Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bản 2 cột

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bản 2 cột

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - HS biết: các chi tiết chính trong các TT đã học

 - HS hiểu: khái niệm truyền thuyết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyền thuyết đã học.

2. Kĩ năng:

 - HS thực hiện được: Viết đoạn văn, so sánh, đọc – hiểu văn bản.

 - HS thực hiện tương đối thành thạo: Kể tóm tắt được các truyền thuyết, chỉ ra được chủ đề, nhân vật, sự việc.

 - Phát biểu được cảm nghĩ về nhân vật trong truyện ở mức độ đơn giản.

3. Thái độ:

 - Thói quen: Kể tóm tắt truyện.

 - Tính cách: Bồi lòng tự hào về nguồn cội dân tộc và biết trân trọng, gìn giữ những nét văn hóa đẹp của cha ông, tinh thần đoàn kết và yêu nước.

4. Năng lực, phẩm chất:

* Năng lực:

- Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học

- Năng lực chuyên biệt: cảm thụ văn học, thẩm mĩ, sử dụng tranh ảnh.

* Phẩm chất: tự tin, tự chủ, yêu quê hương.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: giáo án, bảng phụ, phiếu học tập

2. Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp: gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, .

- Kĩ thuật: chia nhóm, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não,.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

* Ổn định tổ chức.

* Vào bài mới: GV cho HS q.s tranh các truyền thuyết đã học. Ghép tranh vào tên truyện.

? Em thích nhất câu chuyện nào? Vì sao?

 

