Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Hồ Thanh Tâm

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Hồ Thanh Tâm

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức.

 - Tính cách sôi nổi nhưng cũng bồng bột và kiêu ngạo của Dế Mèn đó đem đến kết cục cái chết cho Dế Choắt.

 - Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên.

 2. Kỹ năng.

 - Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

 - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.

 3. Thái độ.

 - Giáo dục lòng yêu thương, biết chia sẽ với mọi người.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Câu hỏi gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.

- KTDH: Động não.

III. CHUẨN BỊ

 1. GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với HS.

 2. HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

 - Bài tập viết ngắn cho về nhà.

2. Bài mới

 * Đặt vấn đề: Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đoạn trích học hôm nay được trích từ chương I của tác phẩm. Để biết được nhân vật chính của tác phẩm là Dế Mèn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.

 

doc 98 trang tuelam477 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Hồ Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73	Ngày soạn: 06/01/2020
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức.
	- Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
	- Dế Mèn một hình ảnh đẹp của tuổi thơ sôi nổi nhưng tính tính bồng bột và kiêu ngạo.
	2. Kỹ năng.
	- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
	- Kể được truyện.
	3. Thái độ.
	- Giáo dục học sinh biết yêu quý đồng loại của mình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Câu hỏi gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
- KTDH: Động não.
III. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với HS.
 	2. HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị sách Ngữ Văn 6 - Tập 2 và bài soạn của học sinh.
2. Bài mới
	* Đặt vấn đề: Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đoạn trích học hôm nay được trích từ chương I của tác phẩm. Để biết được nhân vật chính của tác phẩm là Dế Mèn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên".
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung
Yêu cầu Hs đọc phần chú thích.
1. Tác giả, tác phẩm
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Nhà văn Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920.
- Bài học đường đời đầu tiên ``trích từ chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
Giáo viên hướng dẫn, đọc mẫu, tổ chức cho học sinh đọc một lượt.
2. Đọc, chú thích
Kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh. Giáo viên đặc biệt nhấn mạnh chú thích * (Trang 8).
GV Truyện được kể bằng lời nhân vật nào? Cách lựa chọn vai kể có tác dụng gì? Học sinh nêu.
- Lời nhân vật: Dế Mèn.
- Tạo sự thân mật, gần gũi, dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ.
GV Văn bản chia thành mấy đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn?
3. Bố cục: 2 đoạn:
 + Từ đầu đến "... thiên hạ rồi": Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
 + Phần còn lại: Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh nhân vật Dế Mèn:
GV: Hãy đọc kỹ đoạn văn 1 và nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình, điệu bộ động tác của Dế Mèn?
a. Ngoại hình:
- Đôi càng mẫn bóng, những cái vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng mảng rất bướng, vài cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy.
b. Điệu bộ động tác:
GV: Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ miêu tả của tác giả?
- Co cẳng lên, đạp phanh phách vào ngọn cỏ, lúc đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mờ, hai cái răng đen nhánh lúc này cũng nhai ngoàm ngoạp, chốc chốc lại trịnh trọng khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
GV: Thay thế các từ ấy bằng từ đồng nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
-> Dùng nhiều từ ngữ miêu tả gợi cảm, gợi hình.
GV: Qua cách miêu tả đó, em thấy Dế Mèn hiện ra với vẻ đẹp như thế nào?
