ngày tháng vì đây là văn bản thuật lại sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân - kết quả nên không cần nêu đích xác ngày tháng. *Trạng ngữ: trong hai tiếng cộng cả cuộc đời - Mối quan hệ của trạng ngữ với những câu tiếp theo: + TN: chỉ kết quả + Những câu tiếp theo: chỉ nguyên nhân, giải thích rõ hơn nội dung (thông tin) được nêu ở trạng ngữ. - Tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu: giúp thông tin cung cấp được rõ ràng, trong bài viết. *Kết luận - Bên cạnh yêu cầu đặt câu đúng ngữ pháp, việc đặt câu còn phải phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản. Cụ thể là: - Đặt câu phù hợp với tính chất của loại văn bản. Ví dụ: Văn bản hành chính, thư từ có những quy ước về cách viết; văn bản truyện dân gian thường mở đầu bằng những câu giới thiệu sự tồn tại của đối tượng, kiểu: “Ngày xửa ngày xưa có ”. - Việc lựa chọn cấu trúc câu cũng cần phù hợp với ngữ cảnh (tức là phù hợp với những câu đứng trước và đứng sau) để tạo thành một mạch văn thống nhất, đồng thời không lặp cấu trúc, gây nhàm chán. Hoạt động 3: Luyện tập * Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố, mở rộng kiến thức, trau dồi kĩ năng đã học * Nội dung: Hệ thống bài tập ngoài sgk và bài tập sgk/98 * Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bài tập 1: Hoat động cá nhân Gv kể (trình chiếu màn hình) truyện cười và cho HS trả lời câu hỏi Mất rồi, cháy! Một người sắp đi chơi xa, dặn con: - Hễ có ai tới thì đưa cái giấy này cho họ. Ðứa bé bỏ tờ giấy vào túi áo. Cả ngày không thấy ai đến. Tối, sẵn có ngọn đèn, nó lấy ra xem, chẳng may vô ý để tờ giấy cháy mất. Hôm sau, có người đến hỏi: - Thầy cháu có nhà không? Sực nhớ đến tờ giấy, nó buồn rầu đáp: - Mất rồi! Ông khách giật mình, hỏi: - Mấy bao giờ? - Tối hôm qua. - Sao mà mất? - Cháy! ? Điều gì khiến em cười khi đọc câu chuyện này? Nếu là em em sẽ trả lời như thế nào? Bài tập 2. (Bài tập 4 sgk/98) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 dòng) nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao. Gv cho HS hoạt động theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. Bài tập 1: - Điều khiến em cười khi đọc câu chuyện: Câu trả lời cộc lốc, tưởng ăn nhập với câu trả lời nhưng thực chất lại được hiểu theo nghĩa khác, dẫn đến hiểu lầm của nhân vật. - HS tùy chọn cách trả lời nhưng phải đúng nội dung, tránh gây hiểu nhầm. Bài tập 2. Định hướng: *Hình thức - đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) - mạch lạc, lời văn trong sáng, tự nhiên, giàu cảm xúc *Nội dung - Cảm xúc: thích thú, xúc động - Lí do: + Nội dung buổi biểu diễn + Phong cách biểu diễn của nghệ sĩ + Trang trí sân khấu... Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tiễn trong cuộc sống * Nội dung: Viết văn bản thông tin chào mừng kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 và ngày quốc tế lao động 1/5 - làm bài tập dự án. * Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến *GV giao bài tập dự án cho nhóm thực hiện (tiếp tục triển khai dự án đã thực hiện ở tiết học văn bản trước) Đề tài: Chào mừng kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 và ngày quốc tế lao động 1/5, liên đội TNTP nhà trường phát động phong trào làm Tập san. Hãy viết một văn bản thông tin tham gia sự kiện có ý nghĩa này. - Bước 1: Lựa chọn đề tài - Bước 2: Viết tiêu đề, sa pô - Bước 3: Tìm ý, lập dàn ý bài viết, tìm hình ảnh minh họa - Bước 4: Viết bài, lựa chọn hình thức trình bày - Bước 5: Đọc, sửa chữa (nếu cần) (Làm tại lớp theo nhóm: Bước 3,4 (một phần của bài viết). Còn lại về nhà. *Định hướng 1. Đề tài: - Học tập - Trải nghiệm sáng tạo - Sinh hoạt tập thể 2. Đối tượng tham gia - Tập thể của
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_bai_10_van_ban_thong_tin_thuat_lai_su.docx