Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU Học sinh đạt được:

1. Kiến thức

- Tri thức ngữ văn (Một số yếu tố của truyện truyền thuyết, nhân vât, chi tiết tiêu

biểu trong văn bản)

- Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), nghĩa của một số thành ngữ

2. Năng lực

• Năng lực đặc thù

- Nhận biết được một số yếu tố của văn bản truyện (nhân vật, cốt truyện); đặc trưng

truyện truyền thuyết (cốt truyện truyền thuyết, nhân vật truyền thuyết, yếu tố kì

ảo trong truyền thuyết).

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ,

hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), đặc điểm nghĩa của từ láy,

từ ghép

- Hiểu được nghĩa của từ ghép, từ láy, nghĩa của một số thành ngữ trong văn bản

trong văn bản.

- Viết được sơ đồ tóm tắt một văn bản truyện

- Biết tham gia thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

• Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.

- Tự chủ và tự học.

3. Phẩm chất

- Trân trọng lịch sử, văn hóa dân tộc, biết gìn giữ và phát huy truyền thống dựng

nước, giữ nước

pdf 12 trang Hà Thu 30/05/2022 1871
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /06/2021 
Ngày dạy: .. 
BÀI 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH 
(Đọc và thực hành Tiếng Việt: 8 tiết; 
Viết: 3 tiết; Nói và nghe: 2 tiết, Ôn tập: 1 tiết) 
I. MỤC TIÊU Học sinh đạt được: 
 1. Kiến thức 
- Tri thức ngữ văn (Một số yếu tố của truyện truyền thuyết, nhân vât, chi tiết tiêu 
biểu trong văn bản) 
- Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), nghĩa của một số thành ngữ 
 2. Năng lực 
• Năng lực đặc thù 
- Nhận biết được một số yếu tố của văn bản truyện (nhân vật, cốt truyện); đặc trưng 
truyện truyền thuyết (cốt truyện truyền thuyết, nhân vật truyền thuyết, yếu tố kì 
ảo trong truyền thuyết). 
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, 
hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. 
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), đặc điểm nghĩa của từ láy, 
từ ghép 
- Hiểu được nghĩa của từ ghép, từ láy, nghĩa của một số thành ngữ trong văn bản 
trong văn bản. 
- Viết được sơ đồ tóm tắt một văn bản truyện 
- Biết tham gia thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất 
• Năng lực chung 
- Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. 
- Tự chủ và tự học. 
 3. Phẩm chất 
- Trân trọng lịch sử, văn hóa dân tộc, biết gìn giữ và phát huy truyền thống dựng 
nước, giữ nước 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên 
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. 
- Máy chiếu, máy tính 
- Giấy A1 hoặc bảng phụ 
- Phiếu học tập. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. PHẦN TỔNG QUAN CHỦ ĐỀ 
a. Mục tiêu: Giúp HS 
- Tạo hứng thú, tâm thế kết nối học sinh vào chủ đề bài học 
- Hệ thống tri thức đọc hiểu của chủ đề 
b. Nội dung: 
GV yêu cầu HS quan sát trích đoạn bài thơ: “Lịch sử nước ta” của Bác Hồ để trả lời 
câu hỏi và tham gia chơi Nhanh như chớp 
c. Sản phẩm: 
Câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến 
Giao 
nhiệm 
vụ học 
tập 
- GV yêu cầu HS theo dõi và trả lời câu hỏi: 
? Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến thời đại nào 
trong lịch sử nước ta? 
? Câu chuyện về những nhân vật, sự kiện lịch 
