Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 5: Văn bản thông tin

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 5: Văn bản thông tin

- Giúp HS nhận biết được về khái niệm văn bản thông tin. Khái niệm thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian.

- Vị ngữ và mở rộng thành phần vị ngữ.

- Mô hình cụm động từ, cụm tính từ.

 

docx 24 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1923
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 5: Văn bản thông tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần:
 Tiết: từ tiết ... đến tiết....
BÀI 5: VĂN BẢN THÔNG TIN
 (THUẬT LẠI SỰ KIỆN THEO TRẬT TỰ THỜI GIAN)
 (Thời lượng 12 tiết)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: 
- Giúp HS nhận biết được về khái niệm văn bản thông tin. Khái niệm thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian. 
- Vị ngữ và mở rộng thành phần vị ngữ. 
- Mô hình cụm động từ, cụm tính từ.
2. Năng lực: 
- Nhận biết một số yếu tố hình thức ( nhan đề, sa pô, hình ảnh, cách triển khai,...), nội dung ( đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản thông tin thuật lại một sự kiện, triển khai thông tin theo trật tự thời gian.
- Mở rộng được vị ngữ trong viết và nói.
- Viết được văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.
- Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử
3. Phẩm chất: 
- Tự hào về lịch sử dân tộc; quan tâm đến những sự kiện nổi bật của địa phương, đất nước và thế giới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị: Máy chiếu ( phòng học tiên tiến), máy tính, Giấy A4 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng nhóm...
2. Học liệu: SGK Ngữ văn 6, tập 1; SGV Ngữ văn 6, tập 1, sách bài tập; sách tham khảo về đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ngày dạy: Tuần:
 Tiết:
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Văn bản 1 : HỒ CHÍ MINH VÀ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Thời lượng 2 tiết)
1. TRƯỚC GIỜ HỌC.
- GV hướng dẫn HS: Đọc phần 1. Chuẩn bị để nắm bắt các định hướng/cách thức đọc hiểu một văn bản thông tin ( Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian) ( SGK trang 90- 91).
2. TRÊN LỚP.
Hoạt động 1: Khởi động.
a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. 
b. Nội dung: HS quan sát video để xác định vấn đề cần giải quyết: Tìm hiểu về sự kiện trọng đại: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Bước đầu khơi gợi trong các em những cảm xúc về giây phút trọng đại trong lịch sử dân tộc.
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
Quan sát video trên MC và cho biết đó là sự kiện nào? Em biết gì về sự kiện đó? 
? Cảm xúc của em khi xem video đó?
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập
- Gv: hướng dẫn học sinh quan sát video và trả lời câu hỏi
- Hs: làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Hs trình bày sản phẩm
- Gv: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý (nếu cần)
- Sự kiện Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội vào sáng ngày 02/9/1945
- Hình ảnh vị cha già của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố dõng dạc với nhân dân thế giới khiến em xúc động, tự hào. Là một học sinh được sống trong hòa bình, em luôn nhớ đến công lao của thế hệ cha anh đi trước đã vất vả, hy sinh xương máu để thế hệ chúng em được sống yên vui, no ấm. như ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
a. Mục tiêu: Học sinh biết được những thông tin cơ bản về tác giả và xuất xứ của văn bản, hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, cách đọc, bố cục văn bản, nội dung và hình thức của văn bản
b. Nội dung: Đọc văn bản, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản thông tin, tác giả, tác phẩm những nét chung về văn bản qua nhan đề, sapo, hình ảnh
c. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục yêu cần đạt và kiến thức ngữ văn của bài trong SGK.
- GV: chia lớp thành 6 nhóm thực hiện yêu cầu của GV ( 5 phút)
Nhóm 1,2: Hiểu biết chung về văn bản thông tin.
Nhóm 3,4: Báo cáo những thông tin về tác giả
Nhóm 5,6: Báo cáo những thông tin về tác phẩm
- Các nhóm trao đổi thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung
- GV: nhận xét đánh giá bổ sung
- Gv: Hướng dẫn HS cách đọc và gọi HS đọc văn bản.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện câu hỏi 1
(1) Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?