=> Đẹp cường tráng, trẻ trung chứa đầy sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ.
c. Tính cách:
GV: Tìm những chi tiết miêu tả tính tình của Dế Mèn? Theo em, điểm nào là điểm tốt, điểm nào chưa hoàn thiện?
- Thích sống độc lập, biết lo xa.
- Kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi -> Nét chưa hoàn thiện.
3. Củng cố:
	- Có nhận xét gì về nghệ thuật quan sát và miêu tả của tác giả qua đoạn văn?
	- ấn tượng chung của em về nhân vật Dế Mèn?
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
	- Nắm bài, viết ngắn: phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn.
	- Đọc và soạn tiếp đoạn 2.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 74	Ngày soạn: 06/01/2020
 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN(Tiếp theo)
 (Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài) 
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức.
	- Tính cách sôi nổi nhưng cũng bồng bột và kiêu ngạo của Dế Mèn đó đem đến kết cục cái chết cho Dế Choắt.
	- Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên.
	2. Kỹ năng.
	- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
	- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
	3. Thái độ.
	- Giáo dục lòng yêu thương, biết chia sẽ với mọi người.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Câu hỏi gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
- KTDH: Động não.
III. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với HS.
 	2. HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
	- Bài tập viết ngắn cho về nhà.
2. Bài mới
	* Đặt vấn đề: Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đoạn trích học hôm nay được trích từ chương I của tác phẩm. Để biết được nhân vật chính của tác phẩm là Dế Mèn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.
Hoạt động 2: (Tiếp theo) Tìm hiểu chi tiết văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
2. Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Gọi học sinh đọc đoạn 2.
a. Thái độ Dế Mèn đối với Dế Choắt.
GV: Giữa Mèn và Choắt có mối quan hệ như thế nào?
- Đặt tên cho bạn: Dế Choắt.
-> Mỉa mai, chế giễu.
- Gọi Dế Choắt: "Chú mày".
GV: Qua cách nói năng, điệu bộ của Mèn, em có nhận xét gì về thái độ của Mèn đối với Choắt?
-> Trịch thượng, ta đây.
- Khi Dế Choắt xin thông ngách
-> Từ chối thẳng thừng, xì một hơi rõ dài, mắng mỏ, che Dế Choắt hôi như Cú Mèo...
=> Kiêu căng, ích kỷ.
b. Dế Mèn trêu chị Cốc.
GV: Hãy lược thuật lại diễn biến sự việc Mèn tìm cách trêu chị Cốc?
- Rủ Dế Choắt cùng đùa trêu chị Cốc. Khi Dế Choắt can ngăn, Mèn mắng mỏ bạn rồi dương dương tự đắc: "Sợ gì... mày bảo tao còn biết sợ ai?".
- Trêu được chị Cốc, Mèn chui tọt vào hang, yên chí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình.
Hoạt động nhóm: Hãy phân tích diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn trong sự việc này?
- Nghe chị Cốc hạnh hỏi, mổ Dế Choắt, Mèn nằm im thin thít, khiếp đảm.
- Chờ chị Cốc bay đi Mèn mới dám mon men bò lên hỏi han Dế Choắt.
Nghịch ranh -> huênh hoang, láu cá -> hèn nhát -> thức tỉnh -> ân hận.
=> Mèn huênh hoang, nghịch ranh nhưng lại nhát gan sợ chết.
GV: Hậu quả trò nghịch ranh của Mèn?
- Hậu quả: Choắt chết thảm thương.
Câu hỏi thảo luận: Tại sao Mèn bị bất ngờ trước lời trăng trối của Choắt?
Định hướng:
- Mèn nhận ra sự kém cỏi trong tính cách của mình và vẻ đẹp trong nhân cách của Choắt.
GV:Mèn đã rút ra được bài học gì? Cái giá của bài học ấy?
- Thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân.
Hoạt động 3: Tổng kết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
III. Tổng kết
GV: Qua sự ân hận của Mèn, tác giả muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?
Giáo viên dẫn dắt học sinh rút ra mặt giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện trước khi đọc ghi nhớ (Sgk).
* Ghi nhớ: (Sgk).
3. Củng cố:
- Tổ chức cho học sinh đọc phân vai đoạn 2.
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
	- Nắm bài, học thuộc lòng phần ghi nhớ.
	- Đọc phần đọc thêm, làm bài tập số 1.
	- Soạn bài: "Sông nước Cà Mau".
	- Tìm hiểu trước bài "Phó từ".
