Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 35: Chương trình địa phương - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Nhơn

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 35: Chương trình địa phương - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Nhơn

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

* Kiến thức:

- Sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương.

- HS biết thêm về một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử và kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình.

- Thấy được vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tích lịch, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

* Kỹ năng:

- Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

- Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về tích lịch(danh lam thắng cảnh) ở địa phương.

- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng.

- Trình bày lưu loát, bình tĩnh tự tin trước tập thể lớp.

* Thái độ:

- Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả đó.

HS thêm yêu quý, tự hào và có ý thức giũ gìn các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh ở địa phương.

2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

* Năng lực chung: Tự học, tự quản lí, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, thực hành ứng dụng. Tự nhận thức và tự hào về những danh lam thắng cảnh của Bình Định từ đó xác định lối sống có trách nhiệm, bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đât nước nói chung và của Bình Định nói riêng.

 * Năng lực chuyên biệt: Năng lực suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin .

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Tham khảo tài liệu, SGK, SGV, soạn kế hoạch bài dạy, bảng phụ.

 - Phương án tổ chức: Cá nhân, nhóm

 - Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp

2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Học bài cũ, làm bài tập trong SGK

 - Đọc, tìm hiểu theo câu hỏi hướng dẫn SGK, sưu tầm tranh

 - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

 