doc 77 trang Dương Tử Quỳnh 2551
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bản 2 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 9/
CHUYÊN ĐỀ 1
VĂN HỌC DÂN GIAN
Truyện truyền thuyết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - HS biết: các chi tiết chính trong các TT đã học
 - HS hiểu: khái niệm truyền thuyết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyền thuyết đã học.
2. Kĩ năng: 
 - HS thực hiện được: Viết đoạn văn, so sánh, đọc – hiểu văn bản.
 - HS thực hiện tương đối thành thạo: Kể tóm tắt được các truyền thuyết, chỉ ra được chủ đề, nhân vật, sự việc.
 - Phát biểu được cảm nghĩ về nhân vật trong truyện ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ: 
 - Thói quen: Kể tóm tắt truyện.
 - Tính cách: Bồi lòng tự hào về nguồn cội dân tộc và biết trân trọng, gìn giữ những nét văn hóa đẹp của cha ông, tinh thần đoàn kết và yêu nước.
4. Năng lực, phẩm chất:
* Năng lực:
- Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học
- Năng lực chuyên biệt: cảm thụ văn học, thẩm mĩ, sử dụng tranh ảnh.
* Phẩm chất: tự tin, tự chủ, yêu quê hương.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, ...
- Kĩ thuật: chia nhóm, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não,...
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức.
* Vào bài mới: GV cho HS q.s tranh các truyền thuyết đã học. Ghép tranh vào tên truyện.
? Em thích nhất câu chuyện nào? Vì sao? 
2. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- PP: DH nhóm, sắm vai, đọc tích cực, gợi mở vấn đáp, kể chuyện.
- KT: chia nhóm, trình bày 1 phút
- NL: nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, giao tiếp...
- PC: tự tin, yêu quê hương, sống có trách nhiệm...
Hoạt động 1: Ôn tập, củng cố khái niệm truyền thuyết
? Phân tích tác phẩm truyền thuyết cần chú ý gì
Kiến thức cần nắm:
1, Khái lược về văn học dân gian:
a/ Khái niệm: là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. 
b/ Đặc điểm:
- Tính truyền miệng -> dị bản
- Tính tập thể: sáng tác của nhiều người
- Tính thực hành
c/ Phân loại:
- Truyện dân gian: TT, TT, sử thi, ngụ ngôn, truyện cười
- Thơ ca dân gian: ca dao, truyện thơ
- Các câu nói có vần điệu: tục ngữ, câu đố, vè..
- Sân khấu dân gian: tuồng, chèo 
2. Thể loại truyện truyền thuyết:
- Khái niệm: SGK
- Tìm hiểu tác phẩm truyền thuyết cần chú ý: 
+ Xác định yếu tố lịch sử được thể hiện trong văn bản (nhân vật, sự kiện, địa danh )
+ Phát hiện và phân tích giá trị ý nghĩa của các chi tiết kì ảo, tưởng tượng
+ Thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử trong văn bản
Chia 2 nhóm, Mỗi nhóm làm 1 văn bản
GV gới ý:
Bước 1: liệt kê ra các sự việc chính.
Bước 2: viết thành đoạn văn
GV: Yêu cầu HS liệt kê các sự việc chính của văn bản theo trình tự diễn biến của truyện. Trên cơ sở đó, bằng lời kể của mình tóm tắt lại văn bản
Lưu ý: đảm bảo dung lượng từ 12-15 dòng
* TL nhóm: 6 nhóm (7 phút)
Cốt lõi sự thật lịch sử đã được hình tượng hóa trong chi tiết trong các truyền thuyết đã học? Hãy chỉ và phân tích ý nghĩa của các chi tiết ấy.
- ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.
- GV NX, chót KT.
? Trong các TT, em thích chi tiết nào nhất, hãy viết một đoạn văn ngắn kể về chi tiết đó. Lí giải xem vì sao em thích chi tiết đó?
HS làm việc cá nhân.
? Tìm các yếu tố tưởng tượng kì ảo có trong các truyền thuyết đã học và chỉ ra ý nghĩa đẹp đẽ, sâu xa của các chi tiết ấy.
? HS kể lại bằng lời trước lớp 1 truyện truyền thuyết hoặc sắm vai diễn.
Bài tập:
BT1: tóm tắt lại các truyền thuyết CRCT và BCBG bằng các đoạn văn dài 10-12 dòng
Văn bản: "Con Rồng, cháu Tiên"
+ Giới thiệu Lạc Long Quân Và Âu Cơ
+LLQ và Âu Cơ gặp nhau, kết duyên vợ chồng.
+Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con.
+LLQ và Âu Cơ chia tay nhau, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên rừng.
+Người con trưởng được suy tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
+Người Việt tự hào mình là con cháu Rồng- Tiên
Văn bản: 
Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, và Âu Cơ là con gái Thần Nông gặp nhau và nên duyên chồng vợ. Âu Cơ mang thai và sinh ra 1 bọc trăm trứng nở ra 100 người con trai hồng hào khoẻ manh. Lạc Long Quân không thể sông lâu trên cạn nên đành từ biệt vợ mang theo 50 người con xuống biển, 50 người con còn lại theo mẹ lên non. Người con cả được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Bởi sự tích này khi nhắc về cội nguồn, người Việt thường xưng mình là con Rồng cháu Tiên"