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 75	Ngày soạn: 12/01/2020
 PHÓ TỪ
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức.
	- Khái niệm phó từ:
	+ Ý nghĩa khái quát của phó từ
	+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ).
	- Các loại phó từ.
	2. Kỹ năng.
	- Nhận biết phó từ trong văn bản.
	- Phân biệt các loại phó từ.
	- Sử dụng phó từ để đặt câu.
	3. Thái độ.
	- Yêu môn Văn, có thái độ học tập đúng đắn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Câu hỏi gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
- KTDH: Động não.
III. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với HS.
 	2. HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
	* Đặt vấn đề: Giáo viên hỏi: ? ở học kỳ 1, các em đã học từ loại nào? Sau đó, đưa một ví dụ để Hs xác định cụm từ:
	Em / đang học bài (Cụm động từ).
	Những cánh hoa / thật mỏng manh (Cụm tính từ).
Các từ đang, thật có gọi tên được sự vật, hoạt động, tính chất như động từ, tính từ, danh từ không? Nó là từ loại gì? Các em sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động 1: Phó từ là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
I. Phó từ là gì?
Gọi Hs đọc và thực hiện bài tập 1.
1. Ví dụ: (Sgk).
2. Nhận xét:
a. "đã": bổ nghĩa cho động từ "đi".
GV: Hãy chỉ ra những từ được các từ in đậm bổ sung ý nghĩa?
- "cũng": bổ nghĩa cho động từ "ra".
- "thật": bổ nghĩa cho tính từ "lỗi".
b. "rất": bổ nghĩa cho TT "ưa nhìn".
- "rất": bổ nghĩa cho TT "to".
- "rất": bổ nghĩa cho TT "bướng".
GV: Qua tìm hiểu, em hiểu phó từ là gì?
=> Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ -> ta gọi đó là phó từ.
3. Ghi nhớ: (Sgk).
Hoạt động 2: Các loại phó từ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
II. Các loại phó từ
Gọi Hs đọc mục 2 (Sgk).
1. Ví dụ: (Sgk).
Hoạt động nhóm:
GV: Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong các ví dụ trên? Điền các phó từ đã tìm được ở phần I, II vào bảng phân loại.
2. Nhận xét:
Bảng phân loại
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
- Chỉ quan hệ thời gian
Đã, đang, sẽ
- Chỉ mức độ
Thật, rất
Lắm
- Chỉ sự tiếp diễn tương tự
 Cũng, vẫn
- Chỉ sự phủ định
Không, chưa
- Chỉ sự cầu khiến
Đừng
- Chỉ kết quả và hướng
Vào, ra
- Chỉ khả năng
Được
Gọi Hs đọc mục ghi nhớ.
3. Ghi nhớ: (Sgk).
Gv: Dẫn dắt Hs chốt lại nội dung ghi nhớ.
- Phó từ gồm hai loại lớn:
GV: Phó từ gồm mấy loại lớn? Đó là những loại nào?
+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ.
+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ.
Hoạt động 3: Bài tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
III. Bài tập
Học sinh làm bài tập tại lớp.
* Bài tập 1:
Hoạt động nhóm:
a. Đã (câu 1): chỉ quan hệ thời gian.
Bài tập 1: Phân nhóm:
Nhóm 1, 2, 3: Làm phần a.
- Không còn (câu 3): phủ định, chỉ sự tiếp diễn tương tự.
Nhóm 4: Làm phần b.
- Đã (Câu 4): Chỉ quan hệ thời gian.
GV: Tìm phó từ trong những câu sau đây (a, b) và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
- Đều (Câu 5): Sự tiếp diễn tương tự.
- Đương, sắp: chỉ quan hệ thời gian.
- Lại: chỉ sự tiếp diễn tương tự.
- Ra: chỉ kết quả và hướng.
- Đã: chỉ quan hệ thời gian.
- Cũng: chỉ sự tiếp diễn tương tự.
- Sắp: chỉ quan hệ thời gian.
b. Đã: chỉ quan hệ thời gian.
- Được: chỉ kết quả.
Học sinh viết đoạn trích.
* Bài tập 2:
Chính tả (nghe viết) (Sgk)
* Bài tập 3:
3. Củng cố:
	- Giáo viên chốt lại nội dung cần ghi nhớ: Phó từ là gì? Phó từ gồm có mấy loại lớn? Đó là những loại nào?
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
	- Nắm bài.
	- Làm hết bài tập còn lại.
	- Trả lời câu hỏi chuẩn bị bài: "Tìm hiểu chung về văn miêu tả".
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 76	Ngày soạn: 12/01/2020
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức.
	- Mục đích của miêu tả.
	- Cách thức miêu tả.
	2. Kỹ năng.
	- Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.
	- Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn, bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả.
	3. Thái độ.