sử thời ấy thường được lưu lại qua những 
câu chuyện kể thuộc thể loại nào của văn 
học dân gian? Hãy kể tên một vài truyện mà 
em biết? 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Nhanh như 
chớp để hệ thống tri thức đọc hiểu 
Câu 1: Truyền thuyết là gì ? 
Câu 2: Đặc trưng của thể loại truyền thuyết 
được thể hiện qua những yếu tố nào ? 
- Đoạn thơ gợi nhớ đến 
thời đại Hùng Vương 
- Những nhân vât, sự kiện 
dưới thời đại Hùng 
Vương thường được lưu 
lại qua những câu chuyện 
kể thuộc thể loại Truyền 
thuyết của văn học dân 
gian 
- Một số chuyện: An 
Dương Vương, Sự tích Hồ 
Gươm . 
Câu 3: Nhân vật truyền thuyết có những đặc 
điểm nào ? 
Câu 4: Cốt truyện trong truyền thuyết phải 
đảm bảo những đặc điểm gì ? 
Câu 5 : Truyền thuyết được kể dựa trên cốt 
lõi lịch sử. Đúng hay sai ? 
Câu 6: Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết xuất 
hiện qua những phương diện nào, có ý 
nghĩa gì ? 
• Tri thức đọc hiểu 
- Truyền thuyết loại 
truyện kể dân gian, 
thường kể về sự kiện, 
nhân vật lịch sử; thể hiện 
nhận thức, tình cảm của 
tác giả dân gian đối với 
các nhân vật, sự kiện 
- Các yếu tố trong 
truyền thuyết: Nhân vật, 
cốt truyện, yếu tố kì ảo 
+ Nhân vật: được lí tưởng 
hóa qua lịch, tài năng, 
phẩm chất phi thường, 
có công lớn với cộng đồng 
và được suy tôn thời tụng 
+ Cốt truyện: Xoay quanh 
công trạng kì tích, được 
sắp xếp theo trình tự thời 
gian; cuối truyện gợi nhắc 
dấu ấn tích xưa ở thời 
nay. 
+ Yếu tố kì ảo: xuất hiện ở 
hình ảnh, chi tiết sự việc 
hoang đường nhằm tôn 
vinh nhân vật, sự kiện 
lịch sử. 
Thực 
hiện 
nhiệm 
vụ 
- HS theo dõi hình ảnh, hoạt động cá nhân 
và trả lời câu hỏi 
- HS 
GV theo dõi, quan sát HS 
Báo 
cáo/ 
Thảo 
luận 
- Yêu cầu HS trình bày ý kiến cá nhân 
Kết 
luận/ 
nhận 
định 
- GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, 
chuyển dẫn vào chủ đề bài học 
B. PHẦN ĐỌC VĂN BẢN THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI 
VĂN BẢN 1: THÁNH GIÓNG 
(Truyện dân gian Việt Nam) 
1. Mục tiêu 
 a. Về kiến thức: 
- Đặc trưng truyền thuyết (nhân vật, cốt truyện, lời người kể chuyện, lời của nhân 
vật) trong văn bản Thánh Gióng 
- Những chi tiết tiêu biểu trong văn bản Thánh Gióng 
- Tình cảm, thái độ của nhân dân lao động gửi gắm qua văn bản Thánh Gióng 
 b. Về năng lực: 
- Biết cách đọc một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết 
- Nhận biết và nêu được ý nghĩa của các chi tiết tiêu biểu trong một văn bản truyền 
thuyết 
- Phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản truyền thuyết 
- Nhận xét, đánh giá được tư tưởng tình cảm của người viết thể hiện qua văn bản 
truyền thuyết. 
 c. Về phẩm chất: 
- Trân trọng lịch sử giữ nước của dân tộc, có ý thức tiếp nối truyền thống của đất 
nước 
2. Thiết bị dạy học và học liệu 
- SGK, SGV 
- Máy chiếu, máy tính 
- Video, hình ảnh liên quan đến văn bản Thánh Gióng, hình ảnh bài thơ “Lịch sử 
nước ta” 
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm 
- Phiếu học tập 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Điền từ và đánh dấu ✓ vào ô thích hợp 
1. Truyện Thánh 
Gióng thuộc thể loại 
nào? 
a. Truyện thần thoại 
b. Truyện cổ tích 
c. Truyền thuyết 
2. Phương thức biểu 
đạt chính của 
a. Miêu tả 
b. Tự sự 
truyện Thánh Gióng 
là gì? 