- HS suy nghĩ 2 phút và trả lời
- GV lắng nghe, nhận xét và bổ sung
- GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Phần in đậm 
( Sa pô của bài báo) có tác dụng gì?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV lắng nghe, bổ sung
- GV yêu cầu HS hoàn thiện phần 1 của văn bản bằng cách TL phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Phần 1 thời gian và thông tin cụ thể nào được nhắc tới? Có ý nghĩa gì?
2. Qua tìm hiểu em biết gì về Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kì? Tại sao HCM lại đề nghị thả dù cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kì cho Người?
- HS hoạt động nhóm
- Vòng 1 : 1 phút đầu hoạt động độc lập
- Vòng 2 : 2 phút sau 2 bạn ngồi cạnh nhau trao đổi kết quả thảo
- GV: gọi bất kì HS ở vị trí nào trình bày kết quả tìm hiểu và thảo luận
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá bạn, nhóm
- HS báo cáo sản phẩm
- GV phát phiếu yêu cầu HS TL nhóm hoàn thiện câu hỏi (3) trong SGK bằng cách điền thông tin vào bảng trong câu 3. 
( 6 nhóm hoạt động trong 5 phút)
- HS đọc kĩ và dựa vào phần chuẩn bị ở nhà điền vào bảng 
- GV quan sát, hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho HS
- HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình
- GV yêu cầu HS thảo luận trong bàn theo kĩ thuật cặp đôi chia sẻ 3 câu sau ( 2 phút)
1. Thông tin nào được nhắc đến ở phần 3?
2. Nêu thời gian, địa ðiểm, thành phần tham gia, phương thức thực hiện nội dung thông tin đó?
3. Sự kiện này có ý nghĩa gì với lịch sử dân tộc ta? 
- HS trao đổi, TL
- GV: theo dõi, hỗ trợ
- HS báo cáo sản phẩm của nhóm
GV yêu cầu HS trả lời cá nhân:
1. Qua văn bản, em có thêm hiểu biết gì về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc? Theo em, bản Tuyên ngôn Độc lập mà Hồ Chí Minh viết có ý nghĩa như thế nào?
2. Để cung cấp thông tin về sự kiện Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập, người viết đã sử dụng cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh ) như thế nào? Tác dụng của cách diễn đạt đó? 
3. Cách đọc Văn bản thông tin
- HS suy nghĩ trả lời cá nhân
- Ðại diện HS trình bày theo chỉ định của gv.
- Gv nhận xét chốt kiến thức
I. Tìm hiểu chung.
1. Văn bản thông tin.
– Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó... Văn bản thông tin thường được trình bày bằng chữ viết kết hợp các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh. 
- Văn bản thông tin trình bày theo trình tự thời gian
2. Tác giả.
HS trình bày hoặc dùng clip giới thiệu về tác giả
- Tác giả: PGS Bùi Ðình Phong, sinh năm 1950, quê Hà Tĩnh.
+ Quê quán: Hà Tĩnh; Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.
Tác phẩm: Trích trên báo Đà Nẵng.vn ra ngày 1/9/2018
3. Tác phẩm.
- Nguồn báo Ðà nẵng.vn (1/9/2018)
- Thể loại: Văn bản thông tin
- PTBÐ: Thuyết minh
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Bác yêu cầu giao cho Bác cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ.
+ Phần 2: Quá trình chuẩn bị, hoàn thiện bản Tuyên ngôn độc lập.
+ Phần 3: Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Nội dung của văn bản.
- Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự kiện Bác Hồ soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; theo trình tự thời gian.
- Tác dụng của phần sa pô:
+ Thu hút sự chú ý của người đọc, xác định chủ đề của bài viết
+ Tóm tắt nội dung bài viết
+ Vừa thể hiện phong cách của tác giả vừa chứng minh tính thời sự
Thời gian đăng tải: Thứ 7 ngày 01/9/2018
Sự kiện nêu ở phần in đậm khẳng định giá trị của Tuyên ngôn độc lập có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc Việt Nam
a. Bác Hồ yêu cầu có bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kì
- 4/5/1945, Hồ Chí Minh rời Pắc Bó về Tân Trào.