 	- Giáo dục học sinh biết yêu thương thiên nhiên, con người.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Câu hỏi gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
- KTDH: Động não.
III. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với HS.
 	2. HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị sách Ngữ Văn 7 - Tập 2 và bài soạn của học sinh.
2. Bài mới
	* Đặt vấn đề: ở tiểu học, các em đã học văn miêu tả, ở học kỳ I đã học văn kể chuyện. Hôm nay, các em tiếp tục tìm hiểu về văn miêu tả. 
Hoạt động 1: Thế nào là văn miêu tả?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
I. Thế nào là văn miêu tả?
Gọi học sinh lần lượt đọc 3 tình huống ở Sgk.
GV: Tình huống nào cần dùng văn miêu tả? Vì sao?
- Cả 3 tình huống đều cần dùng văn bản miêu tả vì có miêu tả hình dáng, đặc điểm của sự vật, người thì mới giúp người giao tiếp với mình nắm bắt, hình dung được đối tượng mà họ cần tìm hiểu.
GV: Trong văn bản :"Bài học đường đời đầu tiên" có 2 đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt. Hãy chỉ ra hai đoạn văn đó?
- Đoạn tả Dế Mèn: "... Bởi tôi ăn uống... vuốt râu".
- Đoạn tả Dế Choắt: "... Cái anh chàng Dế Choắt... như hang tôi".
GV: Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung đặc điểm nổi bật của hai chú Dế?
+ ở Dế Mèn: Những chi tiết miêu tả: càng, chân, kheo, vuốt, đầu, cánh, răng, râu,...
Học sinh nêu chi tiết.
GV: Qua cách miêu tả đó em thấy Dế Choắt là chú Dế như thế nào so với chú Dế Mèn?
+ ở Dế Choắt: Những chi tiết miêu tả dáng người gầy gò, những hình ảnh so sánh: ... như gã nghiện thuốc phiện, như mặc áo ghi lê, những động từ, tính từ đặc tả vẻ gầy gò, yếu đuối, xấu xí của chú Dế yểu tướng.
* Ghi nhớ: (Sgk)
GV: Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào là văn miêu tả?
Hoạt động 2: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
II. Luyện tập
Hoạt động nhóm: 
Nhóm 1: Tìm hiểu đoạn 1.
- Đoạn 1: Tái hiện lại hình ảnh chú Dế Mèn vào độ tuổi thanh niên cường tráng, đặc điểm nổi bật: khoẻ, đẹp.
Nhóm 2: Tìm hiểu đoạn 2.
- Đoạn 2: Tái hiện hình ảnh chú Bé liên lạc (Lượm). Đặc điểm nổi bật: nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời.
Nhóm 3, 4: Tìm hiểu đoạn 3.
Các nhóm thảo luận -> Cử đại diện lên trình bày kết quả.
- Đoạn 3: Miêu tả lại một vùng bãi ven ao hồ ngập nước sau mưa. Đặc điểm nổi bật: một thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo.
3. Củng cố:
	- Thế nào là văn miêu tả? Cần chú ý rèn những năng lực gì để làm văn miêu tả đạt hiệu quả?
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
	- Nắm bài.
	- Làm bài tập 2 (Trang 17).
	- Đọc, chuẩn bị trả lời câu hỏi chuẩn bị bài: "Sông nước Cà Mau".
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 77	Ngày soạn: 18/01/2020
 SÔNG NƯỚC CÀ MAU
 (Đoàn Giỏi)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức.
	- Sơ giản về tác giả, tác phẩm Đất rừng Phương Nam.
	- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống của con người vùng đất Phương Nam.
	- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
	2. Kỹ năng.
	- Nắm băt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp với thuyết minh.
	- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung của văn bản.
	- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
	3. Thái độ.
	- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của con người miền đất Mũi.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Cõu hỏi gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
- KTDH: Động não.
III. CHUẨN BỊ
 	1. GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với HS.
 	2. HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
	- Kể tóm tắt câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn?
	- Qua câu chuyện, em rút ra cho mình bài học gì?
2. Bài mới
	* Đặt vấn đề: Đất rừng phương Nam là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học thiếu nhi nước ta. Từ khi ra mắt bạn đọc (1957), nó đã có sức hấp dẫn với nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi, cho đến ngày nay, tác phẩm được dựng thành phim: “Đất phương Nam”.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung
Yêu cầu Hs đọc phần chú thích.
1. Tác giả
Nêu một vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Đoàn Giỏi (1925 - 1989), quê ở tỉnh Tiền Giang.
- Viết văn từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.
Gv hướng dẫn đọc, tổ chức cho Hs đọc.
2. Đọc, chú thích
5 chú thích ở Sgk, chú thích (*), giới thiệu về tác giả và tác phẩm).
GV: Bài văn miêu tả cái gì? Theo trình tự nào? (Tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc).
- Đi từ ấn tượng chung về thiên nhiên Cà Mau
-> Miêu tả cụ thể kênh rạch, sông ngòi.
3. Bố cục: 3 đoạn:
GV: Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục văn bản? Người kể chuyện là ai? (Tác giả nhập vai người kể chuyện - xưng tôi).
1. ấn tượng chung về thiên nhiên Cà Mau.
2. Kênh rạch Cà Mau, tập trung miêu tả sông Năm Căn.
3. Cảnh chợ Năm Căn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
II. Tìm hiểu văn bản
1. Ấn tượng ban đầu về cảnh quan thiên nhiên.
GV: ấn tượng ban đầu về thiên nhiên Cà Mau được tác giả tả như thế nào?
- Chỉ tả khái quát thông qua thính giác và thị giác.
- Đó là một vùng rộng lớn, mênh mông, chi chít những sông ngồi, kênh rạch. Tất cả đều bao trùm trong màu xanh đơn điệu.
GV: Để thể hiện nội dung này, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Dẫn chứng?
- Kết hợp tả xen với kể. Sử dụng phép liệt kê, điệp từ, đặc biệt dùng nhiều tính từ chỉ màu sắc và trạng thái, cảm giác.
3. Củng cố:
- Học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ.
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
- Làm bài tập 2 (Luyện tập) ở Sgk. 
- Đọc bài đọc thêm. Soạn "Sông nước Cà Mau"(Tiết 2)
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 78	Ngày soạn: 18/01/2020
 SÔNG NƯỚC CÀ MAU(Tiếp theo)
 (Đoàn Giỏi) 
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức.
	- Sơ giản về tác giả, tác phẩm Đất rừng Phương Nam.
 	- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống của con người vùng đất Phương Nam.
	- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
	2. Kỹ năng.
	- Nắm băt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp với thuyết minh.
	- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung của văn bản.
	- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
	3. Thái độ.
	- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của con người miền đất Mũi.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Câu hỏi gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
- KTDH: Động não.
III. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với HS.
 	2. HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo cõu hỏi ở sgk.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
	- Kể tóm tắt câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn?
	- Qua câu chuyện, em rút ra cho mình bài học gì?
2. Bài mới
	* Đặt vấn đề: Đất rừng phương Nam là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học thiếu nhi nước ta. Từ khi ra mắt bạn đọc (1957), nó đã có sức hấp dẫn với nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi, cho đến ngày nay, tác phẩm được dựng thành phim: “Đất phương Nam”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản (tiếp theo)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Mở đầu đoạn này tác giả tả cái gì?
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
2. Kênh rạch Cà Mau và dòng sông Năm Căn.
GV: Qua cách đặt tên, em có nhận xét gì về các địa danh ấy? (gợi đặc điểm gì về thiên nhiên Cà Mau).
- Tả chung về cảnh tượng các kênh, rạch, thuyết minh, giải thích về một số địa danh. 
GV: Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và Rừng Đước?
- Thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú, con người gần gũi với thiên nhiên, giản dị, chất phác.
- Sông rộng lớn hơn ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển như thác, cá nước bơi hàng đàn... Rừng dựng cao ngất... -> rộng lớn, hùng vĩ.
GV: Trong câu "Thuyền chúng tôi... về Năm Căn" có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền. Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy thì có ảnh hưởng gì đến nội dung không? ? Qua đó, em có nhận xét gì về các dùng từ của tác giả?
