Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, truyện của Pu-skin và An-đéc-xen)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, truyện của Pu-skin và An-đéc-xen)

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được chủ ngữ, biết cách mở rộng chủ ngữ trong câu.

- Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước.

 

docx 25 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1992
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, truyện của Pu-skin và An-đéc-xen)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6: TRUYỆN
 (TRUYỆN ĐỒNG THOẠI, TRUYỆN CỦA PU-SKIN VÀ AN-ĐÉC-XEN)
Thời gian thực hiện: 12 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
– Củng cố kiến thức chung về thể loại truyện: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện.
– Truyện đồng thoại.
– Đề tài và chủ đề. 
– Chủ ngữ và mở rộng thành phần chủ ngữ.
– Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ (viết bài văn và cách kể miệng). 
2. Về năng lực: 
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được chủ ngữ, biết cách mở rộng chủ ngữ trong câu.
- Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước.
- Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
- Góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo. 
3. Về phẩm chất: 
- Trân trọng những ước mơ đẹp đẽ và cảm thông với người có số phận bất hạnh; biết ân hận về những việc làm không đúng; không tham lam, bội bạc.
- Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy Ao hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS...
2. Học liệu: SGK Ngữ văn 6, tập 1; sách bài tập; sách tham khảo về đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU 
Văn bản 1 : BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
1. TRƯỚC GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS: 
- Đọc phần 1. Chuẩn bị để nắm bắt các cách thức đọc hiểu một văn bản truyện đồng thoại. 
- Tìm hiểu một số thông tin về tác giả và ghi lại các thông tin giúp ích cho việc đọc hiểu văn bản Bài học đường đời đầu tiên. 
- HS nhớ và ghi lại những trải nghiệm khi chơi với dế (nếu có); tìm hiểu và ghi lại những hiểu biết về loài động vật này. 
- Đọc lần 1 văn bản.
- GV cũng cần lưu ý HS: trong quá trình đọc, tạm dừng ở các từ ngữ có kí hiệu chú thích và đọc nội dung chú thích cho các từ ngữ này ở phần chân trang để hiểu nghĩa của chúng trong văn bản. 
- Đọc lần 2 văn bản: Đọc kĩ từng đoạn VB. Tùy theo chỉ dẫn của SGK có thể dùng bút chì gạch chân những chi tiết cần lưu ý.
2. TRÊN LỚP
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục tiêu: Biết kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em đã bao giờ xem một bộ phim hay đọc 1 truyện kể về một sai lầm và sự ân hận của ai đó chưa? Khi đọc, xem, em có những suy nghĩ gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết được đặc điểm của truyện và truyện đồng thoại, bước đầu biết được cách thức đọc hiểu truyện đồng thoại
 - Nắm được những nét chính về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí” cũng như đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”.
b) Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.
- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt
I. Tìm hiểu chung
- Gọi một số HS trình bày phần kiến thức ngữ văn có liên quan bài đọc hiểu (đề tài, chủ đề, truyện đồng thoại) và nêu những câu hỏi, băn khoăn. 
- Nhận xét. 
Trình bày. Sản phẩm dựa theo Kiến thức Ngữ văn
- Gọi HS trình bày lại cách thức đọc hiểu truyện đồng thoại ở phần Chuẩn bị trong SGK. 
- Nhận xét. 
Trình bày. Sản phẩm dựa theo phần Chuẩn bị. 
- Mời một số HS chia sẻ những thông tin tìm hiểu được về nhà văn và tác phẩm.
- Nhận xét và chốt lại một số kiến thức. 
Tô Hoài
* Tô Hoài (1920 – 2014)
- Tên: Nguyễn Sen
- Quê: Hà Nội
- Ông viết văn từ trước 
CMT8/1945.
- Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi.
- Các tác phẩm chính: “Võ sĩ Bọ Ngựa”, “Dê và Lợn”, “Đôi ri đá”, “Đảo hoang” 
- Gọi HS chia sẻ trải nghiệm cá nhân. 
- Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
Trình bày...
* Văn bản là truyện đồng thoại nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài.
- Truyện đồng thoại là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc hoạ như con người (gọi là nhân cách hoá).
- Hệ thống nhân vật là loài vật (nhân vật chính: Dế Mèn).
- Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của Dế Mèn). 
- Văn bản chia làm 3 phần
+ P1: Từ đầu sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
à Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn.