Bánh chưng bánh giầy: 
Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho con nào làm vừa ý, nối chí nhà vua. Các ông lang đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh để dâng vua. Vua cha chọn bánh của Lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng. Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết.
Bài 2: 
CRCT
Cốt lõi sự thật lịch sử
Được hình tượng hóa qua chi tiết
- Nhà nước Văn Lang và 18 triều đại Hùng Vương.
- Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt, Âu Việt và nguồn gốc của các cư dân Bách Việt. 
Sự thật lịch sử này đã được ảo hóa nhiều hình tượng, chi tiết kì ảo đẹp đẽ:
- Cuộc gặp gỡ giữa LLQ và ÂC.
- Những khó khăn trở ngại ,quá trình khai phá, mở mang trên 3 miền đất nước
- Công trạng của LLQ
+ diệt trừ yêu tinh, hồ tinh, mộc tinh
+ dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
b. Bánh chưng, bánh giầy: 
- 18 triều đại Hùng Vương.
- Phong tục làm bánh chưng cúng tổ tiên ngày Tết
- Là loại bánh không thể thiếu trong các ngày lễ tết. 
- hai loại bánh này là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
=> ý nghĩa:
- Ngợi ca tài đức các vua Hùng
- đề cao đức, tài trí, đề cao lao động và những thành tựu của nền văn minh nông nghiệp .
Bài 3: Con Rồng cháu Tiên: 
- Nguồn gốc, dung mạo, chiến công hiển hách của LLQ và AC
- kết hôn và sinh nở kì lạ:
+ Những khó khăn trở ngại và cả những chiến công trong quá trình khai phá, mở mang trên 3 miền đất nước
+ Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt, Âu Việt và nguồn gốc của các cư dân Bách Việt.
+ mọi người Việt ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra (đồng bào).
+ chung dòng giống Rồng-tiên cao quý 
+ thể hiện niềm tự hào, tôn kính về nòi giống dân tộc (con cháu của những vị thần đẹp nhất, những người anh hùng đã làm nên những kì tích phi thường nhất)
Bánh chưng, bánh giầy: Thần báo mộng.
+ Thần giúp người lúc khó khăn
+ ý thần là lòng dân. -> gửi gắm quan niệm: Người dân có tư tưởng trọng nông, yêu quý lao động
+ Người nối ngôi, nối chí vua Hùng là chuyên cần, sáng tạo, người chăm lo việc cầy cấy giúp dân ấm no.
Bài 3: Trong các truyền thuyết trên em thích chi tiết nào nhất, hãy viết một đoạn văn ngắn kể về chi tiết đó. Lí giải xem vì sao em thích chi tiết đó?
Vì sao Lang Liêu lại được chọn nối ngôi?
- LL là chăm chỉ, thật thà. Hoạt động của chàng và sản phẩm chàng và sản phẩm chàng dâng lên vua đều gắn với ý thức trọng nông. Trong khi các Lang thi nhau tìm kiếm các thứ ngon vật lạ dâng vua thì LL chỉ có khoai lúa.. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ, đó là sản phẩm do chính mồ hôi,công sức mà chàng làm ra. Nó không " tầm thường'' mà trái lại rất cao quý.
- Như vậy bánh chưng, bánh giầy vừa là tinh hoa của đất trời, vừa là kết quả do bàn tay khéo léo của con người tạo ra. Trong chiếc bánh giản dị ấy, hội tụ nhiều đức tính cao quý của con người: Sự tôn kính trời đất, tổ tiên, sự thông minh hiếu thảo...
- Chiếc bánh ko chỉ là thực phẩm thông thường mà còn hàm chứa ý nghĩa sâu xa: tượng đất(bánh chưng), tượng trời(bánh giầy), tượng muôn loài (cầm thú cỏ cây)
=> LL hội tụ đủ 3 yếu tố: Đức, tài,chí nên được chọn nối ngôi. 
Gợi ý: -Tóm tắt chi tiết đó.
Kết hợp lí giải vì sao em thích: + Về hình thức nghệ/t
 +Nội dung
BT4: Kể lại một truyền thuyết mà em yêu thích bằng lời của em.
Bài 5:
a.Nêu 1 số sự việc chính của văn bản Thánh Gióng? 
b.Từ các sự việc vừa nêu hãy viết đoạn văn 8-10 dòng tóm tắt truyện
HS làm việc cặp đôi phần a, làm việc cá nhân phần b.
GV hướng dẫn, nhận xét, đánh giá.
Bài 6: Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng ?
HS thảo luận nhóm. 
Bài 7: Theo em, truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào ?
HĐ cả lớp.
Bài 8:
a/Đoạn thơ trên gợi em nhớ đến những hình ảnh nào trong TT “Thánh Gióng”? 
 Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh Gióng vươn vai một cái bỗng biến thành... 
- GV dướng dẫn.
- HS hđ cá nhân.
Bài 9: Cảm nhận của em về chi tiết Gióng cưỡi ngựa bay về trời.
HS làm việc cá nhân 3 phút.
HS phát biểu.
Bài 5:
Nêu 1 số sự việc chính của văn bản 
+ Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng
+ Nghe tiềng rao của sứ giả Gióng cất tiếng nói đòi đánh giặc
+ Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi Gióng
+ Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và đánh tan giặc.
+ Vua phong Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
Đoạn văn
Bài 6:
- Là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng diệt giặc cứu nước mang trong mình sức mạnh cộng đồng: sức mạnh cảu tổ tiên thần thánh (ra đời), sức mạnh của tập thể cộng đồng (cả làng góp gạo); sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật (núi non khắp vùng trung châu, tre và sắt)
- quan niệm và ước mơ của nhân dân về người anh hùng
+ yêu nước chân chính, k màng danh lợi
+ khổng lồ về hình dáng và sức mạnh
+ Mang trong mình trí tuệ và sức mạnh nhân dân
Bài 7:
- Một dân tộc yêu nước luôn phải đối mặt với ngoại xâm, cụ thể là đời Hùng vương thứ 6 , giặc Ân xâm lược
- Thời Hùng Vương cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng
- Cuộc chiến tranh tự vệ ngày càng ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.
- Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến Đông Sơn
Bài 8:
Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân
Hai câu thơ là niềm xúc động của Tố Hữu trước hình ảnh Gióng vươn vai biens thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng. Cái vươn vai của Gióng là chi tiết kì ảo t diệu kì làm tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm, thể hiện sự truuwongr thành vượt bậc, sự lớn mạnh lớn mạnh kì diệu của dân tộc trước giặc ngoại xâm. Tự hào về sức mạnh của G, của dân tộc, em thấy được rằng, tuổi trẻ chúng ta ngày nay cần ra sức rèn đức luyện tài để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Bài 9
Lấy trái núi làm bàn đạp để từ từ bay vào khoảng không gian vô tận, khổng lồ về giới hạn cả chiều rộng và chiều cao. h/a Gióng về trời là một h/a đẹp, lãng mạn, bay bổng đầy ý nghĩa thể hiện phẩm chất yêu nước nồng nàn, vô tư không màng danh lợi. Giống như nhân dân, giặc đến là đánh, giặc tan, súng gươm vất bỏ lại trở về như xưa k màng đến phần thưởng, danh lợi. Gióng về trời cũng chính là bất tử, trường tồn mãi cùng non sông đất nước, sống mãi cùng sự nghiệp dựng nước và giữ nước của con cháu về sau.
3. Hoạt động vận dụng:
? Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về nguồn gốc dân tộc VN qua truyện “CRCT”.
? Em hãy đứng trước lớp bày tỏ suy nghĩ của mình về tục làm bánh trưng bánh giày ở VN hiện nay?
? Hình ảnh nào về Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em? Hãy viết một đoạn văn làm rõ vẻ đẹp của h/a ấy – SGV/T60, 61
- HS viết bài. Chia sẻ cho bạn cùng nhóm.
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Đọc thêm các câu chuyện truyền thuyết về người anh hùng cứu nước.
- Tìm đọc các câu chuyện truyền thuyết khác.
- Ôn tập lại văn tự sự.
Tháng 10/ 
CHUYÊN ĐỀ 2
ÔN LUYỆN VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS ôn tập và nắm vững khái niêm và đặc điểm của văn tự sự.
- HS biết cách làm bài văn tự sự, kiểu bài kể lại truyện bằng lời văn của mình.
2. Kĩ năng: 
- HS lập được dàn ý cho bài văn tự sự.
- HS tạo lập được đoạn văn, bài văn tự sự đúng bố cục.
3. Thái độ: 
- Tích cực học tập.
- Mạnh dạn trong hoạt động nhóm.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, tư duy sáng tạo, ...
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập,...
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh: chuẩn bị ôn tập bài ở nhà.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, ...
- Kĩ thuật: chia nhóm, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, sơ đồ tư duy
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức.
* Vào bài mới: GV giới thiệu nd ôn tập.
2. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
- PP: DH nhóm, gợi mở vấn đáp, kể chuyện, sơ đồ tư duy.
- KT: chia nhóm, trình bày 1 phút, viết tích cực
- NL: nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, giao tiếp, tạo lập văn bản...
- PC: tự tin, yêu quê hương, sống có trách nhiệm...
GV cho HS làm BT trắc nghiệm, nối các cột A (kiểu vb) với cột B (nội dung) để hs nhớ lại kt về kiểu văn bản và PTBĐ.
- GV tổ chức cho hs vẽ sơ đồ tư duy khái quát về kiểu bài văn tự sự (khái niệm, sự việc, nhân vật, chủ đề, dàn bài)