- Giữa tháng 5, Người đề nghị có bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.
→ Bước đầu chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ được công bố ngày 4/7/1776. Đây là văn bản chính trị tuyên bố 13 thuộc địa Bắc Mỹ chính thức ly khai khỏi Anh Quốc, hình thành quốc gia độc lập. 
b. Quá trình chuẩn bị, hoàn thiện bản Tuyên ngôn Độc lập
Thời gian
Thông tin chính ( Sự kiện)
4/5/1945
HCM rời Bác Bó về Tân trào.
22/8/1945
Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
25/8/1945
Bác vào ở nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.
Sáng 26/8/1945
HCM triệu tập họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập.
27/8/2945
Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị.
Ngày 28 và 29/8/1945
Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
30/8/1945
Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn Độc lập.
31/8/1945
Bác bổ sung một số điểm vào bản Tuyên ngôn Độc lập.
-> Chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo vì Tuyên ngôn Độc lập không chỉ đọc cho nhân dân toàn quốc mà còn đọc cho Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, các nước đồng minh.
c. Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
- Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập
- Thời gian: 14h ngày 2-9-1945.
- Địa điểm: Cuộc mít tinh vườn hoa Ba Đình.
 - Thành phần tham gia: Hàng chục vạn đồng bào.
 - Phương thức: Trên diễn đàn cao và trang nghiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Khẳng định quyền Độc lập- Tự do của nhân dân ta, kết thúc hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta. Khai sinh ra nước VNDCCH.
- 14h ngày 2-9-1945, tại vườn hoa Ba Đình, Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam DCCH.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân; có vai trò sáng lập ra ÐCS VN, là người lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác...
- Bản Tuyên ngôn Ðộc lập có ý nghĩa ðã khẳng định quyền dân tộc và quyền con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Ðó cũng là mục tiêu, lí tưởng mà mọi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều hướng đến.
2. Hình thức.
- Cách diễn đạt chặt chẽ, ngắn gọn, rõ ràng có sử dụng các mốc thời gian, địa điểm và hình ảnh minh rõ ràng-> góp phần làm cho VB thêm sinh động, hấp dẫn.
3. Cách đọc.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng.
a. Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức được tìm hiểu để giải quyết các câu hỏi thực hành
- Ðịnh hướng phát triển NL hợp tác, cảm thụ.....
b. Nội dung:
- Kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm TL câu hỏi 4,5,6 SGK
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- GV yêu cầu HS :
+ 2 phút đầu hoạt động cá nhân
+ 3 phút sau thống nhất kết quả trong bàn.
4. Có mấy bức ảnh được đưa vào văn bản? Ðưa vào nhằm mục đích gì?
5. Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?
6. Tờ lịch sau đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có khác gì với văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập"?
 - Ðại diện 1,2 nhóm trình bày theo chỉ định của giáo viên.
- Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Có 02 bức ảnh được đưa vào trong bài. Các bức ảnh được đưa vào văn bản nhằm minh họa và thu hút người đọc.
- Em thấy thông tin về thời gian trong văn bản là cần phải chú ý nhất. 
+ Bởi vì: cần văn bản này cần có những yếu tố thời gian sự kiện chính xác để làm rõ nội dung sự ra đời của bản Tuyên ngôn.
- Tờ lịch này nhắc tới sự kiện ngày quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam 2/9/1945.
+ Cách trình bày của tờ lịch khác ở chỗ: 
 Tờ lịch chỉ có thời gian, nội dung tóm tắt của ngày quốc khánh này trong khi văn bản “HCM và Tuyên ngôn Độc lập" nêu rõ trình tự các sự việc quá trình, diễn biến lịch sử để bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời.
3. SAU GIỜ HỌC.
 - Em hãy chia sẻ với các bạn một thông tin nào đó liên quan đến Bác Hồ và quá trình thành lập nước mà em biết
- Chuẩn bị bài: Diễn biến chiến dịch ĐBP.