+ P2: còn lại: 
à Bài học đường đời đầu tiên
II. Đọc hiểu văn bản
- Gọi 1 số HS, mỗi HS đọc 01 đoạn đã được đánh số. 
Trình bày. Sản phẩm cần đạt: đọc to, rõ ràng, diễn cảm.
- Mời HS chia sẻ những nội dung tiếp nhận được theo các gợi ý đọc gắn với từng đoạn mà các em đã tiến hành ở nhà. 
- Nhận xét, động viên. 
Chia sẻ theo các câu hỏi/câu chỉ dẫn. 
- Yêu cầu từng HS suy nghĩ và trả lời 02 câu hỏi đầu tiên:
(1) Câu chuyện trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Hãy chỉ ra các nhân vật tham gia vào câu chuyện.
(2) Dế Mèn đã ân hận về việc gì? Hãy tóm tắt sự việc ấy trong khoảng 3 dòng.
- Nhận xét, chốt kiến thức về ngôi kể và sự việc chính.
Suy nghĩ và trả lời. Sản phẩm: Phần trả lời của HS về ngôi kể và sự việc chính:
(1) Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn. (Đây chính là người kể chuyện ngôi thứ nhất. Cách kể này khiến câu chuyện trở nên chân thực, sống động và gần gũi hơn vì được kể lại bởi chính người trong cuộc.). Các nhân vật: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc.
(2) Dế Mèn đã ân hận về việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt. Có thể tóm tắt sự việc như sau: Dế Mèn dùng lời lẽ xấc xược trêu chị Cốc. Chị Cốc rất tức giận, tưởng Dế Choắt trêu mình nên đã dùng mỏ đâm Dế Choắt. Dế Choắt bị trúng 2 mỏ, quẹo xương sống, khóc thảm thiết, sau đó nằm thoi thóp và chết. 
- Tổ chức HS làm việc cặp đôi suy nghĩ và thảo luận câu hỏi 3,4,5 tiếp theo:
(3) Dế Mèn đã có sự thay đổi về thái độ và tâm trạng như thế nào sau sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? Vì sao có sự thay đổi ấy?
(4) Từ các chi tiết tự hoạ về bản thân và lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Dế Mèn?
(5) Ở cuối văn bản, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã “đứng lặng giờ lâu” và “nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Theo em, đó là bài học gì?
- Nhận xét và chốt kiến thức về nhân vật và ý nghĩa. 
Suy nghĩ và thảo luận cặp đôi. Sản phẩm: phần phân tích nhân vật chính: 
* Nhân vật Dế Mèn:
- Trước đó, thái độ của Dế Mèn: coi thường và có phần tàn nhẫn đối với Dế Choắt; hể hả vì trò đùa tai quái của mình. - Nhưng sau đó thì thay đổi hoàn toàn về tâm trạng và thái độ: sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt; bàng hoàng, ngơ ngẩn vì hậu quả không lường hết được; hốt hoảng, lo sợ khi thấy Dế Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp; ân hận, ăn năn trước cái chết của Dế Choắt. Sự thay đổi này bắt nguồn từ hậu quả nặng nề của việc trêu chị Cốc của Dế Mèn.
- Tính cách của nhân vật Dế Mèn: kiêu căng, tự phụ, hống hách. Tính cách ấy được bộc lộ qua: đoạn Dế Mèn “tự hoạ” về bản thân; đoạn thể hiện lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt; lời lẽ, thái độ với chị Cốc.
* Bài học đường đời đầu tiên: Không nên kiêu ngạo, hung hăng, nghịch ngợm tai quái mang tai vạ đến cho người khác và cho chính bản thân mình. Đây là bài học cho mỗi bạn HS trong cuộc sống và học tập hằng ngày, rất dễ xảy ra ở các bạn thanh thiếu niên vì các bạn còn ít tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm sống.
III. Tổng kết
- Sử dụng sơ đồ tư duy 03 nhánh: nội dung, ý nghĩa; hình thức nghệ thuật của truyện và cách đọc văn bản truyện đồng thoại, yêu cầu HS rút ra những đánh giá khái quát theo các nhánh trên.
- Nhận xét và chốt kiến thức về nội dung, ý nghĩa; hình thức nghệ thuật của truyện và cách đọc văn bản truyện đồng thoại
Trình bày. Sản phẩm: Phần đánh giá của HS: 
1. Nghệ thuật
- Miêu tả loài vật sinh động, nghệ thuật nhân hoá, ngôn ngữ miêu tả chính xác
- Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với trẻ thơ.