- HS các nhóm làm việc -> báo cáo sản phẩm -> nx.
- GV nx.
I/Kiến thức cần nắm
1. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản: 
- Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc.
- Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, con người.
- Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
- Nghị luận: nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
- Thuyết minh: giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp.
- Hành chính - công vụ: trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.
2. Văn tự sự:
 a. Khái niệm:
-Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
 - Một số dạng bài tự sự:
+ Kể chuyện dân gian.
+ Kể chuyện sinh hoạt đời thường.
+ Kể chuyện tưởng tượng.
b. Sự việc trong văn tự sự:
 - Được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể; do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, 
 - Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
 c. Nhân vật trong văn tự sự:
- Là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản
- Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện tư tưởng của văn bản.
- Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.
- Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm, 
d. Chủ đề: Là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người viết muốn nêu ra trong văn bản.
e. Dàn bài của bài văn tự sự: thường có 3 phần:
- Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Thân bài: kể lại diễn biến của sự việc.
- Kết bài: kể kết thúc của sự việc.
GV tổ chức cho hs tìm hiểu kiểu bài kể lại truyện bằng lời văn của em.
- HS thảo luận nhóm lớn, thống nhất lại các bước của quá trình tạo lập văn bản cho dạng bài này.
- GV tổ chức nhận xét, chốt.
3. Dạng bài: Kể lại một câu chuyện TT bằng lời kể của em
a/ Tìm hiểu đề
- Kể bằng lời kể của em tức là diễn đạt, dùng từ đặt câu theo ý mình, không lệ thuộc sao chép lại văn bản đã có hay bài làm của người khác.
- Yêu cầu:
+ Giữ nguyên cốt truyện, sự việc, chi tiết quan trọng, nhân vật chính cũng như chủ đề, nd ý nghĩa vốn có của chuyện 
 + Để thể hiện dấu ấn cá nhân trong bài viết cần sáng tạo trong lời kể bằng cách
Diễn đạt các sự việc, chi tiết trong văn bản bằng ngôn ngữ riêng của mình. Đó cung là một sự sáng tạo. 
VD: giới thiệu nhân vật LLQ và
Thêm các chi tiết MT, TS,BC, BL nhằm làm rõ hơn nd ý nghĩa vốn có của chuyện -> nên thêm các yếu tố MT, TS,BC, BL vào các chi tiết giàu ý nghĩa 
Ví dụ: Miêu tả lưỡi gươm của Lê Thận: bén như nước, ánh lên sắc xanh lạ kì. Tưởng tượng thêm chi tiết miêu tả về việc kết hôn của LLQ và ÂC – Rèn kĩ năng làm văn TS – Trần Thị Thành/ T174
b/ Tìm ý, lập dàn ý: 
+ Xác định thời gian làm bài
+ Lập dàn ý:
MB: giới thiệu TT
TB: Ghi ra nháp các sự việc + chi tiết quan trọng gắn với sự việc theo trình tự vốn có của truyện
+ Dự kiến các chi tiết MT, TS,BC, BL
c/ Viết bài
+ MB: giới thiệu nhân vật
+ Dựa vào dàn bài kể lại câu chuyện bằng lời kể 
d/ Đọc lại
? Theo em với đề bài này có những cách mở bài nào?
- HS TL nhóm lớn.
- GV nx, định hướng.
- HS làm việc cá nhân tạo lập mở bài.
(Nội dung chia nhóm:
N1: làm đề 1.
N2: làm đề 2.
N3: làm đề 3.)
GV – HS làm việc như phần luyện viết mở bài.
? Theo em, để làm tốt phần thân bài của dạng bài này ta cần làm gì?
Gv chia nhóm- mỗi nhóm 1 chi tiết: kể lại bằng lời văn của em
I/ Bài tập:
* Luyện viết mở bài:
Bài tập 1: Viết MB cho đề văn : Kể lại TT “CRCT” bằng lời kể của em. 
Cách 1: từ khái quát đến cụ thể:
- Trong kho tang văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều những TT đẹp được nhân dân đời đời yêu thích. Trong số những truyền thuyết đó em thích nhất TT“CRCT”. Truyện kể rằng:
- Ra đời từ những buổi bình minh của loài người nhưng đến nay nhiều thần thoại, truyền thuyết vẫn còn được nhân dân bao đời ghi nhớ và lưu truyền. Trong số những truyền thuyết đó em thích nhất câu chuyện “CRCT”. Truyện kể rằng:
- Từ thủa còn nằm nôi, em đã từng được bà kể cho nhiều những câu chuyện về sự ra đời của các dân tộc trên đất nước mình, trong đó em ấn tượng nhất với TT “CRCT”. Truyện kể rằng:
Cách 2: Trích dẫn thơ, ca dao, lời bình luận nhận xét của các nhà phê bình uy tín để dẫn vào bài.
	Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Câu ca dao quen thuộc đã in sâu vào tâm khảm trái tim mỗi người dân VN, đánh thức trong ta tình cảm cội nguồn, gợi ta nhớ đến câu chuyện “CRCT”. Truyện kể rằng:
Cách 3: MB bằng so sánh
	Mỗi con người đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có những TT khác nhau về nguồn gốc dân tộc mình. Nếu như người Ngật Bản coi mình là con cháu của thần Mặt Trời, Người Trung Hoa coi mình là con của thần Nữ Oa thì người Việt khắp nơi đều từ hào về nòi giống LẠc Hồng. Niềm tự hào ấy của Người Việt xuất phát từ TT “CRCT”
Cách 4: MB bằng triết lí, suy ngẫm:
- Có những tác phẩm đọc xong, gáp sách lại là ta quên ngay. Nhưng cũng có những tác phẩm như những dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại một lớp phù sa màu mỡ, chạm khắc vào tâm khảm ta làm ta nhớ mãi. TT “CRCT” là một trong những tác phẩm như thế.
- Một câu chuyện hay bao giờ cũng để lại trong ta những dư âm sâu sắc. Trong số những TT đã học, tt “CRCT” là một trong những câu chuyện như thế.
Bài tập 2: Vận dụng 3 cách trên viết MB cho đề văn: kể lại TT “BCBG” bằng lời kể của em.
Cách 1: từ khái quát đến cụ thể:
Trong số những truyền thuyết Việt Nam ra đời trong thời đại Hùng Vương em thích nhất câu chuyện “...”. Truyện kể rằng:
Cách 2: Trích dẫn thơ, ca dao, lời bình luận nhận xét của các nhà phê bình uy tín để dẫn vào bài.
	Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ....
Câu ca dao quen thuộc đã in sâu vào tâm khảm trái tim mỗi người dân Việt gợi ta nhớ đến truyền thuyết “....”. Truyện kể rằng:
Cách 3: MB bằng so sánh
	Nếu như người Miền Nam nổi tiếng với bánh tét thì tết đễn xuân về nguwoif MB chúng ta lại nô nức chuẩn bị bánh chưng, bánh giầy.Cùng sống lại với TT “...” để cảm nhận được vẻ đẹp của hai thứ bánh diệu kì ấy.
Cách 4: MB bằng triết lí, suy ngẫm:
- Có những tác phẩm đọc xong, gáp sách lại là ta quên ngay. Nhưng cũng có những tác phẩm như những dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại một lớp phù sa màu mỡ, chạm khắc vào tâm khảm ta làm ta nhớ mãi. TT “...” là một trong những tác phẩm như thế.
- Một câu chuyện hay bao giờ cũng để lại trong những dư âm sâu sắc. Trong số những TT đã học, tt “...” là một trong những câu chuyện như thế
BT3: Viết MB giới thiệu TT “TG”
Cách 1: từ khái quát đến cụ thể:
Trong số những truyền thuyết Việt Nam ra đời trong thời đại Hùng Vương em thích nhất câu chuyện “...”. Truyện kể rằng:
Cách 2: Trích dẫn thơ, ca dao, lời bình luận nhận xét của các nhà phê bình uy tín để dẫn vào bài.
2.1	Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
	Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
	Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
	Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân!
	(Theo chân Bác- Tố Hữu)
Những câu thơ tràn đầy cảm hứng anh hùng ca làm ta nhớ đến chàng trai làng Phù Đổng trong TT “Thánh Gióng” xưa. Truyện kể rằng:
2.2
Bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hơi đã cạn đà khúc sông
Hai câu ca dao với lời lẽ giản dị vẫn k giấu nổi niềm tự hào về sức mạnh thần kì của người anh hùng làng Gióng . Nhờ dâu mà G có được sức mạnh thần kì ấy. Ta hãy cùng ngược thời gian trở về với TT “TG” thủa xa xưa. Truyện kể rằng:
Cách 3: MB bằng so sánh
	Nếu như người Hi Lạp tự hào về chàng Prô – mê- tê tài giỏi thì người VN lại tự hào về Gióng bất tử, yêu nước đến tận mỗi tế bào. Cùng sống lại với TT “...” để hiểu được vì sao Người Việt bao đời nay lại tự hào về chàng trai này đến thế. Truyện kể rằng:
Cách 4: MB bằng triết lí, suy ngẫm:
- Có những tác phẩm đọc xong, gáp sách lại là ta quên ngay. Nhưng cũng có những tác phẩm như những dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại một lớp phù sa màu mỡ, chạm khắc vào tâm khảm ta làm ta nhớ mãi. TT “...” là một trong những tác phẩm như thế.
- Một câu chuyện hay bao giờ cũng để lại trong những dư âm sâu sắc. Trong số những TT đã học, tt “...” là một trong những câu chuyện như thế
* Luyện viết KB:
Truyện CRCT:
Câu chuyện đã khép lại nhưng lại mở ra trong ta bao tình cảm tốt đẹp, khơi gợi trong ta niềm tự hào về nguồn cội cha ông, dạy ta biết đoàn kết, giúp cho thể hệ trẻ biết học tập, rèn đưc luyện tài để mai này vươn lên để lập nghiệp xây dựng đất nước xứng đáng là con Lạc cháu Hồng.
Câu chuyện đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn vang mãi trong ta, giúp ta hiểu được biết bao điều sâu sắc như lời ca dao xưa đã từng nói:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương...’’