3. Cho biết nhân vật 
chính và nhân vật 
phụ trong truyện 
Thánh Gióng ? 
Nhân vật chính Nhân vật phụ 
 Thánh Gióng 
Bố mẹ Gióng, dân làng, sứ giả, 
nhà vua 
 . 
3. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU 
a. Mục tiêu: Ta o hư ng thu cho ho c sinh ke t no i va o no i dung ba i ho c 
b. Nội dung: Hươ ng da n HS quan sa t Videos Ho i Gio ng, So c Sơn đe đoa n te n nha n va t 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Hình tượng nhân vật Thánh Gióng 
Chi tiết xây dựng nhân vật Nhận xét 
Gióng ra đời 
Gióng 
lớn lên 
Trước khi 
gặp sứ giả 
Sau khi 
gặp sứ giả 
Gióng 
đánh 
giặc Ân 
Trước khi 
ra trận 
Trong 
trận đánh 
Sau khi 
đánh giặc 
Tình cảm của vua và 
nhân dân với Gióng 
Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng: 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện Sản phẩm 
dự kiến 
Chuyển giao 
nhiệm vụ 
- GV cho HS quan sát video và trả lời câu hỏi 
? Hình ảnh lễ hội xuất hiện trong video gợi cho em nhớ 
đến ai? 
? Em biết gì về nhân vật ấy? 
- Nhân vật 
Thánh Gióng 
+ Là đệ nhị 
trong tứ bất 
tử 
+ Là người 
anh hùng dân 
tộc được 
nhân dân 
kính trọng và 
lập đền thờ 
Thực hiện 
nhiệm vụ 
HS hoạt động cá nhân: theo dõi, quan sát, suy nghĩ 
Báo cáo/ 
Thảo luận 
HS trả lời cá nhân 
Kết luận/ 
Nhận định 
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài 
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Phần I. Trải nghiệm đọc cùng văn bản và tìm hiểu chung 
a. Mục tiêu: - Ho c sinh đo c va n ba n 
- Nha n bie t the loa i, chu đe cu a truye n Tha nh Gio ng 
 - Nha n bie t đươ c nha n va t, ca ch xa y dư ng nha n va t 
 - Na m đươ c co t truye n 
b. Nội dung: GV cho HS đo c va n ba n, tham gia tro chơi va tra lơ i phie u ho c ta p 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kết quả trên, phiếu thảo luận, phiếu học tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến 
Chuyển 
giao 
nhiệm vụ 
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản diễn 
cảm 
- GV yêu cầu HS điền phiếu học tập số 
1 
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, 
tham gia trò chơi “Nhìn hình đoán 
việc” nhận diện sự việc và sắp xếp các 
1. Thể loại: truyền thuyết 
2. Nhân vật và sự việc chính 
- Nhân vật chính: Thánh 
Gióng 
- Nhân vật phụ: Bố mẹ Gióng, 
dân làng, sứ giả, nhà vua 
sự việc chính của văn bản Thánh 
Gióng qua tranh minh họa 
- Sự việc chính: 
(1) Gióng ra đời kì lạ 
(2) Gióng đòi đi đánh giặc 
(3) Gióng lớn nhanh như thổi 
(4) Gióng vươn vai thành 
tráng sĩ, sẵn sàng vũ khí ra 
trận 
(5) Gióng đánh tan giặc 
(6) Gióng bay về trời 
(7) Gióng được vua và nhân 
dân nhớ ơn 
(8) Gióng để lại dấu tích đến 
ngày nay 
Thực hiện 
nhiệm vụ 
- HS đọc và lắng nghe văn bản theo 
hướng dẫn 
- HS hoạt động cá nhân 
- HS thảo luận nhóm và ghi đáp án vào 
giấy thảo luận 
Báo cáo/ 
Thảo luận 
- HS trả lời cá nhân 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo 
luận nhóm 
Kết luận/ 
Nhận định 
GV nhận xét, chốt kiến thức 
Phần II. Tìm hiểu yếu tố thể loại trong văn bản 
a. Mục tiêu: Giu p HS: 
- Tì m đươ c như ng chi tie t kì a o ga n lie n vơ i nha n va t Tha nh Gio ng va nha n ra y nghì a cu a 
như ng chi tie t a y 
- Hie u đươ c y nghì a hì nh tươ ng nha n va t Tha nh Gio ng va tì nh ca m cu a nha n da n đo i vơ i 