2. Nội dung
- Miêu tả vẻ đẹp của Dế Mèn cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.
- Sau khi bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
3.Ý nghĩa
- Không quá đề cao bản thân rồi rước hoạ.
- Cần biết lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh 
- Cách đọc văn bản truyện đồng thoại: Khi đọc truyện đồng thoại, việc đầu tiên là phải thấy được những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính; kế đó, cần phải chỉ ra được những nhân vật là các loài vật đã được nhà văn miêu tả, trong số đó, nhân vật nổi bật nhất, xuất hiện xuyên suốt câu chuyện sẽ là nhân vật chính; tiếp theo cần đi sâu tìm hiểu hình dạng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách... của các con vật được thể hiện trong truyện, xem chúng vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ nào, từ đó phát hiện bài học sống mà truyện muốn thể hiện; cuối cùng, cần liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. 
IV. Tổng kết về kĩ năng đọc văn bản truyện đồng thoại
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: thảo luận trong bàn trong 02 phút: Rút ra những lưu ý để đọc đúng văn bản truyện đồng thoại theo đặc trưng thể loại.
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: 
+Tổ chức cho HS thảo luận.
+ GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.
Rút ra kĩ năng đọc văn bản truyện đồng thoại
 Cách đọc văn bản truyện đồng thoại: Khi đọc truyện đồng thoại, việc đầu tiên là phải thấy được những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính; kế đó, cần phải chỉ ra được những nhân vật là các loài vật đã được nhà văn miêu tả, trong số đó, nhân vật nổi bật nhất, xuất hiện xuyên suốt câu chuyện sẽ là nhân vật chính; tiếp theo cần đi sâu tìm hiểu hình dạng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách... của các con vật được thể hiện trong truyện, xem chúng vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ nào, từ đó phát hiện bài học sống mà truyện muốn thể hiện; cuối cùng, cần liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. 
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức về truyện đồng thoại và nhân vật vào nhận diện, phân tích 1 đặc điểm tiêu biểu của truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, trường hợp Dế Mèn phiêu lưu kí.
b. Nội dung: Thực hiện bài tập thực hành và vận dụng kiến thức lí thuyết theo hướng dẫn của câu hỏi đọc hiểu 6. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt
- Tổ chức HS làm việc căp đôi, suy nghĩ và thảo luận câu hỏi 6: 
(6) Nhà văn Tô Hoài từng chia sẻ: “Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hoá trên cơ sở đảm bảo không thoát li sinh hoạt có thật của loài vật”. Dựa vào những điều em biết về loài dế, hãy chỉ ra những điểm “có thật” như thế trong văn bản đồng thời phát hiện những chi tiết đã được nhà văn “nhân cách hoá”.
- Nhận xét và chốt kiến thức về đặc điểm truyện đồng thoại. 
Suy nghĩ và thảo luận. Sản phẩm: (6) Trong văn bản, có nhiều chi tiết thể hiện đặc điểm và sinh hoạt có thật của loài dế. VD: đôi càng mẫm bóng, cái vuốt ở chân, hai cái răng đen nhánh, chui tọt ngay vào hang... Nhưng chủ yếu là các chi tiết đã được nhà văn “nhân cách hoá”. VD: quát mấy chị Cào Cào; ghẹo anh Gọng Vó; hếch răng lên, xì một hơi rõ dài, bộ điệu khinh khỉnh; lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ, bụng nghĩ thú vị; hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng; đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên;...
3. SAU GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS đọc thêm:
- Toàn văn truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
- Tìm một số truyện đồng thoại của nhà văn Trần Đức Tiến (Xóm bờ giậu), nhà văn Võ Quảng (Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi),...
Văn bản 2: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG (A.S. PU-SKIN)
(Tiết 3-4)
1. TRƯỚC GIỜ HỌC
	GV hướng dẫn HS thực hiện phần chuẩn bị bài học, cụ thể: 
	- Đọc phần Chuẩn bị để nắm được cách đọc hiểu văn bản truyện cổ tích, ghi lại những ý quan trọng.
	- Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà văn A.S. Pu-skin và ghi lại thông tin cần chú ý về tác giả này.
	- Đọc văn bản, thực hiện các chỉ dẫn trong khi đọc. 