- Thoát ra, đổ ra, xuôi về... -> Không thể thay đổi trình tự vì sẽ ảnh hưởng đến nội dung.
- Dùng nhiều động từ được sắp xếp theo trình tự, diễn tả được trạng thái con thuyền trong mỗi khung cảnh.
- Miêu tả với 3 mức độ sắc thái:
+ Xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ.
GV: Tìm những từ ngữ miêu tả màu sắc của Rừng Đước? Nhận xét cách miêu tả của tác giả?
- Các sắc thái ấy cùng chỉ màu xanh nhưng ở 3 mức độ khác nhau: non -> già, chồng chất, trùng điệp, gây ấn tượng mạnh mẽ.
3. Cảnh chợ Năm Căn.
GV: Đoạn 3 cho ta biết gì về chợ Năm Căn?
- Rộng lớn, tấp nập, đông vui, hàng hoá phong phú.
GV: Tìm những chi tiết thể hiện sự độc đáo của chợ Năm Căn?
- Họp ngay trên mặt nước với những nhà bè, có thể dùng thuyền len lỏi khắp mọi nơi, có thể mua đủ các mặt hàng từ thượng vàng đến hạ cám.. đa dạng màu sắc, trang phục, tiếng nói.
GV: Nhận xét nghệ thuật miêu tả của tác giả? 
- Tả vừa cụ thể, chú ý cả hình khối, màu sắc, âm thanh.
Hoạt động 3: Tổng kết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
III. Tổng kết
GV: Qua bài văn, em có nhận xét gì về vùng Cà Mau, cực nam của Tổ quốc?
- Cảnh thiên nhiên Cà Mau rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ... Chợ Năm Căn độc đáo, tấp nập, trù phú.
GV:Nghệ thuật miêu tả có gì đáng chú ý?
- Miêu tả vừa bao quát vừa cụ thể, sinh động thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú.
3. Củng cố:
- Học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ.
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
- Làm bài tập 2 (Luyện tập) ở Sgk. 
- Đọc bài đọc thêm. Soạn "Bức tranh của em gái tôi".
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 79	Ngày soạn: 25/01/2020
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT 
TRONG VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức.
	- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
	- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
	2. Kỹ năng.
	- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
	3. Thái độ.
	- Giúp học sinh biết vạn dụng so sánh, tưởng tượng, nhận xét khi làm bài văn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Câu hỏi gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
- KTDH: Động não.
III. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với HS.
 	2. HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
	- Thế nào là văn miêu tả?
	- Trình bày bài tập cho về nhà.
2. Bài mới
 	* Giới thiệu bài: Để viết được một bài văn miêu tả hay, để làm nổi bật đặc điểm của sự vật, người viết cần phải có những năng lực: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Giáo viên nêu mối quan hệ giữa văn miêu tả với năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
Giải thích các khái niệm quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét....	
Hoạt động 1: 
Vai trò, tác dụng của quan sát, so sánh, tưởng tượng và nhận xét 
trong văn miêu tả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
I. Vai trò, tác dụng của quan sát, so sánh, tưởng tượng và nhận xét trong văn miêu tả.
Giáo viên đọc 1 lượt 3 đoạn văn, gọi 3 học sinh đọc lại 1 lần.
* Tìm hiểu 3 đoạn văn (Sgk-Tr. 25, 26)
Giáo viên giới thiệu: Đây là 3 đoạn văn miêu tả. Các em hãy tìm hiểu theo câu hỏi ở phiếu học tập.
+ Đoạn 1: Tả Dế Choắt gầy ốm, đáng thương.
Hoạt động nhóm:
(Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài tập).
GV:Mỗi đoạn tả cái gì?
+ Đoạn 2: Vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của sông nước Cà Mau.
+ Đoạn 3: Hình ảnh đầy sức sống của cây gạo của Mùa xuân.
GV: Đặc điểm nổi bật của từng đối tượng miêu tả là gì? Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện các đặc điểm trên? ( Học sinh nêu).
GV: Chỉ ra các câu văn có chứa các tập hợp từ so sánh, liên tưởng, tưởng tượng?
- Đoạn 1: " như gã nghiện thuốc phiện" như người cởi trần mặc áo ghi lê.
- Đoạn 2: " như mạng nhện" như thác" như người bơi ếch" như hai dãy Trường Thành bất tận.
- Đoạn 3: " như tháp đền khổng lồ" như ngọn lửa" như nến xanh.