doc 6 trang tuelam477 3350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 35: Chương trình địa phương - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/05/2021
Chủ đề 35: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Tổng số tiết: 03; từ tiết 135 đến tiết 137)
Giới thiệu chủ đề: Ai trong chúng ta cũng nhận thức được rằng chữ viết cẩn thận, rõ ràng, đúng chính tả, đúng câu là kiến thức cơ bản nhất, yêu cầu mọi học sinh đều phải làm được và đạt được. Và ai cũng có nhu cầu muốn được tìm hiểu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương mình. Chủ đề hôm nay chúng ta tìm hiểu và rèn luyện một số rất ít lỗi chính tả nhỏ trong vô vàn từ mà ta dễ mắc phải trong khi viết và giúp ta tra đổi những hiểu biết cho nhau về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến thức: 
- Sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương.
- HS biết thêm về một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử và kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình.
- Thấy được vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tích lịch, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
* Kỹ năng: 
- Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về tích lịch(danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng.
- Trình bày lưu loát, bình tĩnh tự tin trước tập thể lớp.
* Thái độ: 
- Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả đó.
HS thêm yêu quý, tự hào và có ý thức giũ gìn các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh ở địa phương.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
* Năng lực chung: Tự học, tự quản lí, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, thực hành ứng dụng. Tự nhận thức và tự hào về những danh lam thắng cảnh của Bình Định từ đó xác định lối sống có trách nhiệm, bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đât nước nói chung và của Bình Định nói riêng.
 * Năng lực chuyên biệt: Năng lực suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin ...
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
	- Tham khảo tài liệu, SGK, SGV, soạn kế hoạch bài dạy, bảng phụ.
	- Phương án tổ chức: Cá nhân, nhóm
	- Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
	- Học bài cũ, làm bài tập trong SGK
	- Đọc, tìm hiểu theo câu hỏi hướng dẫn SGK, sưu tầm tranh 
	- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/khởi động. (Dự kiến thời lượng 5 phút)
Mục tiêu hoạt động: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.
Nội dung, phương thức tổ chức hđ học tập của HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Giáo viên cho đoạn văn ngắn, yêu cầu hs tìm các dấu câu. Từ đó đi vào bài.
HS có thể gọi tên các kiểu câu dưới sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (Dự kiến thời lượng 105 phút)
Nội dung 1: Chương trình địa phương tiếng Việt (60 phút)
Mục tiêu hoạt động:
Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động về truyện và kí đã học
Nội dung, phương thức tổ chức hđ học tập của HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
? Đọc phần 1/SGK 166
- Giáo viên đọc một vài phụ âm đầu để cho học sinh viết vào vở.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết và đọc đúng phụ âm tr/ch.
- Lưu ý: Học sinh hay mắc phải phụ âm đầu l/n khi đọc.
? Đọc phần 2 đối với các tỉnh Miền Trung
- Lưu ý phân biệt thanh hỏi, thanh ngã.
- Giáo viên kiểm tra lại
? Đọc phần 3 đối với các tỉnh Miền Nam
- Giáo viên đọc phụ âm đầu v/d
- GV cho HS phân biệt các âm, vần khó phân biệt do dùng từ địa phương
+ OA-0: 
+ OA – A: 
+ UÊ – Ê: 
+ UYÊ – IÊ: 
+ Ô – O: 
+ IÊ – Ê : 
+ T – C :
1. Đối với các tỉnh Miền Bắc:
- chú ý các phụ âm đầu:
Tr/ch; s/x; d/r/gi; l/n
2. Đối với các tỉnh Miền Trung, Miền Nam:
- Chú ý vần
+ ac/ at/ ang/ an
+ ươc/ ướt/ ương/ ươn
+ Thanh ?/ ~
- Riêng đối với các tỉnh Miền Nam
+ Chú ý phụ âm v/ d
3. Đối với địa phương: 
+ OA-0: 
+ OA – A: 
+ UÊ – Ê: 
+ UYÊ – IÊ: 
+ Ô – O: 
+ IÊ – Ê : 
+ T – C :
Nội dung 2: Chương trình Ngữ văn địa phương (45 phút) 
Nội dung, phương thức tổ chức hđ học tập của HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Cho HS chuẩn bị 
- Nhắc lại một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương ?
- Cho HS tự suy nghĩ sưu tầm một số văn bản giới thiệu về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh (dùng tham khảo để viết lời giới thiệu hoặc miêu tả vẻ đẹp đó) .
- Cho HS thảo luận theo tổ thống nhất ý chung.
Theo gợi ý:
Mỗi tổ chọn một danh lam thắng cảnh và tìm hiểu theo các gợi ý SGK/ T161
- Tên DLTC, ở đâu?
- Có từ bao giờ? Phát hiện khi nào? Nhân tạo hay tự nhiên?
- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của DLTC?
- ý nghĩa lịch sử?
- Giá trị kinh tế du lịch
* Yêu cầu:
- Viết thành bài thuyết minh, giới thiệu.
- Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, tư liệu liên quan.
2. Mỗi tổ chuẩn bị bài viết của mình về vấn đề môi trường và việc bảo vệ môi trường ở địa phương.)
I. Chuẩn bị:
Tìm hiểu việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
- GV hướng dẫn học sinh trong mỗi tổ trao đổi, thảo luận, chọn bài viết đặc sắc nhất bổ sung để chuẩn bị trình bày.
- HS có thể trình bày một trong 2 cách:
+ Trình bày giới thiệu bằng miệng, bằng tranh ảnh sưu tầm 
+ Trình bày sử dụng máy chiếu
- HS các tổ khác nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm
- Sau khi thảo luận xong, cho HS cử đại diện lên trình bày trước lớp. - đọc một số bài viết hay hoặc các nhận xét về cảnh quan về các danh lam thắng cảnh của địa phương.
(Yêu cầu thật tự tin, nói vừa đủ nghe, giọng truyền cảm).
- Cho HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét chung.
II. Hoạt động trên lớp:
- Trình bày bài văn thuyết minh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, về vấn đề môi trường có tranh ảnh, thơ ca.
Hoạt động 3: Luyện tập (Dự kiến thời lượng 15 phút)
Mục tiêu hoạt động: - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- GV treo bảng phụ các bài tập phần Luyện tập SGK