- Hoàn thành phiếu bài tập GV giao về nhà
********************
Ngày dạy: 
 Tuần
 Tiết
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Văn bản 2: DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
(Thời lượng 2 tiết)
1. TRƯỚC GIỜ HỌC.
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các chỉ dẫn phần chuẩn bị trong SGK.
- HS đọc văn bản, thực hiện các chỉ dẫn trong khi đọc.
2. TRÊN LỚP.
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, huy động những hiểu biết của HS về Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, kết nối vào bài học.
b. Nội dung: HS xem video bài hát của nhạc sĩ Ðỗ Nhuận viết về chiến thắng Ðiện Biên Phủ. GV gợi dẫn giúp HS thể hiện những hiểu biết về chiến dịch Ðiện Biên Phủ, khơi gợi các em cảm nhận về khí thế hào hùng của chiến dịch. 
c. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Gv - Hs
Sản phẩm cần đạt
- HS xem video bài hát.
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
? Em hãy cho biết tên bài hát và tác giả của bài hát đó?
? Em thấy giai điệu bài hát như thế nào? Bài hát nhắc chúng ta nghĩ đến chiến dịch nào?
- HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- GV gợi ý (nếu cần), nhận xét, đánh giá, chốt lại.
- Nêu vấn đề: Làm thế nào để đọc hiểu văn bản thông tin trình bày dưới dạng đồ họa thông tin.
- Tên bài hát: Giải phóng Điện Biên- nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- Giai điệu bài hát: hào hùng, ghi lại tinh thần chiến đấu bất khuất ngoan cường của quân và dân ta, cảm xúc sung sướng vỡ òa khi chúng ta giành chiến thắng ...
- Bài hát nhắc em nghĩ tới chiến dịch Điện Biên Phủ. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: HS nhận biết được kiểu văn bản thông tin trình bày dưới dạng đồ họa thông tin, những thông tin cơ bản về đồ họa thông tin, xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản.
b. Nội dung: Đọc văn bản, vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức Ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản. 
c. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm cần đạt
- GV cho HS trao đổi kết quả chuẩn bị phiếu học tập ở nhà với bạn cùng bàn.
HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Quan sát vào văn bản, em hãy cho biết hình thức trình bày của văn bản có gì đặc biệt?
................
2. Em hiểu Đồ họa thông tin là gì?
..................
3. Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm? (xuất xứ, thời điểm in đăng, ý nghĩa của thời điểm đó, thể loại, phương thức biểu đạt chính).
..................
- HS trả lời.
- HS trong lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Gv nhận xét, đánh giá và chốt trên máy chiếu.
I. Tìm hiểu chung 
1. Đồ họa thông tin: (Khái niệm SGK)
2. Văn bản
- Xuất xứ: Theo infographics.vn (tin đồ họa-TTXVN) 
- Thời điểm in đăng: 6/5/2019 - gợi nhắc sự kiện, nhấn mạnh ý nghĩa của chiến thắng
- Thể loại: Văn bản thông tin 
- Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.
- Gv hướng dẫn cách đọc (đọc to, rõ ràng, lưu loát) & yêu cầu 4 HS đọc theo 4 đoạn.
- HS đọc và tìm hiểu chú thích.
- Gv chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Mời HS chia sẻ những nội dung tiếp nhận được theo các gợi ý đọc gắn với từng đoạn mà các em đã tiến hành ở nhà. 
? Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự nào?
- GV nhắc HS chú ý các từ chỉ thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch.
- GV nhận xét, động viên và chuyển dẫn vào mục sau. 
II. Đọc hiểu văn bản
- Triển khai theo trình tự thời gian.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi 1 trang 96.
- HS trả lời.
- HS trong lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Gv nhận xét và chốt lại.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp thảo luận trả lời câu hỏi 2 trang 96.
- Đại diện HS trả lời.
- HS trong lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- Gv nhận xét, đánh giá và chốt lại.
1. Nhan đề và sa pô
- Văn bản thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ theo trình tự thời gian. Sự kiện đó nêu ở ngay nhan đề của văn bản.