Truyện “Bánh chưng bánh giày”:
Câu chuyện đã khép lại nhưng lại mở ra trong ta bao tình cảm tốt đẹp. Đất nước phát triển, thời đại đổi thay, mỗi ngày đất nước lại có thêm nhiều loại bánh mới nhưng ta hiểu vì sao trên ban thờ tổ tiên ngày tết vẫn thể thiếu hai thứ bánh đậm nghia tình này.
* Luyện viết TB:
ĐỀ: Viết phần thân bài cho đề bài sau:
Kể lại 1 câu chuyện truyền thuyết mà em thích.
* Lưu ý:
- Đọc lại truyện nhiều lần để nắm vững nội dung chi tiết, gấp sách lại và kể lại. 
- Nêu các sự việc chính của truyện theo trình tự hợp lí.
- Dùng lời văn của mình nối kết các sv tạo thành bài văn.
- Chú ý sáng tạo trong lời kể.
TT “CRCT” – rèn kĩ năng làm văn TS-Trần Thị Thành/T176.
TT “BCBG” – tài liệu chuyên văn THCS – T139- hay!
TT “STTT” – rèn kĩ năng làm văn TS-Trần Thị Thành/T179
3. Hoạt động vận dụng:
- Kể lại truyện “Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn của em.
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Đọc thêm các bài văn mẫu về kiểu bài kể lại truyện bằng lời văn của mình hoặc bằng lời kể của 1 nhân vật trong truyện.
- Nắm vững các kiến thức về văn tự sự.
- Ôn tập về từ, nghĩa của từ giờ sau học
Tháng 11/
CHUYÊN ĐỀ 3
ÔN TẬP VỀ TỪ, NGHĨA CỦA TỪ.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS ôn tập và nắm vững kiến thức về từ tiếng Việt (Từ, cấu tạo từ, từ mượn, nghĩa của từ).
- Hiểu được về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Kĩ năng: 
- HS nhận diện được từ phân loại theo cấu tạo và theo nguồn gốc (từ đơn, từ ghép, từ láy, từ mượn, từ thuần Việt).
- HS giải thích được nghĩa của từ, sử dụng từ nhiều nghĩa đúng hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: 
- Tích cực học tập. Mạnh dạn trong hoạt động nhóm.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, tư duy sáng tạo, ...
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập,...
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh: chuẩn bị ôn tập bài ở nhà.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, ...
- Kĩ thuật: chia nhóm, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, sơ đồ tư duy.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động: Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”: tìm từ đơn láy, ghép. ? Em hiểu thế nào là từ đơn, từ phức?
2. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
GV tổ chức cho hs TL nhóm, vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung kiến thức về từ tiếng Việt (từ đơn, từ ghép, từ láy, từ mượn, từ thuần Việt, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ).
- HS các nhóm làm việc, TL và báo cáo, nx.
- GV nx, chốt.
A, Kiến thức cần nắm
1. Từ và cấu tạo từ tiếng Việt:
- Khái niệm về từ:
+ Tiếng là âm thanh phát ra. Mỗi tiếng là một âm tiết.
à Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ
+ Từ là đơn vị ngô ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
+ Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Một tiếng được coi là một từ khi chúng có ý nghĩa 
- Từ đơn và từ phức :
- Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn
- Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng là từ phức :
+ Từ ghép
+ Từ láy
2. Từ mượn
- Khái niệm: là những từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm...mà TV chưa có từ thật thích hợp để biểu thị
- Phân loại từ mượn :
+ Từ Hán - Việt
+ Từ mượn 1 số ngôn ngữ khác...
- Nguyên tắc mượn từ:
+ Mượn từ là một cách làm giàu Tiếng Việt
+ Lạm dụng việc mượn từ sẽ làm cho Tiếng Việt kém trong sáng
3. Nghĩa của từ:
- Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị
- Các cách giải thích nghĩa của từ : 
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
2. Từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Hiện tượng chuyển nghĩa: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa .
- Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
- Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc .
*Bài tập về từ và cấu tạo từ TV
Bài 1: Tìm các từ ghép theo kiểu thơm lừng (thơm + x); trắng tinh (trắng + x)
GV cho HS chơi trò chơi
+ Nhóm 1: Tìm các từ ghép theo kiểu: thơm + x
+ Nhóm 2: Tìm các từ ghép theo kiểu: trắng + x
Bài 2 : Trong những từ dưới đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy : bao bọc, căn cước, hỏi han, mai một, mải mốt, sắm sửa, của cải ?