anh hu ng da n to c thơ i đa i Hu ng Vương 
- Nha n ra đươ c truye n tho ng ye u nươ c, cho ng gia c ngoa i xa m; truye n tho ng nhơ ơn cu a 
nha n da n ta 
b. Nội dung: 
- GV cho HS tha o lua n nho m 
- HS la m vie c nho m trưng ba y sa n pha m 
c. Sản phẩm: 
- Phiếu học tập, phần trình bày của học sinh 
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến 
Chuyển giao 
nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 
hoàn thành phiếu học tập số 2 
 1. Hình tượng nhân vật 
Thánh Gióng 
Thực hiện 
nhiệm vụ 
- HS thảo luận nhóm, thống nhất 
và ghi đáp án vào phiếu học tập 
Báo cáo/ 
Thảo luận 
- Các nhóm trưng bày phiếu học 
tập, quan sát của nhau và bổ sung 
hoàn thiện phiếu của mình 
Kết luận/ Nhận 
định 
GV nhận xét , chốt kiến thức 
Hình tượng nhân vật Thánh Gióng 
Chi tiết xây dựng nhân vật Nhận xét 
Gióng ra đời - Được mẹ mang thai mười hai tháng sau 
khi bà dẫm lên vết chân to trên cánh 
đồng 
Khác thường 
Gióng 
lớn 
lên 
Trước khi 
gặp sứ giả 
- Lên ba cũng chẳng biết nói cười, đặt 
đâu nằm đó 
Kì lạ, phi thường 
Sau khi 
gặp sứ giả 
- Lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng 
không, áo vừa may đã chật 
- Vươn vai một cái bỗng thành tráng sĩ 
mình cao hơn trượng 
Gióng 
đánh 
giặc 
Ân 
Trước khi 
ra trận 
- Dõng dạc bảo sứ giả tâu vua, Gióng sẽ 
phá tan lũ giặc 
- Gióng lên ngựa sắt, cầm soi sắt xông 
thẳng ra trận 
- Quyết tâm đánh 
giặc mạnh mẽ 
- Chiến đấu anh 
dũng, kiên cường, 
thông minh 
Trong 
trận đánh 
 - Gióng đón đầu giặc đánh hết lớp này 
đến lớp khác 
- Gióng nhỏ tre quật vào giặc khiến 
chúng giẫm đạp lên nhau chạy trốn 
- Đuổi chúng tận chân núi Sóc 
Sau khi 
đánh giặc 
- Cởi giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời - Cởi bỏ phong trần, 
không màng công 
thưởng, trở thành 
con người bất tử 
Tình cảm của vua 
và nhân dân với 
Gióng 
- Dân làng sẵn lòng góp gạo nuôi Gióng 
- Vua chuẩn bị đủ vũ khí cho Gióng đánh 
giặc 
- Vua phong Gióng là Phù Đổng Thiên 
Vương 
- Nhân dân suy tôn gióng là Thánh, lập 
đền thờ tụng 
- Gióng được vùa và 
dân làng ủng hộ 
đánh giặc cứu nước 
và được ghi nhớ ơn 
sâu 
Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng: Là biểu tượng cho sức mạnh, tinh thần đoàn 
kết, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta thời đại Hùng Vương 
Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến 
Chuyển 
giao 
nhiệm vụ 
- GV yêu cầu chia sẻ theo 
cặp sau khi trả lời câu hỏi: 
? Em hãy ghi ra giấy Note 
chi tiết kì ảo mà em ấn 
tượng nhất? Giải thích ý 
nghĩa của chi tiết đó 
2. Chi tiết kì ảo 
(1) Gióng ra đời và lớn lên kì lạ 
(2) Gióng lên ba cất tiếng nói đầu tiên đòi 
đi đánh giặc 
(3) Gióng nhờ bà con góp gạo nuôi mà 
lớn nhanh như thổi 
(4) Gióng vươn vai thành tráng sĩ, vỗ vào 
mông, ngựa sắt hí vang 
(5) Gióng cùng ngựa bay lên trời 
Ý nghĩa chi tiết kì ảo: 
- Bất tử hóa, lãng mạn hóa hình tượng 
nhân vật anh hùng dân tộc, qua đó bộc 
lộ thái độ tình cảm biết ơn trân trọng 
của nhân dân ta 
- Khẳng định lòng yêu nước mãnh liệt 
không phân biệt tuổi tác, ca ngợi tinh 
thần đoàn kết, sức mạnh phi thường của 
nhân dân trong cuộc chiến chống giặc 
ngoại xâm 
Thực 
hiện 
nhiệm vụ 
- HS thảo luận, HS ghi ra 
giấy Note và dán vào cây 
Chi tiết kì ảo (GV chuẩn bị) 
Báo cáo/ 