-> Nhan đề nêu lên sự kiện thông tin
- Sa pô: Tuy ngắn gọn nhưng đã nêu bật được ý nghĩa chiến dịch Ðiện Biên Phủ, thời gian diễn ra, kết quả của chiến dịch ấy.
->Sa Pô giới thiệu ngắn gọn, nêu bật sự kiện...
- Chia lớp thành 06 nhóm cùng thảo luận trả lời câu hỏi 3 trang 96.
- GV gọi ngẫu nhiên HS đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại. 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi 4 trang 96.
- HS trả lời.
- HS trong lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- GV nhận xét.
- GV chốt lại cách trình bày thông tin sau 2 câu hỏi 3, 4.
- GV chuyển dẫn sang mục sau.
2. Cách trình bày thông tin chính
- Văn bản cung cấp 3 thông tin chính về 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
- Sự giống nhau trong cách trình bày 3 thông tin :
+ Với mỗi đợt tiến công, người viết đều nêu thời gian diễn ra và những thành quả quân ta đạt được ở mỗi đợt tiến công đó;
+ Cùng sử dụng mũi tên trước thứ tự đợt tiến công, đưa thời gian diễn ra vào ngoặc đơn và in nghiêng các con số chỉ thời gian;
+ Dùng từ ngữ để nêu những việc quân ta làm được;
+ Dùng hình ảnh minh họa cho mỗi đợt tiến công.
 - Nhận xét cách trình bày: Ngắn gọn, dễ theo dõi, với màu sắc dễ dàng phân biệt, kí hiệu đồng nhất, hình ảnh phù hợp với nội dung của từng đợt tiến công, cỡ chữ in đậm ...
- Thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm vì đây là thông tin quan trọng. In đậm để làm nổi bật thông tin, gây sự chú ý cho người đọc.
=> Nêu thời gian, thành quả của từng mốc sự kiện, sử dụng màu sắc phân biệt, hình ảnh minh họa, kí hiệu mũi tên, ngoặc đơn và in nghiêng con số..., in đậm thông tin quan trọng để làm nổi bật thông tin, gây chú ý.
- Chiếu phần gợi ý tổng kết với 3 nội dung: (1) Nội dung; (2) Hình thức; (3) Cách đọc.
- Chia lớp thành 06 nhóm và yêu cầu các nhóm rút ra những đánh giá khái quát theo 3 ý:
? Em hãy khái quát lại nội dung chính của văn bản? Qua bài học, em có suy nghĩ gì về chiến dịch Điện Biên Phủ?
? Em hãy khái quát lại những đặc điểm tiêu biểu về hình thức của văn bản?
? Em hãy rút ra cách đọc văn bản đồ họa thông tin?
- GV gọi ngẫu nhiên HS đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại.
- Chuyển dẫn sang mục sau.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Cung cấp thông tin về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ khẳng định tinh thần anh dũng, quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta, thể hiện niềm tự hào về lịch sử dân tộc.
2. Hình thức
- Sử dụng đồ họa thông tin với ngôn từ ít, hình ảnh minh họa, màu sắc, kí hiệu phù hợp bổ sung cho nhau giúp trình bày thông tin ngắn gọn, rõ ràng, dễ nắm bắt.
3. Cách đọc
- Chú ý các yếu tố hình thức (nhan đề, sa pô, hình ảnh, kí hiệu, cỡ chữ ...) và nội dung của văn bản thông tin; kết hợp đọc chữ với quan sát hình ảnh minh họa mỗi đoạn để nhận biết thông tin...
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố và biết tổng hợp kiến thức, đối chiếu các văn bản đã học để giải quyết bài tập.
b. Nội dung: Thực hiện bài tập thực hành và vận dụng kiến thức lí thuyết theo hướng dẫn của câu hỏi đọc hiểu 5. 
c. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Gv - Hs
Sản phẩm cần đạt
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp thảo luận trả lời câu hỏi 5 trang 96.
- Đại diện HS trả lời.
- HS trong lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- Gv nhận xét, đánh giá và chốt lại.