HS làm việc cặp đôi.
Bài 3: Theo mẫu ở mục Đọc thêm (SGK-trang 15), hãy tìm 1 số từ ghép có tiếng đi và 1 số từ ghép có tiếng học . 
Bài 4: Tìm các từ đơn và từ phức trong các câu văn sau:
a) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng thân thuộc nhất vẵn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ.
b) Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên.
c) Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới,...Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
- HS làm việc cá nhân -> Hđ nhóm trao đổi kết quả.
B. Bài tập:
Bài 1 :
TL:
- Thơm phức, thơm tho, thơm mát, thơm lây, thơm ngát, 
- Trắng tinh, trắng phau, trắng ngần, trắng bóc 
Bài 2: Phân biệt từ ghép – láy :
- Từ láy: mai một, mải mốt
- Từ ghép: bao bọc, căn cước, hỏi han, sắm sửa, của cải 
Bài 3: Tìm từ ghép :
- Đi đứng, đi lại, đi đi về về, đi lên, đi xuống 
- Học hành, học hỏi, học tập, 
Bài 4: 
Từ phức:
 a) Việt Nam, muôn ngàn, cây lá, khác nhau, thân thuộc, tre nứa, Đồng Nai, Việt Bắc, ngút ngàn, Điện Biên Phủ.
 b) Mùa xuân, mong ước, Đầu tiên,hoa hồng, hoa huệ, sức nức, bốc lên.
 c) mùa xuân, xôn xao, phơi phới, hạt mưa, bé nhỏ, mềm mại, nhảy nhót
* Bài tập về từ mượn:
Bài 1: Sắp xếp các cặp từ sau đây thành cặp từ đồng nghĩa và gạch dưới các từ mượn: mì chính, trái đất, hi vọng, cattut, pianô, gắng sức, hoàng đế, đa số, xi rô, chuyên cần, bột ngọt, nỗ lực, địa cầu, vua, mong muốn, số đông, vỏ đạn, nước ngọt, dương cầm, siêng năng.
- HS làm việc nhóm lớn.
Bài 2: Đọc kĩ câu sau đây: Viện Khoa học VN đã xúc tiến chương trình điều tra, nghiên cứu về đktn vùng Tây Nguyên, mà trọng tâm là TN nước, khí hậu, đất, SV và khoáng sản. 
a. Gạch dưới những từ là từ Hán Việt? 
b. NX về tầm quan trọng của từ Hán Việt trong tiếng nói của chúng ta? 
(HĐ cá nhân: 3 phút)
Bài 3: 
a. Trong các cặp từ đồng nghĩa sau đây, từ nào là từ mượn, từ nào không phải là từ mượn? phụ nữ - đàn bà, nhi đồng- trẻ em, phu nhân - vợ. 
b. Tại sao “Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam” không thể đổi thành “Hội liên hiệp đàn bà Việt Nam”; “Báo Nhi đồng” không thể đổi thành “ Báo trẻ em”; “Thủ tướng và phu nhân” không thể đổi thành “Thủ tướng và vợ”?
Bài 1 : Nhận diện từ đồng nghĩa và từ mượn :
TL:
-Từ mượn: trái đất, hi vọng, cattut, piano, hoàng đế, đa số, nỗ lực, chuyên cần, dương cầm, siêng năng
- Các cặp từ đồng nghĩa: mì chính-bột ngọt, trái đất-địa cầu, hi vọng- mong muốn, catstut-vỏ đạn, piano-dương cầm, gắng sức-nỗ lực, vua- hoàng đế, đa số-số đông, chuyên cần-siêng năng.
Bài 2:
a, Từ Hán Việt: khoa học, xúc tiến, chương trình, điều tra, nghiên cứu, điều kiện, tự nhiên, trọng tâm, khí hậu, sinh vật, khoáng sản
b, Tầm quan trọng của từ Hán Việt: Biêu thị được những sự vật mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp
Bài 3:
a. Từ mượn: phụ nữ, nhi đồng, phu nhân
b. Để tăng tính lịch sự, trang trọng 
*Bài tập về nghĩa của từ :
Bài 1: Giải thích nghĩa của từ in nghiêng trong đoạn văn sau: Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh. Phía đông, một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những chùm lá bưởi lấp lánh. 
- HS làm việc cặp đôi (3 phút).
Bài 2: Em hãy giải thích nghĩa của 2 từ “cục tác” và “ủn ỉn” trong bài thơ sau: 
Con gà cục tác lá chanh 
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi 
Con chó khóc đứng khóc ngồi 
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
- HĐ cá nhân: 3phút
Bài 3: 
1/ Giải thích nghĩa của từ “chín” trong các câu sau : 
a) Vườn cam chín đỏ . 
b) Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín chắn . 
c) Ngượng chín cả mặt . 
2. Đặt câu với các từ chín theo các nét nghĩa trên
* Bài tập về nghĩa của từ:
 Từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa trong các từ gạch chân sau.
a, Bố tôi cầm cái bay để trát tường.
b, Đàn sếu đã bay về.
c, Đạn bay rào rào.
d, Chiếc áo đã bay màu.
? Phân chia các từ, các cụm từ sau thành 2 nhóm theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
miệng tươi cười, miệng rộng thì sang, miệng bát, miệng giếng, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, vết thương đã kín miệng, nhà có 4 miệng ăn.
? Tìm cặp từ trái nghĩa có trong hai câu sau: Trời tron

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_ban_2_cot.doc