* Tích hợp lĩ năng sống:
Cho HS động não, suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng từ 
Bài tập 1:
- GV cho HS phân biệt các âm vần sau
+ OA-0: tỏa sáng, toát lên , chiếm đoạt, hàng loạt chứng tỏ, lọt vào
+ OA – A: loanh quanh, kinh tế quốc doanh, ngao du (ngoan du) 
+ UÊ – Ê: làm thuê (làm thê)
+ UYÊ – IÊ: lưu luyến (lưu liếng)
+ Ô – O: sum họp (sum hộp), mong manh (mông manh), ốm yếu (óm yếu)
+ IÊ – Ê : Kiêu sa (kêu sa), đều đặn (điều đặn), đũa bếp (đũa biếp).
T – C : Ray rứt (ray rức), tách biệt (tách biệc), khép chặt (khép chặc), mặt hồ (mặc hồ), trong vắt (trong vắc)
BT2: Điền phụ âm đầu vào chỗ chống
BT3: Lựa chọn từ điền vào chỗ chống
® Giáo viên nhận xét 
BT4: Chọn phụ âm đầu thích hợp điền vào chỗ chống
® Giáo viên nhận xét 
BT5 Điền từ thích hợp vào chỗ chống
® Giáo viên nhận xét 
BT6 Viết dấu cho phù hợp
®Giáo viên nhận xét 
- GV đọc cho HS chính tả bài viết về môi trường 
HS động não, suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng từ 
- Học sinh lên bảng làm Bài bập 1
+ OA-0: tỏa sáng, toát lên, chiếm đoạt, hàng loạt chứng tỏ, lọt vào.
+ OA – A: loanh quanh, kinh tế quốc doanh, ngao du (ngoan du) 
+ UÊ – Ê: làm thuê (làm thê)
+ UYÊ – IÊ: lưu luyến (lưu liếng)
+ Ô – O: sum họp (sum hộp), mong manh (mông manh), ốm yếu (óm yếu)
+ IÊ – Ê : Kiêu sa (kêu sa), đều đặn (điều đặn), đũa bếp (đũa biếp).
T – C: Ray rứt (ray rức), tách biệt (tách biệc), khép chặt (khép chặc), mặt hồ (mặc hồ), trong vắt (trong vắc)
- Học sinh lên bảng làm Bài bập 2
- Học sinh lên bảng làm Bài bập 3
- Học sinh lên bảng làm Bài bập 4
- HS chính tả bài viết về môi trường
Nội dung, phương thức tổ chức hđ học tập của HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Luyện tập:
 HS tự làm các BT trong SGK
 Luyện tập
HS tự làm các BT trong SGK
Hoạt động 4: Vận dụng (Dự kiến thời lượng 10 phút)
 Mục tiêu hoạt động
phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
Nội dung, phương thức tổ chức hđ học tập của HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
GV sử dụng bảng phụ viết sẵn 1 số câu còn khuyết các phụ âm n/l, s/x và gọi ngẫu nhiên 2 HS lên bảng hoàn thành.
- Cả lớp nhận xét. GV chuẩn kiến thức:
1. Chị lặt rau rồi luộc em luộc rau lặt rồi
2. Con lươn nó luồn qua luờn
3. Lúa nếp là lúa nếp non
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
- GV tổ chức trò chơi “Đọc nhanh, đọc đúng” với các câu trên vừa hoàn thành.
* Gv tổ chức trò chơi: Hướng dẫn viên du lịch tài ba
- Yêu cầu HS thực hiện phương pháp đóng vai: Hãy là 1 hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về 1 dam lam thắng cảnh e cảm thấy tâm đắc nhất và muốn giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế.
GV sử dụng bảng phụ viết sẵn 1 số câu còn khuyết các phụ âm n/l, s/x và gọi ngẫu nhiên 2 HS lên bảng hoàn thành.
- Cả lớp nhận xét. GV chuẩn kiến thức:
1. Chị lặt rau rồi luộc em luộc rau lặt rồi
2. Con lươn nó luồn qua luờn
3. Lúa nếp là lúa nếp non
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
- GV tổ chức trò chơi “Đọc nhanh, đọc đúng” với các câu trên vừa hoàn thành.
* Đóng vai 1 hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về 1 dam lam thắng cảnh e cảm thấy tâm đắc nhất và muốn giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế.
IV. Câu hỏi/Bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung 1
Lỗi chính tả 
Biết từ toàn dân tương ứng
Vận dụng trong viết, nói 
Viết đoạn văn có sử dụng từ địa phương và từ toàn dân tương ứng. 
Nội dung 2
Danh lam thắng cảnh
Vị trí địa lí, đặc điểm của danh lam thắng cảnh. 
Tìm các câu ca dao, tục ngữ, tranh ảnh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử 
Viết đoạn văn giới thiệu về lam thắng cảnh, di tích lịch sử 
2. Câu hỏi/Bài tập 
Mức độ
Nội dung câu hỏi/ bài tập
1. Mức độ 
nhận biết:
 Nhận từ dung sai, lam thắng cảnh, di tích lịch sử 
2. Mức độ 
thông hiểu:
Tìm từ toàn dân tương ứng; nêu đặc điểm, vị trí địa lí của lam thắng cảnh, di tích lịch sử
3. Mức độ 
vận dụng thấp:
Sửả lỗi chính tả trong câu văn, đoạn văn; Tìm các câu ca dao, tục ngữ, tranh ảnh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử 
3. Mức độ 
vận dụng cao:
Viết đoạn văn có sử dụng từ địa phương và từ toàn dân tương ứng giới thiệu về lam thắng cảnh, di tích lịch sử. 
V. Phụ lục
Ghềnh Ráng – Tiên Sa
Đây là một trong những bãi tắm đẹp của biển Quy Nhơn và trong tâm thức dân gian, cảnh đẹp huyền ảo bao giờ cũng là nơi có bóng dáng của thần tiên. Ghềnh Ráng cách Trung tâm thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định khoảng 3km về phía Đông nam.Đến nơi đây du khách sẽ có được cảm giác tuyệt vời khi giẫm bàn chân trần lên những viên đá tròn, nhẵn như trứng chim khổng lồ, nằm xếp lên nhau trên bãi biển. Hai bên ghềnh đá nhô cao như những chàng vệ sĩ hứng tấm lưng trần chắn những đợt sóng lớn liên tục xô vào bờ, tung lên cao những đám bọt trắng xóa như pháo thăng thiên.
Tháp Đôi
Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, đây là một điểm du lịch Bình Định với công trình có kiến trúc ấn tượng, đặc sắc, độc đáo gồm 2 tháp nằm cạnh nhau theo trục Bắc – Nam. Tháp Đôi một điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch thập phương đổ về để tìm hiểu về một thời văn minh của vương quốc Champa xa xưa. Với vị trí tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tháp Đôi được xếp vào một trong những tháp có kiến trúc “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Champa.
Tháp Dương Long
Đây là một trong những di tích tháp Chăm cổ còn sót lại ở Bình Định. Nơi này gồm có 3 tòa tháp được xây dựng cạnh nhau tạo thành một khối kiến trúc mang nhiều tầng ý nghĩa. Cũng giống như các tháp Chăm khác, 3 ngọn tháp này cũng sở hữu những nét tinh xảo trong nghệ thuật điêu khắc, tạo hình của người Chăm. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó đã mang một chút gì đó theo hơi hướng của người Kh’mer.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chu_de_35_chuong_trinh_dia_phuong_nam.doc