- Cả hai văn bản đều là văn bản thông tin thuật lại một sự kiện lịch sử nhưng có hình thức và mục đích truyền tải khác nhau.
+ Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ sử dụng hình thức đồ họa thông tin với nhiều hình ảnh, kí hiệu để truyền tải thông tin, ngôn từ ít, cô đọng, ngôn ngữ và hình ảnh, kí hiệu bổ sung thông tin cho nhau, thích hợp với mục đích giới thiệu về Chiến dịch Điện Biên Phủ một cách nhanh chóng, rõ ràng, ngắn gọn nhưng đầy đủ.
+ Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập„ được trình bày theo lối truyền thống - chủ yếu sử dụng chữ viết, theo lối tường thuật; thích hợp với một bài báo thuật lại sự kiện lịch sử.
3. SAU GIỜ HỌC.
- Tìm đọc thêm 1 số văn bản đồ họa thông tin.
- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài thực hành Tiếng Việt.
- Hoàn thành phiếu học tập GV giao về nhà.
******************************
Ngày dạy: Tuần : 
 Tiết: 
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
 MỞ RỘNG VỊ NGỮ
(Thời lượng 1 tiết)
1. TRƯỚC GIỜ HỌC.
- GV hướng dẫn HS đọc trước mục 2 phần kiến thức ngữ văn trong SGK. Làm các bài tập SGK trang 96,97.
2. TRÊN LỚP.
Hoạt động 1: Khởi động.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về mở rộng vị ngữ kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu.
b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Thử tài ghi nhớ” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Câu hỏi này nhằm tạo không khí và dẫn dắt hs vào bài học.
c. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Gv - Hs
Sản phẩm cần đạt
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Thử tài ghi nhớ” 
 Luật chơi: 
Gv chia lớp thành 2 đội chơi.
- Nhiệm vụ của các em là quan sát video: “Hướng dẫn cách làm đồ dùng học tập”, ghi nhớ việc làm xuất hiện trong video và cử đại diện liệt kê động từ xuất hiện trong video.
+ Ðội nào tìm được nhiều việc làm được (động từ) sẽ giành chiến thắng. 
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Gv: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
- Gv nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài học
- Hs chơi trò chơi
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. 
a. Mục tiêu: 
- Trình bày được thế nào là mở rộng vị ngữ.
- Sử dụng mở rộng vị ngữ trong khi nói và viết
- Định hướng phát triển năng lực sử dụng mở rộng vị ngữ trong viết văn kể chuyện, trong giao tiếp tiếng Việt.
 b. Nội dung: Học sinh vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng sơ đồ tư duy.
 c. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Gv - Hs
Sản phẩm cần đạt
- Gv giao nhiệm vụ: Trình bày sản phẩm tự học ở nhà.
- Hs: Trình bày sơ đồ tư duy (đã chuẩn bị ở nhà)
+ Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
- Gv Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Kiến thức cơ bản
Mục 2 phần kiến thức Ngữ văn SGK/ 90
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng.
a. Mục tiêu: HS thực hành làm bài tập để hiểu kiến thức về mở rộng vị ngữ.
b. Nội dung: Học sinh làm tập SGK/96-97.
c. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Gv - Hs
Sản phẩm cần đạt
1. Bài tập 1. 
- GV phát phiếu bài tập, yc hs chia 6 nhóm làm bài tập vào phiếu bài tập trong 5 phút, sau đó đổi bài và chấm chéo.
- Hs hoạt động 
- Gv: Yêu cầu HS lên trình bày.
- HS: Trình bày kết quả làm việc.
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
- Gv: Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
 2. Bài tập 2. 
- Gv y/c hs làm bài tập theo nhóm đôi, trong 2 phút, sau đó Gv gọi bất kì hs lên bảng tương tác gạch chân vị ngữ, ghi rõ vị ngữ là cụm từ.
- Hs hoạt động sau đó lên bảng tương tác trình bày. 
- Hs khác nhận xét và bổ sung 
 - Gv nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
3. Bài tập 3. 
- Gv y/c hs làm bài tập theo dãy ( 1 dãy/ 1 ý ) Hs thảo luận theo nhóm đôi, trong 3 phút, sau đó Gv gọi bất kì hs lên bảng tương tác thực hiện thao tác kéo chữ điền vào chỗ trống
- HS lên trình bày.