2. TRÊN LỚP
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục tiêu:Giúp học sinh huy động những hiểu biết về thể loại truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích của Pus-kin nói riêng; kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu văn bản .
b) Nội dung:Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Khám phá” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Những câu hỏi này nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của hs về những câu chuyện cổ tích Việt Nam quen thuộc, tạo không khí và chuẩn bị tâm thế phù hợp với văn bản.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Khám phá” 
Luật chơi: cô giáo đưa ra 4 bức tranh về 4 câu chuyện cổ tích khác nhau. Đội nào giơ tay nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời. Trả lời sai, đội khác sẽ giành quyền trả lời. Đội thắng sẽ nhận được phần quà
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi, gợi ý nếu cần
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV nhận xét và giới thiệu bài học: Việt Nam ta có kho tàng truyện cổ tích vô cùng phong phú và hấp dẫn. Đây cũng là điểm chung với nhiều nền văn học dân gian trên thế giới. Trong đó quen thuộc hơn cả là nền văn hóa của Trung Quốc, Nga. Rất nhiều những câu chuyện dân gian Nga được đại thi hào Pus-kin viết lại bằng ngòi bút vừa dung dị, chất phác lại vừa điêu luyện và tinh tế. “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” là một câu chuyện như vậy.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đặc điểm của truyện và có hiểu biết về truyện cổ tích viết lại của Puskin, bước đầu biết được cách thức đọc hiểu truyện cổ tích viết lại của nhà văn trên.
b. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức Ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt
1. Tìm hiểu chung
- Mời một số HS chia sẻ thông tin về nhà văn A.S. Pu-skin. 
Chia sẻ 
- Đại thi hào - mặt trời thi ca của nước Nga.
- Gọi HS trình bày lại những điểm cần lưu ý khi đọc truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Nhận xét và chốt kiến thức.
Trình bày 
Đọc to, rõ ràng, diễn cảm, chú ý phân giọng của các nhân vật.
2. Đọc hiểu văn bản
- HS tìm hiểu một số thông tin chính về tác phẩm. 
Chia sẻ 
2.1. Văn bản:
- Thể loại: Truyện cổ tích
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- Nhân vật: ông lão, mụ vợ, con cá vàng...
+ Nhân vật chính: mụ vợ
+ Nhân vật trung tâm: ông lão
+ Nhân vật phụ: con cá, binh lính
- Bố cục: 3 phần
Mở truyện: (Từ đầu . kéo sợi)
Giới thiệu ông lão đánh cá và tình huống phát sinh truyện.
 Thân truyện: (Tiếp theo . trở về): Những đòi hỏi tham lam của mụ vợ.
Kết truyện: (Còn lại)
 Vợ chồng ông lão đánh cá trở về cuộc sống nghèo khổ khi xưa
- Tổ chức HS làm việc nhóm tìm hiểu sâu văn bản thông qua việc thảo luận, trả lời các câu hỏi đọc hiểu 1-4...
- Nhận xét và chốt kiến thức về phân tích nhân vật và bối cảnh truyện. 
Làm việc nhóm tìm hiểu sâu văn bản thông qua việc thảo luận, trả lời các câu hỏi đọc hiểu 1-4. Sản phẩm:
 2.2. Nhân vật ông lão: ông lão là người không tham lam, nhẫn nhịn, nhu nhược; vợ ông lão là người tham lam, tệ bạc. 
2.3. Bối cảnh truyện: biển ở mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng tương ứng về mức độ với mỗi lần đòi hỏi của bà vợ: bà ta càng đòi hỏi nhiều hơn, càng quá quắt thì biển càng nổi sóng dữ dội; sau mỗi lần, mức độ dữ dội lại tăng lên. Những trạng thái ấy của biển thể hiện thái độ của nhà văn: không đồng tình với sự tham lam và những đòi hỏi quá quắt của những người như vợ ông lão.
 2.4. Bài học rút ra qua văn bản:
 - Cần dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác.
- Không khuất phục trước sức mạnh, cường quyền.
- Cần chỉ rõ những sai trái trước khi quá muộn.
3. Tổng kết
- Chiếu phần gợi ý tổng kết với 2 nội dung: (1) Chủ đề; (2) Đặc sắc nghệ thuật; 
- Nhận xét và chốt kiến thức. 