GV: Em có nhận xét gì về các từ ngữ, hình ảnh các so sánh, liên tưởng và tưởng tượng mà tác giả sử dụng trong 3 đoạn văn trên?
- Từ ngữ, hình ảnh chọn lọc gợi cảm.
- Liên tưởng, tưởng tượng, so sánh sát hợp, độc đáo gây ấn tượng mạnh mẽ, thú vị cho người đọc trước sự vật phong cảnh được miêu tả.
GV: Để viết được đoạn văn, bài văn miêu tả như trên, người viết cần rèn luyện năng lực gì?
=> Để viết được đoạn văn, bài văn miêu tả đúng và hay cần quan sát kỹ, rèn luyện năng lực liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
Bài tập nhóm:
GV: Hãy so sánh đoạn văn của Đoàn Giỏi ở mục 3 (Tr. 28) với đoạn 2 (Phần 2 -Tr. 27).
GV: Chỉ ra phần bị lược bỏ?
- Định hướng:
- Phần bị lược bỏ là những động từ, tính từ gợi tả -> những so sánh liên tưởng độc đáo, thú vị.
GV: Phần bị lược bỏ đã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào?
=> Làm cho sự vật miêu tả thiếu sinh động, gợi cảm - cảnh trở nên chung chung, mờ nhạt.
* Ghi nhớ: (Sgk)
Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
II. Luyện tập 
Học sinh hoạt động độc lập.
Yêu cầu Hs đọc đoạn văn của Ngô Quân Miện và thực hành theo yêu cầu?
* Bài tập 1: Định hướng:
- Miêu tả cảnh Hồ Gươm, tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc - Đó là những đặc điểm mà các hồ khác không có được.
- Lần lượt điền vào như sau: gương bầu dục, cong cong, lấp ló, cổ kính, xanh um 
GV: Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc nào tả Dế Mèn có thân hình cường tráng nhưng kiêu căng, hợm hĩnh?
* Bài tập 2:
Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc tả Dế Mèn có thân hình cường tráng nhưng kiêu căng, hợm hĩnh.
+ Rung rinh, bóng mỡ.
+ Đầu to, nổi từng mảng.
+ Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp như liềm máy.
+ Trịnh trọng, khoan thai, vuốt râu và lấy làm hãnh diện.
+ Râu dài, rất hùng dũng.
GV: Hãy quan sát và ghi chép những đặc điểm nổi bật của căn phòng hay ngôi nhà em ở?
* Bài tập 3: Quan sát và ghi chép những đặc điểm nổi bật của căn nhà em ở.
Có thể chọn: Hướng nhà, nền, mái, tường, trang trí.
? Em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây với những gì?
* Bài tập 4: Tả quang cảnh buổi sáng trên quê em.
- Chọn lựa hình ảnh so sánh, liên tưởng:
+ Mặt trời như quả cầu lửa.
+ Bầu trời sáng như gương - nửa quả cầu.
+ Hàng cây, bức tường thành cao vút xanh.
+ Những ngôi nhà - bao diêm - trạm gác.
+ Núi đồi - búp úp - cua kềnh.
3. Củng cố:
- Để biết được bài văn miêu tả hay người viết cần có những năng lực nào?
- Vai trò, tác dụng của những năng lực ấy?
- Tập quan sát một dòng sông, viết một 1 đoạn văn ngắn miêu tả lại dòng sông đó.
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
- Nắm bài.	
- Đọc bài “Bức tranh của em gái tôi”.
- Lập dàn ý miêu tả lại nhân vật Kiều Phương và nhân vật người anh trai của Kiều Phương.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 80	Ngày soạn: 30/01/2020
 BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
 (Tạ Duy Anh)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức.
	- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
	- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhõn vật và nghệ thuật kể chuyện.
	2. Kỹ năng.
	- Đọc diễn cảm, giọng to phù hợp với tâm lý nhõn vật.
	- Đọc hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lý nhõn vật.
	- Kể túm tắt cõu chuyện trong một đoạn văn ngắn.
	3. Thái độ.
	- Giáo dục cho học sinh có lòng thương yêu.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Câu hỏi gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
- KTDH: Động não.
III. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với HS.
 	2. HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
	- Bài “Sông nước Cà Mau” miêu tả theo trình tự nào? Nhận xét về nghệ thuật quan sát và miêu tả của tác giả?
	- Bài văn giúp em hiểu gì về thiên nhiên Cà Mau?
2. Bài mới
* Đặt vấn đề: Đã bao giờ em ân hận, ăn năn vì thái độ cư xử của mình với người thân trong gia đình chưa? Đã bao giờ em thấy mình tồi tệ, xấu xa, không xứng đáng với an

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_20.doc