- Hs khác nhận xét và bổ sung.
- Gv nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
4. Bài tập 4. 
- Gv yc Hs hoạt động cá nhân trong 5 phút .
- Hs viết ra giấy.
- Gv gọi bất kì ( 2-3) Hs ( tùy thời gian) lên bảng sau đó sử dụng máy chiếu vật thể chiếu bài Hs và để Hs trình bày
- Hs dưới lớp nhận xét và bổ sung.
- Gv Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Văn bản Hồ Chí Minh và “ Tuyên ngôn độc lập” Có 9 câu
+ P1: 1 câu
+ P2: 7 câu
+ P3: 1 câu
-> Tác dụng: Xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. 
2. Bài tập 2
* Các vị ngữ trong câu:
a. mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa
b. tan vỡ.
c. soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập
d. để các thành viên Chính phủ xét duyệt
Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ a, c, d là cụm từ
3. Bài tập 3: 
4. Bài tập 4: 
- Hs viết đoạn văn 
3. SAU GIỜ HỌC.
- GV hướng dẫn HS thực hành củng cố và nâng cao qua việc về làm các bài tập trong Sách bài tập.
 - Chuẩn bị các nội dung cho tiết học sau: Thực hành đọc hiểu “ Giờ Trái Đất”
**************************
Ngày dạy:
 Tuần:
 Tiết:
C. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
GIỜ TRÁI ĐẤT
 -Theo baodautu.vn-
(Thời lượng 2 tiết)
1. TRƯỚC GIỜ HỌC
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các chỉ dẫn phần chuẩn bị trong SGK.
2. TRÊN LỚP
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức thi tìm hiểu thông tin từ ảnh về Giờ Trái Đất.
c. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Gv - Hs
Sản phẩm cần đạt
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Thử tài của bạn” 
- GV chia lớp thành 2 đội chơi, sau đó trình chiếu những hình ảnh, được đưa ra theo thứ tự (mỗi bức ảnh cách nhau 15 giây), và nêu ra câu hỏi: “Đây là sự kiện gì?”
Ảnh 1:
Ảnh 2:
Ảnh 3:
Các đội chơi quan sát bức ảnh để đoán sự kiện. Đội chơi trả lời đúng sẽ nhận được quà.
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Gv nhận xét phần thi của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn: Giờ Trái Đất
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đặc điểm của văn bản thông tin và có hiểu biết về về “Giờ Trái Đất”, bước đầu biết được cách thức đọc hiểu văn bản thông tin.
	b. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức Ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu, chỉ ra được những đặc điểm chính về nội dung, hình thức của văn bản, và đánh giá khái quát về văn bản; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản.
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv - Hs
Sản phẩm cần đạt
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn.
? Xác định xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt chính của văn bản?
- HS làm việc theo nhóm
- Gv theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
- HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
- GV: Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS, động viên, chỉnh sửa (nếu có), chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau.
I.Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ: theo bao dautu.vn
2. Thể loại: Văn bản thông tin
3. Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh
- Gv hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
HS đọc và tìm hiểu chú thích.
- Gv chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- GV chia lớp 8 nhóm hoạt động 5’ phát phiếu học tập.
- Nhóm 1,2: Chỉ ra thông tin chính của phần (1), (2), (3)?
- Nhóm 3,4: Xác định các câu mở rộng vị ngữ trong văn bản?
- Nhóm 5,6: Chỉ ra thông tin mà bức ảnh cung cấp thêm cho bài viết?
- Nhóm 7,8: Ý kiến của ông En – đi Rit – li được đưa vào văn bản có tác dụng gì?
- HS làm việc theo nhóm
- Gv theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
- HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
- GV: Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS, động viên, chỉnh sửa (nếu có), chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau. 
II. Đọc - hiểu văn bản
-Thông tin chính của từng phần:
(1) Ý tưởng cho chiến dịch giờ trái đất xuất hiện. 
(2) Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất.
(3) Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu.