Thảo 
luận 
- GV mời 3 -4 cặp học sinh 
chia sẻ theo hình thức đóng 
vai phóng viên phỏng vấn 
(1 HS đóng vai phóng viên 
phỏng vấn các cặp được 
yêu cầu chia sẻ) 
Kết luận/ 
Nhận 
định 
GV nhận xét, chốt kiến thức 
trên nền nhạc hào hùng 
Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến 
Chuyển 
giao 
nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
? Truyền thuyết được kể dựa trên cốt 
lõi lịch sử. Cốt lõi lịch ấy được thể hiện 
ở điểm nào trong truyện Thánh Gióng? 
3. Cốt lõi lịch sử 
- Công cuộc đấu tranh chống 
giặc ngoại xâm ác liệt dưới 
thời đại Hùng Vương 
- Nhân dân ta đã đánh giặc 
bằng vũ khí (sắt) và cả vũ 
khí thô sơ (tre) 
- Dấu tích Gióng để lại: làng 
Cháy, tre đằng ngà, hồ ao ở 
làng Gióng 
Thực hiện 
nhiệm vụ 
HS hoạt động cá nhân 
Báo cáo/ 
Thảo luận 
GV một vài học sinh trả lời 
Kết luận/ 
Nhận định 
GV nhận xét, chốt kiến thức (trên nền 
nhạc bài hát “Dòng máu Lạc Hồng”) 
Liên hệ: 0905948165, nếu cần cả bộ 
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: 
- Thie t ke infogapfic trì nh ba y đa c trưng the loa i truye n thuye t trong va n ba n 
“Tha nh Gio ng 
b. Nội dung: 
- GV hươ ng da n HS thie t ke 
c. Sản phẩm: 
- Sản phẩm thiết kế của học sinh 
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện 
Giao nhiệm 
vụ học tập 
- Gv yêu cầu HS lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ 
? Hãy thiết kế Infograpfic trình bày đặc trưng thể loại truyền thuyết 
trong văn bản “Thánh Gióng”? 
Thực hiện 
nhiệm vụ 
HS hoạt động nhóm, lên kế hoạch thực hiện 
GV hướng dẫn HS 
Báo cáo 
thảo luận 
HS nộp sản phẩm lại cho GV ở tiết học sau 
Kết luận 
nhận định 
GV xem ở nhà, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng khi tiếp cận văn bản 
thể loại 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: 
- Nha n ra truye n tho ng ye u nươ c, cho ng gia c ngoa i xa m cu a da n to c ta đươ c the 
hie n qua va n ba n cu ng the loa i truye n thuye t 
b. Nội dung: 
- GV hươ ng da n nha n xe t 
c. Sản phẩm: 
- Phần trình bày của học sinh 
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến 
Giao nhiệm 
vụ học tập 
- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
? Sau khi đọc truyện Thánh 
Gióng, em có suy nghĩ gì về 
truyền thống yêu nước, chống 
giặc ngoại xâm của nhân dân ta 
và trách nhiệm của bản thân 
trong việc phát huy truyền 
thống ấy? 
? Hãy kể ra một văn bản cùng 
thể loại, cùng ý nghĩa và chỉ ra 
biểu hiện của tinh thần yêu 
nước trong văn bản đó? 
- Dân tộc ta có truyền thống yêu 
nước mãnh liệt. Truyền thống ấy 
đã trở thành sức mạnh để dân tộc 
ta đánh đuổi hết bè lũ cướp nước 
trong lịch sử bốn ngàn năm dựng 
nước và giữ nước 
- Trách nhiệm của bản thân: Bồi 
đắp lòng yêu nước, tự hào truyền 
thống dân tộc, có ý thức trau dồi 
bản thân hăng sau học tập rèn 
luyện để mai sau phục vụ xây 
dựng phát triển đất nước. 
- Văn bản cùng thể loại: Truyện 
An Dương Vương – Mị Châu – 
Trọng Thủy 
+ Vua An Dương Vương xây 
thành chống Giặc 
+ Vua dùng vũ khí đánh đuổi 
Triệu Đà xâm lược 
Thực hiện 
nhiệm vụ 
HS suy nghĩ, trả lời cá nhân 
Báo cáo 
thảo luận 
GV mời một vài HS trình bày 
Kết luận 
nhận định 
GV chốt kiến thức 
Liên hệ: 0905948165, nếu cần cả bộ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_1_lang.pdf