Suy nghĩ, đưa ra đánh giá về các nội dung trên. Sản phẩm: (1) Truyện phê phán những người tham lam, bất nhân, bất nghĩa và chỉ ra bài học nhân quả (tham thì thâm); (2) Khắc họa tính cách nhân vật qua thái độ, hành động. 
4. Tổng kết về kĩ năng đọc văn bản truyện cổ tích viết lại
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: thảo luận trong bàn trong 02 phút: Rút ra những lưu ý để đọc đúng văn bản truyện cổ tích viết lại theo đặc trưng thể loại.
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: 
+Tổ chức cho HS thảo luận.
+ GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.
Rút ra kĩ năng đọc văn bản truyện cổ tích viết lại
 Việc đọc hiểu các truyện cổ tích viết lại đòi hỏi phải đọc văn bản, nắm được nội dung câu chuyện, bối cảnh (thời gian, địa điểm) các sự kiện diễn ra, nhận diện các nhân vật, phân tích các chi tiết khắc họa nhân vật chính, chỉ ra được các chi tiết kì ảo và tác dụng của những chi tiết này, suy nghĩ về ý nghĩa của truyện và bài học sống.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
3.1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố và biết vận dụng kiến thức về truyện cổ tích và nhân vật vào nhận diện, phân tích văn bản truyện. 
3.2. Nội dung: Thực hiện bài tập thực hành và vận dụng kiến thức lí thuyết theo hướng dẫn của câu hỏi đọc hiểu 5. 
3.3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
sản phẩm cần đạt
- Tổ chức HS làm việc theo nhóm, suy nghĩ và thảo luận câu hỏi 5. 
Làm việc theo nhóm, suy nghĩ và thảo luận câu hỏi 5. 
Sản phẩm:
- Truyện có lối kết thúc theo mô-tip nhân – quả thường thấy trong các truyện cổ tích. 
- Truyện có yếu tố kì ảo, không có thật.
- Truyện gửi gắm những bài học về lẽ sống, cách ứng xử. 
3. SAU GIỜ HỌC
	GV hướng dẫn HS đọc trước truyện Cô bé bán diêm và Chú lính chì dũng cảm của Anderxen. 
Ngày dạy: 6A: 03/01/2022; 6B: 03/01/2021 Tuần: 18
 Tiết: 79
DẠY THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: 
MỞ RỘNG CHỦ NGỮ
1. TRƯỚC GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xem lại kiến thức về từ ghép, từ láy ở Bài 1.
- Tìm hiểu kiến thức tiếng Việt về mở rộng chủ ngữ trong phần Kiến thức Ngữ văn.
2. TRÊN LỚP
Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
GV chia lớp thành 2 nhóm tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?
Em hãy điền thêm các tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép, từ láy Bút, nhẹ. Nhóm nào tìm được nhiều từ nhất sẽ chiến thắng.
( 2 Bảng phụ ghi các tiếng)
- Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày trên bảng phụ
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV nhận xét và giới thiệu bài học:
Ở học kì I chúng ta đã được làm quen với từ ghép , từ láy và thành ngữ. Trong bài ngày hôm nay, cô sẽ giúp các em tìm hiểu sâu hơn về nội dung kiến thức đó và mở rộng chủ ngữ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được đặc điểm và tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ là danh từ trong câu. 
b. Nội dung: Thực hiện bài tập thực hành 4-5 kết hợp kiến thức về mở rộng chủ ngữ trong phần Kiến thức Ngữ văn. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
3.3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt
- Tổ chức HS thực hành qua việc làm các bài tập 4-5 và chia sẻ kết quả. 
- Gọi HS trình bày kết quả và nhận xét.
Làm cá nhân và chia sẻ. Sản phẩm: 
 (4) Các chủ ngữ là cụm danh từ: những cái vuốt ở chân, ở khoeo; những gã xốc nổi; hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi; rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng 
(5) Xác định danh từ trung tâm: cái vuốt, gã, ngọn nến, bức tranh. Xác định các thành tố phụ: • Các thành tố phụ đứng trước trung tâm (chỉ số lượng): những, hàng ngàn, rất nhiều. • Các thành tố phụ đứng sau trung tâm (chỉ vị trí, đặc điểm, tính chất): ở chân, ở khoeo, xốc nổi, sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi; màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng. 
Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ: Các thành tố phụ làm cho ý nghĩa của danh từ trung tâm và nghĩa của câu cụ thể, đầy đủ hơn, phù hợp với ngữ cảnh, với mục đích giao tiếp hơn. Chẳng hạn, ở những câu 4a), 4b), nếu lược bỏ các thành tố phụ ở trước trung tâm (những) và ở sau trung tâm (ở chân, ở khoeo, xốc nổi), những câu nhận được sẽ có nghĩa khác hẳn và không biểu thị được nội dung mà tác giả muốn truyền đạt. Ở câu 4c), các định ngữ chỉ số lượng hàng ngàn, rất nhiều được dùng phối hợp với các định ngữ đứng sau trung tâm (sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi, màu sắc rực rỡ, ) có tác dụng diễn tả khung cảnh hết sức kì ảo, rực rỡ hiện ra trong trí tưởng tượng của em bé bán diêm.
Yêu cầu HS rút ra hiểu biết về chủ ngữ là cụm danh từ và ý nghĩa của việc mở rộng chủ ngữ (là danh từ). Sau đó đối chiếu với kiến thức về mở rộng chủ ngữ trong phần Kiến thức Ngữ văn. 
Rút ra nhận xét và đối chiếu. 
Mở rộng chủ ngữ
- Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu; chỉ sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ; trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì? Chủ ngữ thường được biểu hiện bằng danh từ, đại từ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
- Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm , thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm danh từ, tức là cụm từ có từ làm thành tố chính và một số thành tố phụ.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố và biết vận dụng kiến thức về từ láy, từ ghép, thành ngữ và mở rộng chủ ngữ. 
b. Nội dung: Thực hiện bài tập thực hành 1,2,3,6 và vận dụng kiến thức tiếng Việt trong phần Kiến thức Ngữ văn. 
c. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt
- Tổ chức HS thực hành làm bài tập 1,2,3. 
- Gọi HS trình bày kết quả và nhận xét. 
Làm cá nhân và chia sẻ. Sản phẩm: 
Bài tập 1. Từ ghép: mẫm bóng, lợi hại. Từ láy: hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã. 
Bài tập 2. Qua nghĩa của các từ: mẫm bóng (chỉ đôi càng rất mập và nhẵn đến mức phản chiếu ánh sáng như mặt gương), hủn hoẳn (chỉ đôi cánh quá ngắn), có thể hình dung nhân vật Dế Mèn là một chàng dế đang độ phát triển (cánh quá ngắn không che nổi thân mình) có thân thể rất cường tráng (với đôi càng mập mạp, chắc khoẻ). 
Bài tập 3. Sự khác nhau là ở chỗ tác giả đã thay các từ thẳng cẳng bằng ngay đuôi và hai bằng sáu. Các thành ngữ phù hợp là các thành ngữ được Tô Hoài sáng tạo (vì loài dế có đuôi và có đến sáu chi)
- Tổ chức HS thực hành làm bài tập 6.
- Gọi HS trình bày kết quả và nhận xét.
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng), trong đó có sử dụng chủ ngữ là cụm danh từ và xác định chủ ngữ là cụm danh từ trong đoạn văn đó. 
Ví dụ về sản phẩm: 
 Nhân vật mà tôi muốn nói đến ở đây chính là mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. Lợi dụng việc con cá mang ơn chồng mình mà mụ ta đã đưa ra những đòi hỏi quá đáng kiến chồng mình phục tùng nghe theo và khi đạt được mục đích mụ trở thành kẻ bạc tình, bạc nghĩa. Mụ vợ tham lam lần lượt đưa ra những yêu cầu có cấp độ tăng dần: máng lợn, tòa nhà, muốn làm nhất phẩm phu nhân, nữ hàng và yêu cầu quá quắt nhất là muốn trở thành Long Vương để bắt cá phục tùng. Kết cục xứng đáng cho sự tham lam vô độ và bội bạc mà mụ vợ chính là mụ ta phải trở về với túp lều rách nát và chiếc máng sứt mẻ.
 Cụm chủ ngữ là cụm từ: Mụ vợ tham lam
3. SAU GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS thực hành củng cố và nâng cao qua việc làm các bài tập 4,5,6 trong Sách Bài tập Ngữ văn 6, tập 2. 
Ngày dạy: 6A, 6B: 05/01/2022 Tuần : 18
 Tiết: 80
DẠY THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
Văn bản 3: CÔ BÉ BÁN DIÊM
1.TRƯỚC GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS thực hiện phần chuẩn bị bài học, cụ thể: 
- Đọc phần Chuẩn bị để nắm được cách đọc hiểu văn bản truyện cổ tích nước ngoài, ghi lại những ý quan trọng.	
- Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà văn Anderxen,và ghi lại thông tin cần chú ý về tác giả này.
- Đọc văn bản, thực hiện các chỉ dẫn trong khi đọc. 
2. TRÊN LỚP
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:Giúp học sinh huy động những hiểu biết về thể loại truyện và truyện nước ngoài tiêu biểu, gần gũi với trẻ em Việt Nam; kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu văn bản .
b) Nội dung:Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Du lịch qua màn ảnh nhỏ” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Những câu hỏi này nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của hs về những miền đất xinh đẹp trên khắp thế giới, tạo không khí và chuẩn bị tâm thế phù hợp với văn bản.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Du lịch qua màn ảnh nhỏ” 
Luật chơi: cô giáo đưa ra 4 bức tranh về 4 miền đất khác nhau. Đội nào giơ tay nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời. Trả lời sai, đội khác sẽ giành quyền trả lời. Đội thắng sẽ nhận được phần quà
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi, gợi ý nếu cần
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV nhận xét và giới thiệu bài học: Thế giới của chúng ta rộng lớn với muôn vàn những vùng đất tươi đẹp. Và Đan Mạch ở Bắc Âu được mệnh danh là xứ sở tuyết trắng. Thế nhưng nơi đó vẫn có những đốm lửa hồng vô cùng ấm áp. Đó chính là tình yêu thương, sự đồng cảm và thấu hiểu của những nhà văn như An –đéc-xen.Những cung bậc từ trái tim ông đã ngân lên thành bản nhạc ấm áp “ Cô bé bán diêm”. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản này để hiểu rõ hơn tấm lòng An-đéc-xen.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đặc điểm của truyện và có hiểu biết về truyện cổ Anderxen, bước đầu biết được cách thức đọc hiểu truyện cổ tích viết lại của nhà văn trên.
b. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức Ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV, HS
sản phẩm cần đạt
 I.Tìm hiểu chung
- Mời một số HS chia sẻ thông tin về nhà văn Anderxen.
- Nhận xét, bổ sung và chốt. 
Chia sẻ 
1. Tác giả
- An-đec-xen (1808 – 1875). Nhà văn Đan mạch, nổi tiếng với các loại truyện kể cho trẻ em.
- Phong cách: nhân văn, hư ảo, thơ mộng, thông minh, vui vẻ, đáng yêu
- Tác phẩm tiêu biểu: Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Nàng công chùa và hạt đậu.
- Tổ chức HS đọc văn bản rồi gọi một số HS chia sẻ các kết quả đọc theo các chỉ dẫn bên phải văn bản.
- Tìm hiểu một số nét chính về văn bản. 
- Nhận xét, động viên, chỉnh sửa (nếu có). 
Đọc và chia sẻ 
2. Văn bản
Đọc và chia sẻ 
- Hoàn cảnh sáng tác:viết năm 1845, trích gần hết truyện “ Cô bé bán diêm”.
- Thể loại: truyện ngắn
- Ngôi kể: ngôi thứ 3
- Nhân vật chính:cô bé bán diêm
- PTBĐ:tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu Cứng đờ ra: Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm 
+Phần 2: Tiếp Chầu thượng đế : Những mộng tưởng của cô bé
+ Phần 3: Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm
 II. Đọc- hiểu văn bản
- Chia lớp thành 04 nhóm, mỗi nhóm thảo luận các câu hỏi đọc hiểu 1-3, ghi phần trả lời vào giấy Ao để trình bày. 
- GV gọi ngẫu nhiên HS đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi.
- GV đánh giá. 
Làm việc nhóm tìm hiểu sâu văn bản thông qua việc thảo luận, trả lời các câu hỏi đọc hiểu 1-3. Sản phẩm: bài trình bày ra giấy A0: 
1. Bối cảnh (thời gian, không gian) diễn ra câu chuyện trên qua những chi tiết : Đêm giao thừa, trời rét mướt; cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay; em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít; trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa; ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm. Những chi tiết này giúp ta hiểu được phần nào về cảnh ngộ nghèo khổ, đáng thương của cô bé bán diêm. 
2. Nhân vật cô bé bán diêm.
 Được tác giả khắc họa thông qua: (i) những chi tiết hiện thực: Một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào; gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa; em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lù

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bai_6_truyen_truyen_dong_thoai_truyen.docx