- Một số câu có vị ngữ được mở rộng trong văn bản này:
+ “Sang năm 2005,... “Tiếng tắt lớn””
+ “Từ đó,...tháng 3 hằng năm”
+ “Vào ngày 31-03-2007 20h30”
- Thông tin mà bức ảnh cung cấp thêm cho bài viết:
 Bức ảnh có nội dung 60+: 60 la số phút mà chúng ta tắt điện. Bức ảnh có ý nghĩa, Giờ Trái Đất không chỉ có 60 phút mà còn có thể kéo dài hơn nữa. Lan tỏa thông điệp hãy chung tay bảo vệ môi trường đến mọi người.
- Ý kiến của ông En-đi Rít-li được đưa vào văn bản có tác dụng: - En-đi Rít-li là giám đốc và là người sáng lập chiến dịch Giờ Trái Đất. Câu nói của ông được đưa vào văn bản nhằm mở rộng suy nghĩ cho mọi người: Giờ Trái Đất không phải là hành động tắt điện, mà mục đích của Giờ Trái Đất là bảo vệ hành tinh yêu quý của chúng ta. Vì vậy, bất kỳ hành động nào bảo vệ môi trường đều nên được thực hiện.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân câu hỏi 1 SGK
- Hs làm việc cá nhân.
- HS: Trình bày sản phẩm cá nhân
Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
- Gv chia lớp thành 8 nhóm, thảo luận các câu hỏi đọc hiểu 2,3 SGK
- Nhóm 1,2,3,4 thực hiện theo câu 2
Phiếu học tập
Điền thông tin hoàn thiện bảng sau:
Thời gian
Thông tin cụ thể
- Nhóm 5,6,7,8 thực hiện theo câu 3
- HS làm việc theo nhóm
- Gv theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
- GV gọi ngẫu nhiên HS đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi.
- GV: Nhận xét về thái độ học tập, sản phẩm học tập của HS, động viên, chỉnh sửa (nếu có), chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau. 
GV (mở rộng): Từ năm 2009, Việt Nam chính thức tham gia hưởng ứng sự kiện Giờ Trái Đất. Sau 1 giờ tắt đèn của sự kiện, trên phạm vi cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 492.000kWh, tương đương số tiền khoảng 917 triệu đồng. Chỉ riêng tại Việt Nam, con số tiết kiệm điện năng nhờ sự kiện Giờ Trái Đất đã là rất ấn tượng. Chính vì vậy, chúng ta càng thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của sự kiện này.
1. Văn bản thuật lại sự kiện: Giờ Trái Đất ( Các quốc gia trên thế giới tắt đèn trong vòng 1 giờ đồng hồ để biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu.)
- Bố cục gồm 3 phần:
+ Mở đầu ( Phần 1): nêu nguồn gốc của sự kiện.
+ Diễn biến ( Phần 2): nêu diễn biến/ lịch sử phát triển của sự kiện.
+ Kết thúc ( Phần 3): nêu tác động của sự kiện.
2. Các mốc thời gian và thông tin cụ thể:
Thời gian
Thông tin cụ thể
2005
Dự án có tên "Tiếng tắt lớn" ra đời.
2006
đặt tên lại là "Giờ Trái Đất". 
31/03/2007
Khai mạc sự kiện Giờ Trái Đất tại Sydney
29/3/2008
Giờ Trái Đất được mở rộng ra 35 quốc gia trên thế giới.
2009
Con số các quốc gia hưởng ứng giờ Trái Đất lên đến 88 quốc gia.
3. Văn bản Giờ Trái Đất sử dụng kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh cùng các kênh chữ khác nhau để cung cấp thông tin cho người đọc.
Việc kết hợp ấy làm cho văn bản trở nên sinh động hơn, nhấn mạnh được những thông tin, thông điệp quan trọng của văn bản.
- Chiếu phần gợi ý tổng kết với 3 nội dung: (1) Nội dung; (2) Đặc sắc nghệ thuật; (3) Cách đọc và yêu cầu HS đánh giá.
- Gv chia nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bai_5_van_ban_thong_tin.docx